Hôm nay,  

Việc Làm Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

09/12/200300:00:00(Xem: 253563)
Người viết: LÊ NGỌC MINH
Bài tham dự: 422-961-V81203

Tác giả Lê Ngọc Minh là một chuyên viên đồ án xây cất nặng về dầu hỏa và dàn khoan dầu ngoài biển; sinh năm 1939 tại Thái-Bình, di tản sang Mỹ năm 1975, hiện cư ngụ tại La Habra, California. Lần đầu dự viết về nước Mỹ, ông gửi cùng một lúc 5 bài viết liên tiếp, hợp thành một hồi ký về thời đầu ở Mỹ. Tất cả đều được viết kỹ từng chi tiết, bằng một bút pháp chừng mực mà chững chạc hiếm có. Sau đây là bài viết thứ ba của ông, được tác giả đề riêng tặng hai bạn Trần Văn Hoa, nguyên tại DMJM và Ngô Chí Thiềng, nguyên tại Santa Fe.

Xin việc trên đất Mỹ, nếu ai có bà con thân nhân đã làm trong một hãng xưởng hay văn phòng, dẫn vào giới thiệu với xếp, ngày hôm sau đi làm, là hạnh phúc nhất. Ai chân ướt chân ráo đến Mỹ, thuộc loại FOB (fresh off the boat) như tôi, không có kinh nghiệm địa phương mà đi xin việc, dù đã thâm niên trong nghề, là một chuyện nhọc nhằn và nhục nhằn... Chắc không thiếu gì bạn đọc có kinh nghiệm như vậy, hoặc còn tệ hại hơn nhiều, xin bạn đọc cùng kể ra để chúng ta cùng thưởng lãm; sau đây là trường hợp của tôi.
Ngày 24-9-1975, gia đình tôi gồm 5 người, hai vợ chồng, hai con, một cháu từ hai tuổi rưỡi đến 5 tuổi, cùng mấy gia đình Việt di tản xuất trại tạm cư Camp Pendleton, ra định cư tại Norwalk, California. Sau bốn ngày lỉnh kỉnh với việc an cư, ngày thứ năm, với một mớ kiến thức rất giới hạn về đời sống Mỹ, tôi ra khỏi nhà, thực ra là ra khỏi căn apartment một phòng ngủ, xăn tay áo đi tìm việc.
Hồi còn trong Fort Chaffee, trong Camp Pendleton, có mấy người Mỹ tình nguyện vào trại nói chuyện về đời sống Mỹ, như đi xe bus, mở truơng mục ngân hàng, làm resumé, cách tìm xem nơi nào có việc, như EDD, phòng tìm việc công của county, tại văn phòng tìm việc tư, rao vặt trên báo... Trang bị với mớ kiến thức đó, tôi thủ thêm mớ bản đồ thành phố Los Angeles và Orange, bản đồ đường xe bus và một số địa chỉ văn phòng xé từ cuốn điện thoại niên giám... sẵn sàng dấn thân. Tôi đến văn phòng tìm việc EDD không xa nhà lắm, chỉ khoảng 2 cây số cuốc bộ. Nơi đây có yết thị các công việc do hãng xưởng hay văn phòng cầân người, gửi cho county; county niêm yết việc đó lên cả mấy chục văn phòng EDD trong county, liệt kê các đòi hỏi của chủ nhân, việc làm tạm thời hay thường trực, số lương... và cho một con số thứ tự, thí dụ job #96. Nếu bạn thấy thích hợp với công việc này, điền tên, địa chỉ, số điện thoại và job # vào một cái phiếu, bỏ vào cái rổ, 5, 10 phút sau sẽ có một ông hay bà công chức gọi tên bạn, mời vào văn phòng, phỏng vấn bạn sơ sơ rồi điện thoại tới hãng xưởng đó và dàn xếp để bạn đến đó phỏng vấn. Cách này, hãng xưởng thường trả lương rẻ hơn so với việc thuê người qua văn phòng tư, cũng rẻ hơn thuê người bằng cách bảo nhân viên trong hãng tìm bạn bè có khả năng giới thiệu đến làm cho hãng.
