Hôm nay,  

Đi Thăm Câu Lạc Bộ 309.81

17/11/200300:00:00(Xem: 220441)
Người viết: DUY NHÂN
Bài số 398-937-VB2101103

Tác giả Duy Nhân đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Ông là một cưu quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, sau 1975, đi tù cải tạo đền 1983. Sau đó, vượt biên đến Thái Lan, định cư tại Mỹ. Hiện cư trú tại tiểu bang Maryland, làm assembler. Bài viết mới của ông vừa được phổ biến tuần trước là nhữïng chuyện kể đầy cảm xúc về một cuốn sách và một câu lạc bộ đặc biệt chăm sóc cho những cựu chiến sĩĩ VNCH mang bệnh tâm thần tại Mỹ. Sau đây là phần tiếp theo bài viết kể trên.
*
Tôi đến thăm Bác sĩ Thể lúc 3 giờ chiều ngày thứ năm. Cơ quan Asian Human Services (AHS) đặt ở lầu 7 một building trên đường Broadway, up town Chicago. Phòng làm việc của Ông chiếm một diện tích nhỏ, khiêm tốn trong một building mênh mông. Sau lưng Ông là một tủ kính nhỏ, chứa đày sách lịch sử và văn học. Trước mặt Ông trên tường, tôi đọc được dòng chữ viết bằng bút lông xanh trên nền giấy trắng: The great thing in this world is not so much where you are, but in what direction we are moving. Tôi hỏi câu đó của ai vậy. Ông nói nó không phải của một danh nhân lịch sử hay văn học thế giới, mà là của bạn Ông, một ngườI Mỹ ở trường Trung học, tên là Oliver. W. Holmes. Câu nói đơn giản đó đã an ủi Ông rất nhiều khi Ông vấp ngã, đồng thờI, giúp Ông nhiều nghị lực để đứng dậy tìm hướng đi mới. Cũng trước mặt Ông trên tường bên phải có khung hình cỡ 6x9. Nhìn khung hình ngả màu, tôi đoán nó được treo ở đó từ nhiều năm rồi. Đó là hình hai bé gái và một cậu trai, khoảng 13 tuổi trở xuống. Chắc là con Ông. Tôi nghĩ vậy. Mà tôi nhớ ra rồi. Tôi còn biết tên con Ông nữa. Đó là B.Ng, B.Kh và Nh.T. Trong tập truyện 309.81 ở mấy trang đầu Ông có ghi tên các con và dòng chữ: Có nhiều lúc nản lòng, chính nhờ vịn vào các con mà Ba đứng dậy! Thật là tuyệt vờI, những đứa con Ông. Ông nói, hai đứa lớn giờ đã có gia đình.

Chỉ cái ghế trước mặt, Ông bảo tôi ngồi chờ Ông đi pha trà. Chúng ta vừa uống trà, vừa nói chuyện. Bây giờ là giữa tháng mười. Chicago mớI bước vào Thu mà trờI đã lạnh. Có lẽ là dấu hiệu của một mùa Đông gay gắt" Tôi vốn yêu mùa Thu, đặc biệt mùa Thu ở thành phố nầy, ở tiểu bang nầy, vì nó rất đẹp. Vậy mà tôi không biết tả cảnh. Đúng hơn, tôi không biết tả thế nào cho hay với những chiếc lá vàng đỏ và nâu sậm, cứ mỗi lần có cơn gió thoảng qua thì đua nhau rơi rụng, vàng cả vỉa hè, lối đi, bãi cỏ, làm tôi bồi hồi nhớ lại một đoạn văn tả cảnh lá rụng đọc hồi nhỏ, giờ đã quên tên tác giả, mỗI chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng ...! Giờ đây, mỗI lần mùa Thu trở về, tôi chỉ có thể vặn nhạc lên để cho cảm xúc dâng tràn, cho tâm hồn đắm đuối theo điệu nhạc valse trầm bổng réo rắt, và lờI ca mượt mà, sâu lắng của bản nhạc Thu Vàng:
Chiều, hôm qua, lang thang, trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn nơi
Chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có muà Thu về, tơ vàng vương vương
.. .
Mùa Thu vàng tới là mùa lá vàng rơi
Và lá vàng rơi, khi tình Thu vừa khơi
Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi
Nghe chừng như đây màu tê tái...

Khi hồi ức của tôi đi lang thang về miền qúa khứ và trở về vớI nhạc phẩm Thu Vàng của Cung Tiến thì Bác sĩ Thể cũng trở lại vớI một bình trà và hai cái tách.Tôi giúp Ông đặt xuống bàn và rót trà ra tách. Nhìn hai tách trà đang bốc hơi thành những làn khói mỏng quyện vào nhau, đưa mùi hương thoang thoảng khắp phòng. Ông nói:
- Đây là loại trà sen đặc biệt mà một người bạn về Việt Nam mới qua, gửi biếu, ngon lắm.
Sau khi uống xong ngụm trà đầu tiên, tôi đi thẳng vào vấn đề, vào mục đích cuc viếng thăm hôm nay.Tôi nói, tôi có dự buổi ra mắt sách của Ông và có nhiều suy nghĩ. Sau khi đọc xong tập truyện ngắn của Ông, tôi muốn biết câu lạc bộ 309.81 như thế nào. Ông hỏi tôi nghĩ gì. Tôi nói, tôi nghĩ về tình cảm gia đình, họ tộc , về thân phận con ngườI trước định mệnh, nhất là thân phận ngườI lính trong và sau chiến tranh, vì tôi cũng là một ngườI lính. Tôi cảm nhận thật sâu sắc tấm lòng của Ông. Những ý nghĩ của tôi, tôi đã viết ra. Hôm nay tôi muốn xin phép Ông cho tôi được phổ biến nó trên tờ Việt Báo, trên internet để mọi ngườI cùng chia xẻ. Nói xong , tôi trao bài viết câu lạc bộ "309.81,TÁC PHẨM và TÁC GỈA" cho Ông. Ông nói cám ơn và sẽ cho biết ý kiến sau khi đọc. Ông cho biết, Ông sinh năm Bính Tý (1936) tại ấp Hà Thanh, làng Kim Dinh, tổng Kim Dinh, Thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Khi còn trong nước, Ông là Bác sĩ phẫu thuật ở một bệnh viện lớn ở miền Tây, vượt biên đến Mỹ tháng 11 năm 1979, tiếp tục học y khoa, hiện là chuyên viên bệnh tâm thần. Tôi hỏi tại sao Ông vượt biên. Ông kể tóm tắt nhưng thật sâu sắc và cảm động những ngày còn làm việc tại bệnh viện khi Cộng sản vào tiếp thu. Có nhiều lúc đang nói thì ông ngừng lại, đưa mắt xa xôI nhìn về một đoạn đường quá khứ. Có lúc Ông đập mạnh tay xuống bàn, có lúc Ông ghì chặt lấy tôi và nói như thét, rồi thì giọng Ông chùn xuống, Ông ứa nước mắt, nói- thôi anh sẽ hiểu rõ hơn khi đọc tập hồi ký Con đường của tôi, sắp xuất bản.
.. .

- Và Bác sĩ có ý định vượt biên từ đó" Tôi hỏi.
Ông nói:
- Thật tình, tôi muốn ở lại phục vụ đất nước với tư cách một Bác sĩ, nhưng trước sự hăm dọa, sự gợI ý chánh thức, lạnh lùng và tàn nhẫn đó, mình đâu còn cách lựa chọn nào khác. Mỹ có từ No Way, dùng trong trường hợp nầy rất chính xác. Trước đây, nếu tôi rời khỏi chiếc chiếu hoa đó sớm thì tánh mạng tôi khó mà an toàn, nếu tôi tiếp tục ở lại hoặc rờI trễ thì tánh mạng tôi lâm nguy. Anh có hiểu tôi nói không , anh Duy Nhân" Đối vớI Cộng sản chỉ là vấn đề thờI cơ. Đúng thờI cơ thì họ hành động , không sớm cũng không muộn.
Tôi cảm thấy bàng hoàng, rã rời, tê tái... và trả lờI:
- Vâng, nghe chuyện của Bác sĩ, giờ tôi mớI hiểu thêm ra. NgườI Cộng sản quả là đc đáo. Đc đáo hơn những gì chúng ta nghe, đc đáo hơn những gì họ nói ! Khi mớI sang đây, Bác sĩ làm gì "
Bác sĩ Thể:
- Đọc truyện tôi, anh biết đó. Tôi làm lao công khuân vác, chùi rửa trong tiệm bán đồ cũ, tôi dạy học trò, làm gíam thị ở trường trung học. Giờ thì ngồi đây. Đã 67 rồi, chắc không còn phục vụ được cộng đồng bao lâu nữa.
Tôi thấy mắt Ông đượm buồn. Ông đứng dậy. Tôi đứng lên theo. Ra khỏi phòng, Ông nói:
- Đây là lầu 7, còn câu lạc bộ của chúng tôi đặt ở lầu 10, vì trên đó yên tĩnh. Bệnh nhân sinh hoạt định kỳ, học Anh văn, vẽ tranh, nặn tượng ở trên đó. Họ ăn bữa trưa không mất tiền...
Rồi Ông dẫn tôi đi từng phòng , giớI thiệu. Đây là Bác sĩ Lowis, Bác sĩ Omary. đây là cô giáo Thanh Hằng, cô Hoa, cô Tuyết. Đây... Anh Nguyễn Minh, anh Đăng Hoàng, anh Trần Thành. Ông nói thêm, họ là những ngườI trẻ tuổI, nhiệt tình, chịu khó, có lòng từ thiện hiếm hoi. Chính họ đã góp bàn tay xoa dịu phần nào nỗI khổ của trần gian , rất đáng ca ngơi. Vậy mà từ hồi nào đến giờ không ai bết đến họ...
Nói tớI đây, Ông phải trở lại văn phòng vì có một bệnh nhân đang đợi. Trước khi đi, Ông nói nhờ anh Trần Thành tiếp tôi. Thấy một cô đi ngang, Anh Thành gọi lại, giới thiệu vớI tôi. Đây là một bệnh nhân trong nhóm điều trị của anh. Tên cô là Mai Trinh, ngườI Việt góc Hoa. Cô nói trong xúc động:
- Em thật lòng biết ơn Bác sĩ Thể đã cứu đời em. Năm đó, ở Việt Nam, mẹ con em đau khổ trần đời. Bị chồng phụ bạc, có vợ bé. Gia đình nhà chồng hất hủi, đuổI xua, chính quyền địa phương cũng làm ngơ. Em tuyệt vọng, liều chết, dắt hai đứa con cùng cái thai bốn tháng trong bụng, trốn nhà, đi vượt biên. Trên đường tớI trại Hồng Kông, em bị hải tặc cưỡng hiếp. đánh em đến sẩy thai. Kể từ đó, em bị đau đầu, mất ngủ, huyết áp cao, lúc nào cũng mê sảng thấy toàn lũ đầu trâu mặt ngựa hành hạ mình. Tới được nước Mỹ thì em suy sụp hoàn toàn, hai con em thì tả tơi nheo nhóc. Nhiều lần em toan tự tử mà không chết. May sao được trờI phù hộ, có người chỉ em tớI đây gặp Bác sĩ Thể và cô Tuyết, hết lòng giúp đỡ, em như được cải tử hoàn sinh. Em được hưởng tiền trợ cấp, tiền bệnh, có nhà housing, hai con được đi học như mọi trẻ em khác và em không còn nghĩ đến cái chết nữa...
Và, đây là một mảnh đờI khác, cũng do anh Thành giới thiệu. Bệnh nhân nầy còn rất trẻ, tên là Jackline, người Việt, mang hai dòng máu. Cha cô là ngườI Mỹ da đen mà cô chưa một lần biết mặt. Ở ngoài đờI người ta thường gọI cô là Liên điên. Bình thường cô lanh lợI, rất dễ thương, nhưng khi ngấm thuốc hoặc bị stress cô thường không tự chủ được mình, cô thường đập phá những gì trước mặt. Vừa qua, lần thứ hai cô sinh một em bé. Cô không được quyền nuôi dưỡng con mình vì cha nó là kẻ bất lương, mang con đi bán, để lại cho cô mọi điều đau khổ. Thế là cô điên. Những lúc tỉnh táo bản năng ngườI mẹ trỗi dậy, cô chịu không nổI và tự tử nhưng trờI vẫn không cho cô chết để cô gặp Bác sĩ Thể và cô Hoa.
Cô Đặng Hoa là ngườI theo dõi, trấn an hàng ngày, hàng giờ cho cô gái bất hạnh nầy. Cô Hoa túc trực cả đêm theo dõi mọi biến chuyển, mọi phản ứng để giữ lại mạng sống cho cô Liên. Cô đã làm tất cả những viêc phức tạp nhất, liên hệ mọI cơ quan, xin mọI phương tiện có thể để đem lại niềm tin, hy vọng cho cô, trả cô về vớI đời sống bình thường. Giờ thì Liên đã có tất cả, trợ cấp, nhà housing, và mọI benefit dành cho những kẻ bất hạnh. Tôi thấy Liên rất tỉnh táo, vui tươi. Cô phát biểu: Con coi Bác sĩ Thể như một vị cứu tinh, còn cô Hoa như người mẹ đỡ đầu. Không có họ, con đâu sống được tớI bây giờ. Con điên thiệt mà!
Anh Thành dẫn tôi lên lầu 10. Các thành viên câu lạc bộ đang chuẩn bị học Anh văn. Anh giớI thiệu với tôi Đại úy Thiện Nhân, người chôn súng, Đại uý Phúc, trưởng tóan viễn thám, ngườI vào Tchépone sớm nhất, Đại úy Hào, ngườI kể những chuyện rùng rợn tại Phú Quốc. Tôi đến bắt tay anh Hào và nói, năm đó tôi cũng bị đưa ra Phú Quốc, có khi là cùng chuyến vớI anh. Khi cô giáo Thanh Hằng lên lớp, chúng tôi chào cô rồi đi xuống. Ôi ! những gương mặt trông còn sáng sủa, vẫn còn phảng phất nét cương nghị của ngườI lính, vậy mà bị.. tâm thần sao" NgườI ta còn gọI họ bằng danh từ hoa mỹ là hI chứng hậu chiến. Sao ngườI ta không nói là ĐIÊN cho đơn giản, dứt khoát, một lần" Thì ra, ngôn từ của ta sao mà phong phú và nhân đạo quá ! ngườI ta còn dùng ký hiệu bằng số để nói về họ, để cho không ai biết.
Ngoài những trường hợp trên, anh Thành còn kể cho tôi nghe biết bao trường hợp bất hạnh khác. Họ là nạn nhân của chiến tranh, có khi là nạn nhân của thói đờI gian manh, phản trắc, của sự tính toán, lọc lừa. Số phận đã ném họ ra giữa dòng xoáy đắng cay, nghiệt ngã của đờI, đẩy họ đến tận nấc thang cuối cùng của xã hi. Nhưng họ vẫn còn may mắn khi gặp được Bác sĩ Thể, Cô Tuyết, cô Hoa, anh Thành và những ngườI khác tại A.H.S. Trước khi từ giã anh Thành, tôi hỏi anh câu cuối:
-Anh có thể cho tôi biết một đôi điều về Bác sĩ Thể được không "
Anh Thành:
Nói về Bác sĩ Thể thì rất thú vị và nói hoài không hết. Vậy anh muốn nói về một Bác sĩ hay một nhà văn "
Tôi:
-Dầu là Bác sĩ hay nhà văn thì cũng chỉ có một tấm lòng.
Anh Thành:
-Tôi hiểu anh rồi. Đó là một tấm lòng nhân hậu. Vâng, ở độ tuổI đáng lẽ phải nghỉ ngơi, đi du lịch, an hưởng tuổi gìa nhưng Bác sĩ Thể vẫn tiếp tục phục vụ cộng đồng. Năm trước cũng vào khoảng nầy, một cơn stress đột ngt làm Ông ngất xỉu, phải đưa đi cấp cưú khẩn cấp. Tin nầy it ai biết. MỗI ngày, sau giờ làm việc, mọI ngườI về hết, còn ông một mình khép cửa phòng lại, đắm chìm trong suy tư, sống cái thế giớI của riêng Ông. Ông lại tiếp tục làm việc,tiếp tục viết, tiếp tục suy nghĩ về các bệnh nhân của Ông, về cộng đồng ở Mỹ, về đồng bào ở Việt Nam, về nơi chôn nhao cắt rún quê nhà...


Thường thì ngườI bệnh sau khi điều trị hay tỏ lòng quí mến, biết ơn Bác sĩ bằng những món quà nhỏ gói trọn tình cảm của mình trong đó. Còn ở Ông thì ngược lại. Ông rất thường tặng quà cho bệnh nhân. Khi thì cà phê, bánh kẹo, trà, đường v.. v... Điều nầy tôi chưa hề thấy ở một Bác sĩ nào khác bao giờ. Khi đến phiên họp, sinh hoạt định kỳ của anh em trong câu lạc bộ, thì tự Ông đi pha trà và cung cấp bánh kẹo, chiêu đãi anh em. Hôm ra mắt tập truyện ngắn 309.81. Ông được nhiều ngườI ủng hộ. Số thu đã bù đắp được mọi chi phí in ấn. Như vậy coi như đã thành công. Ông nói. Từ hôm đó đến nay, Ông bán được lai rai. Ông dành tiền nầy để giúp đỡ bệnh nhân. Thí dụ, Anh Đ.C là thành viên câu lạc bộ, đang bệnh nặng phải nhập viện. Anh Đ. C là Trung úy cựu sĩ quan V.N.C.H, đồng thờI là một họa sĩ và là điêu khắc gia có tiếng, cựu tù nhân Cộng sản. Khi đưa được vợ con đến Mỹ thì vợ dắt theo mấy đứa con, đi theo tiếng gọI của đồng đô la! Từ đó, anh bị tâm thần, lúc nào cũng cười. Hiện anh đang nằm viện, không một ngườI thân, chỉ còn Bác sĩ Thể là chỗ dựa và anh em trong câu lạc bộ là niềm an ủi cuối cùng. Phải chi ở một nơi nào đó, vợ anh Đ.C đọc được những dòng chữ này. Nhưng... để làm gì" Tôi buồn quá!
Khi trở về phòng Bác sĩ Thể, tôi thấy Ông đang loay hoay vớI mấy hồ sơ bệnh nhân trên bàn. Ông nói:
-Đây là những hồ sơ bệnh nhân tôi đề nghị cho gặp Bác sĩ chuyên khoa để thẩm định tình trạng bệnh lý và chỉ định phương án điều trị mà bị ngườI ta trả lại.
Tôi ngạc nhiên:
-Bác sĩ mà cũng gặp khó khăn nữa sao "
Bác sĩ Thể:
-Hôm ra mắt sách tôi có nói, gần chín năm chúng tôi được phục vụ cộng đồng ngườI Việt, có thể ví như chín năm đốt đuốc soi rừng, gặp vô vàn khó khăn.
- Bác sĩ có thể nói rõ hơn không" Tôi hỏi.
Bác sĩ Thể:
- Thí dụ như ngườI ta chỉ giớI hạn cho tôi có 40 bệnh nhân nhưng tôi thấy cần phải điều trị và giúp đỡ nhiều hơn số đó. Thế là có mâu thuẫn. Đây là khó khăn về phía ngườI Mỹ mà cũng là khó khăn của mình. Họ thì lúc nào cũng nguyên tắc còn mình thì lúc nào cũng bị tình cảm và lòng nhân đạo thôi thúc.
-Trường hợp đó sẽ giải quyết thế nào" Tôi thắc mắc.
Bác sĩ Thể:
-Thì phải đãu tranh chứ sao. Trước hết đãu tranh trong nội bộ. Nếu không xong thì đãu tranh ở cấp cao hơn, cấp tiểu bang. Thường thì khi đưa lên cao thì mình thắng, có lẽ người ta thấy được tấm lòng của mình mà thông cảm, bỏ qua nguyên tắc.
- Còn những khó khăn khác" Tôi hỏi.
Bác sĩ Thể:
-Thì cũng từ sự kiện đó mà ngườI ta xuyên tạc việc làm của mình. Thiểu số nầy lại là ngườI Việt Nam. Nhưng tôi không coi đây là trở ngại.
Tôi tiếp lờI:
-Vì khi mình làm được nhiều điều tốt đẹp, được yêu mến thì bị ngườI ta gièm pha, ganh tị. Đó là chuyện thường tình.
Bác sĩ Thể:
- Nhưng anh nên nhớ, ngườI Mỹ chỉ làm khó mình về nguyên tắc, thật ra họ có cái lý của họ. Trong khi đó, ngườI Việt làm khó mình vì ác ý, thì anh nên suy nghĩ, nhất là trong hoàn cảnh sống hết sức khó khăn nơi đất khách quê người, đáng lẽ phải hết lòng giúp đỡ, thương yêu nhau, đùm bọc nhau.
Phải chi mọi người có cùng tư tưởng như Bác sĩ. Suy nghĩ thế, nhưng tôi không nói ra. Tôi muốn chuyển đề tài, bèn hỏi:
- Bác sĩ có kế hoạch gì cho tương lai không "
Ông trả lời, không suy nghĩ:
- Chúng tôi đang cố gắng, nỗ lực hơn nữa để kiện toàn phương hướng điều trị và vấn an. Còn dự án xin quỹ tài trợ xây dựng Trung tâm y tế gia đình đã được chánh phủ liên bang chấp thuận, sẽ hoạt động đầu tháng 12 năm 2003. Không phải chỉ hạn hẹp trong chứng bệnh tâm thần mà gồm cả những căn bệnh khác như nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa, da liễu, mở rộng cho tất cả cộng đồng ngườI Việt và ngườI Mỹ gốc Á châu tại vùng nầy. Chúng ta có được thành quả hôm nay là nhờ vào thiện chí, từ tâm và lòng quả cảm của các anh em ngườI Việt tại đây.
Nhận thấy những thông tin cần biết về câu lạc bộ 309.81 như vậy là tạm đủ, tôi chuyển sang đề tài mà giữa ông và tôi có sự đồng cảm sâu xa. Đó là việc sáng tác, thuc lãnh vực văn học. Tôi hỏi về dự định sắp tới. Bất ngờ, Ông hỏi tôi:
Anh có quan tâm đến Cloning không"
- Có phải là vấn đề nhân giống vô tính không, Bác sĩ. Tôi trả lời.
Ông nói:
- Đúng rồi. Từ tế bào của một sinh vật người ta có thể nhân thành vô số những sinh vật khác giống y hệch và có cùng tính chất vớI sinh vật gốc. NgườI ta đã thí nghiệm thành công trên con vật.
- Và bị phản đối trên con người - Tôi nói.
Bác sĩ Thể:
- Nhưng anh hãy tưởng tượng, vào một ngày nào đó ngườI ta sẽ thực hiện trên con ngườI, thì sự thể sẽ như thế nào" Chúng ta chỉ có một Hitler mà hắn làm thế giớI nầy đảo điên như vậy. Nếu như ngườI ta dùng khoa học, dùng phương pháp cloning để sản xuất ra 100 Hitler thì hậu qủa sẽ một trăm lần khốc liệt hơn. Có phải không anh Duy Nhân" Đó là điều tôi đang nghĩ tớI và tôi sẽ viết một quyển tiểu thuyết về đề tài đó, để cảnh cáo nhân loại. Anh có thấy đề tài đó lý thú không, cần thiết không "
Quả thật, tôi hoàn toàn bất ngờ trước điều Ông vừa nói. Thế thì, đâu có phải khi ngườI ta lớn tuổI thì đầu óc ngườI ta bị cùn, sự sáng tạo, óc tưởng tượng ngườI ta không còn nữa. Sau giây phút trầm tư, tôi nói:
- Vâng, chủ đề đó tôi chưa được nghe ai nói đến bao giờ, kể cả các nhà văn, thường được xem là có nhiều tưởng tượng nhất. Chủ đề mà Bác sĩ nói đó nó vượt lên trên mỗi cá nhân, mỗi gia đình,và ra ngoài cả phạm vi quốc gia, nó có tính nhân loại. Sau khi thực hiện được tác phẩm đó, Bác sĩ sẽ trở thành nhà văn lớn, và sẽ được trao tặng giải thưởng Nobel về Văn chương và cả Hoà bình nữa .
Ông cười:
- Anh nói đùa hay nói thật đó"
Tôi trả lời:
-Tôi nói nửa đùa, nửa thật. Như vậy là xác suất 50% và 50% đó là có cơ sở, bởi vì trong cuốn “The Old man and The Sea”, Ernest Hemingway chỉ nói lên sức tranh đãu của con người chống với thiên nhiên, vậy mà Ông đã được giải Nobel năm 1954, trong khi đó quyển tiểu thuyết mà Bác sĩ nghĩ tới có ý nghĩa rng lớn bao trùm cả nhân loại và có ảnh hướng đến toàn thế giới.
Bác sĩ Thể:
- Vậy là anh cũng có óc khôi hài đó chứ !
Tôi thấy cần phải giải thích một cách nghiêm túc hơn:
- Theo quan điểm nghệ thuật của riêng tôi, một cuốn truyện dựa trên cuộc sống thực tế, hơn nữa là căn cứ trên dữ kiện khoa học, được viết bởI nhà chuyên môn bằng tất cả tấm lòng cùng vớI sự sáng tạo của tâm hồn nghệ sĩ thì tác phẩm đó phải là tác phẩm hay, có gía trị.
Bác sĩ Thể:
- Đó chỉ là một tư tưởng mớI được hình thành.
Tôi:
- Nhưng là một tư tưởng lớn, rất đáng nể, và mọI chuyện đều chỉ có thể bắt đầu bằng một tư tưởng thôi. Chúc Bác sĩ thành công.
Nói xong, tôi đứng lên bắt tay Ông xin phép ra về, vì biết Ông còn phải làm nhiều việc. Ông vói tay lấy ba quyển sách đã lựa sẵn cho tôi muợn. Tôi bước ra khỏi phòng vớI niềm vui khó tả. Tôi biết rằng câu lạc bộ 309.81 không phải chỉ dành riêng cho anh em cựu quân nhân, tôi được tiếp cận với các thành viên câu lạc bộ mà trước đây chỉ biết qua truyện ngắn của Ông, tôi được tiếp xúc với những tâm hồn đầy lòng nhân ái, và nhất là được tiếp xúc với Bác sĩ Thể, là Giám Đốc, đúng hơn là linh hồn của Câu lạc bộ, được mọi người yêu thương, kính trọng và... gièm pha nữa.
*
Từ phòng Ông bước ra, rẽ phải là gặp ngay cầu thang máy. Trong khi chờ đợi thang lên, tôi đến thẳng lan can, nhìn xuống đường Broad way.
Nắng chiều chỉ vừa mới tắt nhưng gió chiều đã nổI lên thành những cơn giông từng đợt. Khách bộ hành ai cũng hấp tấp, vội vã, có lẻ để tránh cơn mưa sắp tới. Ánh điện hai bên đường hắt ra từng mảng sáng, soi rõ hình ảnh gầy gò của mấy ngườI homeless đang co ro, nằm, ngồi trước các cửa hàng, quán ăn. Trong trạm chờ xe bus, hai thanh niên khoản 18 tuổI, áo quần lôi thôi, lếch thếch, đang chuyền cho nhau hút nốt một điếu thuốc của ai đó vừa mới ném ra. Phía lề đưồng bên kia, đứng lố nhố một toán police da trắng. Dưới chân họ là ba ngườI da đen, nằm sắp mặt xuống đất, hai tay bị còng tréo sau lưng, như những con heo bị trói, chờ mang đi thọc tiết. Khi tôi xuống tớI đường thì những ngườI Mỹ đen khốn khổ kia vẫn còn nằm đó, không biết họ bị tội gì.
Hướng về chiếc Camry của tôi đang đậu sát lề đường: một Mỹ trắng và một cô gái, có lẽ là người Việt đang tựa vào sau xe, hôn nhau tha thiết. Tôi giữ một khoảng cách an toàn cho họ được tự nhiên. Tôi đứng đó, chờ đợi. Gần năm phút sau họ buông nhau ra. Tôi đến mở cửa bước vào trong xe. Đồng hồ chỉ đúng 6 giờ. Tôi cho xe chạy chậm, hướng về nhà. Những chiếc lá vàng bám trên xe bắt đầu rơi ra, lã chã... Những hình ảnh từ lúc 3 giờ bây giờ hiện ra trong tôi thật rõ nét: cô Mai Trinh, cô Liên, Đại úy Thiện Nhân, Đại úy Phúc, Đại úy Hào là thành viên của câu lạc bộ 309,81, những ngườI homeless bên vỉa hè, hai thanh niên trong trạm xe bus, những người Mỹ đen bị còng, lăn lóc ngoài đường, những ngườI police ..., cô Tuyết, cô Hoa, Anh Trần Thành, Bác sĩ Thể ... Họ là những người mà tôi vừa mới tiếp xúc, mới nhìn thấy chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, mà tôi cảm tưởng như họ là những nhân vật được tưởng tượng, hư cấu trong một quyển tiểu thuyết của một nhà văn nào đó, chứ không phải là thật. Họ là những nhân vật đóng vai những kẻ khốn cùng, bị định mệnh vứt bên lề xã hội. Họ là những kẻ với số phận hẩm hiu, dường như được sinh ra để bị kỳ thị, bị bạc đãi. Họ là những nạn nhân của sự bội bạc, phản trắc vì thói đời ham chuộng vật chất xa hoa. Họ là nạn nhân ngây thơ của âm mưu mua bán tàn nhẫn được ngụy trang bằng một cuộc tình chớp nhoáng, giai đoạn. Cuối cùng, họ là nạn nhân của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, đáng nguyền rủa. Đối lập với họ là những nhân vật điển hình đóng vai phản diện, là tác nhân của mâu thuẫn đời sống, xung đột xã hội. Đó là chồng của cô Trinh, cô Liên, là vợ của Trung úy Đ.C.. v.. v.. Bên cạnh đó, may thay, còn có những vai khác là đại diện của lòng nhân từ, chuyên đi vuốt ve, an ủi cuộc đờI, làm cho cuộc đời thêm chút ý nghĩa, vậy mà lại bị chính cuộc đời ganh tị, gièm pha!
Nhân vật được tôi yêu mến kính trọng nhất có lẽ là Bác sĩ Thể, đang mơ ước một cuốn tiểu thuyết vĩ đại của mình cho cuộc đời, không biết cuối cùng có thực hiện được không, hay cũng như chính tôi, khi bước vào phòng Bác sĩ Thể thì lòng náo nức, khi bước ra vẫn thấy vui phấn khởi, nhưng chỉ đi vài bước thì chứng kiến, bắt gặp nỗi buồn. Còn cặp tình nhân kia nữa. Họ yêu nhau thật sự hay họ đang đóng kịch giữa cuộc đờI" Làm sao tôi biết được, mà cũng chẳng ai có thể biết được !
*
Khi tôi đến văn phòng Bác sĩ Thể lần thứ hai để trả lại mấy quyển sách thì Ông bắt đầu hỏi về tôi. Tôi nói, khi còn ở Việt Nam tôi là Giám Đốc một ngân hàng thương mại cổ phần ở Chợ Lớn. Trước đó, tôi làm thông dịch viên cho Mỹ, tôi đã đi lính, tôi ở tù. Một mảnh đạn hiện còn ghim ở đùi bên phải trong lần chạm súng với Cộng sản ở miền Tây năm 72. Khi ở tù, họ đánh tôi vào đầu vì không đồng ý với bản tự khai của tôi. Giờ tôi bị điếc tai trái và tai phải chỉ nghe loáng thoáng. Đó là nỗi buồn và mặc cảm lớn của tôi hiện nay, nó làm tôi xấu hổ và mất tư tin. Trong cơ quan, nơi tôi làm việc, khi người ta nói, nhất là nói tiếng Anh, thì tôi cứ vểnh tai lên, gương mặt thì ngây ra, đần độn nhưng chẳng hiểu họ nói gì. Ai cũng tỏ vẻ khinh tôi. Họ hỏi tôi ở Việt Nam học lớp mấy. Tôi nói học hết lớp năm. Họ nói, hèn chi... Tôi đang bị thất nghiệp hơn một năm nay.
Khi nghe tôi nói xong, Bác sĩ Thể kéo tủ lấy ra cái hộp nhỏ, có những cái máy điếc. Ông chọn đưa tôi một cái và nói đây là loại digital, đắt tiền và tốt lắm. Thấy tôi hơi ngần ngại, Ông nói:
- Tôi không tính tiền anh đâu, cứ cất mà dùng.
Rồi Ông tiếp tục hỏi về tình trạng sức khỏe của tôi, về mối giao tiếp hàng ngày trong gia đình, với vợ con, với bạn bè và về trí nhớ, về các hiện tượng trong giấc ngủ.
Sau khi nghe tôi mô tả và trả lời tỉ mỉ, Ông kết luận:
-Anh đã bị trầm cảm và hội chứng hậu chiến rồi đó!

Chicago, tháng 11 năm 2003
DUY NHÂN

Ghi chú của tác giả: MỗI lần đàm thoại thì Bác sĩ Thể nói rất to, còn tác gỉa, nhân vật xưng tôi trong truyện thì viết ra giấy vì lẽ, Bác sĩ Thể bị điếc 100%, tác gỉa 75%

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến