Hôm nay,  

Vui Buồn Cali

25/09/200300:00:00(Xem: 174130)
Tác giả Phan Kỳ Long cho biết ông vượt biên sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm việc tại tiểu bang Oregon. Ông đã từng góp hai bài viết về nước Mỹ đặc biệt “Gia tài của Mẹ” và “Trở về Dòng Sông Cũ”. Bài viết mới này là chuyện quanh Cali, nhìn bằng con mắt người ở xa về thăm, rất đáng cho bà con Little Saigon cùng đọc.
*
Rời Cali từ 1998, trở lại năm 2003 nhân một dịp reunion với bạn bè học Petrus Ký năm xưa. Chỉ 17 ngày, nhưng cũng gặp nhiều chuyện vui, có lúc cười ra nước mắt một tí. Viết gởi Việt Báo đây, thân tặng độc giả, bạn bè đọc cho vui, cũng là để giữ lại kỷ niệm cho riêng mình.

1. NGƯỜI LẠC QUAN
Tình cờ, tôi gặp một người phụ nữ tuổi trung niên tại nhà một người bà con. "Tân trang "nhan sắc toàn diện, là VIP khách hàng của viện thẩm mỹ Hạnh Phước. Có chồng Mỹ, job thơm, VP của công ty lớn ở Irvine CA.
Trong buổi chuyện vãn, chị phân bua "tôi không hiểu sao người Việt mình ở đây hay bi quan lắm nha. Tôi hả, very optimistic -lạc quan vô cùng. Anh nghĩ xem có đúng không, anh mà sống gần người bi quan, thì đời anh cũng đen đủi, bi quan theo luôn, nói chuyện với người lạc quan, anh cũng sẽ lây cái lạc quan của người đó, thấy yêu đời, feel good..."
Tôi thấy quan điểm sống của chị này rất có lý, đúng với tâm lý học, và câu châm ngôn "Gần mực thì đen, gần đèn thì cháy"; nên nhân câu chuyện hỏi thêm "tôi nhận thấy cuộc sống của bà con, bạn bè ở Cali này bận rộn căng thẳng quá, riêng chị thì sao""
"Tôi hả, very very busy. Sáng đúng 7 giờ tôi đã có mặt ở phòng Gym rôì, sau đó thì đi ăn sáng với một nhóm bạn thân. Mà mỗi ngày phải ăn một nhà hàng khác nhau nhe anh. Chiều thì thường tôi đi shopping..."
Lúc đó tôi chợt thở phù một cái(nãy giờ nín thở nghe): "Tôi mà mỗi ngày được như chị, chắc tôi cũng lạc quan lắm".

2. CHÓ CALI
Tôi, một bữa đứng chờ một người bạn tại sân cỏ phía ngoaì Fountain Valley park. Chợt một bà Mỹ bự dắt một con chó cũng to đại tổ, cao hơn hông mình đi ngang. Con chó chạy trước, bà Mỹ đi sau, lúc đi ngang tôi, chợt anh trự dưngÀlại với hai cái nanh nhe nhe , liếc mình với một cái nhìn không được thiện cảm lắm.
Tôi nghĩ bụng "Sư mày ,tao đâu có bao giờ xực anh em mày đâu, sao mày "kên "tao dzữ vậy". Tuy vậy tôi cũng luì lại "kên "thủ thế, sợ ảnh táp sảng thì khổ. Vưa`lúc đó bà Mỹ trờ tới, tức thi` la âm` lên "Why do you stand there, stare at my dog like that" You have no right to do that, you know" "(Tại sao mày đứng đó nhìn con chó tao như vậy, mày không có quyền làm như vậy, mày biết không")
Tôi sững sờ :""""... "nghĩ thầm giá mà giờ này ở Ông Tạ, bằng mọi cách phải nhờ chuyển hệ anh hai này thành chả chìa, rựa mận thử một lần cho biết.
Đâu biết ở Cali có luật cấm "kên "chó đâu"

3. HAI KẺ KHẢ NGHI
Sau trận đại chiến tennis trên sân Fountain Valley, tôi cùng một người bạn reunion tư`San Jose đi vê` thăm một người bạn khác sống ở Irvine. Tôi lái chiếc rental car chở anh bạn San Jose chạy theo chiếc van màu trắng của người bạn Irvine.
Gặp lại sau hơn 20 năm xa, câu chuyện trên xe của tôi và người bạn cũng ì xeo` lắm, tuy vậy tôi cũng ráng chạy theo sát chiếc van màu trắng. Vào exit, tự dưng chiếc xe van của anh bạn Irvine tăng tốc độ, tôi nghĩ bụng"anh này chắc mắc... hay sao mà chạy lẹ vậy cha".
Chiếc xe van càng tăng tốc thì tôi càng ráng dí theo, sợ lạc. Bất thình lình, cell phone của người bạn San Jose trên xe reo, tiếng anh bạn Irvine trong phone hỏi "sao tôi tới nhà rôì mà không thấy hai ông đâu""
Lúc đó chúng tôi mới hiểu ra, "chết, theo lộn xe rôì ".
Thấy xe tụi tôi vưa` chạy chậm lại, chiếc van trước vọt nhanh trốn mất tiêu. May phước, nó không gọi cảnh sát 911, báo cáo có hai thằng Á Châu chạy theo dõi xe nó. Lúc đó hai thằng chúng tôi người thì đen thui, mồ hôi nhễ nhại, mặc xà lỏn, nhìn cũng đáng nghi lắm!

4. BÃI ĐẬU XE PHƯỚC LỘC THỌ
Trưa thứ Bẩy, tôi chở bà xã với đứa con nhỏ ra mall Phước Lộc Thọ. Nhìn các bãi đậu xe chật cứng chằng chịt, ngao ngán tôi để hai mẹ con vô Mall trước. Chạy loanh quanh tìm chỗ đậu một lúc hơn 30 phút, may sao thấy một chiếc xe luì ra, không chần chờ, tôi vọt vô liền. Không ngờ lúc đó có một chiếc SUV Mercedez cũng chờ phía bên kia , tôi không thấy, mà cũng không biết họ chờ tự lúc nào, nhưng nó bị chiếc xe ra luì ra án lối nên buộc phải để tôi chạy vào trước.
Tôi còn nhớ dưới buổi trưa nắng rất gắt đó, hai vợ chồng của chiếc SUV đó mở cửa ra, lao ào đến xe tôi "ĐM, tụi tao tới cái parking này trước nghe mậy". Tôi nghe máu nóng dôn` lên mặt, mở cửa bước vội xuống xe, nhìn hai vợ chồng khuôn mặt đỏ gay, như muốn ăn tươi nuốt sống mình, lòng thấy vừa bực mình, vừa tội nghiệp.
Thấy tôi bước dấn tới, bà vợ vội kéo chồng luì lại (chắc thấy thằng này tóc thì hớt giống công an, lại bự con quá). Tôi chỉ nói nhanh "Xin lỗi, tôi không thấy anh chị chờ trước, anh cứ lui xe ra, tôi sẽ chạy ra lại để trả chỗ, không cần thiết phải ĐM ở đây!"
Chạy vòng vòng chờ vợ con, chợt thấy xót xa trong lòng, mới hiểu vì sao mình phải tha phương xứ người.

5. CÁI CELL PHONE
Tôi dùng cái cell phone mua tư` 4,5 năm vê` trước, to và nặng hơn những cell phone tối tân bây giờ nhiều. Nhiều lúc, cầm nó thấy giống trái lựu đạn quá, thấy bất tiện thiệt nhưng ở Oregon cũng không xaì nhiều nên cứ để vậy. Hôm xuống Cali, gặp mấy cô bạn gái của bà xã, vưa` thấy tôi móc "trái lựu đạn "ra, cô ta nói liền "anh ơi, chưng` nào gọi phone, nhớ cho em hay nha" tôi chưng hửng "chi dzậy"" em nàng cười mím chi "sợ rớt trúng chân dập móng em". Quê quá, vưa` vê` Oregon, tôi đổi phone khác liền .

6. CHỢ LITTLE SAIGON


Một bữa tình cờ vào chợ Little Saigon, đô` ăn thì đã có bà xã mua, nên tôi chỉ đi vòng vòng chơi. Chợt thấy một cây gãi lưng nhìn rất có lý, mấy cái lăn tăn này không bao giờ có bán ở chợ Oregon, tôi lại hay bị ngứa lưng nên mua ngay, bước sang gian hàng kế lại thấy bày bán một cái gối ôm. Con bé gái sang Cali quen có gối ôm ở nhà ,nay không có, cự nự hoaì ,nên luôn tiện tôi lấy luôn. Khấp khởi bước chân ra tính tiền , đứng bên cạnh nguyên một hàng người daì xếp hàng với các xe cart đây` đô` ăn, chỉ có một mình tôi, nách thì kẹp cái gối ôm,tay cầm cây gãi lưng, lúc đó không hiểu tại sao cô gái tính tiền cứ nhìn mình cười tủm tỉm hoaì ...

7.ARE YOU VIETNAMESE"
Một buổi chiều tôi đang đứng lơ thơ trước cổng vào mall Phước Lộc Thọ đợi người bà con, chợt một ông tuổi trạc trung niên, khỏe mạnh, bước tới hỏi "Are you Vietnamese""
"Yes""
Ông ta nói nhanh "trời ơi anh biết không, con tôi nó từ xa vê hẹn tui 4 giờ chiều nầy mà bây giờ chiếc xe hư phải bỏ sửa nhưng thiếu tiền , thôi anh cho mượn 5,10 đồng trả dùm ngeo"
Tôi cũng nghe bà con kể về hiện tượng "ăn xin kiểu ông nội" này rôì nên khoát tay ra hiệu không có tiền. Vừa lúc đó người bà con đi lại, ông ta quay lại tấn công liền. Ông chú tôi sống ở Cali đã lâu, nên cười cười nói "tui gặp ông năm ngoái cũng câu chuyện này, sửa xe gì lâu dữ dzậy cha"" Ông ta không nói không rằng, quay nhanh đi một nước, ngay lúc đó có một bác Việt Nam cùng gia đình, chắc từ tiểu bang khác đến chơi Cali, bước vào cổng tư` bãi đậu xe, ông ta chồm tới ngay trước mặt bác ấy "Are you Vietnamese""

8. "NÓI"
Trong Mall Phước Lộc Thọ có một tiệm bán băng nhạc lớn nhất, bạn vừa bước vào cổng chính là nó đối diện ngay trong tầm nhìn thẳng. Mỗi lần xuống Cali chơi, vô Phước Lộc Thọ, là tôi ghé quán này mua nhạc, vì tiệm có rất đây` đủ.
Bữa nọ, ghé vào quán, nhưng tìm không thấy một DVD nhạc mình thích, tôi chạy tới ông chủ tiệm để hỏi.
Ông chủ là một trung niên nhỏ con, mặt mũi cũng không được "LẠC QUAN "cho lắm, đang bận xếp nhạc lên quầy, không buồn quay mặt ra, chỉ khoát tayngăn không cho tôi nói, ngụ ý hãy chờ đấy "I will be back".
Tôi thấy cũnghơi kỳ kỳ, tuy vậy cũng kiên nhẫn chờ, khoảng sau hơn 5 phút daì lê thê, ông chủ mới quay lại, chỉ ngón tay thẳng vô mặt (may không phải ngón giữa) nhép miệng cộc lốc "NÓI". Ái chà , tới bây giờ "sư phụ "mới cho phép "đệ tử "được nói đây.
Đến đây, cơn bực mình cung` óc hà i hước bùng lên không kiềm được nữa, tôi buột miệng phản pháo nhanh "KHÔNG NÓI NỮA" rôì quay nhanh. Ra khỏi quán, nhin` lại thấy ông chủ quán trợn mắt nhìn theo ngạc nhiên, chắc tưởng gặp một thằng khách bị "mát"!.
Thế là, có lẽ sẽ không bao giờ trở lại một quán nhạc mà mình mua bao nhiêu năm mỗi lần xuống thăm Cali "Nắng ấm tình nồng ".

9. ĐÔ` HIỆU
Một bữa lang thang shopping trong một cái Mall của Mỹ. Đang lựa đồ ngay gần hàng quần áo nam, thì chợt sau lưng một đôi tình nhân Việt Nam, cô nàng đang cố gắng lựa áo quần cho người tình, nhưng cứ bị anh chàng mắng sa sả rất lớn "Anh đã nói em đừng có mua cho anh mà, không phải đồ hiệu là anh không mặc đâu!"
Tôi nghĩ bụng "Sư cái anh chàng này đang may mắn mà không biết hưởng, mai mốt lấy nhau rồi, đồ Target không biết có mà mặc không nữa "Kinh nghiệm bản thân” mà.

10. KIỆN TƯỚNG TENNIS
Mỗi lần vê` Cali, thường sáng sớm khoảng 7AM là tôi có mặt ở sân tennis đánh vaì trái banh cho khỏe. Bữa nọ, ngủ không đươc, dậy sớm ra sân lúc khoảng hơn 6 giờ. Sân vắng teo không có ai, chỉ thấy một ông tuổi trạc trung niên, nhỏ con, để râu lỉa chỉa, nhìn tướng rất giống ông Đạo Dưa` , đang đánh banh tennis tập vào tường.
Ông ta đánh cực kỳ đều, mỗi lần đánh, phải hơn vaì chục lần banh mới bị rớt khỏi tầm tay. Tôi cũng bắt chước đánh tường , nhưng mình không quen, đánh thì chỉ vaì lần là banh văng ra, chán quá, tôi quay sang bên rủ ông "Đạo Dưa` "vô sân tennis dợt chơi, ông ta nhìn tôi tư` đầu xuống chân rôì lạnh lùng nói "Tôi không đánh với người, chỉ chơi với tường thôi".
Sau này hỏi ra với những người Việt chơi tennis lâu năm trên sân mới biết, ông "Đạo Dưa` ", không gia đình vợ con, mười mấy năm nay, mỗi ngày xách một bình nước với một khúc bánh mì, đúng 6 giờ sáng là có mặt ngoài sân, đánh banh với tường đến 10 giờ là về, không buồn nói chuyện với ai...

11. HỚT TÓC
Bà xã hành nghê` đè đầu thiên hạ, nhưng những hôm chuẩn bị bay xuống Cali, tôi cũng bận nên không ra tiệm cho vợ hớt tóc được. Xuống Cali, ngay những ngày đầu là phải chở gia đình ra "thánh địa" Phước Lộc Thọ. Trong lúc chờ đợi bà con ăn uống, shopping, tôi chui vô cái tiệm tóc ngay trong mall để hớt tóc luôn cho tiện.
Bước vào tiệm thì chỉ thấy hai người thợ, một anh thợ tóc nhuộm màu vàng vàng , để bù xù nhìn rất giống "Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn" đang bận cắt tóc cho khách. Nhìn tay anh ta thoăn thoắt, tôi biết đây là thợ "chiến". Có đến hai người khách khác cũng đang ngôì chờ anh ta. Còn lại một cô thợ kia thì đang ngôì "suy tư". Tính mình cũng dễ, nên thôi nhờ cô ta cắt cho xong. Vừa đè đầu mình, cô thợ cũng bắt chuyện rất linh hoạt, tự dưng cô chuyển dần câu chuyện đi vào rất riêng tư "Đời Cô Lựu":
"Em mới sang Mỹ có bốn năm thôi, chồng em về cưới đem em sang... hôì mới gặp việt kiều chồng ở VN, nhìn tướng cũng oải lắm, lại già nữa, em đâu có thích, nhưng nghĩ đến cơ may sang Mỹ nên em mới ưng đại... bây giờ sống không hạnh phúc anh ơi, lại thêm bà già chồng ó đâm sống chung, mỗi ngày em chỉ muốn đi làm, chẳng muốn về nhà..."
Thấy câu chuyện có vẻ đi quá sâu vào đời tư, nên tôi cũng ừ hử cho qua. Đến khi cô ta cắt xong cái đầu mình, thì "Kim Mao Sư Vương "đã cắt xong ba người khách khác.
Vừa vác đầu ra xe, bà xã liếc nhanh đã nói ngay "ai cắt cái đầu anh hư rôì, méo xẹo thấy ghê".
Soi gương, nhìn kỹ lại thấy cái đầu tóc móp qua một bên thiệt, trong lúc hai ngày nữa là đến ngày reunion rôì, chẳng lẽ trình diện anh em sau 20 năm gặp lại với cái mái tóc bị móp này, nên lật đật phải chạy ra tiệm "Lê Nẫm Express" nhờ một thợ giỏi sửa hộ.

PHAN KỲ LONG

Ý kiến bạn đọc
08/06/201205:05:54
Khách
Hi Phan Kỳ Long pklhp 74-81
Nếu đúng là bạn thì viết hay đấy. Mình thường vào website này xem tin tức và đọc truyện ngắn chỉ có điều đây là lần đầu đọc truyện do phe ta viết. Nếu "thấy sang bắt quàng làm họ" sai thì mong tác giả thứ lỗi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến