Hôm nay,  

Bài Học Từ Traffic Ticket Đầu Tiên

30/03/200400:00:00(Xem: 134247)
Người viết: THUỲ LINH
Bài số: 505-1042-vb6260304

Tác giả Thuỳ Linh, cư ngụ tại Garden Grove, Nam California, cho biết cô đang là một công nhân hãng điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô.
*

Trước cửa phòng lớp dạy học đàn cho trẻ con mùa hè. Đám phụ huynh đang ngồi kháo chuyện với nhau về đủ thứ chuyện trên đời. Thấy tôi đang ngồi một mình với quyển "Cẩm nang cho người lái xe" trên tay, một chú trạc tuổi ba tôi tiến tới bắt chuyện "Cháu ở VN qua lâu chưa"" tôi đáp "dạ gần ba năm rồi chú ạ!". Chú nhìn tôi với ánh mắt tò mò "vậy chưa lấy bằng lái xe à" hiểu ý ông cụ, tôi thành thật "cháu mới qua là thi lấy bằng liền nhưng vừa mới bị một cái ticket, giờ coi lại mấy cái luật kẻo lại…". Chú phá lên cười khi tôi chưa kịp nói dứt câu, "Trời ơi coi làm gì cho nó mệt, cảnh sát họ muốn bắt ai là bắt hà cháu ơi! Tùy bữa hên xui may rủi mà…" tôi chỉ cười rồi nói qua chuyện khác với chú.
Vậy mà đã gần ba năm rồi. Lúc ấy đặt chân đến nước Mỹ được một tháng, tôi tìm được việc làm full time ở hãng này cho đến bây giờ. Ca của tôi nhằm vào ba ngày cuối tuần, những ngày còn lại tôi vào trường college "kiếm" vài chữ ESL cho biết với người ta, từ đó ngân quỹ thời gian của tôi trở nên hết sức eo hẹp, thế là tôi mắc chứng bệnh hay quên. Sau một lần bị warning ở sân trường vì quên treo parking permit tôi dán một mảnh giấy trong xe "tối thứ năm parking hãng, sáng thứ hai parking trường" tưởng bị chê là lẩm cẩm nhưng cũng nhiều nhỏ bạn bắt chước lắm đây.
Những ngày cuối của mùa spring vừa rồi, tụi bạn rủ rê "Lấy vacation đi chơi đi, học nhiều cũng vậy hà, chóng già lắm!" tôi gật đầu cho khỏi bị chê là cù lần nhưng lại âm thầm lấy một lớp cho mùa hè. Cái lớp speech 100 thường bị tụi bạn lắc đầu lè lưỡi, tôi thì không làm như vậy vì chưa đến mùa Halloween nhưng lại dở khóc dở mếu vì không có giờ để làm homework.
Bài diễn thuyết đầu tiên tôi phải làm là phân tích tâm lý giữa hai cá thể low context và high context. Bữa ấy tan trường về đến nhà là đã hai giờ chiều, chưa kịp ăn "trưa" thì tiếng chuông điện thoại đã réo lên, vừa cầm phone thì đầu dây bên kia có tiếng nhỏ bạn trong lớp cũ tên Amy, người Việt gốc Hoa, ngày nào cũng đem thằng con 14 tuổi cứng đầu ra so sánh với cái tuổi thơ "unhappy" của chị ngày xưa. Vậy là tôi đã có đề tài rồi. Cho xe đậu vào parking lot của trường thẩm mỹ Hằng Nga. Cảm ơn tôi lúc chia tay, nhỏ bạn không quên dặn dò "đi cẩn thận nha, có anh chàng cảnh sát đẹp trai đứng ở đầu đường kìa". Tôi vốn lái xe cẩn thận nhưng hễ nghe nhắc đến cảnh sát là giật bắn mình lên. Định quẹo trái tại cổng trường để về nhà nhưng tôi không muốn đi ngang trước mặt người cảnh sát, lỡ nỗi sợ hãi sẽ mất dòng suy nghĩ của tôi thì sao. Tôi bỗng nảy ra một 'sáng kế" rất chi là "thông minh". Lái xe xuống khu nhà hàng $1.99 rồi quẹo trái trên đường Westminster. Tôi thong thả cho xe quẹo một vòng đúng 90 độ rất chi là đẹp mắt sau khi quan sát kỹ lưỡng hai bên. Hình như người cảnh sát đang nhìn theo tôi thì phải (nhìn là "Job" của cảnh sát mà) tôi mỉm cười một mình với cái lý luận tự đặt ra ấy.
"Bài" của tôi đến đâu rồi nhỉ"
Ừ! Tôi hình dung ra chị Amy đang kể lể giữa đám bạn Việt nam. Hồi nhỏ mỗi lần mê chơi quên làm bài là bị bố mẹ cho một trận đòn tơi bời, còn bây giờ đó hả, mỗi khi muốn nhắc thằng con của tui làm homework thì phải gõ cửa phòng, chờ cho tới khi cái đầu spiky của nó ló ra thì mới được vô kẻo bị nó complain là mình không respect nó!". Tôi bật cười thành tiếng một mình rồi bắt đầu arrange từng chi tiết lại với nhau. Coi vậy cái môn này cũng thú vị đấy chứ. Vậy là xong, về nhà chỉ việc đánh máy rồi in ra giấy. Tôi khoan khoái với tay lấy bình nước tọp một ngụm. Quái lạ! 4 giờ chiều là lúc bà con đi làm về, mỗi lần đường Beach kẹt xe lắm mà sao hôm nay vắng tanh thế này" Hình như có cái gì chớp chớp trên kính chiếu hậu. Cảnh sát đang đuổi theo mình à" Đúng rồi, chưa kịp trấn tĩnh thì speaker của ông lại vang lên "Make the right lane…right lane….turn right stop!" tôi làm theo mệnh lệnh của ông và làm theo một cái máy, trong đầu cứ thắc mắc "Mình đã làm gì sai vậy cà" Chả lẽ mình nhấn ga nhanh lúc nào không hay""


Người cảnh sát tiến tới từ hồi nào lâu lắm thì phải. Có lẽ hồi còn đang học lái xe. Thấy tôi ngẫn người ra, người cảnh sát cẩn thận lấy giấy viết vẽ cho tôi một cái double yellow line nằm chình ình ngay góc đường Beach và Westminster gần trường Hằng Nga và khu nhà bank sau khi bảo tôi ký vào giấy phạt…
Chiếc ticket nằm trên tay tôi và ông cảnh sát đã đi từ lúc nào nhưng tôi vẫn ngồi thừ ra, không muốn lái xe về nhà. Tôi cứ tự cho mình "lái xe cẩn thận" vì lúc nào cũng quan sát đầy đủ 4 phương 8 hướng để coi sign nào là sign stop, sign speed, rồi đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, rồi nào là no enter, no U turn, rồi nào là khu trường học, khu thương mại, khu sửa đường vv… miễn là cứ nằm lòng câu trắc nghiệm lý thuyết thi lái xe "luôn đảo mắt quan sát chung quanh". Từ ngày có bằng lái xe, tôi lúc nào cũng nhìn ngó kỹ lưỡng trong lúc lái xe, vậy mà không biết cớ sao cặp mắt tôi lại không chịu nhìn xuống lòng đường chứ, tôi cứ ca cẩm tự trách mình sao vô ý đến thế vậy không biết.
Tôi đăng ký học lớp xóa ticket, hai tuần sau đó tôi vào học lớp dành cho người Việt Nam. Một con số khổng lồ về tai nạn giao thông luôn xảy ra hàng ngày hàng giờ trên thế giới nói chung và trên đất Mỹ nói riêng làm tôi giật bắn mình. Tôi tự mắc cỡ với chính mình vì nếu tôi là cảnh sát thì cho dù khách quan đến mấy tôi cũng sẽ tự tặng cho mình thêm 1 hay 2 cái ticket nữa về cái tật cứ vác mặt lên trời mà không chịu quan sát những cái line vàng, line trắng, nào là single rồi double rồi vạch kẻ dày kẻ thưa dưới lòng đường…
Có chị bạn cùng ngồi học bắt chuyện với tôi trong giờ giải lao "Em qua Mỹ lâu chưa" tôi trả lời "Gần 3 năm rồi chị ạ!" chị nheo mắt cười "Trời ơi, mới 3 năm hả, không bằng con số lẻ của chị, chị qua đây 25 năm rồi đó, mới qua thì chắc cực lắm…".
Tôi tự nhắc mình hãy đừng bao giờ nghĩ hay nói đến từ "cực" trong lúc này, vì so với lớp người đi trước, đánh đổi tự do bằng mạng sống của chính mình thì tôi còn hạnh phúc hơn họ nhiều. Nhưng tôi bất giác nhìn xuống hai bàn tay của mình. Hai năm đầu đi làm tôi phải vào bệnh viện 3 lần để khâu lại những vết cắt trong lúc lao động. Những lúc ấy về nhà mẹ tôi cứ nhìn tôi xót xa "tội nghiệp con tôi, từ nhỏ đến lớn chỉ biết cầm sách, cầm bút thì sao mà quen với việc nặng được". Một chút tủi thân thoáng qua nhưng rồi một niềm tin vào ngày mai hay đúng hơn là lòng can đảm mà từ lâu tôi bắt mình cần phải có nhanh chóng choáng chỗ một cái gì đó đắng cay từ từ dâng lên sóng mũi của tôi.
hông! Mình đang có tất cả, một tình thương trọn vẹn mà gia đình đã giành cho tôi, một thế giới tự do rộng mở luôn chào đón những con người biết tìm đến hòa bình và công lý. Và một cái cộng đồng người Việt thân ái, chan chứa tình người mà tôi có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, điển hình nhất là cái lớp Vietnamese trong trường college hay cái lớp xóa ticket giành cho người Việt Nam bây giờ, mà ở đó tôi có thể được nghe những lời chia xẻ chân tình, những kinh nghiệm nho nhỏ nhưng quý giá của lớp người đi trước.
Tôi không có tham vọng đoạt giải về bài viết này vì cũng như bao nhiêu người Việt trên đất Mỹ, cầm tờ "Việt Báo" trên tay tựa đề "Truyện kể về nước Mỹ" đã làm gợi dậy trong mỗi chúng ta một câu chuyện để đời cho riêng mình mà không phải ai cũng muốn viết. Mỗi câu chuyện của mỗi người có đầy những niềm vui và nỗi buồn khác nhau và chắc chắn là không thiếu những giọt nước mắt. Tôi thầm cảm ơn tình thương vô vàn mà thượng đế đã ban cho tôi, kế đến là tình thương của gia đình. Tôi cảm ơn những kinh nghiệm chia xẻ của lớp người đi trước, trong đó có nhóm bạn người Việt dễ thương và chân tình nơi sở làm của tôi. Tôi cảm ơn những gì tôi có được ngày hôm nay và kể cả chiếc ticket nữa (mặc dù tôi không muốn có chiếc thứ hai).
Tôi thầm tự hào vì đã được sống trên đất Mỹ, nhất là những buổi sáng sớm đi làm lúc 4 giờ. Con đường đến sở làm của tôi chỉ lác đác vài chiếc xe đang chạy. Và cũng như bao nhiêu người lái xe khác. Tôi không cần phải để ý xem cảnh sát đang đậu xe ở chỗ nào, tôi chỉ cần biết mình phải lái xe thật đúng luật. Đó là bài học đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai biết yêu quý đất nước này. Một đất nước tự do mà bản chất sâu xa của nó là mỗi một nhân tố trong xã hội ấy cần phải biết đặt lòng tự trọng lên trên hết.

Cali 11/02/03
THUỲ LINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến