Hôm nay,  

Ước Mơ

22/01/200400:00:00(Xem: 163517)
Người viết: NGUYỄN THUÝ PHƯỢNG
Bài số 451-989-Vb6160104

Tác giả Nguyễn Thị Thúy Phượng lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà sinh năm 1967, hiện cư trú tại San Jose, công việc đang làm là Manager cho một tiệm cơm chay. Bài viết đầu tiên của bà là câu chuyện của người chị lớn trong gia đình cựu sĩ quan VNCH,cùng em trai vượt biên tới Mỹ năm 17 tuổi và trở thành đầu cầu cho bố mẹ và các em đoàn tụ tại Mỹ.
*
Chiều nay Vi lại nhận được thơ của sư cô Huệ Đức. Cầm những tấm hình của các em cô nhi trên tay Vi cứ ngắm đi ngắm lại những gương mặt thật ngây ngô, trong sáng làm lòng mình chợt ấm lại … Ngoài hiên nhà những hàng thông xanh đong đưa hàng lá, cơn gió lạnh mùa đông se sắt làm cây cỏ cũng rùng mình. Vi liên tưởng đến những ngày tháng cũ như một cuốn phim quay chậm trong trí nhớ.
Hình như au cũng có những ước mơ. Ở tuổi mới lớn, niềm ước mơ không phải là áo đẹp, là bạn bè rong chơi mà là được đi học. Vi học rất giỏi từ cấp một, ước mơ của cô bé là trở thành cô giáo hoặc y sĩ nhưng niềm ước mơ vỡ tan như bong bóng nước.
Vi còn nhớ rõ hình ảnh của bố khoác chiếc túi với mấy bộ quần áo trên vai. Bố cười thật hiền từ nói với mẹ:
- Anh đi sớm, anh sẽ về sớm với em và con.
Bố thật thà như đếm, chưa đến ngày trình diện, Bố đã khoác túi từ giã vợ con, hy vọng đi sớm về sớm với vợ con. Căn nhà đầy kỷ niệm, thân thương dán kín niêm phong như cuộc đời của mẹ khép chặt từ đó, nước mắt cay đắng lặng lẽ chờ chồng. Mất nhà, mất chồng không một nơi nương tựa, mẹ dãi dầu mưa nắng nuôi đàn con dại. Nước mắt mẹ như không cạn không còn nữa….
Một tấm nylon trải trên mặt vệ đường mẹ bán bất cứ cái gì ai gởi mẹ bán vài cây chổi quét nhà, mấy cái tô, chén kiểu, vài xấp vải cũ… Tiền lời có hôm chỉ đủ mua bó rau về luộc chấm tương chao qua ngày mẹ cũng vui, còn hơn không có đồng nào. Vi thương mẹ lắm, mấy mẹ con chỉ có vài cái áo thay đổi, Vi thương sáu đứa em bé dại. Từ hai bàn tay trắng, mẹ bôn ba để qua ngày nuôi con. Là con gái đầu lòng Vi phụ mẹ hàng ngày bày hàng ra chợ bán. Không vốn liếng, không có chỗ bán nhất định, hai mẹ con vất vả mưa nắng vẫn không làm Vi buồn bằng nghỉ học ở nhà. Vi năn nỉ mẹ:
-Mẹ ơi! Cho con đi học
Mẹ thương Vi lắm, mặc dù Vi luôn đứng đầu lớp, nhưng mẹ nói:
-Nhà mình nghèo, con là con gái lớn phải ở nhà phụ mẹ.
Bắt đầu từ đó, ban ngày Vi phụ mẹ bán hàng còn ban đêm Vi học bình dân học vụ dành cho những người lớn tuổi. Niềm ước mơ đến một đất nước tự do, Vi sẽ vào đại học mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Sau gần mười năm mất nước, cuộc sống đỡ vất vã hơn, mẹ chắt chiu dành dụm và tìm được một chỗ tổ chức đi vượt biên cho các con. Mẹ đặt cọc vài chỉ vàng chuẩn bị cho Vi và Trường trốn ra khỏi nước. Như một phép lạ, thật may mắn hai chị em được tàu đánh cá Thái Lan vớt và tạm thời ở trại tỵ nạn khoảng hai năm thì được phái đoàn Mỹ phỏng vấn. Bố của Vi là cựu sĩ quan dưới chế độ cộng hòa, hơn nữa vì dưới mười bảy tuổi, do đó hai chị em được ưu tiên đi thẳng qua Mỹ theo diện con cựu quân nhân.
Có lẽ Vi chẳng bao giờ quên được cảm xúc đầu tiên khi vừa bước chân đến phi trường nước Mỹ. Tiếng nói cười của ngôn ngữ lạ, ai cũng cao lớn hơn Vi. Họ ăn mặc đủ kiểu, cái gì cũng lạ, cái gì cũng đẹp hết. Vi mệt lắm, hai chị em không quen ngồi trên máy bay đến hơn mười mấy giờ đồng hồ, bây giờ những bước chân nặng trĩu vì ngồi lâu trên máy bay hay vì cảm giác lạ lùng sợ hãi Vi cũng không hiểu. Vi hồi hộp quá.
Vi được hội nhà thờ bảo lãnh, người bảo trợ của Vi là một gia đình người Việt Nam ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Lousiana. Đứng ngơ ngáo, hai chị em đảo mắt tìm người bảo trợ, cuối cùng Vi tìm thấy người đàn ông tay cầm bảng giơ cao với tên của Vi và Trường. Anh trạc khoảng trên dưới bốn mươi, người dong dỏng cao, hơi gầy. Trên đường anh đưa hai chị em về nhà, đi ngang qua những cánh đồng cỏ xanh ngát. Trường buột miệng hỏi anh Tuấn:
-Anh Tuấn ơi! Ở Mỹ người ta trải thảm ở ngoài đường hở anh"
Câu hỏi thật ngây ngơ của Trường làm anh ấy phải phì cười.
Bắt đầu từ ngày ấy, cuộc đời hai chị em bước sang bước ngoặt mới.
Nhà bác Khải không khá giả cho lắm, bác có tất cả bốn người con, hai trai hai gái. Anh Tuấn và chị Dung đã có gia đình, chỉ còn lại anh Dũng đang đi học College và Hằng người con gái út bằng tuổi Vi đang học lớp mười hai thì chưa có gia đình. Bác Khải trai khoảng bảy mươi tuổi đã về hưu, bác gái trên dưới sáu mươi tuổi đang làm bán thời gian bỏ hàng hóa vào bao cho khách tại một chợ của Mỹ. Cả gia đình chỉ sống bằng đồng lương của bác gái, do đó rất chật vật. Ngày Vi và Trường sang, ngỡ được hưởng trợ cấp chính phủ trong thời gian đầu nhưng tiếc là hai chị em đánh mất giấy tờ trong khi chuyển máy bay. Đành phải nộp giấy tờ để xin I94 để hợp thức hóa ở Mỹ, sau đó mới được xin trợ cấp.
Những ngày đầu tiên ở nhà bác Khải, Vi chưa quen lắm với giờ giấc và khí hậu bên này. Đến trường mắt Vi nặng trĩu, một mặt cố gắng chống chỏi với cơn buồn ngủ, mặt khác cố gắng theo dõi bài giảng trong lớp làm Vi mệt nhoài người.
Hàng ngày, hai chị em đón xe bus để đi học, Vi và Trường học trường W.K high school gần nhà, Vi học lớp 11, còn Trường học lớp 7, chương trình học tiếng anh dành cho người không phải sinh trường tại Mỹ dễ dàng hơn nhưng Vi cũng phải vật lộn với những chapter dài mấy mươi trang của các môn học khác. Trường của Vi không có nhiều học sinh Việt Nam lắm, giờ ăn trưa Vi thỉnh thoảng cũng chào hỏi vài người bạn Việt, cũng có vài bạn không biết nói tiếng Việt vì qua đây từ lúc bé, do đó Vi chỉ chào hỏi qua loa. Thức ăn chính không phải là những đĩa rau xanh xào ngọt ngào rau mới cắt, hay là những hạt cơm dẻo thơm mùi lúa mới bên nhà. Vi chưa quen với những miếng bánh mì tròn kẹp thịt, miếng pizza với chese béo ngậy. Vì vậy Vi tập ăn ít rau sống trộn, bánh mì không và uống sữa, dần dần Vi cũng tạm quen đi với những thức ăn Mỹ.
Tan học, về đến nhà, Vi vào bếp để chuẩn bị cơm chiều cho cả nhà. Bác gái đi làm đến tối khuya mới về, bác dặn Vi cứ mở tủ lạnh thấy rau cải, thịt cá bác mua sẵn để ngăn đá Vi lấy ra để nấu cơm tối. Sau khi ăn xong, Hằng phụ Vi rửa chén. Hằng là con gái út cho nên cả gia đình rất cưng chiều. Ngoài giờ học, Hằng ở trong phòng để coi ti vi hay tán gẫu với bạn bằng phone. Thỉnh thoảng bác trai la mắng cho có lệ nhưng đâu cũng vào đó, Hằng không chịu vào bếp để phụ mẹ dọn dẹp hay học nấu nướng gì cả. Từ ngày Vi về ở công việc dọn dẹp, giặt giũ hình như là bổn phận của Vi. Bác Khải luôn cằn nhằn bác gái đã nuông chiều con quá mức nên Dũng và Hằng mới trở nên như vậy. Vi tạm quen với nếp sống ở nhà bác Khải và trường lớp, trong lòng tuôn tạ ơn trời đất đã cho mình được có cơ hội để đi học lại.
Một hôm bác Khải trai gọi Vi ra nói:
-Cháu ơi! Hai bác có hứa sẽ bảo bọc cho hai cháu trong vòng ba tháng đầu với điều kiện hai cháu có tiền trợ cấp, cháu thấy cuộc sống gia đình bác rất khó khăn, bác đã giúp cho hai cháu đến được đây… là đã trọn bổn phận của bác.
Vi cũng không buồn bác chút nào, Vi đã từng khổ quen rồi, hơn nữa Vi luôn chuẩn bị tinh thần để tự mình sống độc lập.
Những ngày tan học xong, thay vì về nhà, Vi lang thang trên phố để tìm việc làm. Không rành ngôn ngữ ở xứ người, Vi đi hết khu phố này đến khu phố kia đến mỏi chân, cuối cùng thấy thấp thoáng màu tóc đen trong tiệm Food Togo, đánh bạo Vi đẩy cửa bước vào xin việc làm. Người đàn ông trung niên, nước da hơi ngâm bước ra tiếp chuyện với Vi. Sau khi nghe Vi trình bày, ông ta hỏi:
-How old are you"
-Fine. Vi trả lời
Bỗng dưng ông ta bật lên cười ròn rã. Vi nghe nghẹn ở cổ họng, người nóng như lên cơn sốt. Bối rối, không biết ông ta cười mình cái gì. Vi chỉ biết nhìn sững ông ta thì ông ta hỏi Vi thật chậm rãi:
-How old are you"


Lúc ấy Vi mới hiểu tại sao ông ta cười. Sau khi Vi diễn tả vừa bằng điệu bộ, vừa bằng lời nói, cuối cùng Vi được ông ta nhận vào làm. Niềm vui mừng không thể diễn tả, Vi chỉ biết là Vi vui lắm, những bước chân cuống quýt làm Vi bước chao đảo, không hiểu ông ta mướn Vi bao nhiêu tiền một giờ, điều đó không quan trọng lắm Vi chỉ hiểu một điều là Vi đã có việc làm.
Bắt đầu từ hôm ấy, mỗi ngày tan học là Vi đón xe bus đến chỗ làm, họ sắp cho Vi làm ở dưới bếp, hàng ngày ngoài việc gọt khoai, xắt rau rửa nồi, chảo Vi phải lau nhà, bàn ghế luôn cả chùi nhà cầu. Những cái chảo to một vòng tay ôm không hết, dù nặng nề bao nhiêu Vi cũng cắn răng làm. Những người đồng nghiệp của Vi toàn là da đen, họ cao lớn giọng nói thì thật khó hiểu, Vi cố gắng làm cũng chả hiểu gì, chỉ nhìn họ ra dấu và làm theo những gì họ chỉ cho Vi làm qua động tác. Vì vậy Vi luôn là trò cười cho cả bếp giải khuây, những khi Vi nói sai hay không làm đúng thì những thái độ giận dữ hay những tràng cười sặc sụa làm Vi buồn cười, vừa tủi thân. Một điều Vi hiểu rằng, việc làm là tất cả do đó Vi để ngoài tai, mặc cho những giọt nước mắt thỉnh thoảng biểu tình trên má.
Tìm được một chung cư cho thuê một phòng. Vi xin phép hai bác dắt em ra ngoài để tự mưu sinh. Vì không có chuyến xe bus đi về nhà ban đêm lúc 10 giờ tối, ngày nào cũng vậy Vi đành cuốc bộ năm block đường để về nhà, Trường thương chị cho nên cứ canh đến gần giờ chị đi làm về là đi bộ ra đón chị. Hình ảnh đứa em trai bé bỏng gầy guộc đứng co ro trước cửa nhà hàng đợi Vi hàng đêm làm Vi thật xót xa. Đã dặn em bao nhiêu lần ở nhà đợi chị vậy mà nó có nghe đâu, cứ thương chị đi về một mình. Trường không ngại những hôm trời lạnh cắt da, hay mưa phủ cả đường toàn một màu nước. Mưa như vô tình càng nặng hạt như không hề thấy hai chị em dắt díu nhau chạy trong mưa thật nhanh để về nhà.
Tiền lương sau khi trang trải tiền nhà và chi phí thì không còn bao nhiêu. Vi hình như không mua thịt gì khác ngoài gà cho Trường ăn vì nó rẻ tiền, trái cây cũng vậy, táo là món hai chị em ăn hàng ngày vừa rẻ vừa ngon nữa. Cuộc sống chật vật, mệt mỏi vì công việc làm Vi đuối sức từ thể xác đến tinh thần. Đã bao nhiêu lần đứng trên chiếc cầu cao Vi có ý định tự tử, nhưng hình ảnh các em và bố mẹ lại chập chờn ẩn hiện. Tất cả gia đình đặt hết tin tưởng vào Vi, Vi sẽ là một nhịp cầu để mang các em qua đây mai này vì vậy Vi lại cố gắng qua ngày mà sống.
Một hôm, Vi liên lạc được với một người bạn xưa kia ở chung trại tỵ nạn đang sinh sống tại California, qua nhiều lần trò chuyện tìm hiểu Vi quyết định sẽ qua bên ấy để có cơ hội tiến thân.
Sau khi nhờ một người bạn mua vé máy bay giúp, đặt cọc tiền phòng cho nửa tháng, Vi còn lại khoảng gần hai trăm năm chục đô. Vi định bụng qua ấy sẽ xin đi làm chợ hay nhà hàng cũng được bên ấy có nhiều cơ hội cho Vi kiếm việc làm và đi học hơn. Hai chị em được người bạn đón từ phi trường về căn nhà của hai vợ chồng trẻ, căn phòng nhỏ trống trơn không một đồ vật ngoài tấm màn cửa cũ màu xanh da trời. Dù vậy cả hai chị em thật thích thú với cảnh vật mới. Vi trải đỡ hai chiếc mền mỏng nơi góc nhà cho hai chị em ngủ sau một ngày dài ngồi trên máy bay.
Buổi sáng vừa thức dậy Trường rủ chị đi một vòng hàng xóm chơi vì đối diện là một công viên có hồ nước nhỏ rất dễ thương. Những cụm hoa nở buổi sáng rất đẹp thấy chị trầm trồ khen, Trường hái vài cánh hoa đem về cho chị. Người chủ nhà thấy Trường cầm những cánh hoa xếp vào ly thủy tinh cho chị, cô ta nói:
-Hai đứa mà hái hoa của công viên nếu bị bắt sẽ bị phạt đó.
Chưng hửng vì không hiểu hái hoa bên đường là phạm tội Trường vội vã nói:
-Tại em không biết, mình phải làm sao bây giờ"
Nhìn cu cậu lúc ấy thật tội nghiệp.
Trường rất ngoan và thương chị, cái gì ngon nhất cũng dành cho chị, Vi được an ủi rất nhiều khi có đứa em trai ngoan như vậy. Vi bắt đầu đi kiếm việc làm không khó lắm. Hàng ngày làm phụ bếp cho một nhà hàng Việt, buổi chiều Vi xin hai chị em học ESL tại trường miễn phí gần nhà. Sau một năm, hai chị em đủ điều kiện xin vào College học. Hai thùng giấy úp ngang được hai chị em biến thành tủ chứa sách lẫn bàn học. Căn phòng chỉ thêm chiếc nệm mỏng mà Vi đã may ráp lại từ bốn chiếc nệm ghế bỏ đi của hàng xóm. Trường cao hẳn lên, chân lòi ra khỏi chiếc nệm dã chiến làm Vi thương em thật nhiều. Chưa một lần em đòi mua quần áo mới. Cả ngày chỉ biết cặm cụi học vì vậy Trường học rất giỏi.
Cuộc sống cũng chật vật vì Vi luôn dành dụm để gởi tiền về cho bố mẹ ở VN. Những lá thơ gởi cho gia đình hai chị em luôn dấu bố mẹ những vất vả vì Vi biết có nói ra thì bố mẹ sẽ không bằng lòng cho Vi gởi tiền về cho nhà nữa. Vi và Trường đi vượt biên, mẹ ở lại phải trả nợ dần số vàng mẹ thiếu lại họ. Vì xót xa khi hình dung đến bố bừa ra tù lại bệnh hoạn ốm yếu. Mẹ thì vất vả, buôn bán ngược xuôi để lo cho gia đình. Những hình ảnh đó giúp Vi thêm nghị lực để đứng vững một mình lo cho em ăn học và giúp gia đình.
Thời gian trôi nhanh, Vi tốt nghiệp hai ăn cán sự về ngành điện toán và được vào làm cho một hãng điện tử chuyên về máy copy. Làm khoảng vài năm thì hãng khai phá sản, Vi vừa mất việc làm được một tuần thì nhận được tin hai đứa em gái vượt biên đến Mã Lai. Nửa mừng vì Vân và Thảo vừa đến Mã Lai an toàn, nửa lo vì mất việc làm, bằng mọi cách Vi phải tìm được việc làm để còn làm hồ sơ bảo lãnh cho hai em sang Mỹ nữa. May mắn, tuần lễ sau đó Vi lại tìm được việc làm tại một hãng điện tử khác. Vi gởi tiền cho hai em hàng tháng đã nếm bao khó khăn thiếu thốn ở trại tỵ nạn, Vi không muốn các em phải khổ cực như mình xưa kia.
Vi quen Hoàng xưa kia học chung trường college, hai đứa tìm hiểu nhau sau bốn năm Hoàng và Vi quyết định đi đến hôn nhân. Còn Trường thì vừa học vừa làm và đã tốt nghiệp đại học về ngành computer programming. Sau năm năm hai đứa em gái cũng được định cư tại Mỹ và về chung sống với Vi.
Sau ngày đám cưới, hai đứa quyết định tổ chức tuần trăng mật ở VN. Một mặt ra mắt hai họ, một mặt có dịp thăm gia đình và du lịch các nơi trong nước. Càng đi nhiều nơi VI càng chứng kiến bao nhiêu cảnh thương tâm. Những gia đình nghèo khó không nhà, thiếu ăn thiếu mặc phải tạm ở trên các ghe nhỏ không được đến trường mà phải dầm nước cả ngày dưới dòng sông đục. Nơi những vùng ruộng đồng xa thành phố thì không có điện nước, hay bệnh xá, các em phơi nắng dầm mưa ngoài đồng, làm đủ các công việc đồng áng cực nhọc để phụ gia đình.
Ngày Vi trở về VN nô nức bao nhiêu thì ngày trở lại Mỹ buồn bấy nhiêu. Những hình ảnh của các em mồ côi như ẩn hiện bên Vi làm Vi thật đau lòng. Ýù tưởng phải làm một cái gì đó để giúp các em tàn phế, nghèo khổ luôn thôi thúc trong lòng Vi. Hai vợ chồng làm hãng điện không dư dả cho lắm phần lại có con, Vi phải dành dụm cho cháu mai này đi học. Vì vậy Vi bàn với chồng mình trích ra vài chục đô hàng tháng gởi về các viện cô nhi, mặc dù không bao nhiêu nhưng giúp các em có thêm chút quà bánh. Hoàng tính tình rộng rãi, bao dung luôn hưởng ứng vợ trong tất cả những việc từ thiện, dù phải đi làm thêm giờ để có dư ra giúp cho các em. Vi cám ơn anh đã chia sẻ với Vi bao nhiêu năm nay để mộng ước giúp các em được trọn vẹn, dù Vi biết công việc mình làm giống như muối bỏ biển, nhưng có còn hơn không.
Gần hai mươi năm sau từ ngày Vi rời khỏi VN, đêm nay giáng sinh, bố mẹ các em của Vi, Hoàng và hai nhóc quay quần bên bàn ăn nói cười không ngớt, Vi thấy lòng hạnh phúc hơn hết. Vi tạ ơn trời đất đã cho con tất cả những gì con có ngày hôm nay, người chồng hiền lành, hai đứa con ngoan, bố mẹ các em đoàn tụ chung sống vui vẻ bấy lâu nay. Tạ ơn đất nước thứ hai đã cưu mang Vi dù rằng đắng cay, vất vả trải dài bao năm tháng nhưng Vi có một tương lai tốt đẹp, cả gia đình đoàn tụ hạnh phúc nơi xứ người
Nếu ai có hỏi Vi ước mơ gì" Vi sẽ trả lời là: Tất cả những hạnh phúc đang có sẽ mãi là của Vi.
Nguyễn Thị Thúy Phượng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến