Hôm nay,  

Những Bài Học Đầu Tiên Ở Mỹ

01/01/200400:00:00(Xem: 163001)
Người viết: KIM TRẦN
Bài tham dự: 432-970-V3231203

Kim Trần đang là một nữ sinh viên, cư trú tại Santa Ana, đã góp một số bài viết về nước Mỹ. Mỗi bài viết đều thể hiện sự quan tâm tới quê cũ Việt Nam. Sau đây là bài viết mới của cô, kể chuyện về đời sống bên Mỹ.
+

Hồi tháng thứ hai khi tôi vào trường trung học ở Mỹ, thầy giáo cho chúng tôi một bài kiểm tra với những câu hỏi ngắn. Tôi là một học sinh chăm chỉ nên chẳng khó khăn gì với những câu hỏi ấy. Cho đến khi tôi đọc câu cuối cùng: "Tên bác lao công của trường chúng ta là gì"". Chắc chắn đây là một câu hỏi đùa. Tôi đã nhìn thấy bác ấy vài lần. Bác ấy cao, tóc sẫm và khoảng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên của bác ấy" Tôi nộp bài, bỏ trống câu hỏi cuối cùng.
Trước khi hết giờ, một bạn học hỏi thầy là câu hỏi cuối cùng có tính điểm không. Sao lại không" Thầy giáo nói. Trong công việc của các em, các em sẽ gặp rất nhiều người. Ai cũng quan trọng. Họ xứng đáng được các em chú ý và quan tâm, cho dù tất cả những gì các em làm chỉ là mỉm cười và chào.
Tôi không bao giờ quên bài học ấy.
Tôi cũng đã biết được rằng tên của bác lao công.
Bạn của tôi, một người Mỹ trắng kể lại:
- Một đêm vào lúc 11h30 một phụ nữ da đen đang đứng trên lề đường trên đường, chịu đựng cơn mưa lớn và lạnh. Xe ôtô của cô ấy bị hỏng và cô ấy cần ai đó cho đi nhờ. Cô cố vẫy những chiếc xe đi trên đường. Tôi dừng lại để giúp cô. Tôi lấy dù cho cô gái, gọi taxi và trả tiền cho cô. Cô gái có vẻ rất vội nhưng vẫn hỏi địa chỉ tên tôi và viết vào mảnh giấy. Cô cảm ơn rồi lên xe đi. Vài ngày sau có ai đó gõ cửa nhà tôi. Một chiếc TV lớn được gởi đến. Và một mảnh giấy đính kèm: "Cám ơn ông rất nhiều đã dừng lại giúp đỡ tôi trên đường. Cơn mưa không chỉ làm ướt những đường phố, nó còn làm ướt cả những suy nghĩ của tôi. Rồi nhờ có ông, tôi có thể đến kịp bên giường bệnh của mẹ tôi trước khi bà ra đi. Cầu chúa phù hộ cho ông vì ông đã giúp đỡ người khác một cách nhiệt tình và lịch thiệp đến thế. Kính thư."


Tôi học thêm bài học quý báu, con người nên có tấm lòng thương yêu, thông cảm và giúp đỡ người hoạn nạn xung quanh. Đây là một chuyện hiếm thấy, bởi vì tôi biết hiện nay dù sự hòa nhập chủng tộc rất rõ ràng ở Mỹ nhưng không dễ gì một người Mỹ trắng nữa đêm khuya chịu dừng lại giúp đỡ một phụ nữ da đen trên đường, khi đối với phần lớn những người Mỹ trắng sự xung đột sắc tộc vẫn còn mạnh mẽ.
Một lần ở tiệm bán kem gần bờ biển, tôi đang xếp hàng.
…Một cậu bé khoảng 12 tuổi người Mexico, nước da đen đúa, ăn mặc có vẻ luộm thuộm bước vào cửa hàng kem ở bờ biển. Cô phục vụ là một người phụ nữ Mỹ trắng. Hỏi cậu cần gì "bao nhiêu tiền một đĩa kem lớn vậy"" cậu hỏi bằng một giọng tiếng Anh không chuẩn. 3.50 dollars. Cô phục vụ lạnh lùng. Cậu bé lôi trong túi ra mấy đồng xu và bắt đầu đếm. "Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem nhỏ bình thường ạ". Lúc đó khách trong cửa hàng kem rất đông và đang đợi. Cô phục vụ trở nên mất kiên nhẫn. 2.50 dollars. Cô trả lời vẻ cáu kỉnh. Cậu bé tiếp tục đếm những đồng xu. "Thế thì cho cháu một đĩa kem bình thường". Cậu bé nhỏ nói. Cô phục vụ đưa lại một đĩa kem, quăng luôn cái phiếu thanh toán lên bàn. Cậu bé ngồi lại bàn ăn xong kem để tiền trên bàn và đi ra. Vô tình cô phục vụ liếc nhìn lại bàn của cậu bé, đứng im lặng nhìn những gì còn lại trên bàn. Bên cạnh cái đĩa kem đã ăn hết là 4 đồng 25 xu được xếp cẩn thận sang một bên.
Cậu bé không ăn đĩa kem lớn vì cậu muốn để dành 1 đồng tiền tip cho người phục vụ.

Kim Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến