Hôm nay,  

Gia Đình Tôi: 11 Anh Chị Em

25/03/200400:00:00(Xem: 166609)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số: 501-1038-vb8210304

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến. Bài viết gần đây của ông kể về kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tại Hoa Kỳ và thú đi ăn nhà hàng. Sau đây là bài mới viết.
*
Gia đình tôi gồm 11 anh chị em. Mấy người bạn Mỹ hỏi tôi có bao nhiêu anh chị em, tôi trả lời tất cả 11 người, chưa kể 2 người sinh ra không nuôi được. Sợ hiểu lầm Bố tôi có 2 bà vợ lớn, vợ nhỏ tôi phải nhấn mạnh bố tôi lấy mẹ tôi và sanh ra 11 người. Nghe xong, các bạn Mỹ há hốc miệng, trợn mắt ngạc nhiên tự hỏi sao bố mẹ tôi có thể can đảm đến thế được.
Qua Mỹ các gia đình Việt chỉ có từ 2 đến 4 đứa con. Có gia đình sanh một lúc 3 cô công chúa, hai vợ chồng bảo nhau ráng thêm 1 lần nữa may ra được hoàng tử để nối dõi tông đường.
Ông bà ta mấy chục năm về trước có quan niệm là giàu của giàu con. Gia đình nội ngoại đều con đàn cháu đống. Sang Mỹ, đại gia đình đông con nhiều cháu mỗi người ở một nơi. Hội hè, giỗ Tết không gặp nhau, ra đường không nhận ra nhau, giành chỗ đậu xe, đánh nhau vỡ đầu.
Nhiều gia đình giàu có, sanh con đã có vú em, người làm giúp đỡ nên không phải vất vả thức khuya, dậy sớm trông nom con cái.
Các gia đình nghèo cũng thi đua sản xuất, đứa lớn trông đứa bé. Các ông các bà vui cửa vui nhà sòn sòn sanh năm một; đứa lớn còn đỏ hỏn, bà mẹ đã mang bầu. Phương tiện ngừa thai chưa được phổ biến đến nơi đến chốn, các ông, các bà xông pha trận mạc như lính điếc đánh giặc không sợ súng.
Các cụ xưa thường nói cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Tính nết bà chị cả tôi nhờ Trời cho đã khéo ăn, khéo nói. Lời nói ra như lôi cuốn, hấp dẫn người nghe. Bà ăn nên làm ra mua hết căn nhà này đến căn nhà khác. Gặp thời bà mua đất, cất nhà. Mỗi năm nhà ở Việt Nam địa điểm tốt, trung tâm thương mại, giá trị cả ngàn cây vàng. Giá nhà ở Saigon, Hanội bây giờ đắt hơn giá nhà bên Mỹ. Một số người ở Việt Nam giàu hơn người ở bên Mỹ. Tôi bão lãnh cho bà chị tôi qua Mỹ với giấy tờ xuất ngọai đầy đủ, Bà không chịu đi. Bà cho con đi du học ở Mỹ đôla gửi qua Mỹ đều đều mỗi tháng.
Cô em út tôi ít nói nhất trong nhà. Khi tiếp xúc buôn bán với mọi người, cô rất thành công. Cô mở tiệm bán vật liệu xây cất. Gặp lúc nhà cửa đang thời kỳ xây cất phát triển, hàng họ xuất kho mỗi ngày, cô đếm tiền mỏi tay. Mức bán hàng của cô đạt tới con số cao kỷ lục. Các hãng cung cấp vật liệu khen thưởng và khuyến khích tặng cô một tuần đi du lịch Thái Lan miễn phí. Cô hiền nhất nhà, không làm mất lòng ai nhưng giàu có không thua gì bà chỉ cả.
Em trai kế tôi cao ráo, đẹp trai, học giỏi nhưng giờ này vẫn cầm bằng độc thân. Chú chưa gặp được người yêu lý tưởng.
Chú vất vả từ năm 18 tuổi. Đang học trung học, thì phải bỏ học vì sợ Việt cộng bắt lính đi đánh trận bên Cambodge.
Bố tôi đã mất mấy chục lượng vàng để lo tiền đường vượt biên cho chú. Thất bại nhiều lần chú bị Việt cộng bỏ tù. Đi đường biển thất bại, lại nữa không muốn Bố tôi tốn kém thêm, chú quyết định vượt biên bằng đường bộ qua ngã Cambodge vào Thái Lan. Đường bộ cũng nguy hiểm, gian nan, cực khổ không kém gì đường biển. Trốn Việt cộng, gặp lính Cambodge thù ghét người Việt. Nhiều lân lọt vào vùng pháo kích ngày đêm giữa Việt và Miên Cộng.
Qua được Thái Lan, ở trại tỵ nạn, chú gặp bao nhiêu cám dỗ sa đoạ, tiền bạc thiếu thốn. Không nắm vững hướng đi, dễ bị lôi cuốn theo trào lưu thời đại, tương lai sẽ mù mịt.
Qua tới Mỹ, mặc cảm thua kém anh chị em, họ hàng, chú quyết tâm lấy sách đèn làm con đường dẫn tới thành công. Sau 4 năm học hành đều đặn, chú lấy được văn bằng kỹ sư, kiếm được việc tốt, dành dụm tiền bạc mua nhà, mua xe.

Cô em gái kế tôi, hồi còn nhỏ đã tháo vát, lo việc nhà cửa, giúp đỡ bố tôi trong cảnh gà sống nuôi con. Bố tôi thường nói với gia đình, chị cả và em gái tôi là 2 con rồng của gia đình.
Được bảo lãnh qua Mỹ đoàn tụ theo diện anh chị em ruột với chồng và 2 con. Trong vòng hơn 10 năm, cô đã thành công mỹ mãn trong việc lập nghiệp tại Mỹ. Bước vào với nghể "Nail" qua "Nail supply" cô đã tiến một bước dài so với các chị em họ. Qua Mỹ trước cả 10 năm, mấy bà chị họ đều nhìn cô với con mắt thán phục, thèm thuồng.
Mặc dầu bận rộn kinh doanh, cô cũng dạy dỗ con cái nên người. Đứa lớn đã vô đại học với học bổng toàn phần. Đứa nhỏ mới lớp 10 đã là cô giáo trẻ kèm 4 học trò lớp 7, 8 đem ngân phiếu thù lao về tặng mẹ.
Cô em gái kế tiếp theo thì học rất giỏi. Ngoại ngữ như Đức, Anh, Pháp, cô học và nói lưu loát. Tính nết hiền lành, ăn nói khéo léo dễ thương, bạn bè ưa thích, quý mến.
Cô thích sống một cuộc đời an phận bên cạnh chồng con vì cô không có khiếu về kinh doanh.
Chú em trai kế tôi tính nết tà tà, ưa thích một cuộc sống bên ngoài, vui với bạn bè, hút thuốc, uống bia. Tán dóc là cái thú riêng của chú. Rất thông minh, chú học đâu, đậu đấy. Vào quân đội, chú cũng được chỗ tốt, làm việc lè phè. Người ta vượt biên qua Mỹ, đi đường bộ gian nam, hiểm nghèo; đi tàu bị hải tặc hãm hiếp, cướp bóc. Chú tà tà bước lên máy bay qua Mỹ cùng vợ với 2 con. Qua Mỹ chú lại tiếp tục tà tà sinh thêm 1 công chúa. Chú qua mặt ông anh tôi đi ngoại quốc trước cả 3 thập niên vẫn chỉ vỏn vẹn 2 đấng thiếu nhi.
Thương cha, thương mẹ, nhất là mẹ tôi quá vất vả ngày đêm trông nom, dạy dỗ 11 đứa con. Hồi còn sinh thời bố mẹ tôi, tôi không muốn mẹ tôi lo vất cứ việc gì từ nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà cửa, quét dọn. Việc gì tôi cũng ra sức giúp đỡ mẹ tôi để cho mẹ tôi có thì giờ nghỉ ngơi lúc gần tuổi già. Mẹ tôi gặp họ hàng, bạn bè đều hãnh diện về tôi vì bà nghĩ tôi là đứa con có hiếu, đã biết lo cho cha mẹ.
Nhờ mẹ tôi chỉ dẫn mọi việc nên khi lập gia đình tôi đã có kinh nghiệm cộng thêm với sự chăm chỉ miệt mài trong công việc nên đã giúp đỡ chồng con trong việc lập nghiệp và thừa hưởng được cách giáo dục con cái do bố mẹ để lại, tôi đã hướng dẫn được 2 đứa con tôi.
Nhiều lúc trên đoạn đường lái xe, nhà tôi hay buồn ngủ. Ông yêu cầu tôi kể chuyện thời niên thiếu. Vui miệng tôi kể hết chuyện này tới chuyện khác làm cho con đường dài ngắn lại.
Nhờ trời tôi có được nhan sắc mặn mà, da trắng, mắt có đuôi, không cần bôi "shadow" mắt vẫn xanh. Thêm mái tóc kiểu Sylvie Vartan thời đại làm khuôn mặt dễ nhìn. Chiều cao trung bình, không cao lêu nghêu, không thấp lùn tịt. Mỗi lần được đi ăn cưới nội ngoại các chàng trai dò hỏi địa chỉ tìm đến nhà. Vào nhà chỉ được ông cụ, bà cụ tiếp. Còn tôi đem khay nước ra mời khách rồi sau đó mất dạng, mất bóng trong nhà. Nhiều lần lui tới không được gặp tôi, nhiều chàng thất vọng.
Riêng ông xã tôi may mắn đã chinh phục trái tim non nớt của tôi từ lúc nào không hay. Thỉnh thoảng ông chọc tôi con gái mới nứt mắt đã biết yêu. Ông như có bùa chú đã đem tôi vào mê hồn trận, không biết lối ra.
Miên man nghĩ tới chuyện bảo lãnh các em tôi qua Mỹ. Từ năm 1975 tới năm 1990 chị em xa cách, biết bao biến chuyển, cuộc sống thay đổi, con người thay đổi theo hoàn cảnh. Cuộc sống ở Mỹ khác với cuộc sống ở Việt Nanm. Với nhiều ngộ nhận và hiểu lầm, một số các em tôi làm tôi buồn lòng. Sau một thời gian sống ở Mỹ, hiểu được cách sống và do chính kinh nghiệm bản thân trong cuộc sống ở Mỹ các em tôi đã hiểu tôi nhiều hơn.
Tôi sống vui với hoàn cảnh hiện tại. Lúc rãnh rỗi, tôi gọi điện thoại chia xẻ niềm vui với các anh chị em tôi. Cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa cùng bố mẹ tôi với một đàn con 11 người.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến