Hôm nay,  

Bồng Bềnh Theo Vận Nước Nổi Trôi

10/11/200300:00:00(Xem: 153152)
Người viết: SAO NAM
Bài số 391-930-VB231103

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6, chuyển qua diện ODP., hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina và làm nghề Machine Operator. Sao Nam đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ rất chừng mực mà duyên dáng. Lần này, đặc biệt, là 2 bài viết mới cho thấy tấm lòng của ông, vừa với quê hương thứ hai -nơi ông định cư, vừa với quê nhà và những đồng đội cũ.
+
Khách nhàn du khi thực hiện một chuyến du lịch từ Little Saigon thủ đô của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ sẽ đáp máy bay thương mại loại lớn tới Atlanta, thủ đô của tiểu bang Georgia hay một thành phố nào đó, rồi phải đổi qua máy bay nhỏ hơn để tiếp tục cuộc không trình tới phi trường quốc tế Greenville Spartanburg thường viết tắt là GSP sở dĩ có tên này, có lẽ là do việc góp vốn của hai thành phố Greenville và Spartanburg hay là do sự việc phi trường này nằm trên ranh giới của hai thành phố này chăng. Dù tên được đặt thế nào đi chăng nữa thì du khách sẽ thấy một vùng trời bao la hùng vĩ phủ đầy màu xanh với đồi núi chập chùng, đôi khi lại hiện ra những khoảng đất đỏ do sự khai phá của con người, trong khi phi cơ đang hạ dần cao độ để đáp xuống phi trường.
Từ phi trường, khách dùng xe hơi đã thuê sẵn đi về đường số 14, tiếp tục chạy trên con đường này, khi gặp đường 29, khách rẽ phải, khi tới Gary Armstrong Road và Gap Creek là đường Hampton, tiếp tục chạy trên đường này cho tới khi gặp phải ngã tư Hampton Road và đường 358 hay là Holly Springs, khách rẽ phải, chùa Linh Quang Tự nằm cách ngã tư này lối 2 hay 3 ngôi nhà.
Người tỵ nạn Việt Nam ta, khi xa quê hương, ai ai cũng đều mang theo hình ảnh thân yêu nơi quê hương mình đã sống mà tiêu biểu có thể là ngôi đình, ngôi chùa hay gác chuông nhà thờ cao vút, trong tâm tư. Riêng đối với Phật tử, ngôi chùa không những là niềm tin nơi tôn giáo mà cũng còn là nơi biểu lộ những tình cảm nồng nàn mà ai ai khi đã đến chùa, cũng đều sẵn sàng dành cho người khách bằng những lời thăm hơi ân cần hay bằng những nụ cười tươi nở trên những khuôn mặt rạng rỡ.


Cũng "bồng bềnh theo vận nước nổi trôi" cùng với Phật tử của Ngài, Đức Phật trong tâm tư người Việt tỵ nạn ở Greenville, SC đã "bềnh bồng" được tôn kính, thờ phượng từ gia đình Phật tử này đến gia đình Phật tử khác mỗi khi có đại lễ Phật giáo. Người Việt ở đây không nhiều do đó các cơ sở thương mại cũng ít, nên việc đóng góp rất hạn chế chỉ đủ để cho Hội phật giáo Việt Nam tại Greenville "bồng bềnh" cùng các Phật tử tiếp tục duy trì để hội tiếp tục tồn tại. Phật tử nào cũng nói là phải có một ngôi chùa nhưng "tâm bất tòng tài" cứ như thế Phật tử và Ngài cứ tiếp tục "bềnh bồng" từ năm 1990 là năm có đợt HO đầu tiên, cho mãi đến năm 2002 do sự giúp đỡ tích cực, vô vị lợi của bác sĩ Diệp, Phật tử ở Grenville và các nơi lân cận mới có dịp tạo mãi được một ngôi nhà để sửa sang lại thành một ngôi chùa để "định cư" Ngài.
Chùa tuy nhỏ nhưng khi khách ghé chùa những gương mặt xa lạ trở nên thân quen, rộng vòng tay đón chào với nụ cười tươi nở trên môi cùng với những lời thăm hỏi ân cần. Nếu khách muốn dùng cơm chay ư, thì chùa sẽ rất hân hạnh được mời khách dùng bửa cơm chay tuy thanh đạm nhưng ngon tuyệt vời do bàn tay khéo léo của các bà các cô chế biến. Khách còn ngần ngại chăng, xin mời khách hãy dùng thử, trăm nghe không bằng một "ăn" mà! Bảo đảm là khách sẽ bớt được ít cholesterol tai hại và sẽ kéo dài thêm tuổi thọ được một chút để tu học.
Những ngày đại lễ, Phật tử từ các nơi xa như Colombia, Charlotte NC cũng kéo về đông đảo cộng thêm với số phật tử ở Greenville, SC khiến khách nếu đến chùa vào dịp này sẽ chen chân không lọt, nếu khách muốn vào chánh được để chiêm ngưỡng và để tỏ lòng tôn kính Ngài. Trong những dịp này, Phật tử còn được nghe thời thuyết pháp của các vị Hòa thượng, đại đức được thỉnh từ phương xa đến như Atlanta, Vieginia, Canada.
Sau khi thực hiện được "giấc mơ" là ngôi chùa, ước vọng tiếp của Phật tử là sẽ có đủ tài chánh để xây dựng nơi sinh hoạt cho các con em trong gia đình Phật tử và cũng là nơi để tiếp đón phật tử từ các nơi đổ về như đi tray hội mỗi khi có đại lễ.
Đang đứng trước Chùa Linh Quang Tự khách bỗng nhiên, nghe ai đó hỏi con có muốn "chơi bài" cùng ta không, khách ngạc nhiên vô cùng thì tiếng nói lại tiếp tục, bài của ta chỉ có một nút mà ta đã thắng được tham, sân, si cùng ma vương quỷ dữ và đắc đạo đó con à! Con không tin ư, hãy nhìn bức tượng ta giơ ngón tay chỉ lên trời một nút đó, không phải ta muốn nói "thiên thượng duy ngã độc tôn" đâu, mà ta đang "chơi bài" đấy, con nhớ nhé một nút thôi.
Đang ú ớ trước ý tưởng lạ lùng này thì có ai đó khẽ lay "Sir, sir will you please wake up, wake up". À thì ra khách đang ngủ mê trên phi cơ và cô chiêu đãi viên đánh thức khách vì phi cơ đang chuẩn bị hạ cánh.
SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến