Hôm nay,  

Quê Hương ... Nỗi Đau, Niềm Tin Còn Đó

10/11/200300:00:00(Xem: 152042)
Người viết: SAO NAM
Bài số 392-931-VB231103

Anh Toàn mến
Hôm rồi, đến bạn em chơi, thật rất là tình cờ, không hẹn mà gập cô H. một trong những thành viên nhiệt tình, năng nổ, sốt sắng thuộc Hội Cựu Quân Cán ChínhViệt Nam Cộng Hòa ở Greenville, South Carolina. Cô H. và em đã có dịp mạn đàm về hoạt động của Hội trong việc giúp đỡ Thương Phế Binh tại quê nhà. Sau đây là lời của cô H. (Cô H. và em có một dạo đã làm cùng hãng và cùng một department, em lớn hơn cô ấy một giáp).
Hội của chúng em khi mới thành lập đâu có gì, chỉ có tấm lòng và niềm tin sắt đávào công việc mình sẽ làm. Cho đến bây giờ, Hội đã có tổng cộng 406 hồ sơ và đã giúp được 338 hồ sơ, còn lại 68 hồ sơ cần được sự tiếp tay của đồng bào. Việc giúp đỡ này là trên căn bản hàng năm, mỗi hồ sơ là 50 dollars, em xin lập lại là hàng năm chứ không phải một lần, cá biệt có người được giúp một năm hai lần, để anh rõ, do đó Hội cần một nguồn tài chánh liên tục để tiếp tục một cách thường xuyên, vì thế Hội rất cần sự tiếp tay của đồng hương từ khắp nơi trên thế giới chứ không phải chỉ riêng ở nước Mỹ đâu anh à!
Em hiểu rằng đồng bào mình ai cũng có tấm lòng và ai ai cũng hiểu thấm thía câu :"Lá lành đùm lá rách" sở dĩ họ chưa có dịp mở hầu bao vì có thể họ chưa biết, và có thể tuy đã biết rồi nhưng vẫn chưa có dịp "ra tay" chỉ vì cuộc sống của họ chưa ổn định đó thôi nhưng em biết chắc , khi đã biết rồi mà chưa giúp được thì đồng bào mình áy náy vô cùng và khi thời cơ đến, họ sẽ vui vẻ đóng góp cho cuộc quyên tiền vì nghĩa của chúng em liền, vì tâm hồn của những "mạnh thường quân" này và của tất cả đồng bào ta ở đây tuy "hai mà một " tuy "một mà hai" anh à!
Thực ra, đồng bào mình có ai mà "không rách" khi mới đặt chân đến chỗ tạm dung này, và khi đã có việc làm nghĩa là đã tạm thời ổn định được cuộc sống thì mới "đỡ rách " mà thôi. Mà theo như em hiểu, xã hội Mỹ là xã hội đã được tổ chức một cách có quy củ, nói về phương diện tài chánh, nên, nếu chẳng may mà thất nghiệp thì tiền đâu mà trả "bill" hàng tháng, mà như anh đã rõ, một thàng qua rất mau, nên ai ai cũng phải "đầu tắt mặt tối "mà làm việc.
Việc trả "bill" này không những là mối lo mà còn là sự bận tâm của mọi người, kể cả người bản xứ nữa. Mỗi khi kinh tế xuống, số thất nghiệp tăng ai nấy đều giật mình thon thót và tự hỏi chừng nào đến lượt mình. Xã hội này dựa trên nền tảng "credit", tức là bán chịu cho mọi người, tài sản của mọi công dân là do sự làm việc hăng say, cần cù , nhẫn nại mà có. Mới ra trường hay mới tỵ nạn ở Mỹ, chỉ cần có việc làm ổn định sau hai, ba năm là có thể mượn tiền ngân hàng để mua nhà, mua xe rồi. Vì thế, hệ thống "credit " này, một mặt làm người dân thoải mái, mặt khác cũng chẳng khác gì cái vòng kim cô trên đâu cuả Tề thiên đại Thánh, nên mỗi lần kinh tế trồi, sụt ai ai cũng đều lo lắng nhức đầu, vì, nếu thất nghiệp thì tiền đâu mà trả góp nhà, góp xe.
Để trở lại câu chuyện, em xin tiếp, để có tiền giúp đỡ Thương Phế Binh, tụi em phải đứng ra tổ chức những buổi ca nhạc, mời ca sĩ từ các nơi tới, mà xin anh ghi nhận điều này, các cô cũng là những người có lòng, có tâm lắm anh à!Họ giúp bằng cách chỉ lấy nửa tiền so với hát ở phòng trà, vũ trường thêm vào đó, tụi em còn đi quyên tiền ở các tiệm nail của người Việt mình ở đây nữa.


Như anh biết, ở Greenville, South Carolina này, các cơ sở buôn bán của người Việt chỉ có hai chợ, hai tiệm bán băng nhạc, một tiệm phở, còn lại toàn là tiệm nail. Mỗi khi vào tiệm nail quyên tiền, tiệm nào cho đươc 50 dollars, là tụi em mừng lắm vì như thế là đủ số tiền cho một hồ sơ, còn nếu được hơn, thì cứ như mở cờ trong bụng, sung sướng vô cùng , hân hoan vô tả, cứ như là chính mình được số tiền đó vậy. Nhiều tiệm nail rất đông khách, có khi phải chờ cả 30 phút thì mới được chủ nhân tiếp và điều đặc biệt là không có tiệm nào từ chối cả. Như em đã nói với anh, khi mới vào chuyện, ngưới Việt mình, ai ai cũng có lòng nhân hết, ai ai cũng sẵn sàng giúp người hoạn nạn, chỉ vì chưa có dịp đó thôi. Nếu đây là đề tài cho anh viết bài, thì nhân đây, em xin bày tỏ lời chân thành cám ơn trước nghĩa cử cao quý của các chủ nhân tiệm nail ở đây cũng như đối với những ân nhân đã giúp trong quá khứ khiến cho Hội có phương tiện tài chánh để giúp các anh em Thương Phế Binh ở quê nhà.
Vừa rồi, em mới nói về các hoạt động của tụi em ở bên Mỹ này, bây giờ em xin kể về tình cảnh của các anh em Thương Phế Binh ở bên Việt Nam ta. Như để nén xúc động, cô H. ngưng một chút, rồi tiếp, tụi em nhận được những chứng từ thương tật của các anh em Thương Phế Binh, nhiều tờ vì gấp lại quá lâu, đã 28 năm rồi còn gì, anh nhỉ, nên nếp gấp đã trở thành vết rách và vì gấp nhiều lần cho gọn để dễ cất vào túi plastic nên đã rách thành nhiều mảnh, nên anh em đã phải lấy cơm dán lại. Lại còn có trường hợp nhiều người không vợ, không con, không nhà, nên khi biết được địa chỉ của Hội ở bên Mỹ này, đã phải trả một số tiền để "thuê" địa chỉ của bà con lối xóm để gởi hồ sơ cho tụi em. Còn có trường hợp, có hai người chỉ có một chân, vì một người mất một chân, người kia mất hai chân, hai người nương tựa nhau, đùm bọc nhau để sống qua ngày. Một bà mẹ chỉ có một người con duy nhất, bà đã hăng hái động viên con vào quân đội, tuy rằng người con được miễn dịch vì lý do gia cảnh, con duy nhất của một gia đình. Nghe theo lời mẹ, anh gia nhập quân đội và bị mất hai chân, nay mẹ tuy đã già, đã lối hơn 80 tuổi mà vẩn phải đi bán nước trà rong ở chợ để đắp đổi qua ngày nuôi con.
Tình cảnh anh em Thương Phế Binh thì nhiều, em chỉ xin kể một vài trường hợp nho nhỏ để đồng bào mình thấy rõ anh em cần sự giúp đỡ của đống hương ở hải ngoại nói chung và ở bên Mỹ này nói riêng, như thế nào. Nói đến đây, cô H. ngưng lại như để trấn tĩnh tâm hồn rồi tiếp, em nghĩ rằng, đồng bào mình ở hải ngoại, tuy đã xa quê hương đã lâu nhưng em chắc là không ai quên được câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước
phải thương nhau cùng
Hoặc là câu:
Dù xây chín đợt phù đồ
Không bằng "đóng góp"
cứu cho "nhiều" người

Em nghĩ rằng câu sau em xin đổi đi một chút, cho hợp với buổi nói chuyện hôm nay.
Anh Toàn ơi! Em tin là độc giả khi đọc xong bài này thì vốn dĩ đã thương nhớ quê hương nay lại thương nhớ Quê Hương hơn vì ở đó Nỗi Đau Còn Đó và với Niềm Tin mạnh mẽ, em nghĩ là Hội sẽ nhận được sự tiếp tay của đồng bào nhiều hơn nữa.
Đến đây, anh chắc sẽ hỏi em, vậy chứ địa chỉ của Hội chú đã cho anh biết đâu. Vâng, thưa anh, sau đây là địa chỉ của Hội:
Hội Cựu Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa South Carolina
P. O. Box 1441 Taylors, SC 29687
Anh cho phép em dừng bút nơi đây.
Thân kính

Sao Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,313,967
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.