Hôm nay,  

Quê Hương Thứ Hai

01/10/200300:00:00(Xem: 134375)
Người viết: DƯƠNG NGUYỄN ẢNH TÙNG
Bài số 366-904-vb2290903

Tác giả sinh năm 1970, cùng gia đình tới Mỹ năm 1991 theo diện H.O. và hiện cư trú tại Atlantic City, NJ. Sau 12 năm, đã tốt nghiệp đại học về hóa chất, đang làm việc tại North Jersey. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông có lối viết tươi tắn, chuyện 12 năm trước được kể rành rọt như chuyện mới xẩy ra hôm qua. Rất mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

Tháng 9 năm nay là đúng mười hai năm, chúng tôi định cư tại Mỹ. Gia đình tôi gồm có 5 người: Bà ngoại, ba mẹ và anh em tôi. Mười hai năm sau, chúng tôi vẫn còn nguyên năm người, không thêm, không bớt. Và tôi hằng cầu nguyện cho chúng tôi không bị bớt mất người nào.
Tháng 9/1991 chúng tôi chuẩn bị lên đường đi Mỹ, sau một thời gian dài ba mẹ chúng tôi cơ cực kiếm sống từ lúc ba tôi ra tù cải tạo. Nhất là mẹ tôi, người xoay đủ cách buôn bán, lo từng ký gạo cho gia đình mà cả nhà không lúc nào đủ ăn.
Giờ chót vào phòng cách ly tại phi trường Tân Sơn Nhất, hải quan đòi một trăm ngàn đồng Việt Nam, nhìn quanh những người thân thuộc, ai cũng cúi đầu. Cô Hoàng Ly, một chủ nợ thường cho mẹ tôi mượn không lấy lãi, đã cứu nguy gia đình chúng tôi thêm một lần nữa.
Chúng tôi mơ tưởng thiên đường sẽ gặp, quên đi mọi chuyện, nhai mì gói khô, chờ giờ lên phi cơ. Chúng tôi đinh ninh là sẽ tới Hạ Uy Di thơ mộng. Nhưng giờ chót, người bảo trợ cho mẹ tôi, bác Thu đổi ý không ký tên xác nhận sự bảo trợ nữa. Năm ngày ở "Hotel tù" tại Bangkok Thái Lan, ăn cơm với trứng gà, nằm đất, thời gian dài như mấy năm. Chiều nào cũng đi dò danh sách xem tên được định cư. Đến ngày thứ năm, chúng tôi thấy tên gia đình được đi Seattle, Washington State do hội tin lành EMM bảo trợ.
Chúng tôi đến phi trường Seatac của thành phố Seattle khoảng 9 giờ sáng. Sau thủ tục nhập cảnh, lóng ngóng đến giữa trưa, chúng tôi mới được gặp người đại diện hội bảo trợ.
Đang lo trở ngại về ngôn ngữ, được một người nói tiếng Việt Nam gọi hỏi tên gia đình, chúng tôi mừng quá đỗi. Chú Kiên, đại diện hội EMM đưa chúng tôi và mấy người nữa đến một cái xe van không có ghế ngồi. Những người đi chung với chúng tôi là một gia đình Việt Nam và một gia đình Kampuchia cũng được hội EMM bảo trợ.
Chia nhau dựa vào thành xe, cả ba gia đình nghe tiếng xe chạy mà không biết đi đâu cho tới khi xe ngừng lại, chú Kiên mở cửa xe, chúng tôi nhảy ra khỏi xe. Không khí mát lạnh làm chúng tôi giật mình, cây cối ven đường có chỗ vàng chỗ đỏ rực rỡ. Thành phố đang vào Thu.
Chú Kiên mời gia đình nhận chìa khóa nhà, chú cho biết chúng tôi đang ở tại đường Kainier thành phố Seattle. Thì ra, hội bảo trợ đã thuê sẵn nhà với đầy đủ tiện nghi. Nhà bếp có tủ lạnh để sẵn một bộ xương gà còn ít thịt với một bao nhỏ độ mười củ khoai. Một bao gạo tựa bên cạnh tủ lạnh. Hai phòng ngủ có giường để sẵn gối mền.
Sau khi mọi người cất đồ đạc và các bao bị, chú Kiên mời chủ gia đình ra, chú nói:
- Đây là một trăm đôla. Hội trợ cấp cho chú thím và gia đình chi dùng trong một tuần. Tuần sau sẽ có một trăm đôla nữa. Hội trợ cấp cho tới khi chú thím nhận được trợ cấp welfare. Bây giờ, thím theo cháu đi chợ. Cháu đưa tới chỗ chợ Việt Nam thím tha hồ mua thức ăn.
Ông chủ chợ là người Việt gốc Hoa, hỏi thăm gia đình có mấy người. Mẹ tôi đáp năm người. Ông ta đưa tặng năm cái tô, năm cái chén và năm đôi đũa, đó là món quà đầu tiên chúng tôi có được tại đất Mỹ.
Sau đó, mỗi tuần hai lần, chú Kiên tới giúp gia đình chúng tôi lo mọi giấy tờ cần thiết, khi thì đi khám sức khỏe, khi đi làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội, khi làm giấy an sinh xã hội.
Ba mẹ tôi được trợ cấp theo với em tôi dưới mười tám tuổi. Bà ngoại tôi được trợ cấp theo với em tôi dưới mười tám. Bà ngoại tôi được trợ cấp tiền già SSI. Một trong các nhân viên về trợ cấp xã hội, bác Đức hay nói với ba mẹ tôi:
-Anh thấy các em qua đây hơi trễ, các em cũng hơi có tuổi. Thôi thì cố nuôi hai cháu ăn học mà nhờ tuổi già. Có mấy ngành nghề không bao giờ sợ thất nghiệp là bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ.
Chúng tôi nghe vậy nhưng không nghĩ tới hay nghĩ là chắc không kham nổi.
Em tôi được nhập học lớp tám tại một trường học gần nhà. Tôi theo ba mẹ tôi đi tìm lớp học ESL tại trường Đại học cộng đồng.
Buổi sáng hôm đó, không phải buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh như trong sách quốc văn giáo khoa, mà là buổi sáng lất phất mưa. Sau này tôi mới biết Seattle nổi tiếng về mưa. Mưa lai rai, mưa dai dẳng.
Ba mẹ tôi và tôi đáp xe buýt ra tới trung tâm thành phố Seattle. Ba tôi và tôi trổ hết khả năng anh ngữ để diễn tả địa điểm chúng tôi tìm đến, thế mà các tài xế xe buýt vẫn ngơ ngác lắc đầu. Giữa trời mưa thu, cha con tôi chạy xuôi chạy ngược hết xe buýt này đến xe buýt khác để hỏi thăm. Mẹ tôi co ro trong nhà trạm với chiếc áo mỏng vừa run vừa hối: có xe chưa" Sau cùng, may quá ba tôi mượn được cây viết ghi ngay lên lòng bàn tay cho họ đọc mấy chữ South Seattle Community College. Họ mới gật gù chỉ xe cho chúng tôi đi.
Chúng tôi đến được trường học ESL gặp vị hiệu trưởng khả ái là bà Cẩm Hường, chúng tôi yên tâm với chương trình học tập để hội nhập đời sống tại Mỹ.
Chú Đỗ Đắc Lực đến tận nhà thăm ba mẹ tôi. Chú nhân danh hội HO mới thành lập, mời ba mẹ tôi tham gia hội họp. Chú tặng ba tôi hai mươi đôla gọi là quà của hội viếng thăm gia đình mới đến. Chú còn đưa chúng tôi đến giới thiệu hiệu thuốc tây (pharmacy) Nguyễn do người Việt Nam điều khiển. Chú Nguyễn tặng cho gia đình chúng tôi lọ thuốc nhỏ mắt trị chứng đỏ mắt, chúng tôi đem từ Thái Lan qua. Ba mẹ tôi được giới thiệu theo học lớp bảo vệ trường học (Janitor) gồm luôn việc điều khiển nồi sốp de (boiler) theo học lớp may máy do các chuyên viên Việt Nam hướng dẫn. Nhưng có lẽ vì ba mẹ tôi hơi cao tuổi nên khó tìm việc làm.


Bà hiệu trưởng Cẩm Hường đề nghị ba tôi theo học lớp Teacher Aid, bà sẽ thu làm phụ giáo tại trường. Chú Lực đề nghị mẹ tôi nấu thức ăn tại hội quán HO. Thức ăn mẹ tôi nấu cũng thu hút khách và được khen thưởng lắm. Tuy nhiên, đó không phải là việc làm đem lại thu nhập chính thức.
Một người bạn của mẹ tôi, bác Kim, gọi điện thoại rủ ba mẹ sang Atlantic City, New Jersey tìm việc làm ở casino, dễ hơn.
Thế là ba mẹ tôi giao cho anh em tôi trông nom bà ngoại, hai người đi xe buýt xuyên bang từ Tây sang Đông.
Theo lời mẹ tôi kể lại, ba mẹ tôi sang ở nhà bác Kim được một tháng thì phải lưu vong ra chỗ khác vì bác Kim có bạn từ Việt Nam qua.
Lúc đó, mẹ tôi xin được việc làm quét dọn ở Casino. Ba tôi chưa có việc làm, phải về lại Seattle, xin được trợ cấp nhà thuê giá rẻ ở housing. Anh em tôi dọn nhà vô ở housing thì ba tôi lại đi qua Atlantic City nhận việc làm.
Thời gian này, welfare ở Seattle cắt trợ cấp của ba mẹ tôi với lý do ba mẹ tôi rời khỏi tiểu bang. Tiếp theo, sở welfare Washington State đòi ba mẹ tôi phải hoàn trả trợ cấp trong tháng ba mẹ tôi rời khỏi tiểu bang.
Đúng là họa vô đơn chí, sở housing gởi giấy đòi nhà lý do là ba tôi đứng tên mà không ở lại cho một bà già và hai đứa con trai thuê mướn. Tôi phải gọi điện thoại khẩn cấp báo cho ba mẹ tôi biết.
Ba tôi viết thơ gởi cho sở housing báo cho họ biết, chúng tôi là con và bà ngoại chúng tôi là mẹ, ở nhà chờ ba mẹ chúng tôi tìm việc làm ra tiền để trả tiền thuê nhà. Yêu cầu sở housing xét lại giấy tờ từ sở di trú để biết sự thật. Đồng thời, ba tôi viết thơ yêu cầu sở anh sinh xã hội bồi thường thiệt hại do việc cấp trợ cấp gây ra, trong khi ba mẹ tôi chưa có bảo hiểm sức khỏe. Việc kéo dài. Sở an sinh xã hội đòi bồi hoàn tiền đã trợ cấp khoảng năm trăm đôla. Ba tôi đòi tiền thiệt hại chừng hai ngàn đôla.
Khi ba mẹ tôi đều đã đi làm được độ một năm thì hai người bảo anh em tôi trả nhà, mua vé phi cơ cho bà ngoại, mua vé xe buýt cho chúng tôi sang Atlantic City.
Việc tranh chấp với sở anhsinh xã hội còn kéo dài thêm một thời gian. Cuối cùng họ cử một người Việt Nam đại diện cho sở, điều đình xử hòa. Sở an sinh xã hội Washington State không đòi năm trăm đôla. Ba tôi không được đòi hai ngàn. Thỏa thuận trên điện thoại và hợp thức bằng giấy tờ. Ba tôi cười khà khà "thì mình chỉ chờ có thế thôi".
Một năm sau nữa, kể từ khi anh em tôi đến Atlantic City thì ba mẹ tôi đều chuyển việc làm tại casino. Việc làm của ba mẹ tôi cũng không đơn giản.
Mẹ tôi mới làm việc được ba ngày thì bị gọi lên đuổi việc chỉ vì một lý do là để khách thắng nhiều tiền quá. Nhưng trên giấy tờ, họ không ghi đúng thực tế mà chỉ ghi là làm lỗi để khách than phiền. Ba tôi viết đơn cho mẹ khiếu nại lên chủ tịch (president) được xét cho làm lại thì mấy tháng sau, quản lý sòng bài (casino manager) kiếm cớ phạt mẹ tôi, lấy cớ là mẹ tôi lựa lá bài để cho khách thắng. Ba tôi bày cho mẹ tôi cách đối phó. Họ lại kiếm cớ phạt mẹ tôi ghi vô lời phê bình và kỳ thị. Ông manager nhận được giấy có lời phê, vội vã mở phiên họp giảng hòa với lời xác nhận không có kỳ thị nào hết. Mẹ tôi được yên ổn làm việc nhưng gần mười hai năm, không được tuyển vào toàn thời gian (full time).
Đất Mỹ là đất cơ hội, không gặp cơ hội hay không bắt được cơ hội là thua.
Ở Việt Nam, tôi đã chọn học cơ khí còn một năm ra trường nhưng ba tôi đi HO, tôi phải đi theo. Mọi việc phải làm lại từ đầu. Tôi học rất nhanh mà cũng tốn mất tám năm. Khi học chuyên ngành, tôi chọn hóa chất, mấy năm đó, hóa chất "có giá". Lúc tôi ra trường, với bảng danh dự hẳn hòi, không tìm được việc làm. Tôi phải làm một ngành tương đương.
Em tôi và bạn nó đề nghị tôi học thêm để ra dược sĩ. Tôi nghiệm lời bác Đức ở Seattle. Không biết khi tôi hoàn tất chương trình học thì lúc đó bằng cấp tiến sĩ của tôi có kiếm được việc làm thích hợp không.
Em tôi nhiễm Mỹ nhanh hơn tôi tưởng. Có lẽ vì lúc nó hội nhập nó còn quá trẻ. Khi nó trưởng thành thì nó là Mỹ mất rồi. Nó chơi như Mỹ và học cũng như Mỹ mà là thứ Mỹ dở nên nó tốn mất sáu năm cho chương trình học bốn năm. Nó thuật cho ba tôi nghe là nó vừa bò vừa lết ra cửa trường mà suýt không vượt được. Nó đăng lính cho "khỏe re" khỏi tìm việc làm. Nó biết chắc chắn rằng có kiếm cũng không ai mướn đứa đội sổ.
Người Mỹ dạy cho chúng tôi một kinh nghiệm về sự lương thiện.
Mấy năm trước, nhà chúng tôi bị bể ống khói (chimney). Ba mẹchúng tôi gọi thợ để sửa hoặc vá chỗ bể đó. Trong sổ điện thoại niên giám đăng quảng cáo đủ loại thợ. Ông Jim Trolley được gọi từ đấy. Ông đến phỏng định công việc trị giá 750 đôla. Ông đòi đưa trước 300 đôla mua vật liệu. Số còn lại đưa lúc hoàn tất công việc.
Ba mẹ tôi đưa ông Jim 300 đôla. Ông bắc thang leo lên nóc nhà để cái máng trộn hồ với bao xi măng và hai cái bay. Ông lên xuống làm gì không rõ, lúc không thấy ông, tưởng ông nghỉ ăn trưa. Đến chiều tối vẫn còn dụng cụ đó. Mấy ngày rồi rất lâu, không thấy ông Jim.
Ba mẹ tôi gọi một ông khác, Paul Weiken không lấy tiền trước, làm xong mới lấy tiền với giá 900 đôla.
Cho tới bây giờ, chúng tôi vẫn còn giữ hai cái bay mà mẹ tôi vẫn nói đùa, hai cái bay giá 300 đôla.
Atlantic City không có những con đường đầy hoa đào như Seattle, cũng không có những kiến trúc đồ sộ đáng ghi nhớ ngoài các casino và hàng năm xem hoa hậu trình diễn.
Atlantic City năm nào cũng bị bão đe dọa do những cơn bão từ Florida thổi lên ngang qua North Carolina. Tôi đã ở đây mười năm. Năm nào cũng hồi hộp chờ bão đi qua rồi cuối cùng bão mòn mỏi ngã về biển cả Đại Tây Dương. Chỉ có năm 1992, mẹ tôi kể lại bão ghé lại một tí, gây ngập lụt và thiệt hại đáng kể. Chính cơn bão năm 1992 xô ngã mẹ tôi trên đường làm ảnh hưởng cột sống cho tới bây giờ.
Tôi không yêu Atlantic City như cư xá Thanh Đa ở ngoại ô Saigon. Nhưng nơi đây, gia đình chúng tôi sống yên vui như quê hương thứ hai.

DƯƠNG NGUYỄN ẢNH TÙNG

Ý kiến bạn đọc
26/11/202103:18:20
Khách
cialis without a doctor prescription <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a>
31/10/202109:02:57
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a> cialis price
16/02/202118:56:35
Khách
buy erectile dysfunction meds online <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil generic name</a> can erectile dysfunction be fixed
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến