Hôm nay,  

Chuyện Bảo Hiểm Nhân Thọ

18/09/200300:00:00(Xem: 141537)
Người viết: BẠCH SĨ
Bài số 354-892-vb3650903

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng cách kể lại chuyện gia đình của bà. Nhờ ông bà có mua bảo hiểm nhân thọ từ mấy năm trước, nên khi ông qua đời bất ngờ, bà và các con được bảo hiểm đền cho một số tiền lớn, tạm đủ để chu toàn mọi việc. Bài viết của bà được ghi như sau:
“Kính tặng hương hồn Anh P người chồng thân yêu.
“Kính cảm ơn cô Y cố vấn cho gia đình về bảo hiểm nhân thọ.”
*

Anh P chồng tôi là một người rất là "xã hội", ai nhờ gì cũng làm. Anh sẵn sàng bỏ việc nước, gác việc nhà chỉ bao đồng việc thiên hạ là giỏi, lạ một điều là anh không bao giờ than vã. Người này nhờ nhiều, kẻ nọ cậy luôn. Tánh anh vẫn thế, còn việc nhà thì "à.ậy" đã có em lo rồi, em là số một mà. Cứ vậy, cho tới một ngày kia tôi đi làm về anh bảo:
"Tối nay anh đi họp khóa gì của phụ huynh đó, cô Y vừa gọi anh, đợi về ăn cơm luôn nha."
Tôi hỏi:
"Mà cô Y nào thế" Họp về đề tài gì mới được chứ""
Anh trả lời "nào có biết đâu, nghe giọng cổ mời ngọt ngào là mình đi chớ có biết rõ đâu, ở trường học cạnh nhà mình đây" ờ thì đi đi, tôi bảo.
Thế là sau nửa tháng học về cách đối xử với con mình ảnh cho biết là ngày mai cô Y sẽ đến nhà mình nói về bảo hiển nhân thọ (BHNT). Tôi bực mình:
"Vậy là anh ừ mua bảo hiểm nhân thọ cổ mới đến chứ, ít ra phải bàn với em một chút!"
Anh phân trần:
"Anh đâu có mua liền. Tại cổ nói hay quá nên anh hẹn cổ đến nói chuyện cho em nghe luôn, rồi tùy em quyết định."
Nghe vậy tôi cũng mát ruột chút đỉnh. Hai vợ chồng ăn cơm, lúc ăn cơm ảnh cứ khen cô Y nào ăn nói êm tai, nào giỏi tâm lý, nào lý luận trôi chảy, nào ai hỏi gì cũng trả lời thông suốt." Tôi cười "Thế thì nào ăn cơm đi rồi mai em coi thử cô Y của anh ra sao, mà anh nào nào nhiều thế".
Hôm sau khoảng 7 giờ tối cô Y đến. Cô dễ thương thật, ăn nói nhẹ nhàng trôi chảy thật, nhất là nói tiếng Việt rất giỏi như là sinh đẻ ở Việt Nam vậy, cô trẻ và duyên dáng cô có lối gợi chuyện rất là thu hút, dẫn nhập rất hay phân tách về BHNT rất rỏ ràng:
"Anh năm nay đã 50, chị 45 anh chị không hút thuốc nếu sức khỏe tốt thì mức mua bảo hiểm $150.000/ mỗi người, mỗi tháng anh chị chỉ đóng $120 cho 2 người. Với số tiền này anh chị có các cháu phụ vào em thấy cũng không khó khăn lắm. Hiện tại anh chị còn có con nhỏ, giả sử anh chị có bề gì (còn nếu anh chị bị accident thì sẽ được bồi thường gấp đôi) thì anh chị cũng an tâm về mặt tài chánh để lại cho các con. Còn nếu như trời đất thương thì sau một thời gian khi anh chị về già cũng có tiền lời trong "ắc cao" nữa, lấy ra lúc nào cũng được nếu còn trong thời gian bị bệnh nan y (chờ chết) thì có thể khỏi phải đóng tiền cho hãng bảo hiểm mà vẫn được cover như thường.”
Nghe đến đây, tôi hỏi:
"Lỡ mình mới đóng có vài tháng mà chết, thì hãng tính sao""
Côâ Y vui vẻ trả lời:
"Nếu chị bằng lòng mua thì khi em ra về nó đã có hiệu lực rồi".
Chúng tôi có người bạn rất thân với gia đình đột nhiên đi làm về tắm rửa xong ngồi xem tivi và chết luôn trên sofa. Chị Trang vợ ảnh như điên dại vì lâu nay chị chỉ ở nhà trông hai con dại mình chồng đi làm, để dành chút ít gởi về Việt Nam ảnh là lao động chính trong nhà. Anh em kẻ ít người nhiều phụ lo đám tang cho anh, sở xã hội cho có $3000 đâu đủ gì đâu. Gia đình lại không có tiền chị vợ phải gởi con đi làm ngay sau đám tang chồng.
Lại thêm 2 vợ chồng anh bạn, chồng lái xe đón vợ ban đêm thế nào mà tông vào xe truck chết hết cả hai, bỏ lại 4 đứa con, đứa 25, đứa 21 đứa 14 đứa 12. Tình cảnh thật là tội nghiệp 2 đứa lớn phải lo cho 2 đứa nhỏ, chẳng dám mua sắm gì cả. Thỉnh thoảng tôi nấu đồ ăn đem lại cho các cháu.
Nhớ lại những chuyện trên, tôi tự nhủ sẽ bàn với chồng có thể cố gắng tiết kiệm lại để mua bảo hiểm nhân thọ.
Tôi suy nghĩ một lát rồi quay qua nhà tôi nói:
"Thế thì mình mua cho cả nhà anh nhé".
Thế là cả nhà tôi đều mua BHNT 2 vợ chồng 3 đứa con: chồng 50, vợ 45 con đứa 18, đứa 14, đứa 10. Tổng cộng $200/tháng.


Cả năm sau tôi thấy cả nhà vẫn bình yên thì cũng có phần tiếc của, định ngưng. Nhưng anh bảo: "từ từ đã".
Cứ thế cho tới năm chồng tôi 53 tuổi, cái tuổi báo cho biết là mình không còn trung niên nữa, ngưỡng cửa của lão niên. Với tuổi 53, chồng tôi rất khỏe và còn trẻ nữa. Anh vốn yêu đời vui tánh,lại có hàng ria mép trông rất là nghệ sĩ. Hình như 6 năm tù cải tạo cũng không làm gì nop63i anh.
Vậy mà cũng chính trong tuổi này, cái tuổi xui xẻo, có người qua được, chồng tôi không qua nổi.
Một ngày cuối tháng 4/2002 tôi đang làm thì cell phone reo, tôi được thông báo là chồng tôi đã được Emergency chở đến bệnh viện UCI vì té tại hãng và hôn mê sau đó. Tôi lịm người vài giây, rùng mình mấy cái cho tỉnh lại và xin phép về vào bệnh viện thăm chồng.
Trên đường tới bệnh viện, tôi cố bình tâm vào việc lái xe để tránh sự việc không hay xảy ra thế mà cũng vượt đèn đỏ, bị bóp kèn mấy lần. Lúc vào bệnh viện anh nằm ở lầu 3 UCI vừa mới tỉnh, gặp tôi anh vui vẻ nói: "Tự nhiên chóng mặt và bất tỉnh lúc nào cũng không hay, giờ thì khỏe rồi, em an tâm". Tôi ôm hôn anh và cám ơn Thượng đế đã giữ anh an toàn cho con, nước mắt tôi ướt cả vạt áo ngực anh.
Tôi gọi điện thoại về nhà dặn dò các con ăn uống, tắm rùa và ở lại với anh đến 9 giờ tối mới về, quên cả ăn uống. Hôm sau tôi nghỉ làm ở lại nhà thương với anh. Khoảng 3 giờ chiều tôi đi mua ít đồ ăn cho anh, khi trở lại thấy anh không còn nằm ở đó mà ra đứng chỗ cửa sổ ngó xuống đường. Tôi bỏ đồ ăn trên bàn và hỏi "anh khỏe chưa mà ra đứng đó" tôi hỏi 2 lần anh mới quay lại, tiến về phía tôi nắm 2 tay tôi dìu về phía giường, ấn nhẹ cho tôi ngồi xuống, anh khẽ lắc đầu. Tôi hỏi: "Anh chưa khỏe lắm hả." Tự nhiên hai dòng nước mắt anh tuôn chảy, anh khẽ bảo "Hỏng cả rồi em à" tôi hỏi "Hỏng gì cơ anh". Anh nhìn thẳng vào mắt tôi "Bác sĩ nói thẳng với anh là anh bị ung thư phổi vào thời kỳ cuối rồi."
Khoảng 20 ngày sau nhà thương cho chồng tôi xuất viện, làm đơn xin tiền bệnh cũng chưa có, tôi bỏ việc, ở nhà với chồng nên cũng rất là túng quẫn, thôi thì lo liệu sao cho đủ ăn là được rồi.
Trong những ngày chồng tôi còn nói được thì anh tính toán, lo định mọi bề, từ tương lai các con đến tôi thì anh bảo phải ở với đứa con này, đứa con kia đi mua sắm đất ở nghĩa trang Chúa Chiên Lành. Gọi hãng bảo hiểm nhân thọ thì họ miễn cho phần đóng hàng tháng của chồng tôi. Chồng tôi cũng vui vì thứ nhất anh cho là Chúa đã định như vậy. Thứ hai là gia đình cũng có được số tiền (đối với gia đình tôi là lớn) để trang trải và sống tiếp.
Tối đó sau khi uống thuốc như thường lệ, anh bảo đem hình từ lúc đám cưới đến sau này ra xem, anh xem rất lây những tấm hình lúc mới quen nhau và những tấm hình các con khi còn nhỏ.
Anh im lặng, khẽ thở dài và không nói gì anh hôn nhẹ lên đầu tôi và bảo: "Thôi đi ngủ em". Sau đó vợ chồng tôi đi ngủ, nửa đêm tôi vẫn còn nghe tiếng thở của anh, lúc ra uống nước thấy cô y tá trực ở nhà cũng đi ngủ, tôi an tâm vào ngủ đến 7 giờ sáng anh vẫn còn thở, nhưng khi tôi lay nhẹ anh dậy uống thuốc, lay 2, 3 lần anh cũng không tỉnh. Hoảng hốt tôi gọi các con gọi 911 nhưng anh đã ra đi trước khi xe cứu thương đến.
Cô Y đã lo giùm tất cả hồ sơ gởi cho hãng bảo hiểm và đứng ra lo giùm các khoảng tang chế. Một lần nữa tôi cám ơn cô.
Nhờ số tiền hãng bảo hiểm trả sau 30 ngày chồng tôi mất. Mẹ con tôi mua 1 căn Mobilehome 3 phòng để ở, mua một căn nhà cho mướn tiền lời vài năm mỗi tháng từ căn nhà dôi ra, down cho đứa con gái lớn một chiếc xe, còn lại chút ít tôi trả hết các khoản nội credit card mà tôi đã mua lúc chồng tôi bệnh. Nếu không nhờ bảo hiểm nhân thọ, không biết bây giờ mẹ con tôi sẽ ra sao"
Sẵn đây tôi cũng xin góp ý các bạn và gia đình nên mua BHNT nhưng cần nhất là chọn hãng uy tín các nhân viên đại diện nhiệt tình cởi mở, là các bạn sẽ an tâm sống dù mình có mệnh hệ nào. Con cái hoặc người thân của mình cũng đỡ được phần nào và tự tin hơn trong cuộc sống tiếp.

Bạch Sĩ

Ý kiến bạn đọc
06/11/202113:53:40
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis generic</a> buy cialis online
06/07/202119:43:10
Khách
choloquine https://chloroquineorigin.com/# chloroquine and plaquenil
02/07/202105:12:17
Khách
sildenafil 100 no prescription https://www.pharmaceptica.com/
18/02/202112:14:25
Khách
taking zithromax <a href=https://zithromaxes.com/>buying zithromax online</a> what does zithromax cure
17/02/202113:25:47
Khách
is chloroquine safe <a href=https://chloroquineorigin.com/#>hydroxychloroquine bnf</a> chloroquine without prescription
17/02/202110:05:37
Khách
best erectile dysfunction <a href=https://plaquenilx.com/#>plaquenil used for</a> erectile issues
16/02/202122:44:23
Khách
tadalafil com <a href=https://tadalisxs.com/#>generic tadalafil united states</a> maxim peptide tadalafil review
13/02/202123:42:51
Khách
hydroxychloroquine 200mg tablets <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydroxychloroquine buy online</a> hydrocychloroquine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,278,900
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến