Hôm nay,  

Sống Ở Mỹ Nói Tiếng Việt

30/01/200400:00:00(Xem: 133824)
Người viết: HOÀNG ĐỨC
Bài số 459-997-Vb4280104

Tác giả Hoàng Đức, 63 tuổi, cho biết ông đã từng dạy học tại quê nhà và tại Mỹ; Học lực: hậu đại học; Hiện cư trú tại Westminster, California. Sau đây là bài “viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
*
Đây là một đề tài tôi muốn viết từ lâu nhưng chần chừ mãi, phần vì lười biếng, phần vì thiếu tự tin không biết viết ra có báo nào chịu đăng bài của mình không, không biết có ai chịu đọc không và vì do dự mãi không biết đặt tựa đề như thế nào cho gọn cho đúng với ý muốn của mình. Nay nhân đọc cuốn "Rừng mắm văn nghệ" của Võ Đình, một họa sĩ kiêm văn sĩ tôi sung sướng tìm được nhan đề bài viết của tôi phỏng theo bài viết của ông Võ Đình nhan đề "Sống ở Mỹ viết tiếng Việt". Tôi xin phép ông Võ Đình được đạo văn, thuổng của ông nguyên con tựa đe,à chỉ sửa lại chữ "viết" thành chữ "nói".
Cách đây một năm tôi lên San Jose dự đám cưới đứa cháu, con cô em họ. Trong câu chuyện hàn huyên sau bữa ăn tối, cô em của tôi thuật lại câu chuyện khá vui, nhân tôi khen thằng cháu qua Mỹ từ lúc còn bé tí mà vẫn nói được tiếng Việt mà lại là tiếng Huế nữa. Cô em tôi kể rằng trong một cuộc phỏng vấn nghề nghiệp (interview Job) người phỏng vấn đại diện cho công ty là một người Việt Nam nên ông ta vui miệng hỏi thằng cháu tôi ở nhà nó nói tiếng Việt hay tiếng Mỹ, thằng cháu đã vui vẻ trả lời rằng nó nói tiếng Việt. Người phỏng vấn lại hỏi:
- Anh nói tiếng Việt vùng nào"
- Tôi nói tiếng Huế mọi.
Người phỏng vấn chào thua vì không biết tiếng Huế mọi là tiếng vùng nào. Số là cháu tôi nói tiếng Huế nhưng âm điệu pha lẫn giọng Huế, giọng Saigon và giọng Mỹ thành một thứ tiếng lơ lớ mà dân Huế chúng tôi thường gọi đùa là "Huế mọi" do các sắc dân vùng thượng du ở Huế nói, vì thế cô em của tôi thường chế nhạo thằng con là:
- Mi nói tiếng Huế mọi.
Tội nghiệp cháu tôi cứ nghĩ là có một thứ tiếng Huế mọi trong ngôn ngữ Việt Nam, do đó nó trả lời người phỏng vấn là nó nói tiếng Huế mọi làm ông này cứ ngẩn tò te chẳng biết thứ tiếng gì và ở vùng nào trên dãi đất Việt Nam.
Người Việt Nam tuy sinh sống ở Mỹ nhưng vẫn dùng tiếng mẹ đẻ để giao thiệp với nhau dù tiếng Mỹ có nhiều người còn thông thạo hơn là tiếng Việt. Đây là trường hợp các thanh thiếu niên sinh trưởng tại Mỹ hoặc qua Mỹ lúc còn bé khi chưa có một vốn liếng tiếng Việt khá. Loại tiếng Việt này khá lý thú! Chúng ta nghe thế hệ này nói tiếng Việt tất phải phì cười. Nhưng đây là một căn bệnh rất dễ chữa. Chỉ cần một thời gian chịu khó trau dồi thì sẽ nói tiếng Việt lưu loát và dùng tiếng Việt trong sáng ngay. Tôi có quen một ông bác sĩ thú y trước đây đã từng giữ chức vụ quan trọng trong Bộ canh nông VNCH nên qua Mỹ ngay từ những ngày sôi động năm 1975. Ông có một vài đứa con sinh trưởng tại Mỹ nên có thể xem chúng như những thằng Mỹ con và tôi đã từng được nghe những đứa bé này nói những câu tiếng Việt thật ngộ nghĩnh như:
- Bố bảo con canh chừng không cho ông nội ngồi ngoài vườn lâu nhưng con nói mà nó không nghe nó cứ ngồi ngoài đó mãi.
Hoặc là khi có người gọi phone vào thì thằng bé bảo với mẹ nó rằng:
- Mẹ ơi có ông nào muốn mẹ nè. Con nói mẹ chưa sẵn sàng nhưng nó nói là nó muốn mẹ liền ngay bây giờ.
Con nhỏ em của thằng bé lại nói tiếng Việt thông thạo hơn anh và lại còn dùng văn phạm một cây xanh dờn như:
- Em muốn anh cầm (hái) cho em trái kia kìa, nó ngồi trên cái cành bên kia kìa.
Chúng ta phải chấp nhận cách nói tiếng Việt này của con cháu chúng ta và cố gắng dạy cho chúng nói năng lưu loát hơn.


Nhưng thật khó chấp nhận thứ tiếng Việt lai căng của một số người Việt chỉ mới sống ở Mỹ một vài năm mà lại ở tại đất Cali trong cộng đồng Việt Nam đông nhất thế giới này. Hàng ngày họ nói tiếng Việt trong gia đình, trong xã hội họ cũng tiếp xúc với đồng hương nhiều hơn với người Mỹ. Lưỡi của họ cũng nếm toàn nước mắm trong bữa ăn thường nhật nên chúng ta khó có thể nghĩ là lưỡi của họ đã bị ríu lại nên không thể nói tiếng Việt lưu loát được nữa. Tôi đã từng nghe họ nói một thứ tiếng Việt 7 phần Việt 3 phần Mỹ hay là tứ lục tức là 6 Việt 4 Mỹ. Trong các câu nói bao giờ họ cũng cố gắng chêm vào một số từ ngữ Mỹ cứ y như là họ đã quên tiếng mẹ đẻ và trong lúc nói chuyện thì tiếng Mỹ đã đến trước trong trí óc đã dày đặc tiếng Mỹ. Họ muốn cho ta nghĩ là họ am hiểu tiếng Mỹ, là họ rất giỏi tiếng Mỹ. Nhưng chẳng lẽ nói chuyện với người Việt mà lại xài toàn tiếng Mỹ mà thực ra họ cũng chưa đạt đến trình độ lưu loát tiếng Mỹ như họ mơ tưởng, nên họ bèn chọn phương thức khoe tài tiếng Mỹ bằng cách nói nửa nạc nửa mỡ tức là nửa Mỹ nửa Việt trộn lại với nhau thành một thứ tiếng lai căng, đầu Ngô mình Sở chả ra cái quái gì. Chúng ta hãy nghe những phát ngôn sau đây để thấy sự kệch cỡm, kênh kiệu và đôi khi lại còn để lòi cái dốt ra nữa.
Đây là một cán sự sở xã hội quận Cam nói chuyện với khách hàng Việt Nam, một người không rành tiếng Mỹ:
- Anh chỉ báo cáo chậm một ngày là tôi do something rồi. Nhưng mà Ok, anyway tôi cho anh một cái chance. OK để anh try, OK cho next time, OK"
Trong một câu ngắn mà cô OK tía lia như lính nhảy dù của chúng ta bắn súng đại liên thì thật hết chỗ chê. Lại một hôm tôi vào một cửa hiệu bán sách, may mắn được nghe một ông chủ tiệm nói tiếng Mỹ vi vút như thế này.
- Hiện nay tôi không thể trả lời anh right now được. But anyway tôi sẽ write down cho anh một cái check. Anh yên chí tôi sẽ mail cho anh ngay today.
Nghe những câu nói chắp vá như những cuộc tình của trai tứ chiếng gái giang hồ, tôi bỗng muốn bắt chước hai nhân vật Hứa Do, Sào Phủ bên Tàu chạy vội về nhà để rửa tai. Tiếng Việt Nam ta mà nói đến trình độ này thì thật "Ấy là bệnh nặng" không còn thuốc chữa được nữa. Thử tưởng tượng ngày nào bạn cũng nghe những câu nói tả pín lù, hú hồn, hằm bà lằng, loạn xà ngầu như thế thì chắc là bạn phải đi khám lỗ tai vì bị viêm màng nhĩ. "Speak tiếng Việt" như vậy thì chẳng khác nào ta ăn bánh mì với mắm ruốc trộn với butter.
Tôi đồng ý là có những từ ngữ Việt Nam dùng không đạt, không tới bằng tiếng Mỹ thì ta có thể dùng tiếng Mỹ để thay thế chẳng hạn như: đi shopping, đi dự party, gọi phone vv… trái lại tôi thấy dị ứng với thứ tiếng Việt lai căng kênh kiệu, như động một tí là Wow! My God! Hay Really hay I see vv…thậm chí có người lại dùng tiếng Mỹ một cách kỳ lạ chẳng hạn họ đã dùng tiếng Việt rồi lại kèm theo tiếng Mỹ diễn tả cùng một ý. Ví dụ "Nhưng dù gì thì anyway..." hoặc là "tôi đã cố gắng try..." hay "Xin quý vị đi follow theo sau tôi".
Các bạn có thể nghe một câu như thế này mà không khó chịu thì tôi xin đầu hàng cả hai tay lẫn hai chân: "Mẹ không có free time để talk cho you nghe. Hẹn you some day me sẽ talk more hơn, OK""
Những gì tôi viết trên đây là muốn trình bày với các bạn một khía cạnh trong đời sống trên đất Mỹ. Xin bạn đọc xem như là một câu chuyện khôi hài. Tôi không có tham vọng dạy đời mà chỉ mong mang đến cho các bạn một niềm vui nho nhỏ trong những lúc trà dư tửu hậu. Nếu quý vị say yes thì tôi thank kiu quý vị còn nếu quý vị say No không đồng ý với tôi thì tôi xin sorry quý vị. See you later nhé quý vị.

HOÀNG ĐỨC

Ý kiến bạn đọc
30/12/202103:23:45
Khách
Tôi hoàn toàn đồng y với tác giả , tôi rất di ứng với những kẻ lai căng mất góc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,200
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.