Tôi ghé văn phòng EDD này mỗi tuần vài ba lần. Mấy ngày còn lại tôi đến tận hãng nào mà tôi "nghi" là họ sẽ cần một công nhân có kinh nghiệm như tôi: kết quả chỉ là cô thư ký nhận đơn, nói là "sẽ chuyển cho ông kỹ sư trưởng", nhiều khi họ nói không cần người và trả lại resumé ngay tại trận. Hoặc tôi ngồi nhà gửi thư xin việc kèm resumé tới các hãng ở xa, nhưng cả 50 thư gửi đi, tôi chỉ nhận được duy nhất một bưu thiếp in sẵn câu trả lời, đại khái là "hãng đã nhận được thư xin việc của ông, sẽ lưu lại hồ sơ và tiếp xúc với ông khi nào hãng có nhu cầu" (chính hãng Santa Fe này, 9 tháng sau kêu tôi lại phỏng vấn, cho việc và tôi làm việc cho hãng gần 11 năm, 1976-1986 và đây là hãng trả lương bổng tốt nhất, xếp tử tế và hào phóng nhất trong suốt sự nghiệp làm công của tôi, tiếc rằng năm 1986 hãng bị bán qua bán lại mấy lần cho đến khi rách bươm như cái mền, nhưng đó lại là câu chuyện khác).
Khoảng 6 tuần sau khi định cư, tôi tìm được một việc trên bảng yết thị của văn phòng EDD mà tôi nghĩ là tôi làm được: họ cần một họa viên kỹ nghệ, mechanical drafter, trả 950$ một tháng, một số lương khá thơm thời bấy giờ (một chung cư hai phòng ngủ ở Norwalk thời bấy giờ là 160 $, bây giờ khoảng 1000 $). Tôi điền tên vào phiếu, bỏ vào cái rổ rồi phập phồng ngồi đợi. Năm phút sau, một anh công chức da màu tên John gọi tên tôi, mời vào văn phòng của anh, phỏng vấn qua loa rồi quay điện thoại cho hãng đang cần người.
Nói qua nói lại với bên kia vài câu, John hỏi tôi:
- Họ muốn biết anh có kinh nghiệm về vẽ máy bay hay hoả tiễn không "
Tôi thất vọng trả lời:
- Không, tôi chỉ vẽ cơ phận máy móc thôi!
John trả lời phía bên kia như vậy. Bên kia nói gì đó, John hỏi lại tôi:
- Họ muốn biết anh đã có bao giờ làm cho McDonald Douglas, Boeing, Hughes, Northrop hay Rockwell chưa "
Tôi trả lời:
- Không, tôi chưa hề bao giờ làm cho các hãng trên.
John lại trả lời phía bên kia như vậy. Họ bảo John:

- Gửi anh ta lại đây!

Sau này tôi mới hiểu: chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt, theo báo Los Angeles Times, các hãng chế máy bay, hỏa tiễn sa thải 45 nghìn công nhân một lượt. Hãng Given này muốn tìm hoạ viên vẽ cơ phận máy tiện, họ không muốn thuê người có kinh nghiệm về máy bay và hỏa tiễn!
John nhún vai, không biết anh ngạc nhiên hay thất vọng, anh lấy tờ giấy ghi tên và địa chỉ hãng Given International, tên ông trưởng phòng nhân viên và chỉ đường cho tôi:
- Anh đi thẳng Pioneer Blvd, tới freeway 91, đi 91 Oét. Ếch-zít đại lộ Santa Fe, ngoẹo trái, đi thêm khoảng nửa mai, hãng ở bên tay phải. Nhớ đến trước hai giờ chiều. Gút lắc! ... Mà anh có xe không "
Khi tôi nói tôi không có xe, tôi sẽ đi bằng xe bus thì tôi có thể đọc được sự thất vọng cùng cực trên mặt anh chàng John. Anh ta lấy tay bưng mặt, suy nghĩ một chút rồi mở cuốn điện thoại niên giám, ghi một số điện thoại lên đó, đưa cho tôi:
- Anh không thể nào đến đó bằng xe bus được đâu. Nếu anh không lại được, hoặc lại trễ, điện thoại cho ông trưởng phòng nhân viên, cho ổng biết. Nếu anh gặp rắc rối hoặc nguy hiểm, kêu số này, đây là số điện thoại sở cảnh sát thành phố Compton!
Thời đó tôi mới chân ướt chân ráo đến vùng này, đâu có biết đến oai danh của thành phố Compton nên coi cái tên Compton như pha. Tôi cảm ơn anh John rồi bước ra, nhưng cũng còn kịp thấy cái nhìn nửa thương hại, nửa thất vọng của anh. Anh chúc tôi một lần nữa "Gút lắc" rồi lắc đầu!
Rồi tôi cũng đến được hãng Given bằng xe bus, đúng boong hai giờ chiều. Sau khi nói chuyện qua loa với ông trưởng phòng nhân viên, ông dẫn tôi lên lầu trao cho ông kỹ sư trưởng tên Frank. Ông này sau khi đọc resumé của tôi, buông xuống bàn, ngửa người ra lưng ghế, nhìn tôi cười cười:
- Kinh nghiệm của anh về ngành này ngắn quá, anh lại chuyên ngành về xây cất kỹ nghệ nặng. Tệ hơn nữa, anh lại không có chút kinh nghiệm địa phương nào cả! Anh nghĩ sao "
- Tôi học 4 năm về kỹ nghệ cơ khí, có 4 năm kinh nghiệm, tuy thời gian ngắn, nhưng tôi làm nhiều thứ, nhiều loại. Xây cất kỹ nghệ nặng chỉ là công việc tạm thời của tôi, nếu có dịp làm về kỹ nghệ cơ khí, tôi trở lại ngay (điều này tôi phịa! ). Nếu ông cho tôi bất cứ một cơ phận rời nào đó trong xưởng với một dụng cụ đo lường thật chính xác, tôi sẽ biến nó thành họa đồ trong không bao lâu!


- Tôi khen cho lòng tự tin của anh, nhưng làm vậy tốn thì giờ quá, để tôi cho anh làm thử cái gì giản dị hơn!
Ông dẫn tôi sang phòng họa đồ, gặp ông trưởng phòng tên Barn, đã già, xầm xèo gì đó; ông Barn lôi ra hai tờ họa đồ nhỏ sửa xanh sửa đỏ, bảo tôi theo đó sửa chữa lên bản chính. Việc đó tôi làm xong trong vòng 15 phút, in rồi đưa cho ông trưởng phòng, ông này đưa cho ông kỹ sư trưởng. Ông Frank bảo tôi:
- Cái này giản dị quá! Anh có thể trở lại đây 9 giờ sáng mai không " Tôi sẽ nghĩ ra cái gì khó hơn để thử anh.
Sáng hôm sau tôi trình diện lúc 9 giờ. Ông trưởng phòng cho tôi tờ hoạ đồ to, cũng sửa xanh sửa đỏ, nhưng phải vẽ thêm vào hai ba hình vẽ nữa và dặn tôi cố gắng hoàn tất trước 5 giờ chiều. Nhưng tôi làm xong khoảng 11 giờ trưa, in một bản, đưa cho ông trưởng phòng, lễ phép chỉ cho ông thấy có hai nơi sai, mà tôi chỉ giám nói với ông là tôi nghĩ có điều gì không ổn. Ông lật đật lật hồ sơ cũ ra kiểm lại, rồi bảo là tôi đúng. Tôi sửa lại theo ông, in bản khác trao lại cho ông, ông đưa ông kỹ sư trưởng xem, xầm xèo một chút. Ông kỹ sư trưởng gọi tôi vào văn phòng ổng, đóng cửa lại rồi nghiêm sắc mặt:
- Anh khá hơn tôi nghĩ, tuy nhiên, 50% tôi muốn mướn anh, 50% không. Để tôi suy nghĩ lại rồi sẽ điện thoại cho anh sau!
Tôi cảm ơn ông đã cho tôi một cơ hội, rồi thơ thới hân hoan (!) ra về. Đây là lần đầu tiên tôi được phỏng vấn xin việc trên đất Mỹ, nhưng tôi thừa biết rằng câu nói trên của ông có nghĩa là "Về đi, tôi không muốn mướn anh"!
An phận, hơi buồn nhưng lòng không một chút cay đắng, tôi thả bộ dọc đường Santa Fe, qua dưới freeway 91, lững thững đi cho đến khi gặp đại lộ Compton, tôi chờ xe bus về Norwalk, còn tạt qua tiệm sách cũ xem một hồi rồi mới về nhà. Vừa bước vào nhà, nhà tôi nói:
- Ông Frank ở Given kêu lại hỏi anh đâu, em nói anh đi anh-teẹc-viu ở Compton, ổng nói anh về lúc 11 giờ rồi, em nói chắc anh còn đang đi xe bus. Ổng hỏi thế anh không có xe à " Em nói không. Ổng nói ổng quyết định mướn anh, bảo anh sáng mai, thứ tư đi làm!
Tôi thật ngạc nhiên, vội vàng cuốc bộ xuống đao-tao Norwalk mua mớ dụng cụ vẽ họa đồ (hôm ấy là chiều thứ ba, may mà thời ấy ở đao tao có tiệm bán dụng cụ kỹ thuật), hết khoảng 75 $ bạc mặt; đây là một sự đầu tư sáng giá vì tôi dùng mớ dụng cụ này hành nghề, kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình, mua xe, mua nhà, du lịch đây đó... cho đến nay, sau 28 năm, vẫn còn ở trong tình trạng tốt!
Sáng hôm sau, tôi có mặt tại trạm xe bus ở Norwalk trước 5 giờ sáng, khi tới Compton, vừa xe bus, vừa lội bộ gần như chạy, 8 giờ tôi cũng đến sở. Trình diện phòng họa đồ, ông Barn trưởng phòng họa đồ cho biết: ông Frank nói tôi không có xe, ổng ở Baldwin Park, ổng nói nếu tôi có mặt ở giao điểm 605 và Florence ở Santa Fe Springs lúc 7 giờ sáng, ông sẽ cho tôi ca-pun đi làm. Mừng hết lớn, tôi cứ y kế thi hành. Đến ngày lãnh lương, tôi đưa ông 50 $, gọi là tiền xăng nhớt, ông từ chối, nói là để dành mua quà Giáng sinh cho con!
Việc làm thực ra dễ dàng, không có gì đáng nói. Thấy tôi làm cẩn thận, làm nhanh và chữ đẹp, hai ngày sau khi nhận việc, ông trưởng phòng bảo tôi mỗi ngày làm hai giờ OT, nhưng ông không làm, như vậy có nghĩa là tôi không có xe về. Tan sở, xe bus về Norwalk không còn, tôi phải đi xe bus tới đao-tao Eo-Ê, xong lấy xe bus Santa Ana, nửa đường xe ngừng ở Norwalk, xe bus Norwalk cũng không còn, tôi phải cuốc bộ về nhà, đến nhà là 9 rưỡi đêm! Tuần sau, ông bảo tôi làm cả ngày thứ bẩy, như vậy có nghĩa là sáng sớm tôi phải cuốc bộ từ nhà tới gần đao-tao Norwalk, lên xe bus đi đao-tao Eo-Ê, từ đao-tao Eo-Ê lấy xe bus đi Compton, cuốc bộ một hồi tới sở, chiều đi ngược lại lộ trình về nhà, lại 9 rưỡi đêm. Trời California vào tháng 11 và tháng 12, sáng sớm và tối mịt đi bộ ngoài đường , áo lạnh thì đại khái, lạnh thấu xương, thấu tủy, răng đánh lập cập! Biết là cực, nhưng biết thân phận FOB, đành chịu trận thôi!
Trong sở, tôi ngồi ngay cạnh ông trưởng phòng, ban tôi chỉ có 4 người, tuy là trưởng phòng, ông cũng vẫn phải cày như chúng tôi. Ông cho tôi biết, hãng này mượn tiền của nhà băng Crocker, nhập cảng máy tiện từ Âu châu về, sửa đổi để chạy NC (numerical control). Vì hết chiến tranh Việt Nam, máy tiện không bán được nên nhà băng nắm quyền quản trị, thuê John, ông kỹ sư trưởng từ Michigan xuống để chỉnh đốn lại. Tôi cùng một người nữa được thuê làm để chỉnh lại hồ sơ kỹ thuật của các máy cũ, đồng thời tung ra một kiểu máy mới tân tiến, độ chính xác cao hơn, nhằm chiếm lại thị trường. Ông cũng hỏi tôi ở Việt Nam làm gì, tôi dấu nhẹm việc làm đồ án cầu, đường, doanh trại... chỉ kể những công việc thời đầu thập niên 60 tôi làm cho hãng Pháp ASAM ở Sài Gòn như tham dự làm những thành phần chuyển vận và chế biến cao su cho Plantation des Terre Rouges, Labbé, Liandrat... cho công ty giấy Cogivina, cho nhà máy đường Hiệp Hòa, cho hãng chế biến cà phê Rossi...
Nhờ làm OT liên miên, cái chếch của tôi mập hẳn lên, cũng bõ những ngày thức khua dậy sớm. Tôi vừa chân ướt chân ráo đến đây (đúng là FOB! ), cần đủ mọi thứ, rất cần tiền và cần một cái xe.
Làm được một tháng 20 ngày, một tuần lễ trước Giáng sinh năm 1975, hãng bất thình lình đóng cửa. Số là nhà băng Crocker đổi ý, không muốn tuôn tiền ra cho hãng Given chỉnh đốn nữa, họ lấy hết máy xiết nợ, rồi đem bán đấu giá. 120 công nhân thất nghiệp. Dĩ nhiên là tôi nằm trong số đó, ông Barn trưởng phòng cũng chung số phận. Chiều hôm đó, tan sở, đem thẻ ra vào cổng trả cô thư ký văn phòng, cô nhận lấy, ném vào một thùng giấy (tôi thấy đầy một thùng), rồi trao cho cái chếch chót. Trên đường về, ông Barn bảo tôi:
- Tôi thất nghiệp nhiều lần rồi nên quen đi, không buồn phiền gì cả. Chú mày mới làm cái giốp đầu tiên lại bị thất nghiệp như thế này nên dễ mất tinh thần lắm. Không sao đâu, đi khai tiền thất nghiệp đi, en-gioi cái Giáng sinh, tháng Giêng đi tìm việc khác. Thất nghiệp vài lần rồi chú mày cũng quen đi, không buồn nữa!
Ông chở tôi về giao điểm 605 và Florence ở Santa Fe Springs, vỗ vai tôi nói vài lời khích lệ, thả tôi xuống rồi nói "Gút-lắc! ".
Thứ hai, tôi đi khai thất nghiệp, nhờ làm nhiều OT, tôi đạt điều kiện "ba tháng vừa qua, lợi tức trên hai ngàn", tôi được lãnh tiền thất nghiệp, khoảng 180 $ một tuần. Tôi ghé lại văn phòng EDD để tìm việc, bảng cáo thị trống trơn: không hãng sở nào mướn người khi năm cùng tháng tận!
Hôm Giáng sinh, ông Barn cho con ông lái xe xuống Norwalk chở cả nhà tôi lên nhà ông en-gioi lễ Giáng sinh, hát bài gì về Giáng sinh, khởi đầu bằng câu "Rồ rồ rồ...", ông cho quà chúng tôi và các cháu nhỏ, chúng tôi biếu ông chai Cognac. Hai ba tháng sau, tôi có xe, lái xe lên Baldwin Park thăm ông thì ông đã dọn lên San Jose ("), không để lại địa chỉ. Người ở tại nhà ông là người mới tới thuê, không biết ông là ai. Tôi về viết thư lên địa chỉ cũ của ông hy vọng bưu điện sẽ chuyển tới ông, nhưng thư bị trả lại, ông không khai để chuyển thư. Mất liên lạc. Tới nay tôi vẫn còn cảm kích trước lòng tốt của ông và biết ơn ông.
Tôi hưởng lễ Giáng sinh đầu tiên trên đất Mỹ trong nỗi buồn thất nghiệp, thêm tinh thần bất ổn, lo ngại cho tương lai, không biết ra Giêng sẽ ra sao...

LÊ NGỌC MINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến