Hôm nay,  

Ngày Tết

28/01/200400:00:00(Xem: 144157)
Người viết: TỐ TÂM
Bài số 457-995-Vb8250104

Tố Tâm cho biết cô là con gái áp út của một gia đình HO9, dân Cali chính hiệu nhưng đang học "bán thuốc tây" tại một tiểu bang miền Đông. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, về ngày Tết Cali.
*

-Reng! Reng! Reng!
Chuông điện thoại reng. Tôi nhoài người tới bốc phone.
-Hello Tâm hả! Mai là thứ sáu rồi dó nhỏ biết không! Tối nay giao thừa và mai là mồng một tết....
Tôi vừa nhấc phone lên thì ở đầu dây bên kia Phượng nói liền cho một tràng. Tôi hét lên:
-Trời ơi là trời! Ai không biết là còn ngày mai nữa phải đi học! Tối nay giao thừa thì tất nhiên ngày mai phải là ngày mồng một tết chứ hông lẽ......
Phượng ngắt lời tôi:
-Không, không, ta muốn nhắc cho nhỏ biết là tối nay giao thừa có muốn đi chùa hái lộc, đón giao thừa ở đó không"
Tôi háo hức:
-Vậy mà không chịu nói sớm để ta tưởng nhỏ đang...... bị làm sao ấy chứ!
Phượng giục tôi:
-Sao, đi không thì nói để ta còn phone tới vài đứa nữa rủ đi đông đông cho vui.
Tôi chần chừ:
-Ừa, đi thì đi! Ôi, nhưng mà ta phải về nhà trước 12 giờ khuya.
Phượng cằn nhằn:
-Cái gì" Lại đòi về trước 12 giờ hả. Không biết khi nào nhỏ mới liệng bỏ cái đuôi thỏ sợ bóng đêm này đi!
Rồi nó dấm dẳng:
-Thôi, ở nhà làm "thục nữ " đi! Ta đi đón giao thừa với ba má ta vậy!
Phượng gác máy. Nó biết tỏng là tôi không thể nào đi đón giao thừa được vì tôi đang ở trọ để đi học. Nếu đi đón giao thừa thì tôi sẽ là kẻ xông đất đầu năm trong nhà này. Điều này tôi không dám! Tôi lại bật nhạc. Giọng Celine Dion cất lên cao vút, bay chói vói trong không gian tràn đầy nắng ấm của buổi chiều miền nam Cali. Mùa xuân đi ngang qua cửa sổ. Tia nắng vàng tinh nghịch nghé vào cười với tôi. Tôi thấy lòng mình xôn xao.
Thời gian này của những năm về trước, tôi đâu có được rảnh rổi ngồi nhà nghe nhạc như bây giờ. Cái tết cuối cùng trước khi tôi rời Việt Nam thật là nhộn. Ngày 26 tết nghỉ học, tôi và Hòa An lao vào...... chợ, bắt đầu sắm tết với một cái list: vài ký đường, vài ký đậu, vài ký bột, vài hộp màu, và vài gói vanilla..... để đủ dùng cho các thư bánh mứt. Một rổ me làm me dầm đủ đãi đám bạn cùng lớp. Rồi hành kiệu.... để làm dưa món, dưa chua.... Thứ gì tôi và Hòa An cũng mua sắm giống nhau như thể nhà nó và nhà tôi sẽ tiếp một loạt khách khứa giống nhau.
Chợ tết đông nghẹt người. Không khí loãng ra, ngộp thở. Vừa chen lấn Hòa An vừa lẩm bẩm:
-Ráng chịu khó, một năm chỉ có một lần tết thôi!
Ngày 28 tết. Mấy anh chị tôi ở Sài Gòn lục tục kéo nhau về. Không khí trong nhà rộn hẳn lên. Tiếng chọc phá, tranh luận ồn ào suốt ngày. Ba má đi ra đi vào nhìn đám con, thỉnh thoảng nhắc nhở:
-Giởn vừa vừa thôi, coi chừng.... bể nhà!
Phòng bếp la liệt những bột, đường, bánh trái, dưa hành kiệu.... Tôi lăng xăng để mấy chị sai vặt: bóc vỏ đậu, cắt rể hành, lau nền nhà..... Chiều 30 cúng rước ông bà, ông Nội đốt nhang trầm thơm lừng cả nhà. Tiếng cười đùa lắng xuống. Kim đồng hồ tích tắc nhích từng giây. Tấm thảm năm cũ từ từ cuốn lại theo vòng quay của đồng hồ để trãi ra một tấm thảm năm mới. Bà Nội ngồi têm trầu. Ba sửa lại mấy chậu kiểng. Má sắp lên mâm những cặp bánh chưng, đòn bánh tét mới vừa vớt trong nồi ra còn nghi ngút khói. Đám con loay hoay đánh bài. 10 giờ tối, Hòa An cùng đám bạn rục rịch kéo tới. Tôi xin phép rồi vù đi. Những vòng bánh xe quay tròn trên đường phố. Phố xá lên đèn sáng trưng. Những tốp người có lẽ đi chùa hoặc cũng đi lang thang ngoài phố về một hướng nào đó để đến phút giao thừa sẽ quay lại đi theo hướng "tốt " để về nhà như bọn tôi. Bọn tôi vừa chạy xe vừa nói chuyện cười đùa vang cả khu phố. Thành vọt xe lên hét to:
-Quẹo qua đường Trần Cao Vân. Năm nay xuất hành theo hướng Bắc.
Cả bọn lục đục kéo nhau lên đường Trần Cao Vân. Con đường đầy ổ gà làm những chiếc xe phải phanh gấp phát ra tiếng "két" "két" đê"n rợn người. Đâu đây vài tiếng pháo đại lác đác nổ. Rồi như đua nhau, cả khu phố bừng lên trong tiếng pháo. Cả đám dừng xe lại và bắt đầu những lời chúc tụng:
-Chúc An năm nay...
-Chúc Thành năm mới....
-Chúc....
-...........


Pháo vẫn đì đùng nổ. Mùi khói pháo quyện vào không gian nghe nồng nồng ấm ấm. Mồng một tết, khi ánh dương vừa hé anh tôi treo dây pháo lên cái sào tre rồi đốt. Lũ chó mèo cụp đuôi, run cầm cập chạy trốn vào nhà thật tội nghiệp. Mùi thuốc pháo bay vào tận trong các phòng. Xác pháo hồng phủ đầy một góc sân. Xa gần tiếng pháo râm rang nổ. Nội không cho dọn xác pháo. Nội nói:
-Đầu năm không được quét rác!
Đầu năm, tôi phải cẩn thận trong mọi thứ. Lời ăn tiếng nói phải nhẹ nhàng thanh tao. Bưng dọn đồ đạc phải cẩn thận cho khỏi bị đổ vỡ.... Anh tôi cố tìm mọi cách để khỏ lên đầu tôi một cái:
-Để suốt năm được dịp khỏ lên đầu con bé hoài.
Rồi chúc tết! Rồi nhận lì xì. Đám con nít kiếm chuyện tranh tiền lì xì với nhau. Tiếng cười đùa bung ra vui như.... tết. Ba má uống trà, mỉm cười nhìn đám con đã lớn mà vẫn ưa chọc phá lẫn nhau. Bà Nội móm mém ngồi nhai trầu. Ông Nội ngâm nga thơ Đường với ly trà nghi ngút khói trên tay. Tôi sà lại bên Nội, lắng nghe âm điệu của bài thơ Đường bằng tiếng Hán mặc dầu không hiểu gì cả để thấy lòng mình thật bình yên. Nắng mới xôn xao. Cụm mai vàng khoe sắc.....
*
Xuân xứ người, một mình nơi gác trọ, tôi mơ về tiếng pháo, về không khí gia đình ấm cúng, mơ một cuộc hẹn hò với đám bạn đi chơi xuân..... Xuân xứ người, ngày mồng một tết tôi ôm tập đến trường, muốn hét thật lớn vào không gian: Hôm nay là ngày tết!
Chiều đi học về, chưa kịp thay đồ thì Phượng và Huy tới. Huy chìa ra phong lì xì đỏ:
-Chúc Tâm.....
Phượng cười chúm chím hích tay Huy:
-Anh phải chúc nhỏ Tâm có bồ để tết tới em được..... bồ hắn lì xì lại.
Chúng tôi kéo nhau đến chùa Việt Nam. Chiều mồng một tết chùa đông kín người. Khói hương nghi ngút. Tôi khấn trước Phật:
-Xin cho ông bà Nội và Ba Má con được bình an.
Rồi tôi tự hỏi:"Sao không lần nào tôi cầu xin cho tôi một cái gì cả".
Chúng tôi vòng ra hái lộc. Huy kéo cành cây sà xuống thấp cho Phượng và tôi bẻ. Cành cây tội nghiệp! Qua một đêm giao thừa và ngày mồng một chỉ còn lại những cành xơ xác. Phượng bảo:
-Phượng muốn lại xin xăm.
Chúng tôi lại vòng ra sân chùa. Người ta kẻ ngồi người đứng lao nhao quanh ống đựng xăm trước tượng Phật. Các cô gái quỳ gối, đầu cúi, hai tay cầm ống đựng xăm lắc lắc, mắt lim dim cầu nguyện. Hình như họ cầu nguyện để được quẻ tình duyên tốt. Các bà cũng qùy gối cầu xin gia đạo an lành. Đâu đây khói hương thoang thoảng. Tôi kéo tay Phượng:
-Đông qúa! Làm sao mà chen vô được!
Phượng gật đầu:
_Ừ thôi về đi. Tối rồi lạnh qúa!
Ngày thứ bảy, hội chợ của Tổng Hội Sinh Viên thật đông người. Huy và Phượng ghé lại đón tôi. Nhỏ Phượng hôm nay mặc bộ áo dài màu tím thật thướt tha nôm duyên dáng ra phết. Tôi diện chiếc áo dài màu vàng hoa cúc. Đảo qua các gian hàng, chúng tôi sà lại chổ chụp hình.
-Mình chụp hình mặc áo dài đi nhỏ - Phượng rủ. Rồi nó ôm hết áo lạnh, túi xách của cả tôi và của nó ấn vào tay Huy:
-Anh ôm dùm đi. Tụi em đứng chụp vài kiểu.
Ông phó nhòm sửa sửa chổ đứng cho tôi và Phượng rồi nói như ra lệnh:
-Nhìn tôi nè! Nhìn tôi!
Phượng lẩm bẩm:
-Ông có gì đẹp đâu mà nhìn.
Rồi nó nhoẻn miệng ra cười vừa lúc tiếng bấm máy vang lên.
Chiều tôi vừa về đến nhà thì Ba, Má ghé thăm. Ba vuốt tóc tôi:
-Con gái bữa nay xinh qúa!
Tôi phụng phịu:
-Con ăn tết một mình buồn hiu hà.
Má lôi ra từ túi xách: mứt mãng cầu, mứt me, mứt cam quất.... Mỗi thứ một gói.
Má bảo:
-Nội gởi cho. Khuê đem từ Việt Nam qua cho con đó! Đem cất rồi qua bên nhà bác chúc tết với ba má.
Tôi mừng rơn. Nội tuyệt vời qúa! Lúc nào Nội cũng nhớ và lo cho tôi thật nhiều.
Đêm đó, nhà bác họ của tôi bày mâm cỗ. Ăn uống xong, mấy anh chị họ cùng tôi tán phét với nhau rồi quay ra đánh bài. Tôi không rành chơi bài cho nên bị phạt qùy suốt buổi. Anh Thuần xoa đầu tôi trêu chọc:
-Tội nghiệp con bé. Năm nay sẽ bị quỳ suốt.
Chổ ghế salon, hai bác cùng ba má râm ran ôn lại chuyện cũ, ôn lại những cái tết đã qua, những cái tết từ thời xa xưa có thể từ lúc tôi chưa góp mặt trên đời. Lòng tôi dâng lên một cảm giác hạnh phúc vô biên. Tuy đang ở xứ người, nhưng tôi vẫn có được một cái tết trọn vẹn. Chỉ tiếc một điều, không có Nội ở đây để tôi sà vào lòng Nội để nghe Nội ngâm nga thơ Đường và chúc Nội năm mới bình an vạn thọ.

TỐ TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến