Hôm nay,  

Hành Trình Về Phương Đông Iii: Lái Xe Dọn Nhà Sang Miền Đông

23/03/200400:00:00(Xem: 132983)
Người viết: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số: 499-1036-vb6190304

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, bút hiệu Sao Nam, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6 chuyển qua diện ODP. Hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina. nghề nghiệp: Machine Operator. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hành Trình Về Phương Đông, kể chuyện mướn xe dọn nhà từ Cali sang miền Đông. Lần này là bài cuối hành trình, lái xe Uhal dọn nhà sang miền Đông, 4 lần xe hư dọc đường.
*

Chúng tôi đang loay hoay gắn dây đèn signal vào chiếc "Auto support" thì chàng Cuba lại từ trong văn phòng hối hả đi ra và hỏi xem chúng tôi có cần anh ta phụ giúp không và nếu muốn anh ta luôn luôn sẵn sàng. Thật là hiếm có một người tận tụy với bạn bè mới quen như thế.
Xe đã về tới nhà, thì việc chất đồ lên xe cũng thật nhiêu khê và mất nhiều thời giờ nhưng rồi mọi việc cũng xong vì có sự phụ giúp của một anh bạn mà chúng tôi thường gọi đùa một cách thân mật là "Anh Năm Hotel" mới ở Việt Nam qua thăm con.
Ngày 30 tháng 11 năm 1995 chúng tôi rời Cali để lại một lần nữa lên đường tìm tới một miền "đất hứa mới" trên lục địa đầy cơ hội này, như bao nhiêu người Mỹ khác đã làm cách đây mấy trăm năm nhưng chúng tôi đã làm khác họ. Những người này sau khi tìm ra miền Đông có lẽ họ vẫn chưa cho đó là "miền đất hứa" như họ mong muốn, nên lại lên đường một lần nữa tìm về miền Viễn Tây để rồi tạo dựng nên một "America, the beauty" như ngày nay. Trái lại, gia đình chúng tôi lại từ miền Viễn Tây đi ngược lại về miền Viễn Đông của Hoa Kỳ để xây dựng quê hương thứ hai tại đây.
Tôi còn nhớ một thi sĩ nào đã viết:

Khi ta ở, đất chỉ là đất ở
Khi ta đi, đất đã có tâm hồn

Thật vậy, khi chiếc xe truck bắt đầu leo dốc để lên freeway 22 tôi không khỏi bùi ngùi khi nhận ra tôi đã bỏ Cali lại phía sau, không những chỉ Cali mà còn cả kỷ niệm của những ngày đầu khốn khó, khi gia đình tôi mới từ Việt Nam qua tới Mỹ vào năm 1991. Tôi thò đầu khỏi cửa sổ xe truck nhìn lại phía sau, ngẩn ngơ ngơ ngẩn và thở dài. Như thông cảm được "hồn tương tư đối với Cali" của tôi con tôi an ủi "Bố à, mình còn về thăm Cali được mà. Mình còn phải sống, Bố bi lụy làm chi".
Chiếc truck lao nhanh về phía trước, nhà cửa ở hai bên Freeway cứ lùi dần lùi dần và chẳng bao lâu chúng tôi đã thấy bảng báo hiệu freeway 57 North rồi 40 east… Thế là bây giờ dù muốn, tôi cũng chẳng còn cách nào khác, ngoài việc bỏ Cali lại phía sau để còn lo cho cuộc sống ở trước mặt. Cho tới bây giờ mỗi khi nhắc tới Cali hay khi về thăm Cali rồi trở lại Greenville tôi vẫn bồi hồi xúc động không nguôi. Phải chăng tôi đã để quên một phần tâm tư hay một nửa con tim ở Cali mất rồi.
Từ freeway 40 east trở đi xe bắt đầu phải leo dốc, leo đèo. Hai bên đường là sa mạc khô cằn sỏi đá và cát, lâu lâu lại hiện ra một vài bụi hoa màu vàng lạc lõng giữa đám sỏi cát ngơ ngác không sắc, không hương. Hình như tạo hóa khi tạo nên thiên nhiên đã ban cho mỗi nơi một vẻ, một sắc riêng nên sa mạc có vẻ đẹp mênh mông riêng của sa mạc mà rừng rậm hay cao nguyên không bì kịp.
Tôi mải miết ngắm cảnh hai bên đường, mặc cho chiếc truck cứ hết leo đèo rồi lại xuống đèo cho đến lúc con tôi la lên: "Bố! Bố trông đồng hồ này, xe mình bị hư rồi" vừa nói con tôi vừa cố gắng cho chiếc xe đậu sát lề đường. Trời nắng như đổ lửa, tuy rằng lúc bấy giờ đã là cuối tháng 11. Nhìn quanh quẩn không một bóng xe, không một bóng người, chỉ xa xa mới có một xóm nhà hình như đang cố gắng nép sát xuống đất để tránh cái nóng như đổ lửa của sa mạc đang từ dưới đất bốc lên, từ trên từ trời ụp xuống, từ bốn phương tám hướng ào ào xông đến.
Chúng tôi rời xe mang theo hợp đồng thuê xe và đi bộ vào khu nhà mà lúc đậu xe tôi đã thấy từ phía xa xa thì, trời ơi là trời, một bản giao hưởng lạc điệu của các chú chó đủ loại vang lên muốn nhức óc, làm người nghe hoảng hồn. Xóm nhà vắng tanh, cửa đóng im ỉm vì dĩ nhiên vào giờ này ai mà chẳng đi làm. Vô cùng thất vọng, chúng tôi đổi hướng ngược lại về khu nhà gần đó được một quãng đường thì may mắn sao, trước mắt chúng tôi một ngôi nhà với đủ loại bông tươi thắm đang khoe sắc hương dưới ánh nắng gay gắt của miền sa mạc mà ai đó vừa tưới nước xong vì nước vẫn còn ướt lai láng trên sân xi măng phía trước nhà.


Mừng hết lớn, chúng tôi tiến tới để gõ cửa thì con tôi lại cứ e rằng chủ nhân có thể hiểu lầm và cho chúng tôi ăn "kẹo" chăng như đã từng xảy ra trong quá khứ đối với những người khác, nhưng biết làm sao hơn bây giờ! Cửa mở, một thiếu nữ người Mỹ dáng điệu dịu dàng đẹp như thiên thần - thật đúng là thiên thần trong hoàn cảnh đang cần sự giúp đỡ của chúng tôi lúc bấy giờ- hiện ra trong khung cửa như đẩy lùi cái nóng, cái bức cùng sự lo ngại của chúng tôi đi đâu mất.
Sau khi nghe tiếng Mỹ của bố con tôi, một loạt câu hỏi được cô đưa ra liên tiếp nhằm để xác định điều cô hiểu là đúng như "Ông là người Việt Nam" Ông rời Cali vì cuộc sống khó khăn" Ông cần gọi điện thoại cho hãng xe truck để báo tin vv…". Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trước những câu hỏi quá đúng của cô gái, những câu hỏi tới tấp khiến cho người được hỏi là tôi không kịp trả lời một cách đầy đủ mà đành cứ "yes" và yes liên tục.
Sau đó, cô mới giải thích và trỏ cho chúng tôi xem, từ nhà cô nhìn ra chiếc xe truck hiện ra rõ mồn một. Cô cho chúng tôi hay có khá nhiều người rời bỏ Cali trong đó phần đông là người Việt, trên đoạn đường này khi lên hết cái dốc thì xe có lẽ không chịu nổi độ cao của dốc hoặc vì xe chở quá nặng hoặc vì lý do nào đó nên khi đổ dốc thì xe bị hư máy. Gia đình cô đã giúp cho họ gọi điện thoại để hãng xe cho người tới sửa. Nói rồi, cô Mỹ thiên thần của chúng tôi còn quay lại chỉ chiếc đồng hồ treo trên vách tường và tiếp, giờ này không ai tưới hoa vì là buổi trưa nhưng khi thấy xe của các ông bị hư máy tôi ra ngoài sân tưới hoa và cố ý làm cho sân ướt lai láng để khi các ông tới biết có người ở trong nhà, có như vậy tôi mới có dịp gặp các ông và giúp các ông. Và cô vui vẻ tiếp, ngoài số 1-800 ông cứ tự nhiên gọi số điện thoại thường để báo tin cho thân nhân, đừng e ngại gì về vấn đề tiền bạc cả.
Thật đúng là ngoài sự tưởng tượng. Cứ như là truyện thần tiên. Hồi nhỏ chúng ta thường tròn xoe mắt khi đọc đến đoạn bà tiên hiện ra nhưng ở đây chúng tôi lại "mắt tròn xoe" trước nghĩa cử "đẹp đẽ vô cùng" này của cô gái người Mỹ. Chuyện này có lẽ chỉ xảy ra ở bên Mỹ nơi mà lòng nhân hậu của con người đã luôn luôn được thể hiện qua việc sẵn sàng giúp đỡ những người khác. Nếu có thiên đường thật sự thì con người ở trên đó cũng chỉ tốt ngang với người thiếu nữ đang hiện diện trước mặt tôi lúc này mà thôi, tôi thầm nghĩ như vậy.
Khi liên lạc được với Trung tâm của hãng xe thì nơi đây yêu cầu chúng tôi cho trung tâm biết mã số của chiếc xe có khắc trên miếng gỗ đính vào chùm chìa khóa xe. Thế là chúng tôi lại phải trở lại xe để lấy mã số này nhưng nhân viên phụ trách đã mau mắn cho chúng tôi một số làm reference để khi trở lại cho mã số của chiếc xe truck thì chúng tôi khỏi lập lại từ đầu.
Mọi việc xong xuôi thì người anh của cô gái đi săn trở về. Thật đúng là anh em. Ông ta ân cần thăm hỏi chúng tôi, đích thân rót nước mời và nhấn mạnh nếu chúng tôi cần gì thêm thì gia đình ông sẵn sàng. Từ biệt gia đình cô gái, chúng tôi không nén nổi những cảm xúc bồi hồi và cuối năm đó vào dịp lễ giáng sinh chúng tôi không quên gởi thiệp mừng để cám ơn và để chúc họ mọi sự tốt lành.
Trở lại chiếc xe, chúng tôi phải chờ một lúc khá lâu thì có một chiếc xe cần trục đến kéo chiếc truck về garage để sửa, việc kéo dài khá lâu nhưng không mang lại kết quả nên chủ nhân cho đổi một chiếc khác và cho một người thợ máy phụ giúp để chuyển đồ sang và khi chúng tôi rời garage thì trời đã xế chiều. Tới thị trấn Flagstaff thì trời đã tối, chúng tôi nghỉ đêm tại đây để rời sáng hôm sau lại lên đường.
Từ thị trấn này tới Greenville, chúng tôi còn trải qua ba lần bị hư xe nữa và lần nào cũng nhận được sự giúp đỡ ân cần, chân tình của những người bạn Mỹ xa lạ nhưng thoáng chốc đã trở thành gần gũi như những người đã quen biết từ lâu. Một điều đặc biệt nữa là khi chúng tôi than phiền với hãng U-Haul về việc chiếc xe bị hư tổng cộng tới 4 lần khiến cho chúng tôi phải qua thêm một đêm ở khách sạn so với dự trù là 3 đêm, hãng đã gởi cho chúng tôi một bức thư xin lỗi và một số tiền bồi hoàn tiền trả cho khách sạn.
Phải chăng "America, the beauty" không những chỉ đẹp ở cảnh vật thiên nhiên mà còn đẹp cả ở cách cư xử từ người dân thường mà chúng tôi đã gặp khi xe bị hư cho đến một đại công ty như công ty U-Haul trong cách đối xử với khách hàng"

SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,745,874
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến