Hôm nay,  

Một Thoáng Gặp Gỡ Nhạc Sĩ Phạm Duy

27/01/200400:00:00(Xem: 149435)
Người viết: LÊ HIỀN
Bài số 455-993-Vb6230104

Lê Hiền là tác giả nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đã được phổ biến. Ông sinh năm 1951, du học tại Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Công việc: kỹ sư điện tại hãng ởÛ Irvine, thành phố mà ông và gia đình hiện đang cư trú. Sau đây là bài mới của ông viết về Little Saigon...
*
Chủ Nhật bữa nay như thường lệ tôi chở cháu gái 13 tuổi đi học đàn piano dưới Little Saigon, nhà tôi từ Irvine xuống khu phố Bolsa khoảng 16 dậm, mất chừng 20 phút lái xe hơi. Ghé tiệm phở Bolsa làm lai rai vài sợi phở gà. Thả cô con gái nơi cô giáo dạy đàn, sau đó chúng tôi đi về phía chợ Quang Minh mua đồ ăn cho trong tuần. Tôi để vợ tôi vào chợ mua sắm, còn tôi ghé qua tiệm sách Tự Lực cạnh bên mua các tờ báo xuân Việt Tide, Việt Báo, Người Việt, đây là một thông lệ hàng năm của tôi không có thể bỏ được. Nhân tiện tôi ghé quầy để sách tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và nhà văn Mai Thảo. Xem được chừng 10 phút say mê hết quyển truyện này đến quyển truyện khác. Tôi ngẩng đầu lên ngó dáo dác thì thấy một bác đầu tóc trắng xóa một mầu trông thật mạnh khoẻ đang đứng cách tôi vài bước cũng đang chăm chú lật từng trang sách. Tôi nhớ mang máng là có gặp ở đâu đó, moi móc trí nhớ thì ra tôi đã được gặp bác đang đứng trước mặt tôi trong băng nhạc Paris By night chủ đề Phạm Duy, vậy mà tôi tưởng đã gặp bác ngoài đời, thật ra tôi mới chỉ được gặp qua hình ảnh trong các quyển hồi ký và băng nhạc. Có lẽ chính là bác Phạm Duy, thưa vâng có lẽ đó chính là nhạc sĩ Pham Duy. Tôi ngờ ngợ nhìn bác rồi lại nhìn vào cuốn sách đang cầm trong tay.
Vừa khi tôi đánh bạo nhìn chăm chú thẳng vào bác thì bác cũng ngẩng đầu nhìn qua tôi, bác cúi xuống xem sách rồi lại ngẩng đầu lên nhìn tôi lần nữa. Tôi rón rén đi lại phía bác lên tiếng chỉ sợ mình nhận lầm thì quê một cục.
- Dạ xin lỗi bác cho cháu hỏi thăm, thưa bác có phải là nhạc sĩ Phạm Duy"
- Chính là tôi đây thưa anh.
Tôi hoàn hồn thở ra nhẹ nhõm tôi đã không nhìn lầm người.
- Trông bác quá mạnh khoẻ so với số tuổi hơn 80 của bác.
- Cám ơn anh đã có lời hỏi thăm.
Tôi ngập ngừng đưa tay ra bắt tay bác Phạm Duy để tỏ sự xúc động của tôi, bác Phạm Duy đã không nề hà đưa tay ra bắt tay tôi, biết tôi là ai mà bác vẫn đưa tay ra có lẽ tôi chỉ là một trong hàng triệu những người mến mộ nhạc sĩ. Cuộc tiếp xúc và nói chuyện thật ngắn ngủi với bác Phạm Duy chỉ vỏn vẹn có đuợc 40 giây, nhưng đã để lại trong tôi thật nhiều xúc động.
Không lẽ mình có duyên gặp bác Phạm Duy ở đây trong nhà sách Tự Lực nơi chốn của các tâm hồn văn học và nghệ sĩ thường hay lui tới. Không biết chừng tôi đã từng gặp các nhà thơ và nhà văn nổi tiếng trong nhà sách Tự Lực này, mà tôi không để ý vì tôi chưa hề biết mặt. Biết đâu người đứng cạnh tôi coi sách chẳng là một Du Tử Lê hay Nhật Tiến... Được gặp các văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nhà sách bất ngờ như thế này có lẽ thú vị hơn là được gặp trong một buổi ca nhạc hay ra mắt sách. Bởi vì chỉ có trong hoàn cảnh tự nhiên này mới nhìn thấy được con người thật không bị những hào quang che phủ, trở về với con người bình thường đích thực là mình.


Little Saigon là như vậy đó, thủ đô tinh thần của người Việt xa xứ. Một buổi đẹp trời nào đó vào Cosco mua đồ bạn có thể gặp Ái Vân, Elvis Phương đang đứng đợi ở quầy trả tiền. Ghé tiệm ăn này có món ăn ngon, bạn sẽ bắt gặp Khánh Ly trong bộ quần áo thường ngày không phải là một ca sĩ Khánh Ly áo dài hát nhạc Trịnh Công Sơn, bắt gặp hình ảnh một chị nói giọng bắc ăn tô hủ tiếu Mỹ Tho đấu hót ào ào với ai đó, thỉnh thoảng đưa lên môi điếu thuốc lá đầu lọc rít một hơi dài rồi nhả khói rất ư sảng khoái. Ghé phòng mạch kia bạn sẽ gặp cô Kiều Chinh không son phấn mộc mạc trái hẳn trên những poster...
Bạn sẽ ngạc nhiên thích thú đến không ngờ tại sao những người nổi tiếng lại có thể giản dị đến như vậy. Và để rồi nếu có duyên và may mắn bạn ghé vào nhà sách trên đường Brookhurst&11th sẽ bắt gặp hình ảnh bác Phạm Duy như bao nhiêu người bình thường khác đi lùng kiếm sách đọc cho đời thêm vui.
* * *
Tôi nhớ cách đây hơn 30 năm vào năm 1973 thì phải tôi đã được nghe nhạc sĩ Phạm Duy và ca sĩ Thanh Lan hát cho sinh viên du học Nhật nghe tại sân khấu hội trường của một nhà thờ, sau khi hai người dự buổi thi ca nhạc quốc tế tổ chức tại Đông Kinh. Có khoảng hơn hai trăm sinh viên tới dự, tôi cũng đã có đến tham dự buổi ca nhạc này. Khi đó tôi chỉ được nhìn nhạc sĩ Phạm Duy từ xa dưới sân khấu cuối hội trường.
Ca sĩ Thanh Lan và bác Phạm Duy bữa đó thay phiên hát tặng các anh em sinh viên bài Tuổi Hồng, Tuổi Mộng Mơ, Chú Bé Bắt Được Con Công...

Tuổi Mộng Mơ:

Em ước mơ mơ gì,
tuổi mười hai, tuổi mười ba"
Em ước mơ em là,
em được là tiên nữ
Ban phép tiên cho hoa
biết nói cả tiếng người
Ban phép tiên cho người
chắp cánh bay giữa trời.
Thật đẹp thay!
Thật đẹp thay! Giấc mơ tiên!
Thật đẹp thay!
Thật đẹp thay! Giấc mơ tiên!

Chú Bé Bắt Được Con Công:
Bắt được con công,
chú bé bắt được con công
Đem về biếu ông,
biếu ông, ông cho con gà
Đem về biếu bà,
biếu bà, bà cho quả thị
Đem về biếu chị,
biếu chị, chị cho quả tranh
Đem về biếu anh,
anh cho con chim tu hú.
...
Xa nhà mà lại được các nghệ sĩ đến nói chuyện văn nghệ bên nhà thì thật nhớ quê hương, lòng bùi ngùi cảm động, chúng tôi nghe say mê và vỗ tay vang dội cả hội trường sau mỗi một bài hát chưa kịp dứt. Khi đó tôi đang học ở dưới tỉnh cách Đông Kinh gần 3 giờ đồng hồ nghe cú điện thoại người bạn gọi xuống báo tin là tôi khăn gói nhẹ đi lên nghe ngay.
* * *
Tôi ngập ngừng tính tiến lại bác lần nữa để nói rằng tôi đã được nghe bác hát từ hơn 30 năm trước ở Đông Kinh nhưng lại thôi, tôi không muốn quấy rầy nhạc sĩ để cho nhạc sĩ được sự yên tịnh tự nhiên thả hồn vào những trang sách.
Bây giờ sau hơn 30 năm tôi được gặp lại con người bằng xương bằng thịt trước mắt hỏi sao tôi không xúc động. Trông bác giản dị và bình thường như bao nhiêu người khác, nhưng trong đó lại chứa một trời âm nhạc. Bác coi một vài cuốn sách, rồi đi ra khỏi tiệm, tôi dõi nhìn theo sau lưng bác, cây cổ thụ âm nhạc Việt Nam trông vẫn còn mạnh khoẻ. Bác vẫn còn khoẻ thì sẽ còn những bản trường ca mới ra đời.
Lê Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,386,352
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến