Hôm nay,  

Cali Khói Lửa

22/11/200300:00:00(Xem: 168700)
Người viết: Phan Đức Minh
Bài số 403-942-VB2171103
Tác giả 73 tuổi, cựu Thẩm Phán Quốc Gia, Thiếu Tá ngành Quân Pháp, Cố vấn Pháp Luật Nghiệp Đoàn ký Giả Miền Trung Việt Nam, trước 1975, đã từng đoạt 5 giải lớn nhỏ thuộc lãnh vực Văn Học cuả Việt Nam Cộng Hoà. Sau 1975, đi tù cải tạo trên 12 năm, định cư tại Mỹ năm 1992. Năm 1997 trở thành Hội Viên Hội các Nhà Thơ Quốc Tế ( Member of the International Society of Poets ) vì 3 năm liền 1995-1997 đoạt 3 giải thưởng xuất sắc về Thi Ca (Outstanding Poetry Prizes) viết bằng Anh Ngữ, của các Hội Nhà Thơ Quốc Tế và Hoa Kỳ. Một giải thưởng Thi Ca của Cộng Đồng người Việt tại địa phương.

Đài Truyền Thanh, Truyền Hình đã nói, Báo chí đã viết, thông tin trên Internet đã loan báo khá đầy đủ về những vụ cháy khủng khiếp vưà qua tại Bang California của tôi.
California đã từng trải qua nhiều vụ cháy lớn, nhưng cơn bão lửa trong tháng 10-2003 mới đây đã xẩy ra tại nhiều vùng trong cùng một thời gian, dữ dội, ác liệt nhất. Hậu qủa vụ cháy lại đang còn nóng hổi, gây tai hại nặng nề về vật chất, tinh thần, tâm lý dân chúng.
Cùng thời điểm này, tình trạng đất nước Hoa Kỳ cũng đang phải đối phó với nhiều...mắc mớ quốc nội - Domestic concerns" cũng như nhiều "vấn đề nan giải bên ngoài biên giới quốc gia - Complicated foreign affairs."
Bang cali, đầu tháng 10, mới trải qua một vụ "biến động chính trị - Political crisis" quan trọng, có cái tên là "Recall - Election " bãi nhiệm Ông Thống Đốc này để bầu lên một Ông Thống Đốc khác, làm đảo lộn nhiều sinh hoạt của Tiểu Bang, ngân sách đã thâm thủng gần bằng 1 phần 10 mức thâm thủng của Ông Liên bang.
Đúng lúc ấy lại xẩy ra những vụ cháy tại Cali ngay trong cuối tháng 10. Thật là kinh hoàng đối với những người dân trong vùng khói lưả, những người bị kẹt muốn thoát chạy mà không còn cách nào thoát thân. Có những người chết ngay trong xe khi xe bốc cháy. Có người bỏ xe mà chạy, nhưng cũng không có đường thoát vì lưả đã bao trùm chung quanh, khói lưả mịt mù không biết đường nào để thoát..
Những trung tâm tiếp nhận người di tản, được lập ra khắp nơi: Trường Tiểu Học, Trung Học, Cao Đẳng, Đại Học, cơ sở tôn giáo biến thành những nơi tạm trú cho những nạn nhân của cơn bão lửa.
Nhiều gia đình tư nhân, khách sạn cũng sẵn lòng mở cưả đón nhận những gia đình hoạn nạn. Những dòng nước mắt của các cụ già, phụ nữ, trẻ thơ, và cả những thanh niên trai trẻ trước cảnh mất mát đau thương của chính mình, người thân, bè bạn... thực vô cùng xót xa!
Trước cái máy truyền hình, tôi đã thấy những cảnh bão lưả liên tiếp bùng lên trong đêm tối, lan từ ngọn đồi này sang những ngọn đồi khác, có khi quét ngang một hàng, có lúc gió thốc ngọn lưả đi ngược lên những đồi cao chót vót, phủ lấp, đốt cháy, quật ngã những ngôi nhà lớn nhỏ trong giây phút.
Những người bỏ hết cả để di tản, tập trung tại các điạ điểm tiếp cư đã được an ủi phần nào vì sự cảm thông, giúp đỡ tận tình của cá nhân, hội đoàn, cơ quan từ thiện, các tổ chức tôn giáo lo cho họ miếng ăn, chỗ ngủ một cách vô cùng chu đáo, không như những cuộc di tản đã đi vào cuộc đời quá khứ của tôi cũng như nhiều người. Thật là vô cùng xúc động! Có lẽ không một quốc gia nào trên điạ cầu này có khả năng làm được những điều an ủi các nạn nhân một cách nhanh chóng và lớn lao như thế.
Cao quý làm sao, hình ảnh những người lính cứu hoả quên mình để cưú mạng sống, tài sản cho kẻ khác, những nhân viên cảnh sát lăn mình vào chỗ nguy hiểm, rối loạn để chặn đứng những khó khăn, nguy hiểm đang đổ ập xuống đầu những nạn nhân hoả hoạn. Có những thanh niên, dù không phải nhiệm vụ của mình cũng xông vào vùng khói lưả để cứu nguy những người già cả, trẻ thơ, phụ nữ để rồi chính họ, những thanh niên đó nhận lãnh phần thiệt hại bằng những vết thương, bỏng da, cháy thịt, phải đưa vào nhà thương, bệnh viện.
Chúng tôi, con cái có gia đình cư trú ở những nơi khác nhau, nhưng quây quần trong một vùng cách nơi cháy không xa lắm, đủ cho tro bụi phủ đầy cái hồ bơi ở sân sau cũng như rải rác đây đó quanh nhà.
Mổi buổi sáng tôi mở cưả, ra trước nhà, bên cạnh cái xe là bọc ni-lông đựng tờ báo "The San Diego Union Tribune- TSDUT " người ta quăng ở đó từ lúc nào, chắc là sớm lắm. Tôi ngắm từng bức hình chụp rồi in trên báo. Có những bức hình tối đen, lưả đỏ rực trời với những hình ảnh lờ mờ của các chiến sĩ cứu hoả đang lăn mình vào những chỗ đó với hi vọng ngăn chặn sức tàn phá của cơn bão lưả, được chừng nào tốt chừng đó.
Có những bức hình, trong đó là cảnh hoang tàn trơ trụi, nhà cưả chỉ còn lại cái nền, vài mảnh tường bê-tông cốt sắt, với mấy thứ vật dụng bằng kim khí còn sót lại, nhưng đã biến dạng, cong queo. Giưã cảnh hoang tàn rộng lớn như thế, lại có vài ba con người đã trở về chốn cũ, cầm cái gậy soi bới trong đống tro tàn, nơi mấy cái... chắc là tủ sắt, để tìm cái gì không biết, nhưng chắc chắn là những vật mang nhiều kỷ niệm quý giá đối với cuộc đời của họ từ mấy ngày hôm trước, nhưng hôm nay thì đâu còn nưã!


Có tấm hình chụp vài ba chiến sĩ cứu hoả, cả cấp chỉ huy cho đến nhân viên, được thay phiên nghỉ ngơi chốc lát cho lại hồn, lại sức, đang nằm ngủ ngay trên bãi cỏ không cách bao xa đối với những người, những chiếc xe mầu đỏ đang làm nhiệm vụ chiến đấu tới cùng với cơn bão lưả đang bị đẩy lui theo hướng gió đổi chiều.
Tấm hình làm tôi xúc động nhiều hơn cả là những người cùng xóm trở về, ôm nhau mà khóc vì tất nhà cưả, đồ đạc của họ đã không còn nưa.õ Ở góc bức ảnh là một phụ nữ độ tuổi ... late 30 hoặc early 40, tôi đoán là ... Single Mom (hay chồng đang mắc đánh nhau ngoài mặt trận xa lắc xa lơ nào đó ) đang ngồi trên một đống gạch đá ngổn ngang của ngôi nhà chắc thuộc loại khá lớn, đẹp đẻ, bây giờ chỉ còn ngổn ngang tro than. Bà Mẹ ngồi thẩn thờ, hai tay chống lên đầu gối, nâng lấy cái cằm để nhìn ra phiá trước mặt mênh mông toàn là tro tàn, dỗ nát. Trong khi đó ( theo lời ghi bên dưới ) thì hai đưá con gái ( sau này lớn lên liệu chúng nó có giống như Bà hay không") tuổi 11 và 8 đứng bên cạnh, ù nhìn Bà và hỏi , " Rồi chúng ta sẽ sống ở đâu, hả Mẹ" - Where are we going to live, Mom""
Có bức ảnh chụp cảnh một người đàn ông, với bộ đồng phục chiến sĩ cứu hoả đang một mình đi trên đống gạch đá, tro tàn. Bên đưới là một bài viết. Tôi bèn đọc ngay. Câu chuyện như thế này ...
Ông Bob Lundstrom, một cựu chiến binh, nay đang phục vụ trong ngành cứu hoả thuộc khu vực Spring Valley. Buổi sáng , Ông rời căn nhà yêu dấu, gồm 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm, 1,600 feet vuông, mà Ông mua nó từ lâu với giá $210,000, sưả sang đẹp đẽ từ nhà bếp cho đến phòng ăn, và mới trả dứt nợ đươcï gần 3 năm nay.
Sáng nay, Ông cho đồ đạc cá nhân lên chiếc xe Truck và lên đường làm nhiệm vụ của người lính cứu hoả, cùng đồng đội chiến đấu chống lại cơn bão lưả đang tàn phá dữ dội ở khu vực cách nơi ông ở khá xa và gió lúc đó đang đẩy cơn bão lưả đi về hướng khác. Đến phiên Ông được tạm nghỉ ngơi để trở về căn nhà ấm cúng của ông. Xe càng gần về đến khu vực của mình, Ông càng cảm thấy là những ngôi nhà của ông và hàng xóm coi bộ không còn nưã mất rồi. Càng đi sâu vào khu vực quen thuộc mới lúc nào, bây giờ đã thành lạ hoắc vì tất cả khu vực nhà cưả đẹp đẻ, thân thương của Ông đã biến đâu mất. Thay vào đó là cảnh hoàng tàn, trơ trụi, tro than đen mầu tang tóc. Ông xuống xe, chạy đến nơi lúc trước đó không lâu là ngôi nhà yêu dấu của Ông, bây giờ chẳng còn cái gì để ông nhận ra nó.
Một vài người quen, hàng xóm cũng đã trở về, tới gặp Ông, Ôm lấy Ông vưà an ủi, vưà tỏ lời cảm ơn đối với những chiến sĩ cứu hoả như Ông đã cứu họ thoát chết, với chút ít đồ đạc mang theo.
Sau đó ông đi quanh, lượm vài món đồ lặt vặt, nay đã thành cong queo, than củi, đen sì. Mấy phút trôi qua, Ông nói với bà con hàng xóm: Cảm ơn các Ông, các Bà và những người bạn là lính cứu hoả như tôi, đã làm được những việc thật tốt, nhiều ý nghiã đối với vùng này. Vài người thân của tôi đã được di tản đến nơi an toàn. Nhờ các ông, các Bà nói lại với những người thân của tôi là: tôi đã về đây, tôi vẫn an toàn, mạnh khoẻ. Bây giờ thì tôi phải đi, vì tôi dù có ở lại thì những ngôi nhà của chúng ta cũng chẳng cứu lại được nưã. Lúc này thì giờ là vàng ngọc. Bao nhiêu căn nhà khác, bao nhiêu con người như chúng ta đang bị đe doạ tới mạng sống. Tôi phải đi ngay, đi ngay bây giờ. Chậm một phút là sẽ xẩy ra biết bao nhiêu xót xa đau khổ cho người khác. Tôi không có quyền chậm trễ trước cái chết, cái đau khổ của người khác, trước sự hoành hành của những cơn bão lưả mà chúng ta đã từng trông thấy. Chào các Ông, các Bà ở lại bình an . Bye ! See you later!
Người lính cứu hoả lại lên xe, nổ máy và rú ga vọt đi về phiá các bạn đồng đội đang anh dũng chiến đấu với những cơn bão lửa ngày đêm hoành hành, tàn phá mọi vật không một chút tiếc thương.
*
73 năm được sống làm người, tôi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh hoang tàn, đổ nát, do chiến tranh, thiên tai, thảm hoạ, tôi đã thấy biết bao nhiêu cái chết thật hết sức thảm thương, nhưng tôi cũng được thấy rất nhiều những tấm gương anh hùng, dũng cảm, hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy kẻ khác. Hôm nay, viết những dòng này, tôi lại được thấy thêm một người Mỹ, Ông Bob Landstrom, được ghi vào đầu óc của tôi là một người anh hùng thầm lặng, với một tinh thần hi sinh dũng cảm, dám quên mạng sống của mình, cái đau xót của riêng mình để cứu nguy kẻ khác.
Nếu ở trên trái đất này, ai cũng như Ông thì cuộc sống của tất cả mọi người, toàn thể nhân loại, không phân biệt vì bất cứ một lý do gì, sẽ sung sướng, an bình, hạnh phúc biết bao!
San Diego, California
Phan Dức Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến