Hôm nay,  

Chiến Tranh Thịt Gà ... Thơm Lừng

25/02/200400:00:00(Xem: 114530)
Người viết: KHANG VIỆT
Bài số 471-1009-Vb4110204

Người viết là một nhà báo chuyên nghiệp tại Little Saigon, loại tuổi tri thiên mệnh. Thay vì ghi sơ lược tiểu sử, ông kể về sở thich: thích đọc đủ thứ báo ta, tây - thich tìm hiểu xã hội Mỹ. Có lẽ một di dân châu Á bình thường không bao giờ có thể hiểu biết hết xã hội Hoa Kỳ, bởi nó khac về văn hóa, về truyền thống, luôn biến đổi, và vô cùng đa dạng. Điều này không lạ, khi tập thể người Mỹ không phải là một dân tộc thuần chủng mà gồm nhiều thành phần di dân mạo hiểm đi lập nghiệp với tất cả quyết tâm, nỗ lực và sáng kiến nhiều thế hệ qua. Sau đây là bài viết của ông.
*

Hãy tưởng tượng lần đầu tiên trong lịch sử, không có gà trên bàn thờ ông bà ngày Tết tại quê hương VN. Chẳng phải là lần đầu tiên sao " Tết Giáp Thân 2004, dưới triều đại con cháu ông Hồ ! Theo tin báo chí trong nươc, cúm gà không phải mới có từ thượng tuần Tháng Một dương lịch, mà đã phát sinh đâu từ Tháng Mười Một 2003 ở tỉnh Vĩnh Phuc, nhưng Hà Nội ém nhẹm vì sợ ảnh hưởng đến SEA Games. Cùng một sách của "đàn anh" phương bắc. Tính đến ngày 5 Tháng Hai, đã có 11 đồng bào chết vì cúm gà H5N1 (ngày 9 Tháng Hai là 13 người), đa số là người nghèo, nuôi gà, buôn bán gà, có tiếp xúc trực tiếp với gà. Nhân dân chết trước, bè lũ Ba Đình ... vô can ! Có thiên tai bão lụt thì đệ tử của ông Hồ cũng không đụng đến sợi lông !!! Nghĩ mà cay lắm thay. Vài người phán rằng ông Trời phạt ! Đâu có vậy được, bà con ta có tội tình gì mà nay phải đốt, chôn vài chục con gà nuôi quanh nhà để dăm bảy lần trong năm làm mâm cỗ cúng, hay nuôi vài trăm con lấy công làm lời, trong khi đảng viên, quan chức trả tiền nhậu tính bằng "vé", mỗi vé là một trăm đô-la. Gà nuôi chung với heo, gần người. Đến lượt dịch heo nữa thì đúng là đại họa. Hãy cầu khấn cho hàng chục triệu nông dân trong nước thoát qua cơn họa này.
Mà đã nói đến gà ta - gà thả, ăn giun dế, nhà nông chỉ cho ăn thêm một phần thoc, bắp khac với gà công nghiệp - thì nhiều nguời trong chúng ta khó mà quên được hình ảnh chú gà trống còn đầy đủ mồng mào, ngoc đầu trên đĩa sứ, da vàng đẫm mỡ, trên bàn thờ gia tiên. Gia chủ, dù có vụng về đến mấy cũng đủ tài để xếp đùi, cánh của con gà cúng thật gọn gàng, nghiêm trang, như quỳ. Đầu gà vươn lên, dựa vào que tre. Khỏi nói, con gà vào nhà hàng Tàu được chế biến thành nhiều món, mang những cái tên nho chùm sặc mùi "kiếm hiệp", thường là bốn chữ, trên thực đơn đám cưới đám tiệc.
Ở quê hương mới Hoa Kỳ, con gà cũng là vật liệu để các đầu bếp từ Aâu Châu đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ trổ tài, gìanh khach hàng, ngay cả ở môi trường fast-food không đòi hỏi bày vẽ cầu kỳ. Không phải chỉ mình ông già KFC độc chiếm thị trường về món thịt gà, mặc dù KFC gần đây cũng đã vươn tay sang VN. Tại đây, xin mở ngoặc : giờ đây, KFC ở Saigon lấy cá thay gà để làm món ăn !! Coi như KFC đổi tên thành KFF mới đúng chứ (chữ F sau cùng là fish). Vì không học nghề nấu bếp, người viết không biết người VN ta làm gà thành bao nhiêu món. Món cầy tơ thì ở xứ Ngã Ba Ông Tạ có tiệm quảng cáo 7 món, tiệm bên cạnh treo bảng kê 9 món, không biết có ai đã thử hết để chấm điểm, chứ gà ta thì ngon hơn hẳn gà Mỹ, dù có là gà đi bộ. Riêng món gà luộc của 3 miền VN cũng khac nhau, mỗi miền mỗi vị, mười phân vẹn mười. Gà luộc ăn theo kiểu bắc chấm muối tiêu chanh, kèm lá chanh thái nhỏ. Miền trung bóp rau răm. Miền nam xé phay, trộn gỏi với bắp cải kèm củ hành. Nói đến đã chảy nước miếng rồi.
Cac nhà khoa học Mỹ phán rằng thịt trắng tốt cho sức khỏe hơn thịt đỏ, để lại cholesterol trong cơ thể ít hơn, nên các chủ nhà hàng nhanh chóng đưa thịt gà vào thực đơn bên cạnh các thứ burger truyền thống. Vài năm gần đây, cuộc giành giựt người tiêu thụ đã trở thành sôi động như một cuộc chiến tranh, không có tiếng súng, mà thơm lừng mùi gia vị tẩm, ướp bốc lên từ lớp da nâu vàng của con gà vừa chín tới. Ngoài các đàn anh có mặt từ lâu như Kentucky Fried Chicken, El Pollo Loco, Charo Chicken, các tiệm McDonald, Burger King và Carl's cũng đều có thêm món gà. Phải công nhận rằng Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường ngoạn mục : burger kẹp thịt bò, thịt heo hay thịt gà cũng chỉ 99 cents - mà có ai biết được trong 99 cents đó, bao nhiêu cents chi vào quảng cáo. Chỉ nói riêng về quảng cáo thôi. Tiếp đây, mời độc giả điểm mặt các đấu thủ trên võ đài thịt gà. KFC thì khỏi cần phải nói đến, vì có ai không thấy quảng cáo của KFC trên màn ảnh truyền hình. Ít biết đến hơn là El Pollo Loco và Koo Koo Roo, Grecian Chicken mà chúng tôi bắt đầu điểm danh.


El Pollo Loco đã xuất hiện từ gần ba chục năm tại tỉnh nhỏ Guasave, trong vùng duyên hải Thái Bình Dương của Mexico. Ông chủ Juan Francisco Pancho Ochoa mở sạp gà chiên (chưa phải là tiệm) đầu tiên năm 1975, lấy tên El Pollo Loco còn giữ đến ngày nay. "Chiết tự" chữ ấy theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "gà điên". Pancho làm món gà theo y công thức "tẩn liệm" của mẹ ông, uớp các loại gia vị cay, chua, và nướng trên lửa cháy bùng. Danh tiếng El Pollo Loco nhanh chóng truyền đi khắp miền bắc Mexico, giáp ranh Hoa Kỳ. Vào năm 1979, gia đình Pancho đã mở được tám mươi lăm tiệm gà nướng cùng tên ở hai mươi tỉnh. Không lâu sau, tin đồn vượt qua biên giới Hoa Kỳ. Năm 1980, khach ăn xếp hàng dài khi tiệm El Pollo Loco đầu tiên mở cửa trên đường Alvarado của thành phố Los Angeles. Thực đơn của El Pollo Loco đi kèm với rượu tortillas hâm nóng và nhiều món phụ. Ông Stephen Carley, hiện là chủ tịch và tổng quản trị của công ty, cho biết trong năm 2002, doanh thu của El Pollo Loco tăng bẩy phần trăm (những con số mới chưa có), và ông thật sự tự hào về các món gà mới tẩm ướp trong ngày, nướng trên lửa ngọn. Năm 1983, công ty Denny mua lại El Pollo Loco, nhưng gia đình Ochoa giữ lại được quyền khai thac hệ thống El Pollo Loco ở quê hương Mexico. Qua năm 1987, TW Services (nay là Advantica) mua lại cả El Pollo Loco và Denny. Đến Tháng Hai 1996, thực đơn có thên món mới rất được ưa chuộng Pollo Bowl, là một đĩa lớn gồm thịt gà nướng, cơm Tây Ban Nha kèm đậu pinto hay đậu đen hong khói, trên mặt rải hành, cilantro. Cuối năm ấy, chủ nhân mới của hệ thống El Pollo Loco là American Securities, một công ty đầu tư chứng khoán bản doanh New York. Ông Carley cho biết thực đơn El Pollo Loco vẫn tiếp tục giới thiệu cac món mới để đáp ứng khẩu vị đa dạng của thực khach. Hệ thống El Pollo Roco hiện có hai trăm bẩy mươi lăm tiệm ở bốn tiểu bang miền tây (California, Arizona, Nevada, Texas) và ở ngoại quốc có Malaysia, Philippines.
Koo Koo Roo có những đặc điểm khac, lá chủ bài là món "gà không da nướng lửa ngọn" đi kèm rau thơm và tỏi - salad trộn theo yêu cầu của thực khach, lá bánh cuốn (roll) mới nướng, súp và hai mươi bốn món phụ họa. Năm 2002, doanh thu của Koo Koo Roo là 49 triệu MK trong tổng số thu của công ty mẹ Prendium. Mở tiệm đầu tiên ở Los Angeles năm 1988, Koo Koo Roo hiện có hai mươi chín cơ sở ở khắp miền nam California. Phó chủ tịch tiếp thị Laurie Katapski tự hào nói rằng đa số khach hàng là giới chuyên môn 25 đến 54 tuổi thich tìm kiếm những món ăn hợp khẩu vị, mới nấu nướng, bổ và lành mạnh, ở mức giá trung bình. Bà Katapski cho biết : chúng tôi giữ phòng ăn thật sạch sẽ, sáng sủa, mỗi bàn có lọ hoa tươi và không khí thật thoải mái - bà ước lượng gần bốn mươi phần trăm khach hàng quen thuộc của Koo Koo Roo ghé ăn ít nhất mười lần mỗi tháng. Dù là tiệm fast-food, nhưng cac bữa trưa và bữa tối đều đông khach.
Cuộc cạnh tranh ngày càng sôi nổi. Mới đây, tiệm The Oasis Dining and Dancing xuất hiện ở Irvine, goc đường Maine và đường McArthur. Chủ nhân ba mươi tuổi Michael Zenatis theo nghề nấu nướng đã nhiều năm, quyết định rằng món sở trường làm theo công thức quê hương Hi Lạp của mình phải ngự tại một cơ ngơi riêng - tại sao không. Chàng dự đnh mở thêm dăm tiệm "Michael's Flambroiled Grecian Chicken" quanh vùng. Anh kể "Không phải là qua năm thứ nhì cac món gà Hi Lạp ở The Oasis mới được đông đảo thực khach chiếu cố, mà doanh thu đã tăng gấp ba, khach khen dữ lắm". Zenatis tâm sự "Đa số khach khen là thịt gà vẫn giữ được độ ẩm, mềm, ngậy, mặc dù nướng trên lửa ngọn" - anh cho biết, các món gà được gọi nhiều hơn hẳn tôm hùm và đồ biển. Zenatis tiết lộ : nước chanh có tính acid, làm bở và khô thịt gà, nên trong luc tẩm ướp phải có dầu olive nguyên thủy. Anh kết luận : công thức nấu nướng kiểu gia đình, theo truyền thống, vẫn là thich hợp để kinh doanh ở dạng fast-food.
Người viết vẫn định bụng đi nếm thử món gà Hi Lạp, mà cứ lần lữa, có lẽ vì dành thì giờ rảnh bù khú ba lon bia với bạn bè thú vị hơn. Lại chạnh nghĩ đến những người còn kẹt lại trong nươc, vài người là bạn tù. Trong thời gian tù, vì thường xuyên thiếu thốn, thịt thứ gì cũng ngon. Quên sao được con gà mà một gia đình lưu lạc từ Bình Trị Thiên vào tới xóm quê ven trại tù Z 30A năm nào đầu thập niên 1980. Chẳng là người viết được theo tổ thợ mộc đi làm nhà cho tên cán bộ có miếng đất sát hàng rào trại. Trong những ngày "làm ngoài", tổ mộc được cho ra xóm chơi nửa giờ buổi trưa. Những đứa trẻ xóm nghèo bẩn thỉu, ghẻ lở thật tội nghiệp vì cha mẹ tất bật với việc mưu sinh. Anh em tù thợ mợc rửa mụn, nhọt, ghẻ hờm cho vài em, không lâu sau lành. Thường mời anh em tù chúng tôi uống nước trà, hút thuốc, ăn kẹo là vợ chồng Lai, Liên - hai người đều hiếu khach. Chồng sửa chữa xehai bánh, vợ mua bán khoai mì lát, bắp, thuốc rê. Ngày cuối cùng của thời gian "làm ngoài", vợ chồng Lai-Liên buộc chúng tôi nhận một con gà đem về trại- hôm ấy cũng gần Tết. Món gà luộc là đại tiệc đối với anh em chúng tôi cuối tuần ấy - nước luộc gà thả vào vài nắm gạo trở thành một nồi cháo tuyệt vời, tưởng như chưa bao giờ ngon hơn trong đời. Bởi, đó là tình người, tình đồng bào, lóe lên ngay cả ở thời điểm vô cùng khó khăn đến mức tuyệt vọng.
KHANG VIỆT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,659
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.