Hôm nay,  

Tấm Lòng Của Vị Tu Sĩ Trẻ

01/12/200300:00:00(Xem: 159459)
Người viết: VÕ CẨM VÂN
Bài tham dự: 414-953-VB6281103

Tác giả bài viết này là “nhân vật” đã được giới thiệu đầy đủ trong bài viết của An Tâm: Tiến sĩ Cẩm Vân, người một đời tận tụy lo giúp đỡ những người nghèo khó. Ước mong sự kêu gọi tiếp tay trợ giúp các trẻ em tàng tật tại quê nhà trong bài viết của bà sẽ được sự đáp ứng.

Một bữa trưa thứ ba cách đây 7 năm tôi cùng một cô bạn viếng thăm lớp học tình thương tại Gò Vấp do thầy Thích Quang Hạnh sáng lập.
Trong bầu không khí oi bức của mùa hè nóng đến 100 độ thế mà các em bé nhỏ trong hai lớp học lợp bằng lá cũ kỹ này đang cố gắng viết bài và học tập. Cô giáo đi từng em một, nắm bàn tay bé nhỏ của các em để viết chữ được ngay hàng thẳng lối. Quần áo các em xốc xếch lam lũ, cánh tay ốm yếu gầy gò.
Trong một lớp kế bên ông thầy gầy còm nhỏ bé đang giảng những bài toán cộng trừ trên bảng. Mồ hôi ướt đẫm mặt mày vì nóng bức, các em vẫn cố gắng lắng nghe, học tập trong cảnh nghiêm trang.
Bên cạnh hai lớp học này là một phòng nhỏ kê vài cái ghế cũ tôi thấy một vị sư trẻ trong bộ đồ nâu đã bạc màu ngồi trên nền xi măng, quây quần một số trên 25 em bé mù lòa tàn tật. Vài em ngồi trong lòng thầy, vài em vò đầu trọc của thầy, còn các em khác ngồi bên chân thầy. Có em ôm chặt lấy tay thầy để nghe kể chuyện và giáo huấn, thỉnh thoảng lại cười khúc khích. Thầy nói chuyện, giảng dạy hồn nhiên như người cha lành đang cùng chia xớt với đàn con bất hạnh an ủi vỗ về mang tình thương lòng từ bi của mình để xoa dịu vết thương đau. Tôi đứng sững sờ, nước mắt ràn rụa, lòng tôi bồi hồi xúc động không muốn cảnh này chấm dứt đột ngột.
Một lúc lâu tôi gõ cửa xin phép được vào thăm các em và thầy.
Tôi thật không ngờ được một vị sư trẻ uy nghi ánh mắt sáng ngời đứng dậy tiếp tôi. Tôi thấy mình thật bé nhỏ đối với vị sư cao cả này. Thường lệ chư tăng ở các chùa lo tu học, tụng kinh bái sám giảng đạo, thiền tịnh để mong đạt thành chánh quả, riêng vị sư đặc biệt này, vừa tu học cho mình vừa lợi ích cho quần sanh. Tôi mới biết ra tên thầy là Quang Hạnh, đi tu từ nhỏ, năm nay thầy 36 tuổi đã tốt nghiệp Đại học và được tuyển sang du học Tiến sĩ Phật học ở Ấn Độ nhưng còn ở lại đây vì thương các em bé mồ côi bất hạnh này.
Tôi được thầy cho biết thầy mở hai lớp học tình thương, lớp một và lớp hai cho các em nghèo hằng ngày phải đi moi thùng rác, lượm bao nylon, ve chai bể để bán kiếm tiền, buổi chiều đến lớp học. Các em này không có tiền đóng học phí ở các trường của nhà nước nên đến đây học khỏi phải đóng tiền mà còn có sách vở để học. Thầy hiện cũng đang lo cho trên 30 em mù chết cha mẹ hay bị bỏ rơi đi ăn xin ở các chợ, các ngõ hẻm, ngủ ở vỉa hè. Thầy đưa các em về đây để có mái ấm gia đình sống trong sự đùm bọc chở che của người cha giàu lòng từ bi, đức hạnh hay ban vui cứu khổ. Thầy nhờ vào lòng hảo tâm của bá tánh, người bán rau cải ngoài chợ cho những rau cải hư thối, ế bán không được họ mang về cho thầy gọt bỏ những chỗ thối, rửa sạch nấu những bữa ngon cho các em. Tôi góp hết tiền bạc mang theo trong mình trong lúc đó nhờ thầy vui lòng mua tập vở và các vật dụng cần thiết cho các em trước khi ra về.
Trở về nhà, với tấm lòng ưu tư nghĩ ngợi không còn thấy vui vẻ hạnh phúc khi gần với cha mẹ anh em. Tôi lại phải lên đường về Mỹ để tiếp tục công việc của mình. Tôi ăn ngủ không yên, hình ảnh các em sống trong chòi tranh rách nát, học hành trong hoàn cảnh thiếu thốn này. Tôi kêu gọi các bạn bè thân quen hàng chục năm và đã từng cùng tôi giúp những buổi cứu trợ những người tỵ nạn tại Long Thành chạy từ Bình Long, An Lộc, trại dưỡng lão cho những người già trước năm 1975. Những vị này cũng xúc động như tôi, nên tôi và vài bạn bè thân thuộc cùng vài vị mạnh thường quân mới đóng góp tiền bạc để thầy có thể xây lại trường học và chỗ ở cho các em mù. Gia đình anh chị Định, Đoàn Bạch Tuyết ở California đóng góp rất nhiều. Họ cùng với thầy Quang Hạnh và các em trai đầy nhiệt tâm ở VN ngày đêm xây cất, kẻ khiêng gạch, người xây tường lợp ngói, tráng xi măng làm việc trong ánh nắng mặt trời oi bức. Không bao lâu ngôi trường và viện mồ côi xây xong có chỗ học ăn ở cho các em. Họ phải đi xin hoặc mua rẻ từng cây tre, xi măng để lợp lại mái nhà.


Năm 1998 tức là sau một năm tôi trở về VN thăm lại ngôi trường này, cảnh vật đổi thay. Tôi đứng trước mái trường khang trang, lớp học có tiện nghi hơn nhưng số học trò đông hơn. Ba lớp học tình thương, ba thầy cô giáo ở cấp 1, gồm 1, 2 và 3 và số em mù tăng lên gấp đôi trên 65 em. Thầy ngày đêm càng lo lắng, làm sao có đủ tiền trả cho thầy cô giáo và tiền chi tiêu ăn uống, thuốc men hàng ngày cho các em. Người hảo tâm thì ít, ngoài ra không có một tài trợ nào của nhà nước. Cô Kiều là phụ tá đắc lực của thầy, còn gần 15 người khác là người tình nguyện làm không công để giúp việc nấu ăn, giặt giũ lo cho trên 65 em mù. Các thầy giáo dạy cho các em sáng mắt và các thầy chuyên nghiệp dạy các em mù đều dạy ở trường khác buổi sáng, buổi chiều đến đó giúp đỡ với số lương tháng từ 5 đến 10 dollars tượng trưng. Một tháng đủ đổ xăng, uống nước mà thôi.
Tôi được biết một mình thầy lặn lội kiếm tiền bù vào những khoản chi thu này. Từ mờ mờ sáng lúc 4 giờ dậy công phụ tụng niệm ở chùa trong 1 giờ là phải chạy sang viện mồ côi này để quét dọn làm vệ sinh để kịp cho các sinh hoạt của các em. Xong thầy đi Honda hàng trăm cây số tới vùng kinh tế mới để khai khuẩn trồng trọt trên vùng đất khô cằn cỗi bỏ hoang tại vùng Bình Long, sâu vào trong cách đường cái bằng 10 cây số để mong có chút hoa màu thu hoạch nuôi đàn con bất hạnh ở trường cô nhi này. T
hầy phải đi vay tiền ngân hàng với lãi xuất cao để mua hoa màu, đất đai cùng với những người hảo tâm tự nguyện đào ao dẫn nước làm việc mãi đến tối mới lo điều hành công tác giúp các em cô nhi bị tàn tật, dọn dẹp săn sóc các em, đêm còn phải đi thăm từng giường một xem các em có ngủ say hoặc bị bệnh hoạn. Có em nào bệnh là một nỗi lo lắng cho thầy vì tiền bạc ít oi, thuốc men thiếu kém, bác sĩ thì rất đắc tiền và không sẵn sang liền để chữa bệnh.
Ngoài ra thầy đến bệnh viện chữa mắt để nhờ bác vị hảo tâm khám cho các em, xem có thể mổ ghép giáp mạc để các em được sáng mắt lại, những em được chữa trị miễn phí ở nhà thương là niềm vui lớn lao cho thầy. Thầy ngồi hằng nhiều giờ bên ngoài để chờ kết quả, thỉnh thoảng còn xin vào để an ủi các em.
Năm tháng trôi qua, công việc mỗi ngày mỗi nhiều, cánh chim bé nhỏ kia phải quằn đôi vai chở thêm vài chục em bé nhỏ sinh ra tàn tật bẩm sinh, tay chân tật nguyền, mặt mày không thành hình bị bỏ rơi trước cổng cô nhi viện này, số mù lại tăng thêm.
Năm 2003 thầy cứu giúp tất cả là 200 em từ 1 đến 20 tuổi, thầy phải làm khai sinh cho 50 em bị bỏ trước cổng cô nhi viện. Nợ nần càng ngày càng chồng chất vì không đủ tiền chi tiêu cho các em lại phải đi mượn nợ lãi cao vơiù hy vọng bán được trái cây hoa màu do thầy trồng tỉa sẽ trả lại, nhưng năm nay thất thu, nhãn bán chỉ có 2 ngàn đồng VN một kilo tức là 2Lbs 2 Anh, số tiền này tương đương 20 xu tiền Mỹ, tiền này chỉ tạm đủ trả cho người tưới cây và hái trái. Thầy Quang Hạnh không có một ngày nào thoải mái để lo cho chính bản thân của thầy, nợ đáo hạn phải trả tiền lời, tiền chi phí điện nước, thuốc men, ăn uống…làm cho vị chân tu này phải chạy đây đó để bù đắp vào khoảng này. Nhờ lòng từ bi bao la, đức tin mạnh mẽ vào các vị Bồ Tát trong thế giới vô hình có thể giúp thầy vượt qua. Thầy giữ vững lập trường quyết không bỏ cuộc, thầy vẫn tiếp tục tiến lên con đường đầy khó khăn này với ước vọng một ngày nào đó thầy mở ra một trường hướng nghiệp cho các em mù để các em ấy tự nuôi mình, có công việc làm và sống độc lập hết cuộc đời mình.
Cách đây 3 tháng có 1 vị tiến sĩ người Mỹ chuyên về computer sang VN khảo sát thị trường và đến thăm viện mồ côi mù của thầy. Ông ấy giúp thầy mua vé máy bay và xin phép nhà nước để thầy sang Hoa Kỳ học quản lý dạy người mù, hướng nghiệp với phương pháp tối tân hữu hiệu.
Thầy đã tới Texas. Ngày 25/7/2003 thầy sang California nơi xứ lạ quê người thầy ít quen ai ngoài vài Phật tử mời thầy về căn nhà mướn nhỏ bé ở Pasadena để giúp thầy đi đây đó và cúng dường cơm nước hàng ngày cho thầy trong vòng 1 tháng.
Tôi mong mỏi các vị hảo tâm giàu lòng từ bi bác ái ở nước Mỹ này cũng như các nước Châu Âu khác, các hội từ thiện quốc tế ra tay giúp thầy bớt nỗi lo âu và cùng với thầy xây dựng 1 trường huấn nghệ giúp các em mù.
Thầy Quang Hạnh hiện đã trở lại VN để tiếp tục lo cho các em. Cầu nguyện Chúa, Phật hồng ân tam bảo, các vị Long thiên hộ pháp thiên thần Đức Quan Âm và Đức Mẹ hằng cứu khổ gia hộ cho thầy về tài chánh và kỹ thuật cùng lòng tin dũng mãnh để thầy vượt qua nỗi khó khăn này.
Với lòng chân thành, dù kém tài kém đức, tôi viết nên bài này mong các vị hảo tâm bớt chút thời giờ đọc qua để phát tâm giúp thầy mang lại sự ấm no, học tập và một tương lai sáng lạn cho những người tàn tật bất hạnh.
Thành thật cám ơn các vị hảo tâm xa gần bỏ thời giờ quý báu đọc bài tường thuật này và kính chúc quý vị và gia đình mọi sự an vui kiết tường trong hồng ân của Phật và Chúa Kitô.

Võ Cẩm Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến