Hôm nay,  

Chuyện Vui Vui Số 1

06/01/200400:00:00(Xem: 172722)
Người viết: AN TÂM
Bài tham dự: 435-973-V6261203

Bà An Tâm hiện sống ở Little Saigon, là tác giả bài viết “Những tấm lòng bồ tát”, kể về những hoạt động của người bạn là tiến sĩ Cẩm Vân nỗ lực trợ giúp việc lo chăm sóc các trẻ bị tàn tật do thầy Thích Quang Hạnh tổ chức ở Việt Nam. Sau khi bài được đăng tải trên Việt Báo, nhiều bạn đọc đã có lòng thăm hỏi. đã tìm các
Sau đây là địa chỉ của Thầy Thích Quang Hạnh, Thế danh Mai Văn Phúc 154/4A đường Lê Hoàng Phái, Quận Gò Vấp, Saigon, Việt Nam. Điện thoại (84) 88941442 hoặc (84) 0903372847 Email: [email protected]
Quý vị có điều chi muốn hỏi xin gọi cho Cẩm Vân số 626-564-9568
Và, tiếp theo, là một bài viết mới mà tác giả gọi là “Chuyện Vui Vui số một.”
*

Chúng ta đang sống ở một đất nước mà nền công kỹ nghệ được xếp hàng đầu trên thế giới nên việc gì cũng phải nhanh. Trước hết là nói tiếng Mỹ nhanh.
Sau khi đặt chân trên đất Mỹ mọi người chúng ta ai ai cũng phải đi xin việc làm. Nếu chúng ta nói tiếng Mỹ trơn tru thì khả năng được thâu nhận cao hơn so với những người khiêm nhường chỉ thích nghe mà không thích nói.
Tôi có quen một người, tiếng Mỹ của ông cũng nhì nhằng, bập bẹ được bài ba câu. Trước khi đi xin việc ông nhờ cậu con trai gà cho một số câu nói, ông thuộc lòng. Khi gặp xếp phỏng vấn ông nhanh nhẩu nói tưới hột sen đại khái là "tôi yêu thích cái việc này. Nó rất hợp với khả năng của tôi, tuy chưa có kinh nghiệm vì mới từ Việt nam qua, nhưng tôi sẽ vừa làm vừa học vân vân và vân vân". Thế là ông được chọn.
Xin mở dấu ngoặc mách nhỏ những vị nào đang chờ phỏng vấn để vào quốc tịch. Xin đừng nói tiếng Mỹ lưu loát quá vì nó thấy mình nói giỏi nó hỏi tới tấp, mình quên một cái là ăn muối ngay. Cứ từ từ mà trả lời, dù hiều nhiều cũng nói là biết "a little bit" thôi. Đó là kinh nghiệm của một vị mà tôi gặp hôm thi quốc tịch. Hai ông bà cùng được phỏng vấn một lượt. Bà thì nghĩ mãi mới trả lời được câu hỏi, còn ông thì nói thao thao bất tuyệt vì trước kia làm sở Mỹ mà. Kết quả ông bị rớt còn bà thì đậu. Có gì đáng ngạc nhiên đâu vì nó thấy ông giỏi nó vặn hỏi về sử Mỹ hơi nhiều làm sao mà ông nhớ hết được.
Việc kế tiếp là ăn nhanh. Thì giờ bên Mỹ này sao mà nó đi nhanh thế. Mới chợp mắt được một chút là đã bị cái đồng hồ báo thức làm phiền. Rửa mặt đánh răng vội vàng, vị nào có vợ hiền, chồng dại thì chôïp đại ly cà phê gói ăn sáng làm sẵn vừa chạy xe vừa ăn uống. Vị nào single thì mau mau lướt xe đến các tiệm fast food. Chiều về vừa dạy con học vừa nấu bếp rồi nghiền ngấu thật nhanh bữa cơm chiều để còn đi ngủ lấy đức ý quên lấy sức cho ngày sau.
Sống ở đất Mỹ, có lẽ chỉ các cụ trên 65 tuổi là có thể thong thả. Các cụ chẳng cần vội vàng cứ nhẩn nha ngủ. Nhiều khi phải nhờ mấy viên thuốc mới dỗ được giấc ngủ muộn màng. Còn thì ngay đến các bé sơ sinh cũng phải dậy sớm để theo cha mẹ hoặc cha đưa anh hay chị đến trường, đến nhà trẻ.
Làm việc cũng phải mắt nhanh tay lẹ để theo kịp những việc dây chuyền. Chậm một chút là lãnh đủ những lời khen của xếp nhỏ, xếp lớn. Việc nào cứ làm việc theo chủ nghĩa tà tà như hồi còn bên Việt Nam thì coi chừng đấy. Vô phước ôm bảng phong thần "layoff" ngay. Cái nhà, cái xe ngay cả đến vợ con cũng đội nón ra đi không hẹn ngày trở lại.
Nhìn những bàn tay thon thon điều khiển con chuột thoăn thoắt trên máy computer An Tâm tội thật bái phục. Đó là chưa kể những chuyện lên trời xuống biển của nhân loại.
Sau cùng cái nhanh quan trọng nhất là tôi muốn đề cập là "Đi Nhanh". Ở đây chúng ta tạm gác lại những chuyến đi nhanh bằng máy bay vì nó thuộc về cương vị chuyên môn. Vật mà chúng ta cần để giải quyết việc đi nhanh trong thực tế là cái xe hơi. Ở Việt Nam mình trước 75 nhà nào giàu cũng chỉ có 1 hoặc 2 cái xe hơi là cùng. Chủ xe không cần phải biết lái vì đã có tài xế. Còn trên đất Mỹ này, mỗi người bắt buộc phải có một chiếc xe và phải biết lái thì mới đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Cái xe là người bạn thân thiết của mình. Có người coi cái xe như người yêu, xin nhấn mạnh là người yêu chứ không phải người vợ hay chồng. Vì chỉ khi là người yêu mới được chăm sóc săn đón. Họ chăm chút, lau chùi vô dầu vô mỡ. Nó hơi sổ mũi nhức đầu là vội vàng đem đến tiệm ngay vì nếu để nó bệnh nhiều không chịu nghe theo lời mình nữa thì chỉ có nước xin nghỉ làm nếu không đi nhờ được xe người khác.
Vì cái điều kiện ắt có và đủ ấy nên ai ai cũng phải biết lái xe. Muốn biết lái xe thì phải học, phải thi. Riêng An Tâm cam phận đàn bà, cũng sắp sửa gần đất xa trời nên đã tính chẳng quan tâm việc này. Nhưng (lại nhưng) sau mấy năm là cái nợ của các con, muốn đi đâu cũng phải nhờ chúng chở đi. Mỗi lần như thế tôi phải vội vội vàng vàng, quên đầu quên đuôi. Tuy chúng không nói ra nhưng nhìn nét mặt muốn quạu của chúng tôi quyết tâm thu hết can đảm để dành tiền ghi tên học lái xe.
Bản chất nhút nhát lại thêm cái đầu ngu muội tôi phải cố gắng trấn áp mãi mới thắng được cái nỗi sợ xe của mình.
Nhờ một chị bạn giới thiệu tôi gọi phone xin học với một ông Việt Nam. Ông này rất giỏi vì kinh nghiệm hơn chục năm trong nghề. Ông rất vui tính chỉ dạy cặn kẽ như làm thế nào để đậu xe vào lề đường sao cho đừng xa quá hoặc gần quá, làm thế nào để ngừng xe thật êm, để đừng làm người ngồi bên bị giật mình vân vân và vân vân.


Một hôm đang đi trên đường Beach đến ngã tư Trask tôi tự "turn right", không chờ ông ra lệnh. Ông la um sùm: "Bà nội, ai cho phép bà quẹo phải mà bà quẹo"" Tôi tỉnh bơ: "này ông cháu đích tôn, chứ không phải mình đi len phải thì quẹo phải sao" Hôm qua bà nội thấy cháu quẹo phải khi đến ngã tư Beach và Garden Grove đấy thôi." Ông ấy sùng quá song vẫn phải phì cười: "Tôi mà được phép, tôi cốc lên đầu bà một cái vì bà ngu qua. Nghe cho kỹ để nhớ này, chỉ ngã tư nào có bảng đề "Must right turn' thì mới bắt buộc phải quẹo, còn không phải nghe theo lời giám khảo. Nhớ chưa bà cố.”
Đang từ bà nội lên chức bà cố, tôi thích quá "dạ thưa thầy bà cố nhớ rồi".
Cứ thế tôi lướt theo những buổi học thật vui với ông thầy. Đôi khi ông bạn dạy người khác thì bà thày dạy tôi. Bà thầy hơi khó bà rất bực bội vì tôi hôm thì lái giỏi hôm thì không. Bà phải dùng nhiều lần cái tay lái thứ 2, chỉ có một việc phải quay cả người khi quẹo trái phải de trước de sau mà tôi chẳng bao giờ nhớ, đến nỗi mỗi lần quẹo bà cầm cái đầu tôi xoay theo. Bà bảo tôi "cái điệu này chắc là bà phải học cả chục khóa may ra mới đậu được" tôi nản quá song đã lỡ đâm lao phải theo lao. Bỏ thì tiếc tiền nên tôi phải cố nuốt những cục tức vào bụng, mỗi khi bị nắm đầu xoay.
Rồi việc gì đến phải đến. Hết khóa hai bà thày cho tôi đi thi, tôi đoán là bà cho theo lệnh ông thày chứ trong thâm tâm bà chẳng một chút hy vọng nào ở tôi cả. Tại DMV bà chỉ cho tôi biết những khám khảo:
"Bà Mỹ đen kia tuy mặt mũi tối thui song tâm hồn trắng trẻo, dễ dãi nhất. Còn bà Mỹ trắng ngược lại là vua đánh rớt thí sinh đây.”
Thật không trông mặt mà bắt hình dong được. Tôi thầm van vái tứ phương thất vọng nhiều khi thấy bà Mỹ đen bước vào xe người khác, cũng như thở phào nhẹ nhõm khi thấy bà Mỹ trắng không thèm tiến lại xe tôi. "Lạy Phật, lạy Chúa trên cao sao cho con gặp người nào dễ thương. Lạy ông địa cho con thi đậu con cúng ông địa nải chuối". Tôi đang lo lắng thì một ông không biết Mỹ hay Mễ tiến về phía xe tôi. Khi biết người đàn ông này là giám khảo bụng tôi bớt đánh lotô vì trên đất nước này "The lady first" dù có khó đến đâu. Song đối với đàn bà con gái người đàn ông cũng có chút chút nể nang.
Dù bụng đánh lô tô, tôi cũng muốn cho ông giám khảo hiểu rằng những phụ nữ Việt Nam đều là người đàng hoàng có văn hóa, không sàm sở quay ngang quay dọc cho dù ngồi bên một ông đẹp trai, nên sau khi chào hỏi xong, tôi ngồi thật nghiêm trang không nhúc nhích. Tôi thực hành răm rắp những động tác theo ông ra lệnh. Đến khi kết thúc cuộc thi, tôi mừng vô hạn tôi tưởng tôi không bị một lỗi nào cả. Phen này bà thày phải dở nón chào khâm phục. Không ngờ khi ông giám khảo bảo: bà bị 14 lỗi toàn là chỉ lấy mắt liếc vào kính chiếu hậu để quẹo phải trái, đằng sau chứ không quay đầu nghiêng người theo, tuy nhiên bà vẫn đậu. Hãy đến cái cửa kia chờ đó rồi có người mở cho vào chụp hình lấy thẻ.
Thật hú vía vì nếu có thêm 2 cái quẹo nữa là đi đoong rồi.
Từ ngày sang Mỹ, hôm đó tôi mới sống được một ngày vui trọn vẹn. Tôi bao bà thầy ăn phở không quên lấy một phần phở tạ ơn ông thầy. Khoảng nửa tháng sau tôi nhận được bằng lái. Nhìn cái mặt ngố trên thẻ xe, tôi dấu biệt chẳng cho ai coi. Tôi chỉ khoe với thầy tôi là hòa thượng Thích Hạnh Đạo, viện chủ chùa Phổ Đà: "Thày ơi con đậu bằng lái xe rồi." Thày bảo "Ừ tốt, mua xe để tự lái đi chùa thường xuyên hơn, thày thấy An Tâm dạo này lười lắm. Con cái gì mà một năm tới chùa có 3 lần".
Tôi dạ song chỉ dạ để đó chứ cho đến nay gần chục năm rồi, tôi vẫn chưa có xe để tự lái. Vì nỗi sợ xe lại về với tôi. Lần nào đến Chùa thày tôi cũng hỏi "An Tâm tự lái xe hay đi nhờ xe người khác" "Dạ con đi nhờ xe người bạn". Nhiều khi thầy tôi phải gắt: "Sao không chịu mua xe"" "dạ con chưa có tiền" "mua cái xe khoảng một ngàn thôi, thiếu thì thầy cho mượn, nhiều thì không có chứ một vài trăm thì thầy co.ù" Tôi đã tạ ơn thầy song vẫn chẳng dám lái xe.
Một hôm thầy bảo "Sao con cứ lần lữa không chịu tự lái cho quen vậy"" "dạ thưa con có tài xế rồi ạ" Oai vậy sao" Tài xế nào vậy, bảo nó vào ăn khoai môn hấp. Aên hết tô thầy cho 5 đồng" "Dạ…tài xế này không biết ăn khoai môn hấp thưa thầy vì ông ta là Mỹ, tài xế xe bus đó thày." Thày tôi lắc đầu. Thật hết ý kiến. Từ đó cụ không hỏi tôi về xe cộ nữa.
Thày ơi, nguyên do chính con không dám tự lái xe là cái đầu con. Nó hư lắm lúc nào nó cũng rối tung. Nhiều lần nó xúi con nhảy vào xe đang đi của người khác. Con sợ nếu con tự lái có ngày con sẽ gây tai nạn. Con chết thì không sao vì đó là ước muốn của con nhưng nếu lỡ làm người khác chết thì tội lắm. Thày hiểu cho con.
Cho đến nay tôi vẫn giữ được sự trinh bạch cho cái bằng lái, không bị một ticket nào cả. Vì có lái xe đâu mà bị. Tôi nghĩ dù sao tôi cũng còn được phước chán, chứ không như ông bạn cùng học lái xe với tôi. Ông ấy đậu bằng lái xe rồi song cũng không có tiền mua. Sau 5, 6 tháng ông mượn được xe của người bạn và tự lái xe đi chợ. Mới đi được vài miles ông bị cảnh sát rà theo bắt ngừng lại. Ông bị phạt và bị rút bằng lái vì cái tội chạy xe... chậm quá. Qui định 40 miles ở khúc đường đó mà chàng cứ tà tà 25 miles. Thế là chàng phải đi học và thi lại. Không biết bây giờ ông ấy đã đậu chưa, đã mua xe chưa hay cũng chỉ cất trong bóp như An Tâm ra cái điều ta đây cũng có bằng lái nào có thua kém ai.
Tới đây, An Tâm xin ngừng bút, kính chúc quý vị sống vui, sống mạnh để đón mừng Chúa Giáng Sinh và Năm mới.

An Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến