Hôm nay,  

Thế Giới Tuổi Thơ Ở Mỹ

27/03/200400:00:00(Xem: 118588)
Người viết: PHƯỢNG VŨ
Bài số: 503-1040-vb3230304

Theo bài viết cho biết, tác giả Phượng Vũ là một nữ giáo viên phụ trách lớp preschool, đồng thời cũng là một nhà giáo tại Trung Tâm Việt Ngữ. Bài viết của bà cho thấy tấm lòng của một nhà giáo yêu trẻ và yêu nghề. Nhiều chi tiết và gợi ý trong bài viết này rất đáng được mọi giới phụ huynh lưu tâm. Mong tác giả sẽ tiếp tục chia sẻ thêm những kinh nghiệm quí giá của bà với người đọc, đồng thời bổ túc dùm tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
*

Người ta thường nói "Nước Mỹ là thiên đàng của tuổi thơ". Nhận định đó quả không sai! Từ gia đình đến học đường cho tới ngoài xã hội, các em luôn được dành nhiều ưu tiên và được phục vụ một cách chu đáo. Nhiều trò chơi đơn giản như cỡi ngựa, đu quay vòng gần như có ở khắp các chợ. Các công viên với cầu tuột, xích đu vv… có ở khắp nơi để các em chơi đùa.
Thêm vào đó các trò chơi tinh vi, hiện đại với những khu vui chơi giải trí rộng lớn hấp dẫn như Disneyland đều được dành cho các em. Ngoài ra, các em còn được luật pháp Mỹ bảo vệ tối đa! Điều này đã khiến nhiều cha mẹ VN đành bó tay khi muốn răn dạy các con theo ý mình, nếu không muốn bị luật pháp Mỹ quay rầy. Các thầy cô giáo ở trường phải ký vào một văn bản bắt buộc phải báo cáo lên cấp trên, nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ là trẻ bị ngược đãi, nếu không là đã phạm quy luật trong ngành giáo dục. Tất cả những ưu đãi đó đã làm phiền nhiều người nghĩ rằng các em quả là những "ông hoàng bà chúa" tí hon trên xứ sở này.
Nhưng bên cạnh những mặt nổi huy hoàng như thế, trẻ em ở Mỹ có thực sự đã được hưởng thiên đàng theo đúng nghĩa của nó chưa" Có nghĩa là các em có hoàn toàn vui sướng với cuộc sống hiện tại của các em không"
Xin thưa: Chưa hoàn toàn được như thế.

Thời giờ là vàng bạc

Có lẽ chưa ở xã hội nào câu thành ngữ này lại đúng như xã hội Mỹ.
Mọi người như bị lôi cuốn vào một guồng máy khổng lồ, rồi bị nó quay tít theo! Các loại bill thi nhau gởi về và chúng ta cần phải thanh toán đúng kỳ hạn, những nhu cầu đời sống mỗi ngày một gia tăng, nhà ở, đi xe và những phương tiện hiện đại cần có mặt trong mỗi gia đình đã khiến nhiều người trong chúng ta phải cày 2 job "cày ngày không đủ, tranh thủ cày đêm". Điều này đã khiến cho nhiều phụ huynh quên rằng bên cạnh những nhu cầu vật chất, con em quý vị còn cần tình thương của cha mẹ để lớn lên và vui sống. Tình thương này không chỉ thể hiện ở đồ chơi mới, quần áo đẹp mà một số cha mẹ thường nghĩ đơn giản "thương con là đi làm cực khổ, kiếm tiền về để thỏa mãn mọi nhu cầu của con". Điều quan trọng hơn mà các em rất cần là thấy cha mẹ có thời gian để gần gũi yêu thương chia xẻ những vui buồn hằng ngày với các em.
Trong một lớp dạy Việt ngữ cuối tuần, sau một bài giảng về công ơn cha mẹ, tôi cho các em một đề tài TLV về nhà làm "Em hãy cho biết ai là người thương em nhất trong nhà" Tại sao".
Đến khi đọc bài của các em nộp, tôi vô cùng sửng sốt vì chỉ có một số ít các em nói thương cha mẹ, vì mẹ nấu ăn ngon, thương ba vì ba dẫn đi chơi, còn phần lớn các em thương chó mèo, gấu nhồi bông… tôi thắc mắc hỏi một em tại sao nhà có Ba, mẹ, anh chị em mà em lại thương con chó nhất nhà. Em đó cho biết có một mình con chó gần gũi và "spend time" với em nhiều nhất nên em thương nó nhiều nhất, còn ba mẹ và anh chị lúc nào cũng "busy" với công việc, với computer, với tivi… không ai biết em vui, buồn mỗi ngày ra sao.
Có em tâm sự: nhà em lớn và đẹp, em có phòng riêng có nhiều đồ chơi đắt tiền, em muốn cái gì cũng được ba mẹ cho ngay, nhưng mỗi lần em có điều gì vui buồn ở lớp muốn kể ba mẹ nghe thì em thường được đáp lại: "ba bận lắm, con để lúc khác" hoặc "mẹ mệt quá cho mẹ nghỉ ngơi một chút". Thế là em tiu nghỉu về phòng với một thế giới vật chất đầy đủ chung quanh nhưng em vẫn cảm thấy buồn bã, lẻ loi và hiu quạnh.

Môi trường xã hội

Ở xứ Mỹ, cuộc sống lúc nào cũng hối hả đầy bận rộn, lo toan. Thời khóa biểu đi học, đi làm khác nhau, có người cuối tuần còn đi làm thêm Job thứ hai hoặc làm thêm tại nhà. Những bữa ăn gia đình họp mặt đầy đủ bên nhau càng ngày càng thưa dần, tình thân trong gia đình mỗi ngày một lỏng lẻo, riết rồi người ta "sống quen không ai cần ai" như lời một bài hát của Đức Huy.
Như một hệ quả tất yếu, khi gia đình có xung đột xảy ra, người ta không có giờ để tìm hiểu cội nguồn để lắng nghe… và chuyện phải đến sẽ đến. Tình trạng đỗ vỡ trong hôn nhân ngày càng nhiều, mức độ ly dị một ngày một gia tăng. Điều này ảnh hưởng lớn lao trong tâm hồn các trẻ em để lại một vết thương sâu đậm trong cuộc sống tình cảm của các em và ảnh hưởng cả sự phát triển tâm sinh lý của các em.
Tôi rất đau lòng khi thấy các học sinh nhỏ bé của tôi từ 3-5 tuổi phải chịu đựng những hậu quả từ sự đổ vỡ của gia đình và đáng tiếc thay con số này không phải nhỏ!
Có em mỗi buổi chiều là bắt đầu khóc và cứ đi theo hỏi tôi hôm nay ba hay mẹ đến đón em" Đón sớm hay trễ, ba mẹ em ly dị, họ sắp xếp với nhau để đón em với giờ giấc khác nhau. Tôi cũng không biết gì hơn em và tôi cũng không có quyền xen vào chuyện riêng của họ. Có hôm họ đến đón trễ hơn thường lệ, em lo lắng vì sợ bị bỏ quên, khóc và ói ra hết những thức ăn từ trưa. Em còn quá nhỏ nhưng đôi mắt em lúc nào cũng u buồn.
Một em khác thì vì ba mẹ em sống riêng khi em ở với ai, em cũng được chìu chuộng hết mình vì họ sợ em sẽ thương người kia hơn, kết quả em trở thành một đứa trẻ hung hăng, ngang ngược. Vào lớp em muốn gì phải được nấy nếu không được như ý thì em gào thét, đập phá. Tuy với những dạng khác nhau nhưng các em đều là những nạn nhân đáng thương từ những bi kịch gia đình và xã hội. Đó là chưa kể tình trạng "singlemom" cũng khá phổ biến trong xã hội này.

Tiện nghi đời sống vật chất: Con dao 2 lưỡi

Nước Mỹ là nước tân tiến nhất trên thế giới, nơi mà khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất. Nó góp phần phục vụ trong việc nâng cao đời sống con người. Computer gần như có mặt ở khắp các gia đình, các trường học. Ở lớp preschool tôi phụ trách các em có 2 computers để vừa học vừa chơi, các học sinh lớp 1 ở trường tôi đã được hướng dẫn để sử dụng computer và các em tiếp thu rất nhanh. Còn TV và VCR thì gần như đa số các em đều có trong phòng riêng của mình. Quả là một thế giới mơ tưởng mà nhiều người trên thế giới thèm khát.
Nhiều phụ huynh vì quá bận rộn với đời sống nên để con em trở thành người bạn thân thiết với tivi, với trò chơi điện tử và computer mà không nhìn thấy hết những tai hại khôn lường của nó. Các em trai thì say mê "Power Rangers" với những màn đấm đá ly kỳ trên màn ảnh nhỏ, mới 3, 4 tuổi nhưng lúc nào cũng thích đấm đá, bắn súng. Đó cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ thảm sát ở trường trung học Columbine (Oregon).
Chưa hết, còn những màn "ôm hôn thắm thiết" trên tivi. Một lần khi cho các em ra sân chơi, tôi chứng kiến cảnh một bé gái 4 tuổi đứng ôm hôn môi một bé trai 5 tuổi. Tôi ngăn lại thì bé gái hỏi tôi "What's wrong"". Em cho biết em nhìn cảnh này thường xuyên trên tivi mỗi ngày. Đó cũng là lý do tại sao số trẻ em tuổi "teenage' mang thai mỗi ngày một gia tăng nhanh trong xã hội này.
Lớn lên một chút ở tuổi middle school, high school các em bắt đầu sử dụng phone và computer thường xuyên. Nhiều phụ huynh than trời vì không ai có thể điện thoại liên lạc được, bởi các em về tới nhà là vào phòng riêng đóng cửa lại, ôm phone và ôm computer suốt ngày. Cho nên bất kỳ lúc nào điện thoại gọi đến nhà đường dây cũng bị bận. Ngoài ra, các em còn lên internet để "khám phá" ra những chân trời mới lạ, để tìm bạn và "chat" qua lại với nhau tới tận 2, 3 giờ sáng. Việc học hành sút giảm, sức khỏe suy yếu. Nếu cha mẹ can thiệp vào thì sẽ bị cho là "hủ lậu" là không biết tôn trọng nếp sống riêng tư của con.
Có một lần một vị phụ huynh đã nói với tôi có lẽ nên đổi giấy khai sinh lại cho tên bọn trẻ vào ô cha mẹ và để tên mình vào ô con trẻ thì đúng hơn với các xứ này.
Có vị còn thắc mắc: sao chỉ có những khóa hội thảo dạy cha mẹ phải hiểu biết con cái, phải tôn trọng và thích nghi với cuộc sống của chúng vv… mà không có những lớp dạy con cái phải biết hiếu kính và tôn trọng cha mẹ"
Tôi đã trả lời vị này, rằng “Thưa có. Đó là...

Những lớp học Việt Ngữ

May thay những lớp học Việt ngữ vào cuối tuần có vẻ một ngày một phát triển ở các cộng đồng người Việt. Đã có nhiều cha mẹ mỗi cuối tuần chịu khó đưa các em đi học tiếng Việt, để các em học đọc, học viết tiếng Việt và điều quan trọng hơn nữa, để các em được dạy dỗ biết giữ gìn truyền thống văn hóa VN, lễ nghĩa VN.
Chính tại các lớp học Việt ngữ là nơi các em được nhắc nhở:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ kính Cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Nơi các em được khuyên bảo phải yêu thương, kính trọng ông bà "kính già, già để tuổi cho" quý mến gia đình vì "anh em như thể tay chân" biết yêu thương đồng loại "lá lành đùm lá rách" hay "thương người như thể thương thân". Nơi các em được dạy dỗ phải tự hào là người VN, phải sống làm sao để làm rạng danh nòi giống.
Các trung tâm Việt ngữ còn là nơi các em được thấm đượm với những trang lịch sử oai hùng của tiền nhân, được nghe nhắc đến những ca dao, tục ngữ VN, những sự tích cổ và những bài học về nề nếp truyền thống gia đình VN. Nơi tâm hồn các em sẽ được tưới mát bằng những làn điệu dân ca 3 miền, khi các em hăng hái tập dượt văn nghệ vào những dịp hè lễ Tết hay lễ phát thưởng cuối năm. Các em sẽ có cơ hội hát những bài hát VN, làm quen với những vũ điệu múa nón, múa trống, biết thế nào là chiếc áo tứ thân, cái khăn vành rây, chiếc nón lá bài thơ…Chất VN sẽ lần lần đi vào tâm hồn các em lặng lẽ nhưng bền chặt. Tất cả những thứ đó sẽ nhắc nhở các em phải yêu thương quê hương VN dù cho nghìn trùng xa cách.
Tóm lại, chúng ta đem con em sang đây hòa nhập vào một môi trường xã hội có quá nhiều tự do và người ta thường có khuynh hướng vị kỷ, chỉ nghĩ tới cá nhân nhiều hơn nghĩ tới tập thể (gia đình, cộng đồng, tổ quốc). Những điều này có ảnh hưởng sâu rộng tới nếp sống, nếp suy nghĩ của các em. Vậy làm thế nào để các em có thể sống dung hòa giữa 2 nền văn hóa Đông Tây. Thưa: Xin hãy để các em sống và lớn lên trong một môi trường gia đình VN lành mạnh, hướng dẫn các em đến với những sinh hoạt cộng đồng vào dịp cuối tuần, các trung tâm Việt ngữ, các phong trào hướng đạo, thiếu nhi thánh thể, gia đình Phật tử vv… ngoài ra gần đây vào những ngày cuối tuần ở San Jose, có nhiều chương trình phát thanh dành cho giới trẻ với nội dung rất tốt hướng dẫn các em biết nhớ về cội nguồn, biết giữ gìn đạo lý của gia đình VN, nêu lên những gương sáng những sinh hoạt lành mạnh của giới trẻ. Các phụ huynh nên mở ra và cùng nghe các em. Những sinh hoạt đó sẽ giúp các em rất nhiều trong việc bồi dưỡng một tâm hồn VN nhân ái, yêu thương và biết chia xẻ. Hy vọng với sự quan tâm của các bậc phụ huynh, sự tiếp tay của những người còn nặng lòng với thế hệ trẻ VN mai sau. Chúng ta sẽ có những thế hệ thứ hai, thứ ba trên đất nước này, xứng đáng để cho chúng ta ngẫng cao đầu tự hào Chúng Ta Là Người Việt Nam nơi quê hương thứ hai này.

Phượng Vũ

Ý kiến bạn đọc
27/04/201922:08:09
Khách
Phượng Vũ là bút hiệu của cô giáo dạy Văn Trường Nữ Trung Hoc Sương Nguyệt Anh. Cô gíao dạy Văn lớp 12 của tôi. Cô đã mất vào năm 2017. Thương tiếc Cô vô cùng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,667,544
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến