Hôm nay,  

Kẻ Lợi Dụng Tình Yêu

24/10/200300:00:00(Xem: 196649)
Người viết: PHẠM GIA NAM
Bài số 376-914-vb3141003

Tác giả Phạm Gia Nam sinh năm 1955, đã lập gia đình, có 1 con trai 7 tuổi. Hiên là Revenue Auditor (chuyên viên kiểm toán) cho một department của tiểu bang Louisiana, cư trú tại TP Baton Rouge, Louisiana. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
*
Phước gục đầu, úp mặt xuống tô mì gói, húp sùm sụp. Nó ngước lên, mặt mũi nhễ nhại mồ hôi vì tô mì nóng, vừa nhai nhồm nhoàm, vừa nói với Kiên:
- Tôi nói cho ông Kiên biết, con Thu ở trường mình là không có được.
Kiên lặng lẽ ngồi xuống, nhìn quanh cái phòng mà Phước đang ở, đồ đạc chỏng chơ chỉ có một cái bàn, một cái ghế và một cái giường, sách vở, quần áo bừa bãi, vương vãi khắp nơi. Cái giường ngủ của Phước mà Kiên đang ngồi, bàn tay cảm thấy dinh dính khi vô tình chạm phải tấm khăn trải giường nhăn nheo, lêch lạc, cáu bẩn. Ở đầu giường, ngay dưới cái gối trắng đã chuyển sang màu vàng nâu vì mồ hôi, keo dầu xịt tóc, lấp ló lòi ra nửa quyển Playboy mời gọi. Dưới chân giường, một cái gạt tàn vun lên đầy tàn thuốc lá tràn ra cả thảm. Ba bốn chén đĩa, nồi niêu đã lâu ngày chưa rửa nằm chỏng gọng, ngổn ngang trên cái sink đối diện, mùi ẩm mốc, thoang thoảng đâu đây. Thật khó mà tưởng tượng nổi, một thằng Phước thường gặp trong trường, mày râu nhẵn nhụi, chững chạc, đeo kính gọng vàng, quần áo cho đến giày dép sạch sẽ bảnh bao; lúc nào cũng nói chuyện trên trời, những tư tưởng đạo đức, triết lý cao sa, những ước mơ vĩ đại mà lại chấp nhận ở trong cái phòng "khéo" tổ chức như thế này.
- Ông nói không có được ... là không được làm sao"
Phước đặt tô mì vừa ăn xong xuống bàn, nó đứng lên, đưa hai bàn tay chùi miệng, rồi lại chùi vào hai đít quần, sau đó mới từ từ đi lại chỗ sink để rửa... tay, vừa rửa vừa nói:
- Ông coi, hôm đó tôi lại nhà con Hoa trả cuốn sách. Con Hoa nó mời tôi vào nhà. Tôi bước vào, thấy ngay con Thu đang nằm phành ra trên ghế sofa coi TV, thấy tôi, nó chỉ liếc một cái, rồi lại tiếp tục nằm phè ra coi TV tiếp! Không biết ngồi dậy làm ơn khép cái cặp đùi vô một chút, trông thật là... chướng.
Kiên cười cười nhìn Phước mặt đỏ gay vì tức:
- Trông "em" nằm như vậy chịu không nổi hả! Ông đi trả sách cho con Hoa, thì cứ biết con Hoa thôi. Còn con Thu nó làm cái gì mặc kệ nó, mà ông có làm cái gì nó không đó" Hay lại xin làm anh nuôi, anh tinh thần rồi lợi dụng nắm lấy cái chân cái tay nó, để nó khinh cho, nên coi như ông không có ở đó.
- Tôi thèm vào mà làm cái gì với nó, nói thật với ông, bây giờ mà nó có... quì xuống lạy tôi, xin tôi một chút xíu tình yêu, tôi cũng đành phải nhổ một bãi nước bọt... mà dứt khoát từ chối.
Lúc đó, năm 1987, thời buổi trai thừa gái thiếu của người Việt tại Mỹ, chàng thanh niên tị nạn Hoàng Hữu Phước mà tuyên bố một câu như vậy thì quả thật lộng ngôn, thần kinh hoang tưởng. Hay nói một cách khác, đó chỉ là "khẩu khí" thể hiện một tâm trạng phẫn uất, nói cho sướng miệng, nói cho bõ ghét của một kẻ có quá nhiều kinh nghiêm thương đau, thê thảm với đàn bà con gái.
Lúc bấy giờ, Phước đã hơn 30, vượt biên, tị nạn, đi học lại Đại Học ở trường này. Cả trường chỉ có khoảng 100 sinh viên VN, thì đã có gần 80 là nam sinh viên rồi. Thành phần, tuổi tác, quá khứ, hoàn cảnh xã hội cũng khác nhau, riêng Phước lại cố tình tỏ ra đặc biệt hơn mọi sinh viên khác. Lúc nào nó cũng tỏ ra là tay đàn anh lịch lãm, hiểu đời, lại có một tấm lòng thiết tha với tiền đồ dân tộc, đạo nghĩa Việt Nam. Những lần trò chuyện đông người, hay hội họp sinh viên VN, Phước thường hay phát biểu linh tinh, lạc đề, chủ yếu là hết lời ca ngợi những gương hy sinh, phục vụ chồng con của người phụ nữ VN. Nó còn đưa ra thí dụ điển hình là cụ bà Trần Tế Xương đã được vinh danh. Học sinh nam nữ miền Nam trước 1975, tuổi vừa mới lớn, học về thơ văn cận đại cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ai mà không biết cụ bà không may lấy phải ông chồng "chả ra gì". Ông Tú Xương học hành thi cử thì rớt lên rớt xuống, chỉ đậu vớt được cái Tú Tài, rồi tối ngày làm thơ với thẩn chê người, chửi đời chơi gác - không trọng dụng mình. Ông làm việc thì không làm, ngày ngày chỉ biết rong chơi, để mặc vợ tảo tần quán xuyến: Tiền bạc phó cho con mụ kiếm - Ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi (1). Không những thế ông còn nhậu nhẹt, chơi bời, sáng xỉn chiều say, ngang tàng tuyên bố: Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ - Rượu chè trai gái đủ tam khoanh (2). Vậy mà cụ bà nào dám một lời than thở, oán trách, nói chi đến hai chữ "Ly Dị" như ở xã hội Mỹ này. Vẫn vui vẻ thân cò, một lòng chung thủy, thức khuya dậy sớm, làm việc, săn sóc chồng con: Quanh năm buôn bán ở ven sông - Nuôi đủ đàn con với một chồng (3). Quả là một người đàn bà toàn hảo, xứng đáng tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam. Phước còn cả gan khuyên các nữ sinh viên VN nên theo gương sáng của cụ bà Trần Tế Xương mà học tập noi theo.
Ngoài ra, Phước luôn tỏ vẻ như đang mưu tính một chuyện gì rất lớn, rất quan trọng. Hành tung của nó rất bí ẩn, lại hay nói, hay trả lời những câu mơ hồ, úp mở, hư thực thực hư. Có lần thằng Hùng "nhí" đã nói lại với Kiên:
- Em nghi ông Phước nhà mình quá, hỏi ông mới vô học hả" Ông nói từ trường khác chuyển đến, nhưng không nói rõ là trường nào. Hỏi ông ở đâu" Ông chỉ nói ở loanh quanh đây, không nói rõ là ở đâu. Đang ngồi một đám nói chuyện với nhau, chốc chốc ông lại nói "Để tôi đi ra chỗ này một tí" không ai biết ông đi đâu, làm gì. Em nghi ông này lắm, trông ổng không thể tin được.
Phước là ai" Là cái thằng mẹ rượt nào" Không ai biết rõ. Nó đã từng úp mở, nói là sinh viên Luật Khoa Sài Gòn trước năm 75. Đến khi gặp Kiên, hỏi về trường Luật, các môn học, các giáo sư thì nó... ngọng. Nhưng nó là thằng mặt trơ trán bóng, lại nhanh trí nên ứng biến rất nhanh:
- Tôi thật sự là sinh viên Kỹ Sư Công Chánh Phú Thọ cơ, tôi chỉ ghi danh Luật học chơi thôi nên không biết gì nhiều.
Hỏi là hỏi vậy thôi, chứ đâu ai có dư thời giờ mà đi điều tra nó làm gì, hiện tại và tương lai còn quan trọng hơn nhiều. Ây thế mà, sau này Phước cứ tìm cách làm thân, đòi chơi với Kiên. Nó từng nói bao nhiêu năm ở Mỹ mới có được một người bạn như Kiên, thật là "chân hạnh phúc", vì những người cùng một quá khứ, trình độ, tuổi tác dễ thông cảm nhau hơn.
Là thanh niên đang tràn trề sức sống, lại được bơ sữa Mỹ phụ giúp, Phước cũng như hầu hết những sinh viên tị nạn độc thân khác, đều bị dằn vặt bởi những ẩn ức sinh lý không lối thoát. Nhiều thằng chỉ còn biết đắm chìm trong học tập, làm việc, hay chơi đại một môn thể thao, văn nghệ nào đó cho nó nguôi ngoai. Phước thì không như vậy, suốt ngày chỉ nghiên cứu binh thư PlayBoy, Penthouse, hay những cuốn sách "Học Làm Người" như: Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tình Lý Tưởng, Tâm Lý Bạn Gái v.v...
Lúc nào trong người Phước cũng có một cuốn sổ tay nhỏ ghi đầy đủ tên tuổi, số phone, thói quen, sở thích, cha mẹ anh em của tất cả những đứa con gái mà nó đã có dịp làm quen. Mỗi lần có dịp gặp, trò chuyện lại nó thường tìm cách gợi lại để cho mấy cô nàng cảm động, thích thú như mình rất được Phước quan tâm, nhung nhớ, trằn trọc hàng đêm. Hay ít ra cũng thầm cảm phục nó là một người chu đáo, có trí nhớ tốt.
Buổi tối, sau khi cơm chiều xong, Phước thường "lên đồ" láng coóng, xách theo một vài quyển sách, tà tà đi bộ đến trường. Nó vào Thư Viện, leo lên lầu ba, lựa chỗ Lobby có khung cửa kính lớn trông ra bờ hồ. Trời tối, mặt hồ phẳng lặng, phản chiếu lấp lánh ánh đèn đêm, trông long lanh như dát bạc, thật thơ mộng. Đằng sau khung cửa kính không xa là Reference Desk, bên trái là hàng dãy bàn lớn, thường có các cô bé sinh viên VN học chung với nhau. Thấy có sinh viên VN, để gây "ấn tượng", Phước thường lại bên khung cửa kính lớn, hai tay chắp sau lưng, cúi đầu đi qua đi lại. Đôi khi nó lại đứng im lìm, lúc khoanh tay trước ngực, lúc chống cầm, mắt đăm đăm nhìn ra bờ hồ, nét mặt trĩu nặng suy tư. Lúc đó, trông Phước lừng lững như một lãnh tụ cô đơn, đang trở trăn suy nghĩ để tìm giải pháp cho một vấn đề hóc búa - Y chang, như hình ảnh làm việc của các vị Nguyên Thủ Quốc Gia, hay Giám Đốc Thực Hiện (CEO) của các đại công ty mà mọi người thường thấy qua báo chí, TV, phim ảnh.


Ban ngày, Phước cũng đi học như những sinh viên khác, trong cặp sách của nó thường chỉ có mấy cuốn English, Sociology, hay History level 100 năm thứ nhất, nhưng nó sách ngoài tay là một quyển Chemistry to tổ bố, dày cộm level 400 năm thứ tư sắp ra trường. Ngoài những giờ bắt buộc phải lên lớp, Phước thường lang thang ở hành lang các phân khoa, hay trên đường đi giữa các building từ khoa này đến khoa khác để tìm cơ hội làm quen. Nếu gặp một cô bé VN dễ thương nào đó, nó thường chào hỏi bâng quơ, tán tỉnh vài câu, xem có hy vọng gì không" Đàn bà con gái VN là chúa ỡm ờ, nắng sớm chiều mưa. Nhiều khi "chiệu" người ta rồi mà không bao giờ chịu nói. Như một cánh cửa đóng nhưng không khoá. Thằng nào chỉ biết gõ cửa rồi chờ, thì đến tết Congo mới được vào nhà. Thằng nào tự tin, bản lãnh sau vài lần gõ cửa, nếu không có trả lời, hay đuổi đi, thì cứ việc đẩy cửa mà vào, khóa hay không khoá thì sẽ biết ngay.
Một hôm, thấy Phước đang ba hoa, múa tay múa chân, hùng biện với cô bé Vân sinh viên ở đảo tị nạn mới qua, ngay sân cỏ trước cổng Thư Viện.
- Trước đây mình học Dầu Hoả, đến khi sắp ra trường thì ngành này "down" dữ lắm. Biết ra trường cũng không có việc, nên mình chuyển về trường này học Hoá. Ra trường rồi, mình sẽ thi vào Medical School, để theo đuổi lý tưởng " Cứu Nhân Độ Thế" mà mình hằng ấp ủ. Mình rất yêu con nít, nên mình sẽ chọn Nhi khoa, tuy khoa này không có nhiều tiền bằng khoa Thẩm Mỹ sửa sắc đẹp, nhưng tiền không phải là mục đích của đời mình. Nói vậy thôi, chắc cũng phải làm Kỹ Sư Hóa Học vài năm để có chút tiền sống và trả nợ đã.
- Vân thấy người Việt mình ở bên này, ai ai cũng ham mê vật chất, nhà mới xe mới, đi học thì ra trường chỉ nghĩ đến job nhàn, lương cao. Những người còn có lý tưởng như anh thật là hiếm có.
- Cám ơn Vân đã hiểu được tấm lòng của anh. Hạnh phúc biết bao khi có được một "Hồng Nhan Tri Kỷ" như em. Chẳng dấu gì Vân, ngay lần đầu gặp em, anh đã thấy như có gì ràng buộc với em rồi, anh cảm thấy như có một trách nhiệm vô hình gì đó đối với em. Đời tị nạn ban đầu đầy rẫy khó khăn, thân gái bơ vơ, lòng người ly tán, hiểm độc khó lường. Bất cứ khi nào có vấn đề gì hãy nghĩ đến anh, hãy cho anh cơ hội để được săn sóc, giúp đỡ em.
Cô bé Vân này, ngày thường có vẻ nhẹ dạ cả tin nhất trường. Dại đã ba năm, bỗng dưng... khôn được một giờ, cô chuyển đề tài rất nhanh:
- Khóa này, chắc anh Phước ra trường"
- Á à... mình cũng còn mấy cua (course) English và Nhiệm Ý (Elective) nữa. Mình muốn ra trường lúc nào cũng được, vì các môn chính mình lấy hết rồi. Hồi mới vào học, còn yếu English, nên mình học toán và các môn chính trước, để dành English và Elective khi nào sắp ra trường học sau cho khoẻ. Hơn nữa, anh cũng còn chờ đủ năm để xin thi vô Quốc Tịch đã, vì như vậy sẽ dễ kiếm việc làm hơn.
Thằng Hai "néo" đang ngồi tán láo với các bạn ở gần đó, nghe lén được như vậy, tức đách chịu được, đành phải chõ miệng sang:
- Khoá trước ông cũng nói như vậy với bà Hoa, vậy là khoá này ông lại "ra... quần" nữa rồi.
- Ơ ơ ơ ..!!!
*
Phước mở mắt thức dậy, sau một đêm chập chờn mệt mỏi. Bụng dưới của nó căng cứng nhưng nó vẫn nằm yên. Phước "lớn" đã như vậy, Phước "nhỏ" cũng chẳng hơn gì. Trước đây, mỗi sáng thức giấc, Phước lớn còn nằm nướng trên giường, Phước nhỏ đã vươn vai, dựng đứng, hung hăng, hùng dũng giương cao ngọn cờ cách mạng chào mừng một ngày mới bắt đầu. Hôm nay, nó cũng ỉu sìu, nằm nghẹo đầu sang một bên, ngủ gà ngủ gật, như không muốn mở mắt nhìn đời. Phước nhỏ khinh và chán Phước lớn ra mặt, vì thằng lớn bất tài vô tướng, chả làm nên cái tích sự gì, làm thằng nhỏ chỉ còn có một nhiệm vụ là "đái" mà thôi. Phước uể oải ngồi dậy, bước thấp bước cao đi vào nhà tắm. Nó dạng chân đứng tấn, kéo quần xuống, dù mắt còn cay xè, nó vẫn cố gắng ngửa mặt lên, nhìn đời mà hiên ngang xốc tới. Người Phước chợt rùng mình, một giòng nước vàng nóng rỉ rả, thánh thót, đứt quãng, tí tách chảy xuống bồn cầu, như báo trước một ngày mai không mấy tươi sáng của nó.
Phước trở ra bàn, chộp vội bao thuốc, đốt ngay một điếu cho tỉnh ngủ. Trời ơi! Cái phiếu điểm của khoá học vừa rồi còn nằm sờ sờ trên bàn, đập ngay vào mắt nó. Phước nằm vật ra giường, mắt mở trừng trừng nhìn lên trần nhà, nghĩ đến ngày mai, nó chán chường thất vọng. Phước bắt buộc phải nghỉ học, ít ra là một khoá vì kết quả học tập liên tục hai khóa liền quá bết bát. Pell Grant sẽ bị cắt kéo theo những hệ luỵ là Work Study và Student Loan cũng mất luôn, nó biết phải làm sao bây giờ""" Lúc này nó rất cần một người để tâm sự, chia xẻ, cảm thông, an ủi.
Mấy hôm trước, sau nhiều lần gọi điện thoại cho Vân chỉ gặp roommate trả lời không có nhà, hay không có ai bắt phone. Nó đã thức khuya, uống bia, hút thuốc liên tục để lấy hứng, ngồi nắn nót viết cho Vân một lá thư tình, kể lể, phân trần. Nó còn ráng nhớ chôm đại hai câu thơ của ai đó, sửa lại đôi chút cho phù hợp tâm trạng của mình với Vân, để lá thư thêm phần cảm động, lâm ly, thuyết phục:
Dưới chân Vân ước mơ anh giàn trải,
Hãy êm đềm nhẹ bước kẻo mơ phai.
Lá thơ tình chưa kịp gửi đi, thì "biến cố" phiếu điểm đã ập đến, làm cho nó không còn thì giờ hy vọng gì nữa. Nó buột miêng chửi thề, vo tròn lá thư ném toẹt vào thùng rác. Cái trường này có quá nhiều thằng thối mồm, có quá nhiều con nhiều chuyện. Tụi nó cứ nhảy chồm chồm vào đời tư, việc làm và tình cảm của nó với Vân. Làm cho cô bé Vân hiền lành, Việt Nam "thuần tuý", chỉ mới qua Mỹ hơn một năm, mới học trường này một khoá, đã kịp thời "đổi mới tư duy", nay đã nghi ngờ không còn tin nó nữa. Kế hoạch đào tạo và huấn luyện cô bé Vân trở thành một bà Tú Xương tân thời, nuôi Phước một đời khoác lác coi như phá sản. Nó đã quá "bể" ở cái trường này rồi, vỡ toang nữa là khác, còn gì nữa đâu mà khóc với sầu.
Tháng trước, Phước đến uống cà phê ở quán Hẹn Hò. Bà Cathy Yến làm chủ quán. Bà này da mặt lúc nào cũng hồng hồng, lông mày lá liễu, con mắt lá dăm, luôn luôn hấp háy, cái miệng rộng chưa nói đã cười. Trông tướng già rồi nhưng vẫn còn "văm" lắm. Bà mới "lén" về VN, đưa cho Phước coi một tập album, đầy hình ảnh những người em gái quê hương. Em đứng, em ngồi, ưỡn ẹo trong những chiếc mini jupe thời trang. Có em thuỳ mỵ, đoan trang trong chiếc áo dài tha thướt VN, mắt nhìn mơ màng về một khung trời xa xăm nào đó... chắc chắn là không phải VN rồi. Em nào em nấy, đều có vài dòng sơ yếu “lý lịch trích ngang”: Tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, sở thích, ước mơ v.v... Cathy Yến còn thân mật nhắn nhủ:
- Chị quý em lắm nên mới cho em coi cuốn album này, biết em là người đứng đắn, hiền lành, có ăn học, chị mới dám giới thiệu. Em cứ coi cho kỹ, thấy cô nào hợp nhãn, ban đầu cứ thư từ qua lại tìm hiểu. Nếu sau này thấy được thì về VN tìm hiểu thêm, và xây dựng với nhau. Con gái ở VN vừa giỏi, vừa biết chiều chồng ăn đứt mấy cô VN bên này. Sau này hạnh phúc, nên vợ nên chồng, đừng quên cho tui cái đầu heo nha.
Kiếm những tay thủy thủ đánh cá, thợ hàn, thợ tiện giàu tiền lắm bạc không kiếm, kiếm Phước này thì bà lầm to rồi. Phước là thằng chí lớn, nó chỉ lợi dụng người ta thôi, làm gì có ai lợi dụng được nó. Thư từ ban đầu, rồi cũng phải có quà cáp tìm hiểu, tiền thì mất mà không biết "hiểu" đươc cái gì" Cha me anh em nó ở VN còn chưa có một đô của nó, dù cho muốn vợ trăm lần nó cũng không chọn đường binh này.
Phước chụp lấy lon bia ngày hôm qua còn bỏ dở trên bàn, tu một hớp lớn, nó đốt thêm một điếu thuốc nữa. Bây giờ chỉ còn một cách là từ giã cái trường này, move ra khỏi cái thành phố này ngay. Nó đã nghĩ đến một người bà con đang làm "Giám Đốc" USCC ở một tiểu bang miền Đông Nam nước Mỹ. Phước có thể qua đó nhờ ông ta giúp đỡ, nếu làm được Thông Dịch Viên cho USCC thì tốt quá. Nó sẽ có dịp được phục vụ các gia đình VN tị nạn mới qua, những gia đình này làm gì không có con gái lớn, nó sẽ có cơ hội tiếp cận. Lần này Phuớc phải khôn hơn, nó hứa sẽ đem hết tài năng, kiến thức và kinh nghiệm chỉ dẫn cho họ từng li từng tí, giúp đỡ họ giải quyết những giấy tờ hành chánh nhiêu khê, chuyên chở họ đi đây đi đó để thuê nhà, đi học, kiếm việc, mua sắm. Dĩ nhiên, chỉ có gia đình nào có con gái lớn chưa chồng, Phước mới sốt sắng, ưu tiên. Nó sẽ vừa lãnh lương, vừa làm việc "thiện", vừa có cơ hội sâu sát với những gia đình này, giúp họ vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu để mau chóng ổn định trên quê hương mới. Người VN vốn dĩ hay biết ơn, dù biết rằng người giúp mình mà có lương, họ vẫn biết ơn như thường. Người em gái gia đình tị nạn kia, khi đã biết ơn, kính phục Phước thì tình yêu sớm muộn gì cũng đến. Nó phải chụp ngay lấy thời cơ này. Bao nhiên năm nghiền ngẫm, nghiên cứu "binh thư" trong những forum của Playboy, Penthouse có thể giúp Phước tự tin, biết được khi nào nó có thể "final technique" mà không bị người ta từ chối. Rồi chuyện gì xảy ra nữa thì cũng không sao. Bởi vì được thì nó được tất cả, còn mất thì nó cũng chẳng mất gì, cùng lắm thì cũng chỉ là... mất dạy mà thôi.
Phạm Gia Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến