Hôm nay,  

Niềm Vui Tự Tại

14/02/200400:00:00(Xem: 143199)
Người viết: DIỆU ÁI
Bài số 469-1007-Vb2090204

Tác giả Diệu Ái nguyên là một giáo chức tại Việt Nam, hiện cư trú tại Nam California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là truyện về một nữ Phật tử cao niên tìm thấy niềm vui tự tại từ sự an trú trong tâm Phật.
*

Ở Mỹ của cải vật chất đầy đủ, cuộc sống tiện nghi, con người không phải lo vật lộn với miếng ăn áo mặc. Nếu ta có một công việc tháng tháng đủ tiền trả mọi khoản chi tiêu cho cá nhân và gia đình là ta có thể yên chí, chẳng phải lo nghĩ gì, mọi sự sẽ dư sức qua cầu.
Bà Hải là một trong những người già Việt Nam được định cư ở Mỹ. Hai vợ chồng có một căn phòng khiêm nhượng trong gia đình con trai lớn. Tuy mọi thứ đều đầy đủ nhưng bà Hải vẫn không thoải mái với những suy tư của mình, nhất là phải sống sao cho hòa hợp với gia đình, họ hàng cũng như ngoài xã hội. Với gia đình, bà Hải rất thông cảm với sự lật bật của mọi người thân trong việc chạy đua với thì giờ một ngày. Người lớn đi làm, trẻ con đi học, làm sao bắt kịp với đà tiến của đời sống. Có lẽ vì thế mà chuyện đi lại thăm viếng, hỏi han, chăm sóc mất sự thường xuyên, nếu có việc cần hay nhớ nhau thì qua đường dây điện thoại. Lại còn phải lo về vấn đề xã giao với láng giềng, nhất là những người Mỹ đồng lứa tuổi với bà. Khi nói chuyện với họ, phải biết đứng ngồi, nói năng sao cho có khoảng cách, không suồng sã thân mật, vỗ vai, khoa tay múa chân, giọng nói cao thấp, nghiêm nghị hay vui đùa còn tùy thuộc ở người đối thoại. Khi nói chuyện cũng đừng nhìn một cách sỗ sàng, soi mói, nhất là đối với những người lớn tuổi, mắt kém làm họ khó chịu. Nhìn thẳng vào mặt người nói chuyện với mình là tốt nhất.
Ở Mỹ quyền riêng tư được tôn trọng tuyệt đối. Phòng của người này, người khác không được tự tiện vào dọn dẹp. Hồi còn ở Việt Nam, khỏang năm 1980, mỗi lần nhớ con nhớ cháu, bà Hải thường đạp xe đạp từ quận 10 đến cư xá Thanh Đa, đôi khi các con bà bận đi làm, các cháu bận học, nhà vắng. Bà tự ý làm chủ, quét dọn phòng cho các cháu, sắp đặt thứ tự lại đồ đạc bày bừa, giặt giũ cho cả nhà. Rồi có lúc cao hứng, bà còn ra chợ mua đồ ăn về nấu một bữa cơm chiều ngon lành cho con cháu. Có khi, bà ngủ lại cho tới sáng sớm hôm sau mới đạp xe về lại quận 10.
Ở đây thì khác, muốn đến thăm nhà ai phải điện thoại báo trước. Có việc đến nhà người thân dự đám cưới, đám hỏi hay lễ giỗ Tết phải lấy phòng trọ hay ở Hotel. Hạn hẹp lắm mới có chỗ thân tình còn giữ nề nếp Á Đông mới mời khách ngủ lại với câu châm ngôn "ăn hết nhiều, ở hết mấy", nhưng vẫn thấy bất tiện.
Tuy rời đất nước đã mười mấy năm, con cái của bà vẫn giữ nề nếp, rất hiếu thảo. Nhưng người lớn phải làm việc, trẻ con phải học hành, cứ như guồng máy quay mòng mòng, không lúc nào yên. Bà muốn giúp, việc ai người đó biết, cũng không xen vào mà giúp được. Tâm sự riêng tư kín trong lòng không ai biết. Bà đã già, ngoài phúc lộc xã hội và phụ giúp của con cháu để cuộc sống ông bà vừa đủ thong dong, còn họ hàng, con cháu ở quê nhà, bà không biết xử thế sao cho phải… Tuy có ông bên cạnh, bà vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng, vì xã hội Mỹ rộng lớn quá mà hai nền văn minh khác nhau, bà khó lòng hòa đồng được. Với tâm trạng rối ren như vậy, dần dần bà mất tự tin, cảm thấy cuộc sống nơi đây là một chịu đựng vô bờ.
Đầu năm 2003, theo lời khuyên của một người bạn, bà Hải đi đến một ngôi chùa cách nhà ông bà khoảng 40 phút lái xe. Không muốn phiền các con và hai cháu trai lớn đưa đón, bà phải đổi hai lần xe bus để đến chùa. Cảnh tĩnh lặng của chùa cũng đem lại cho bà sự êm ả, nhưng đạo Phật thâm sâu rộng lớn quá, không ngày một ngày hai mà thông hiểu hay thực hành được. Bà ước mong có được một nhân duyên giúp bà khai ngộ.
Bẵng đi một thời gian ngắn, bà trở lại chùa thì thấy cảnh vẫn còn mà sư trụ trì đã đi đâu. Ngôi chùa đang được sửa chữa lại và bà thấy có bóng mấy sư cô đang dọn dẹp. Bà Hải ngập ngừng không biết nên vào hay tháo lui thì một sư cô đã ngừng tay, nhìn ra tươi cười:
"Mời bà vào lễ Phật."
Bà Hải ngượng ngập. Bà chỉ đem theo chút ít tiền trong ví, chắc cũng chỉ mua đủ thẻ hương. Sư cô nói tiếp:
"Bà cứ tự nhiên vào trong điện lễ Phật."
Bà Hải bước vào. Bên trong không còn bày trí nhiều, gọn ghẽ mà vẫn rất trang nghiêm, không khí yên tịnh, thiền vị. Sư cô vào theo để thỉnh chuông, cử chỉ thanh nhã và đạo hạnh. Tự nhiên bà Hải thấy cảm mến như gặp lại một người thân nào ở kiếp trước đã là một gia đình, thầy trò, bạn hữu. Bà Hải lấy số tiền nhỏ nhoi cúng dường với tâm thành và sư cô dịu dàng cười:
"A Di Đà Phật, nếu đúc chuông mà thiếu số tiền của đạo hữu thì chuông sẽ không kêu."
Câu nói của sư cô đưa bà Hải trở về với kỷ niệm hồi thơ ấu với câu chuyện của bà nội kể lúc bà lên mười tuổi về một ngôi chùa nọ. Vào năm chùa khởi công quyên góp để đúc chuông, có một phật tử nghèo, chỉ đóng góp được một đồng tiền kẽm, ai cũng nhìn bằng con mắt miệt thị. Sau đó, chuông được đúc, đúc đi đúc lại mà cái chuông vẫn bị thủng một lỗ nhỏ. Sau có người bới đống đồng sắt vụn thấy có một đồng tiền kẽm sứt mẻ, đem cho vào nấu chuông mới hoàn hảo. Câu chuyện nữa cũng đầy ý nghĩa là một bà già nghèo kia, một hôm đem tới mừng Phật trong hội hoa đăng một cây đèn nhỏ xíu, cũ kỹ đặt bên cạnh những đèn nến sang trọng rực rỡ. Thắp một lúc, tất cả các cây đèn đều cạn, tắt, chỉ có cây đèn của bà già nghèo khó cứ cháy hoài. Không hề phân biệt giàu nghèo, cúng dường nhiều ít, tâm hướng Phật của người nghèo khó cũng ngang bằng vua A Dật Đa cúng dường cả khu đất rộng lớn, xây dựng đồ sộ nguy nga để làm nơi Phật giảng đạo.
Bà Hải lâu lâu đi lễ một lần. Khi gặp ni sư trưởng, khi gặp các sư tỷ muội trong chùa. Không khí trong chùa tĩnh lặng, trang nghiêm, các sư rất ít nói, nhưng từ ánh mắt, nụ cười, lời nói đều có ánh sáng trí tuệ và từ bi làm mỗi lần gặp gỡ, trò chuyện, tâm hồn bà Hải thấy thư thái, an ổn như tìm được nơi trú ẩn. Vợ chồng bà Hải xin housing đã lâu, nay được gọi, mọi thủ tục đã xong, bà Hải lo dọn tới chỗ mới sẽ xa hoặc ngược đường tới chùa. Khi lễ xong, ra về, sư cô hỏi:
"Bác thường chứ""
Bà Hải đang suy tư nên buột miệng:
"Đệ tử không biết nay mai đổi nhà mới có được gần chùa không""
Sư cô mỉm cười chia sẻ:
"Không sao đâu. Nhà mới sẽ gần mà."
Đâu phải lời nói suông miệng. Quả nhiên hôm sau điện thoại reo. Ông bà Hải được gọi lên làm giấy thuê căn nhà ở một khu phố mà tính ra, chỉ cách chùa có bốn lốc bus.
Bà Hải càng ngày như được khai ngộ qua lời giảng pháp của sư cô, tâm an lành hướng về nguồn đạo. Bà thường thỉnh kinh sách về đọc, và một hôm, đến thiền viện, bà thỉnh cuốn thơ "Cùng vầng trăng soi". Khi ra về, trời đã chập tối. Trong lúc chờ xe bus, bà giở cuốn thơ ra xem, tình cờ mở ra trang 286, đầu đề bài thơ "Tôi hết để tang tôi". Bà Hải giật nẩy mình và hai chữ để tang cứ ám ảnh bà, bà tính về tới nhà sẽ đọc tiếp. Sáng hôm sau, có điện thoại người em họ báo tin bà cô chồng mất. Bà Hải sững sờ, có phải đầu đề bài thơ đã ứng báo cho bà Hải tin buồn trong gia đình" Tuy bà là cháu dâu, nhưng bà rất quý trọng bà cô chồng vì sự cư xử và tình lý của bà đối với họ hàng, con cháu. Là con gái nhà quan, bà cô chồng của bà Hải tính tình đôn hậu, khiêm tốn, giữ lề lối phong cách nhà nho, thêm tính siêng năng, cần mẫn và cầu tiến. Một tay bà cô tần tảo chăm sóc gia đình, con cái để ông chú rể yên tâm vừa học hành vừa làm việc. Kết quả, ông chú đã đỗ đạt, thăng quan tiến chức, thành công về ngành ngoại giao, có chức vụ trong chính quyền Cộng Hòa cũ. Bà cô theo chồng nhậm chức ở nước ngoài, cũng phải thay đổi nếp sống sang trọng cho phù hợp với nghi lễ của nước mình và nước người. Nhưng mỗi lần về nước trong dịp nghỉ hè, cả cô chú lại trở về nếp sống đơn giản, khiêm cung. Đối với họ hàng, con cháu, ông bà một mực quí hóa và thương mến.


Sau năm 75, xuôi theo vận nước, ông bà đưa con cháu sang định cư ở Mỹ. Trong lần đổi đời này thêm một lần vất vả gây dựng lại từ đầu. Với sự tần tảo và tề gia nội trợ, bà đã giúp chồng khỏi lo nghĩ, bận bịu chuyện nhà mà yên tâm làm việc, các con dưới bàn tay chăm sóc của mẹ, học hành đều đỗ đạt thành công. Bốn tiểu thư đều tốt nghiệp đại khoa, việc làm lương bổng cao, ngang với chồng, có khi trội hơn chồng, nhưng vẫn theo gương mẹ hiền, một lòng chiều chồng, thương con và cư xử với họ hàng, kẻ bề trên, kẻ con cháu hết lòng quý hóa. Tuy đã gần 80 mươi tuổi, mắt kém, bà cô vẫn cắt may áo sơ mi cho chồng, cho con, cho người thân thuộc theo đúng kích thước, vì bà cho rằng áo mua sẵn mặc không vừa vặn bằng áo đo may. Họ hàng, con cháu có đám giỗ, cưới xin, dù mệt, bà cũng cố gắng đi dự để chung niềm vui với gia tộc…
May thay bà Hải đã hiểu được lẽ vô thường trong kinh Phật, có sinh thì phải có tử, nên thay vì luyến thương, bà thành tâm cầu nguyện cho bà cô chồng ra đi thanh thoát và sớm hưởng phúc báu ở cõi Vĩnh Hằng.
Một chuyện nữa trong gia đình của bà Hải. Các con của bà đang lo âu về việc đoàn tụ của người em thứ tư. Giấy tờ hai phía Việt Nam và Mỹ đã xong xuôi lâu rồi mà vẫn cứ như dậm chân tại chỗ. Thấy mẹ vẫn an nhiên tự tại, con gái trách:
"Sao thấy mẹ không lo nghĩ gì về việc em con còn kẹt ở Việt Nam""
Bà chỉ cười. Lo nghĩ mà xong sao. Bà âm thầm cầu nguyện. Đến chùa, sau buổi lễ, sư cô hỏi:
"Bác có vui không""
Bà cười:
"Dạ vui, sư cô. Con gái của đệ tử cứ trách sao mẹ chẳng lo toan gì về việc em sang đoàn tụ có được không" Đệ tử chỉ biết cầu nguyện và xin thuận theo duyên nghiệp."
Sư cô nhìn bà với ánh mắt thông cảm:
"Sang ngay thôi mà."
Chiều hôm đó về tới nhà thì được điện thoại của con trai báo tin đã được gọi phỏng vấn. Không lẽ lời nói của sư cô là điềm may báo trước"
Từ đó bà Hải càng chuyên cần đọc kinh, nghe pháp và tìm hiểu đạo qua sách vở. Cuốn thơ "Cùng Vầng Trăng Soi" cũng trong bộ sách học đạo của bà. Càng gần gũi các sư cô, bà Hải càng nhận ra cái tâm trong sáng, chân thật của các sư và càng cảm phục. Đơn giản trong chiếc áo nâu sồng, nhưng nét mặt, ánh mắt của sư cô lúc nào cũng ngời lên sự hiểu biết và lòng từ ái, vững vàng như có căn tu từ bao kiếp trước.
Bà Hải còn biết sư cô đã thực hiện lòng từ bi qua nhiều trường hợp giúp đỡ kẻ thiếu phương tiện. Có người vì đơn chiếc, thiếu hụt, khi chết không đủ tiền lo chay ma, sư cô tới tụng niệm và giúp đỡ không một điều kiện nào. Biết ai thiếu hụt, bị bỏ rơi lúc lâm chung thì sư cô tới hứng lãnh mặc dù mới dọn chùa, còn rất túng hụt.
Từ khi cửa thiền rộng mở, đông đảo người già, kẻ tật nguyền, người Mỹ cũng như Phật tử Việt nghe tiếng, đến chùa rất đông để dự những khóa Thiền và tìm nương tựa đạo. Bà Hải đã gặp một sinh viên người Mỹ rất siêng tới dự khóa Thiền hoặc lễ Phật. Thanh niên này mặc áo tràng, biết chắp tay vái và niệm A Di Đà Phật mỗi khi gặp đồng đạo bất phân màu da, tiếng nói. Thanh niên tâm sự với nụ cười đã an nhiên:
"Trước đây tôi nhìn cuộc đời u tối lắm, đôi khi muốn tự tử. Nhưng nay tôi đã được giác ngộ nhờ sư cô. Tôi thấy cuộc đời đẹp và có ý nghĩa vô cùng."
Một bà người Mỹ, sau buổi thiền, nằm ở ghế sofa, khuôn mặt rạng rỡ không vướng bận chút ưu lo nào. Cặp mắt bà ta lim dim như ngủ mà không phải ngủ. Bà vừa thấm nhuần được giáo lý của Phật qua sư cô và cảm thấy những xáo trộn trong tâm tư đã được lắng xuống. Nhìn các Phật Tử không phân biệt màu da, tới và hòa hợp với nhau bằng cái tâm cầu đạo, một ông trung niên mỉm cười:
"Con người cứ đắm chìm trong tham ái, sân si cũng như đang trôi trong địa ngục. Đến đây, cửa thiền không phân biệt người giàu, kẻ nghèo, chủng tộc, tất cả đều bình đẳng. Thế mới biết thiên đàng hay địa ngục đều từ tâm mà ra…."
Trước đây, ông ta như là một người nào khác, tới chùa bằng sự tò mò, muốn thỏa lòng nhạo báng. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, ông ta thay đổi hoàn toàn, mắt nhìn, lời ăn tiếng nói đều trong một tâm Phật.
Đôi lúc các sư cô cũng đi xa, khi một tuần, khi vài tuần lễ, nhưng cửa thiền vẫn rộng mở cho ai tới tu thì tới. Vắng bóng sư cô, bà Hải cảm thấy trống vắng nhưng khi gặp lại sư cô, bà Hải thấy trong lòng mừng vui, vững niềm tin.
Từ ngày gặp các sư cô, Bà Hải cũng đã thay đổi nhiều. Trước đây, hễ gặp chuyện gì thì bồn chồn, lo sợ, đêm không ngủ được. Nhưng gần gụi sư cô, nhìn thấy vẻ thanh tú, sự thong dong của sư cô, cũng như ánh sáng trí tuệ ngời trên nét mặt, lời giảng nhẹ nhàng, đơn giản dễ hiểu đã làm trái tim bà Hải biết hiểu, biết thương và những ham muốn, ghét bỏ, sân si dần dần lui bớt.
Hễ có dịp là bà Hải đến chùa nghe pháp, lễ Phật nhưng chưa dám tham dự vào khóa thiền. Một hôm, nhân lúc nói chuyện với nhau xong về nhân quả, về khẩu nghiệp, sư cô nói:
"Bác đến đây tập thiền đi."
Bà Hải lắc đầu:
"Tôi lớn tuổi quá rồi, đọc kinh cả 40 chục năm còn có khi quên…"
Sư cô cười hồn nhiên:
"Đọc kinh cũng là thiền đấy. Không nhớ cũng tốt, cho cái tâm không càng dễ ngộ…"
Sư cô nói rất ít nhưng đã thấm vào tâm tư bà Hải, làm mỗi ngày bà Hải càng thấy an nhiên, tự tại hơn, không còn lo nghĩ, sợ hãi vẩn vơ nữa. Ngay cả chuyện xẩy ra trong gia đình, bà Hải cũng nhẫn nại chờ cho qua đi.
Vợ chồng đứa con trai út ở tiểu bang xa, hàng tuần vẫn gọi điện về thăm cha mẹ, thăm hỏi. Nhưng bỗng bẵng đi, cô con dâu gọi về cho biết, dạo này anh ấy hay bực bội, gắt gỏng. Hai ông bà định lên Texas thăm coi tình trạng gia đình con. Không biết có phải gia đình kém yên vui hay trong công việc có nhiều vấn đề lo toan mà con trai bà thay đổi tính nết" Mỗi đêm bà thành tâm cầu nguyện cho con, dâu, cháu được mọi sự an lành. Đang cầm vé trong tay thì con dâu lại điện thoại về cho biết là vì mấy đứa cháu hay đau ốm nên cậu út lo lắng bực bội mà không nói ra làm bố mẹ không yên tâm, xin bố mẹ rộng lượng bỏ qua cho. Nay đàn cháu của bà đã mạnh khỏe vui chơi rồi. Nghe lời hiếu thuận của con dâu, Bà Hải vô cùng sung sướng vì lời cầu nguyện của bà đã được chứng. Bà thầm nhủ sẽ cố gắng tu học hơn để xứng đáng với sự quan tâm của sư cô và trước tiên là an tịnh cho bản thân mình.
Chỉ một năm gần gụi các sư cô, bà Hải đã thấy mình có nhiều thay đổi, từ tâm hồn đến tính tình. Không còn lẫn lộn bất phân phải trái, hay lo nghĩ, buồn rầu, trí nhớ kém cỏi mà sáng ra rất nhiều. Bà thích làm việc lợi ích cho người khác, nhìn người khác thấy nhiều cái tốt đáng học hỏi, bà còn yêu trẻ, quý già. Bà có thể ngồi cặm cụi cả bảy tiếng một ngày để đan mũ áo cho trẻ sơ sinh của hội từ thiện nơi bà ở. Thỉnh thoảng bà nấu những món ăn thuần túy của quê hương miền Bắc, mời mấy người bạn già đến căn town house của ông bà để thăm hỏi, trò chuyện và ăn với nhau bữa cơm trưa.
Hạnh phúc của bà là ông Hải, đấng mày râu, người thương suốt đời bên cạnh bà năm nay đã 80 mươi tuổi. Trước kia, ông Hải rất nghiêm ngặt, lễ nghĩa, nhưng nay, cũng hòa đồng theo bà. Thấy bà đan mũ áo cho trẻ sơ sinh, ông cũng giúp gỡ len cho bà, cùng bà đến hội từ thiện và giúp bà trang trí một bàn thờ Phật trong nhà, tuy đơn giản nhưng rất trang trọng.
Bên ông, bà Hải càng vững tâm hơn và thấy hạnh phúc về chiều như ánh hoàng hôn đẹp vô kể. Bà cũng mang ơn sư cô, các tỷ muội của sư cô, đã đem ánh sáng đạo vào tâm bà, để bà biết sống cuộc đời tỉnh thức, biết hiểu và thương.

Mùa Xuân năm Giáp Thân
Diệu Ái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,271,399
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến