Hôm nay,  

Nỗi Đau Thầm Lặng

13/09/200300:00:00(Xem: 143128)
Người Viết: NGUYỄN T. HỒNG LẠC
Bài số 347-886-vb8070903

Tác giả Nguyễn Thị Hồng Lạc cho biết bà sinh năm 1947, hiện cư trú tại Troy, MI;Nghề nghiệp: Machine Operator. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là câu chuyện một bà vợ, bà mẹ phấn đấu đi làm lo lắng cho con trong khi cậu con thì cần sa, ma tuý về Việt Nam bị công an Cộng Sản bắt giữ, vu vạ tống tiền. Cách viết, cách kể của bà rất giản dị, đáng quí. Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Gia đình chị Vân tới Mỹ năm 1992 theo diện HO11. Anh Lân chồng chị với ba đứa con gái, hai đứa con ruột và một đứa con nuôi. Hai thằng con trai vượt biên đến Mỹ trước, năm 1988.
Sau một tháng nghỉ ngơi, anh Lân được hội USCC giới thiệu vôâ hãng sơn, chị Vân làm hãng sản xuất phụ tùng xe. Nhờ ảûnh hưởng truyền thống siêng năng cần cù của dân tộc Việt và anh Lân cũng biết được thân phận lưu vong của mình là bắt đầu làm lại từ con số 0, anh Lân rất siêng làm nên được ông chủ hãng thương và bảo anh Lân giới thiệu cho môït số bạn bèViệt Nam mới qua Mỹ như anh vào làm chung với anh và cho anh làm Superviser, lương của anh cũng được tăng theo chức vụ. (Mặc dù mới qua Mỹ nhưng anh Lân cũng biết tiếng Mỹ rất nhiều nhờ có học ở VN, anh nghe chưa quen, có gì không hiểu anh bảo ông chủ viết xuống và ngược lại).
Phần chị Vân làm hãng cung cấp phụ tùng xe có tên là Powerline được mười tám tháng chị bị layoff. Chị không hiểu lý do tại sao" Trong khi chị vẫn siêng làm, không đi trễ không nghỉ ngày nào cố gắng ra hàng cho chủ thật nhiều. Sau nầy chị mới hiểu ra là tại vì chị có ý kiến đòi lên lương ngay trong buổi họp, không phải cho riêng mình chị mà chị đòi cho tất cả mọi người trong hãng. Tiếng Anh chị không rành nhưng chị cứ nói: "Every body work hard, company does not give a raise for us".
Chị đinh ninh rằng ở Mỹ có dân chủ có tự do, ai muốn nói gì thì nói thậm chí chửi Tổng thống cũng không sao mà! Rõõ ràng là đâu có sao đâu có ai bắt bớ gì mình nhưng mình phải mắc công đi tìm job khác. Chủ hãng nào cũng kiết lắm đòi lên lương họ ghét lắm, chị Vân đòi lên lương, nếu một mình chị chưa chắc nó đã cho, đằng nầy chị đòi cho tất cả mọi người giữa buổi họp nên chị bị đuổi là phải.
Tên hãng thứ hai chị Vân làm là Universal Tube, hãng nầy cũng làm mấy ống dẫn xăng cho xe cho tàu như ở Powerline nhưng coi mòi phát triển hơn, nhiều loại hàng hơn. Cách thức làm ăn cẩn thận hơn, hàng sản xuất ra đem qua khâu lựa từng cái check từng cái cân đo đúng mẫõu đúng ni tấc rồi mới đóng thùng đem đi bán, nên hàng ít khi bị trả lại. Rút kinh nghiệm bị đuổi ở hãng đầu tiên chị Vân định bụng là sẽ "tịnh khẩu" không nói năng gì nữa cả trong các buổi họp thành ra chị được làm hãng nầy mới đây mà đã 9 năm. Đồng thời chị cũng thấy tụi Mỹ làm chung với chị đâu có ai phát biểu gì đâu. Nhưng mấy năm sau nầy hãng chị Vân có đặt ra "production bonus" là nếu ai làm đạt chỉ tiêu 100% hay 99% thì sẽ được thưởng 500 đồng một tháng, và 300 đồng cho những ai đạt 90% tới 98%. Chị Vân đã cố gắng hết sức mình làm cho thật nhanh để mỗi tháng có thêm 500 hay 300 đồng cho gia đình và chị cũng được toại nguyện.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi, production rate tăng mỗi ngày thậm chí đến vô lý. Như cái máy chị đang chạy mỗi ngày production rate ban đầu là 230 sau tăng 260 parts 1 giờ, chị phải làm luôn giờ nghỉ mới được 260 cái. Nếu chủ muốn tăng thì tăng 10% là 26 cái, hay 30 cái đằng nầy nó tăng một lúc 90 cái thành 350 cái 1 giờ, không ai làm nổi. Chị Vân bèn làm đơn khiếu nại gởi đến office, trong đơn chị bảo chị work too hard và chị làm every break time, có superviser thấy nên chị mới đạt được chỉ tiêu của hãng đề ra, chị cũng dẫn chứng là ca 2 và ca 3 không có ai làm đạt như chị vì họ không có làm break time như chị. Sau khi xem xét gạn hỏi kỹ lưỡng bà Berni chủ hãng ký giấy hạ xuống còn 260 như cũ, chị Vân mừng lắm nhưng thằng Bill con của chủ hãng ghét chị Vân lắm vì chính nó tăng mà chị Vân là thành phần dân của một nước nhược tiểu ăn nhờ ở đậu nước của nó, tiếng Anh tiếng U không rành lại dám phản đối việc làm stupid và rẻ tiền của nó. Ngược lại chị Vân cũng đâu có ưa gì nó, chính nó đã ăn gian chị nhiều lần, nhiều tháng chị có bonus mà nó bảo chị không có, chị phải làm đơn và chứng minh dài dài. Mỗi lần như vậy chị Vân đau buồn lắm, về nhà chị khóc kể với anh Lân:
- Thằng Bill nó kỳ thị em, tại nó thấy em đầu đen da vàng mũi tẹt chớ có bao giờ em thấy nó dám đối xử với mấy con nhỏ Mỹ đen Mỹ trắng như vậy đâu. Có một hai thằng sửa máy cũng vậy, khi máy ngừng đâu phải lỗi tại em, em đến nhờ nó giúp nó cũng lớn tiếng với em: some body over there. Rồi thằng Scott nhân vật thứ nhì sau supervise phân phát việc làm cho công nhân cũng vậy, em đã ghi tên trong danh sách hai mươi người hãng cần làm ngày thứ bảy nhưng nó bỏ tên em ra không cho em làm.
Anh Lân:
- Anh đã bảo với em từ lâu rồi là nên nghỉ hãng đi ra làm business như anh nè không ai nói nặng nói nhẹ phiền phức mình được.
Chị Vân:
- Em phải đi làm để mua bảo hiểm cho anh, tuổi già như mình mua bảo hiểm ở ngoài mắc lắm, nhưng mở tiệm gì bây giờ" Tiệm neo thì em không chịu được mùi medical. Hơn nữa nếu mở tiệm neo thì trong gia đình phải có người biết làm neo nếu không thì khi thợ bỏ đi hết chỉ có nước dẹp tiệm mà vẫn phải trả tiền building mỗi tháng.
Anh Lân:
- Anh đâu có bảo em mở tiệm neo đành rằng làm neo kiếm được nhiều tiền nhưng sao anh thấy làm neo có vẻ hạ thấp mình quá, khách ngồi ở trên cao mình ngồi ở dưới thấp xoa bóp cạo chân cho người ta (pedicure). Em có thể mở tiệm giặt ủi, nhà hàng hay mở chợ cũng được.
Mặc anh Lân nói gì thì nói chị Vân vẫn thích đi làm hãng hơn. Vì sau khi làm ở hãng tám tiếng, chị về nhà nằm nghỉ thoải mái không lo đắt lo ế như làm business và có thì giờ dọn dẹp nhà cửa, làm business thường là mười hai tiếng một ngày. Chị nghĩ đâu phải ai cũng kỳ thị. Đó chỉ là thiểu số kém hiểu biết mà thôi. Nhiều người đối xử chị rất tốt như superviser của chị và một số bạn Mỹ đồng nghiệp sẵn sàng giúp chị di chuyển những thùng hàng nặng. Có hôm trời nóng 100 độ F thấy chị đứng làm không có quạt một thằng Mỹ mới vô làm vài tháng cỡ tuổi con chị đã nhường quạt cho chị làm chị cảm động và nhớ mãi cử chỉ cao đẹp đó.
Từ hồi qua Mỹ tới giờ chị Vân cảm thấy buồn nhiều hơn vui. Đời sống vật chất quá dư thừa chớ không như ở Việt Nam buôn tảo bán tần mà vẫn không đủ lo cho con ăn lo cho chồng "học tập cải tạo". Nhưng về tinh thần chị mãi lo nghĩ cho một đứa con trai út mắc bịnh xì ke trước khi gia đình chị tới Mỹ và một ông chồng bỏ phế việc nhà tối ngày đi hội họp với cộng đồng.
Chị không biết phải tính như thế nào với đứa con xì ke của chị. Khuyên nó đi cai thì nó không đi mà khóc lóc năn nỉ khuyên nó bỏ thì nó hứa là nó sẽ bỏ nhưng rồi tánh nào tật ấy. Đuổi nó đi cho khuất mắt thì nó bảo làm mẹ mà không thương con, muốn cho nó chết bờ chết bụi ngoài đường nên mới đuổi nó đi, rồi chị lại thôi. Chị âm thầm chịu đựng không dám than thở với ai vì nói ra sợ xấu hổ. Con cái người ta ai cũng học hành đỗ đạt kỹ sư bác sỹ còn con chị cũng bác sỹ nhưng bác sỹ chỉ chuyên trị bệnh ghiền ma túy cho nó và bạn nó thôi!
Chị Vân thấy thương thằng con trai út của chị hơn bốn đứa lớn vì bốn đứa kia đâu có vấp ngã gì đâu. Hai đứa kỹ sư hai đứa làm business đứa chủ tiệm may và đứa con gái nuôi làm chủ tiệm neo. Tất cả đều lập gia đình và ở riêng, chỉ còn một mình Quyền đứa con trai út vì có bệnh xì ke nên còn ở chung với chị và anh Lân. Chị thấy chị có lỗi với đứa con trai út của chị vì chị đã cho nó vượt biên trong lúc tuổi nó còn vị thành niên chưa trưởng thành nên dễ sa ngã vào con đường hư hỏng hút xách của xã hội Mỹ nhiều cạm bẩy và cám dỗ. Chị có cảm tưởng như chị đem con bỏ chợ. Chị phải cứu con chị ra khỏi con đường hầm mù mịt khói thuốc.


Chị phải làm gì, phải chữa bịnh cho con cách nào" Đi tiểu bang khác ở" Chị nghĩ không có kết quả vì tệ nạn xì ke ma túy ở Mỹ nầy chỗ nào cũng đầy dẫy. Nó nhìn là nó biết người nào chơi người nào bán ngay. Chị biết chỉ có mỗi một cách là đuổi nó ra khỏi nhà nếu nó không đi thì chị và anh Lân trốn nó mà đi tiểu bang khác sống, cho nó "bottom line" không có cơm ăn không có nhà ở rồi nó sẽ lo đi làm dành dụm tiền để trả tiền nhà tiền xe, không còn ỷ lại vào cha mẹ nữa, đi làm có bao nhiêu chơi hết và rồi nó sẽ bỏ. Nghĩ thì vậy nhưng chị bỏ con không đành, vì mỗi lần chị đuổi nó cứ bảo chị "làm mẹ mà không thương con". Đêm đêm chị chỉ còn biết cầu nguyện Thượng đế hãy ban phước lành cho gia đình chị ,cho thằng con trai út của chị hồi tâm bỏ được xì ke thì dù có phải hy sinh mạng sống của chị để đổi lấy sự bình an mạnh khỏe cho con chị cũng vui lòng.
Hồi đầu năm nay 2003 Quyền về Việt Nam thăm vợ chưa cưới và đứa con trai được 3 tháng tuổi. Một tháng sau Trâm vợ Quyền gọi điện thoại qua báo cho chị Vân biết là chồng nó đã bị công an bắt cùng với hai người bạn đang hút xì ke ở gò mả dưới chân núi Bửu Long Biên Hòa. Sau đó hai người bạn được thả ra cùng ngày còn Quyền bị giữ lại chỉ vì Quyền có mác Việt kiều. Công an B5 thuộc Biên Hòa Đồng Nai gài tội Quyền là đứng đầu tổ chức hút xì ke nếu đưa cho nó 3000 mỹ kim thì nó sẽ thả ra. Trâm hỏi ý kiến chị Vân tính thế nào"
Chị Vân sau khi lấy lại bình tĩnh chị bảo:
- Cho nó ở tù đi bác không có tiền gởi về đâu!
Với số tiền quá lớn như vậy chị và anh Lân phải làm quần quật cả năm cũng chưa có được vì chị còn phải trả tiền nhà tiền điện tiền nước tiền heat tiền gas và tiền điện thoại. Chị tức muốn hộc máu cho đám việt cộng hối lộ bóc lột trắng trợn dã man vô nhân đạo nầy đồng thời chị cũng tức cho con chị ngu xuẩn đút đầu về cho chúng có cơ hội làm tiền. Trước khi Q về VN chị có kể cho Q biết trường hợp con của người bạn có đứa con tên Đạt năm vừa rồi về VN đã bị công an bắt trong khi Đạt đang khiêu vũ với bạn gái ở khách sạn 57 Biên hòa, lý do là Đạt hút xì ke nhưng sự thật là Đạt không có hút gì cả, luôn cả thuốc lá Đạt cũng không hút. Chúng đem Đạt về nhà riêng của chúng bảo Đạt có tiền đưa cho chúng thì chúng sẽ thả ra ngay nhưng Đạt nói là Đạt không còn tiền nên chúng đem Đạt vào đồn công an nhốt, chờ người nhà ở Mỹ gởi tiền về chuộc. Chị dặn Quyền nên cẩn thận nhưng Quyền nói:
- Tại thằng Đạt nó xui nên nó mới bị chớ con về mấy lần rồi đâu có sao đâu"
Bây giờ ngồi trong tù chắc Quyền sẽ suy nghĩ lời chị nói là đúng và chị Vân cũng muốn cho con chị ở tù để cai xì ke nên chị quyết định không gởi tiền về cho lũ công an thâm độc tàn ác chuyên môn ăn hối lộ nầy, nhưng mỗi tháng chị có gởi 200 đô cho vợ Quyền nuôi con và đi thăm nuôi Quyền ở trong tù. Mỗi lần đi thăm Quyền về Trâm đều gọi điện thoại nói với chị là Quyền khóc và hứa sẽ không bao giờ đụng tới xì ke để làm khổ cha mẹ vợ con nữa!
Mới đó mà đã sáu tháng Quyền ngồi trong tù. Chị Vân nghĩ thế cũng đủ cho Quyền một bài học, bèn bảo Thùy Dương - đứa con gái lớn của chị - gọi về tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội gặp bà Brandy kể rõ trường hợp của Quyền xem bà có can thiệp gì được không. Bà Brandy hỏi Thùy Dương rằng Quyền có phải là citizen thì bà mới giúp. Thùy Dương email cho bà ngày vô quốc tịch Mỹ và số nhập tịch của Quyền. Sau đó bà Brandy có email cho Thùy Dương là bà đã email cho lãnh sự quán Sài gòn biết sự việc của Quyền và nhờ lãnh sự quán Sai Gòn lo vì bà ở Hà Nội xa quá. Chị Diện làm việc ở lãnh sự quán Sài Gòn cho Thùy Dương biết là chị đã liên lạc với công an B5 hẹn tháng Tám chị sẽ đi thăm Quyền để theo dõi tình trạng sức khỏe của Quyền có gì chị Diện sẽ liên lạc với gia đình sau, còn vấn đề pháp lý thì tòa đại sứ không thể đem Quyền ra khỏi tù được. Như vậy cũng như không! Chị Vân đành phải nhờ mấy đứa con của chị giúp mỗi đứa 500 cộng với số tiền anh chị dành dụm từ bấy lâu nay vừa đủ 3000 đô để gởi về cho lũ công an bốc lột đến tận xương tủy để chúng thả Quyền ra và giữa tháng Chín nầy Quyền sẽ trở lại Mỹ. Từ lâu chị Vân rất hạn chế gởi tiền vềø cho bà con nghèo ở Việt Nam, nhưng hôm nay bắt buộc chị phải gởi số tiền lớn như vậy vì chị không thể bỏ con chị ở mãi trong tù cộng sản không có ngày xét xử. Chị Vân hy vọng lần nầy trở về Quyền sẽ là người tốt đối với gia đình và xã hội. Chị Vân vẫn cầu nguyện ơn trên ngày đêm….
Chị Vân còn một nỗi buồn nữa là anh Lân chồng chị thường hay đóng cửa tiệm café để đi chỗ nầy chỗ nọ họp hội với cộng đồng, nơi nào có tổ chức biểu tình hay lễ lộc gì anh cũng đi, anh không ngại gần hay xa. Gần như ở Detroit, Grand Rapids sáng đi tối về chị đâu có nói làm chi, những nơi xa như Toronto, Missouri, Ohio, Wasington DC, California anh cũng bỏ tiền ra mua vé máy bay đi mấy ngày, bỏ chị ởû nhà một mình. Anh Lân có rủ chị đi nhưng chị làm sao dám bỏ hãng mà đi được. Một năm chị được vài tuần vacation thì chị đi được một hay hai lần với anh ấy thôi. Chị Vân biết rằng chồng chị đặt việc nước trước việc nhà, việc chung hơn việc riêng. Nhưng anh Lân đâu có biết rằng nhiều đêm chị không ngủ được vì thiếu vắng anh. Chị buồn cho thân phận chị có chồng mà cũng như không. Việc nhà từ việc lớn như cắt cỏ chặt cây hốt lá cào tuyết tới việc nhỏ như nấu cơm rửa chén dọn dẹp hút bụi một mình chị gánh vác.
Chị Vân biết hiện giờ anh Lân cùng với cộng đồng đang vận động Hội Đồng Thành Phố thông qua nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của khối người Việt tại hải ngoại và Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam HR 1587. Chị Vân đã theo dõi tin tức trên internet và báo chí chị biết được hiện giờ tính đến ngày hôm nay là đầâu tháng 9/ 2003 đã có một tiểu bang Lousiana và mười hai thành phố đã chính thức công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ taị địa phương mình như Westminster, Garden Grove, San Jose, Milpitas, Falls Church, Holland, Houston, Ponoma, Fairfax, El Monte, Sacramento, Boston.
Chị Vân biết là chị không làm được những chuyện đó thì chị phải để cho anh Lân chồøng chị làm. Chị biết gia đình chị qua Mỹ với tư cách là tị nạn chính trị và chị cũng hãnh diện với bạn Hoa Kỳ cùng hãng là gia đình chị không phải tới đây để cầu thực ăn bám xã hội như những sắc dân khác, thường bị người Mỹ khi dễ, nhưng không hiểu sao mỗi lần anh Lân vắng nhà đi làm nhiệm vụ của một người yêu nước yêu tổ quốc Việt Nam còn đang quằn quại dưới gông cùm cộng sản chị cảm thấy buồn và cô đơn quá, chị không biết than thở cùng ai, chỉ âm thầm chịu đựng!
Nỗi đau thầm lặng của một người dân của một nước nhược tiểu lại bị mất nước sống lưu vong trên xứ người đi làm có khi bị kỳ thị bởi hạng người kém văn hóa cùng với nỗi khổ của bà mẹ có đứa con là nạn nhân của xã hội mới hợp với nỗi buồn của người vợ cảm thấy cô đơn trong những ngày cuối tuần vì chồng bận công vụ.
Nhưng dù sao chị Vân cũng mang ơn nước Mỹ đã vì lòng nhân đạo cưu mang gia đình chị và hơn hai triệu đồng bào ruột thịt của chị. Chị tưởng tượng nếu chánh phủ Hoa Kỳ ngoảnh mặt làm ngơ thì giờ nầy gia đình chị còn sống dưới chế độ đôïc tài khát máu cộng sản còn đau khổ gấp trăm ngàn lần, mấy đứa con của chị chắc chắn là không được vào đại học vì lý lịch "ngụy quân" của ba chúng nó mà sẽ lang thang vỉa hè hay đào bới mấy đống rác mà sống.
Thank you America!
God bless America!

NGUYỄN THỊ HỒNG LẠC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến