Hôm nay,  

Hai Mảnh Đời Tỵ Nạn

27/08/200300:00:00(Xem: 177179)
Người viết: THANH PHONG
Bài số 337-876-vb2250803

Thanh Phong, tác giả các bài “Đường vào Thiên Đàng”; “Chuyện cái vườn cỏ trước nhà” và” Little Sàigòn trên đất Mỹ” đã đăng trong các tuyển tập "Viết về nước Mỹ" do Việt Báo ấn hành. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Tôi may mắn có hai người láng giềng đều là đồng hương tỵ nạn, cả hai đều ở tuổi "thất thập cổ lai hy", có gia đình, có con, có cháu nhưng hoàn cảnh sống, lối suy nghĩ của cả hai người đều hoàn toàn trái ngược. Tôi kém hai ông cả chục tuổi nên gọi hai ông bằng bác, xưng cháu, và hai ông coi tôi như em nên gọi vợ chồng tôi là chú thím. Tôi thường nói đùa: Hai bác đúng là đại diện cho hai mảnh đời tỵ nạn trên đất Mỹ.
Cách nay vài năm, khi gia đình tôi dọn đến căn nhà ở thành phố Westminster này thì gia đình bác Sáu đã ở căn bên tay phải, bên tay trái nhà tôi là nhà bác Trần Độ. Bác Sáu là người đầu tiên qua thăm gia đình chúng tôi để làm quen trước. Tôi thấy mình nhỏ tuổi hơn bác, lại mới đến ở, chưa kịp sang chào hỏi, làm quen lối xóm thì hai bác đã sang thăm mình trước, nên cũng hơi ngại. Bác Sáu hiểu ý tôi, Bác vừa cười vừa nói, giọng nói rặt tiếng miền quê Nam Bộ:
- Chú thím đừng có ngại, ở Mỹ này thiếu thốn tình cảm lắm, mình có người đồng hương đồng khói, ra vô thấy nhau, chào hỏi nhau, có chuyện gì cho nhau biết là quí rồi. Chú thím biết không, tụi tui ở đây gần chục năm mà chẳng có ai thân quen đặng trò chuyện cho bớt nhớ nhà. Nhiều lúc buồn quá tôi thả bộ ra Phước Lộc Thọ ngồi một chặp, nghe thiên hạ nói chuyện trên trời dưới đất chán rồi zìa. Tôi già rồi, tôi hổng thiết gì chuyện chánh trị chánh em chi cho mệt thân, ôi ai làm gì cứ để họ làm. Tôi chỉ mong được về quê tôi, dưới Thủ Thừa Long An đó, chú biết không" Hồi đó, chiều chiều mấy bạn già tụi tui gom nhau lại sau hè, biểu mấy nhỏ hái cho mấy trái xoài tượng, thái mỏng ra rồi làm chút nước mắm ớt, bỏ thêm chút đường cát cho sền sệt, chèng ơi, xoài tượng mà chấm với nó, cay cay, ngọt ngọt đã lắm chú ơi. Hôm nào tụi tui cũng chỉ có zậy thôi rồi vừa nhậu lai rai vừa bàn chuyện mần ăn cho mùa lúa tới, ít có ai quan tâm việc nước chú ạ, bởi vì việc nước đã có ông nhà nước lo, có zậy đó mà một hai lít đế đi như không đó chú.
Tôi thấy gia đình bác Sáu thật thà, chất phác, có sao nói vậy nên mới đó mà hai gia đình chúng tôi trở nên thân tình. Hôm nào tôi không qua nhà bác, bác lại lững thững bước qua bên nhà tôi ngồi nhâm nhi chén trà và tâm sự:
- Chú à, chắc trước sau gì tụi tui cũng zìa bển thôi. Ở đây chú thím thấy đó, tôi có hai đứa con gái với thằng cháu ngoại, sáng sớm hai đứa lo đi làm, thằng nhỏ đi học, mãi chiều tối tụi nó mới zìa, còn tui với bả ở nhà giống hai con khỉ già, dòm nhau riết cũng chán. Mong sao thằng cháu ngoại đi học zìa để ông cháu hủ hỉ, nhưng nó zìa rồi là chúi đầu vô cái Ti vi, mình nói hay hỏi gì nó, nó trả lời bằng tiếng Mỹ, mình bù trất, buồn ơi là buồn! Nhiều lúc tôi nghĩ cứ cái đà này mai mốt mình bịnh hoạn, con nó mắc đi làm, nó đâu có ở nhà săn sóc mình hoài được, rồi nó cũng phải đem bỏ mình zô "nớt sinh hom" đặng chờ chết thôi. Chèng ơi, nghĩ tới đó, tui muốn zìa bển liền đó chú, tôi sợ zô đó lắm, thà mình zìa quê mình, lúc đau lúc ốm có bà con chòm xóm tới lui cũng đỡ. Chú thấy tụi tui bằng này tuổi rồi mà muốn ăn, muốn uống cái gì cũng chẳng đặng, ăn thịt thì con gái tui nó nói: Ba ơi ở Mỹ này Bác sĩ nói ăn thịt nhiều sẽ bị cao mỡ, nguy hiểm lắm, ăn cá thì nó nói bác sĩ nói có ăn thì ăn cá tươi, ăn cá đông lạnh mấy ông Việt Nam mình ướp thuốc chôn người chết cho cá khỏi ươn, ăn vô ung thư đó ba. Ăn trứng hay ăn con tôm thì nó nói: Ba ơi: Bác sĩ nói trứng với tôm ăn zô là "cô lét tơ rôn" nhiều hơn thứ gì hết thảy. Lâu lâu thèm chén chè đậu, tui biểu bà nhà tui nấu chút chè ăn cho mát, con gái tôi lại nói: Ba ơi, Bác sĩ nói ăn chè vô mắc bịnh tiểu đường đó ba, riết rồi thứ gì nó cũng nói bác sĩ bảo ăn vô bịnh, ăn vô nguy hiểm. Chú thím coi mình gần đất xa trời rồi mà bữa nào cũng nửa chén cơm với mấy cọng rau, hết luộc đến xào, sống sao cho nổi. Nghe người ta nói nước Mỹ có nhiều cảnh đẹp, nhiều cái hay, cái lạ mà nào mình có được đi tới đâu. Thậm chí muốn đi chùa lễ Phật cũng chẳng đi được. Con nó đi làm suốt tuần, ngày nghỉ nó lo giặt giũ quần áo, lau chùi nhà cửa. Thấy nó bận bịu tối ngày đâu có thì giờ rảnh rỗi mà dám bảo nó chở đi chỗ này chỗ nọ. Đi xe buýt thì tiếng tăm không biết, đường sá không rành, sợ lên xe rồi nó chở mình đi tuốt luốt, hết biết đường zìa. Chú nghĩ coi tui sống làm gì ở cái xứ này nữa chú"
Thế rồi hai người con gái bác Sáu có người quen bên tiểu bang Oregon, họ nói bên đó dễ sống hơn Ca li, nhà cửa thuê rẻ rề nên hai cô con gái quyết định qua Oregon, đem theo bố mẹ.
Ngày gia đình bác Sáu lên đường, chúng tôi ai nấy đều bịn rịn, buồn ơi là buồn! Từ đó trở đi chúng tôi chỉ liên lạc thăm hỏi nhau qua điện thoại, Bác Sáu trước sau như một, vẫn nhất quyết về Long An sanh sống. Hai ông bà ở Oregon được hơn một năm thì quyết định mua vé máy bay về quê hương, nhưng thật đau khổ và bất ngờ, trước ngày lên đường chỉ có một ngày, bác Sáu gái vào nhà tắm và té xỉu trong đó rồi qua đời luôn.
Chôn cất vợ xong, bác trai về Thủ Thừa sống với bà con chòm xóm để lại hai người con gái mồ côi mẹ nơi đất khách quê người!
Chúng tôi mất đi một người láng giềng tốt bụng, một gia đình nông dân Việt Nam hết sức thật thà, chất phác, suốt đời long đong, lận đận, chân lấm tay bùn. Đến khi sang được Thiên Đàng Mỹ Quốc, tưởng đâu an phận tuổi già, trái lại càng thêm buồn, thêm tủi. Cuối cùng phải trả lại cái Thiên Đàng Mỹ quốc này cho người khác để trở về Địa Ngục Việt Nam, và thế là bây giờ tôi chỉ còn một ông láng giềng bên cạnh. Ông Trần Độ. Tôi vẫn thường gọi đùa ông là ông tướng, vì ông trùng họ, trùng tên với tướng Việt Cộng Trần Độ.
Bác Độ tuy tuổi khá cao nhưng được cái bác còn khỏe, còn lái xe được và nhất là bản tính yêu đời, lúc nào cũng vui vẻ, nên trông bác chỉ như người ngoài năm mươi. Mỗi buổi sáng bác đi bộ một tiếng đồng hồ, rồi về nhà, bác gái đã để sẵn một lon sữa ensure, một miếng bánh mì sandwich kẹp hột gà. Có hôm cao hứng, bác bảo tôi: "Nói thiệt với chú, tôi bằng này tuổi chứ cái vụ kia còn sung sức lắm, chưa chắc mấy tay thanh niên đã lại tôi đâu."
Nếu bác Sáu suốt ngày lủi thủi trong nhà thì bác Trần Độ dành nhiều thì giờ ở ngoài đường hơn. Bác bảo tôi:
- Chú ạ, ở Mỹ mà mình còn lái được xe thì sướng lắm. Muốn đi đâu thì đi, nghe chỗ nào hay, lạ thì tìm tới, tiệm nào có thức ăn ngon thì lâu lâu chở bà xã tới cho bả hài lòng, nước Mỹ nó lại bao la bát ngát, chắc mình đến khi xuống lỗ cũng chưa đi hết năm mươi tiểu bang của nó, phải không chú"
Bác Trần Độ xưa kia cũng là một viên chức trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng chiếm miền Nam, bác ở lại chiến đấu đến ngày 30/4 và đi tù bảy năm, nên bác và gia đình được qua Mỹ theo diện HO. Qua Mỹ nhiều người cao niên như trường hợp bác Sáu thì buồn thật, nhưng bác Trần Độ lại cảm thấy vui, thấy hạnh phúc, thấy nước Mỹ đúng là Thiên Đàng hạ giới. Bác bảo tôi:


- Chú ạ, mình già rồi, chẳng còn làm được gì cho đất nước, để bọn trẻ họ gánh vác, giờ tụi mình chỉ trông vào lớp trẻ thôi, sang đây họ có cơ hội học hành, tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của xứ người, may ra mai này họ xoay đổi được tình thế, giúp đất nước mình thoát cảnh nghèo đói, ngu dốt. Còn mình qua được xứ này, mình cũng nên tìm cho mình một thú tiêu khiển nào đó, trước là giúp mình đỡ buồn, đỡ nhớ nhà, nhớ nước, sau là bớt gánh nặng cho con cho cháu. Miễn là cái thú tiêu khiển đó mình đừng quá đam mê, đừng để nó hướng dẫn mình.
Tôi nói với Bác:
- Bác nói nghe rất hữu lý, nhưng cháu muốn bác nói rõ ra cháu mới hiểu.
Uống một ngụm trà xong, bác Độ chậm rãi nói:
- Có nhiều người qua đây làm khổ con cháu, bắt nó ngày nào cũng phải chở tới nhà thờ hay tới chùa, nghe phong phanh có chỗ nào đẹp, chỗ nào hay là đòi con đòi cháu chở đi cho bằng được. Nó bận đi làm không chở thì bảo là con bất hiếu, bất nhân, rồi hăm về lại Việt Nam. Có người chính phủ cho tiền già để sinh sống thì lại dùng tiền ấy đi Las Vegas, đi Casino đánh bài, chú thấy làm vậy có đúng không" Tôi mà là chính phủ, tôi cho theo dõi và cắt hết thử coi mấy người đó lấy tiền đâu đi bài bạc" Tôi nói mình phải tự tìm cho mình một hai cái thú tiêu khiển, tỷ như có người thích trồng bông, trồng cảnh. Có người thích nghiên cứu sách vở báo chí, làm thơ, viết văn, có người thích nuôi chim, nuôi cá, còn như tôi, tôi thích sưu tầm những con tem thơ trên thế giới.
Bác vừa nói, vừa vào nhà lấy ra cho tôi coi những quyển album tem tuyệt đẹp. Bác nói, một trong những thú tiêu khiển thanh tao nhất, thú vị nhất là chơi tem. Những con tem được bác nâng niu hết sức cẩn thận, mỗi con tem được để trong một miếng lót bằng nhựa trong suốt, mặt sau miếng nhựa gắn vào chính hình tem mẫu in sẵn trên album, giữ cho con tem không bị gãy các răng cưa. Bác nói, một trong những yếu tố khiến con tem có giá trị hay không là nó còn đủ răng cưa. Thấy tôi chăm chú theo dõi, bác hứng khởi kể tiếp:
- Tôi mê tem từ khi còn đi học Trung học ở bên nhà, cách nay cũng cả mấy chục năm. Lúc đó làm gì có album như bây giờ, tôi phải dành dụm mãi mới mua được quyển tập giấy trắng có bìa cứng, rồi hễ có con tem nào lại lấy keo dán vào từng trang. Sau đó nghe danh ông Nguyễn Bảo Tụng là nhà sưu tập tem nổi tiếng Việt Nam, tôi mới đến nhà sách Khai Trí ở đường Lê Lợi Sàigòn tìm mua được cuốn sách "Nghệ thuật chơi tem" do ông biên soạn. Đọc xong sách của Ông Nguyễn Bảo Tụng mới biết giá trị của những con tem và biết cách thức chơi tem, quả là "nghề chơi cũng lắm công phu". Qua đây, một hôm đi chợ trời Golden West, tình cờ tôi thấy người ta bán một số tem cũ, tôi hỏi mua, người bán nói 5 đô, tôi mừng như bắt được vàng, chộp ngay và nghĩ giá họ nói 20 đô mình cũng mua luôn. Từ đó, tuần nào tôi cũng đi khắp chợ trời, chỉ với mục đích tìm mua tem, và đó là cái thú của tôi hiện nay. Tôi may mắn có được bà xã biết chiều chồng, bả thấy tôi thích tem nên khi đi chợ trời hay garage sale, bả luôn luôn để ý coi họ có bán tem không, cũng có hôm bả mua cho tôi vài mươi con tem cũ. Ngoài ra tôi còn có một chàng rể tốt, thấy bố vợ thích chơi tem, tuần nào anh cũng đi lùng kiếm mua cho tôi, có hôm anh mua được cả mấy trăm con tem, nhờ thế mà hiện nay tôi có cả thảy gần một trăm ngàn con tem trên thế giới. Chú nghĩ coi, nếu ở quê mình cả đời tôi cũng chẳng mơ có được số tem nhiều như thế, chỉ có xứ Mỹ này mới có cơ may tìm được những bộ tem quý hiếm và đầy đủ như hiện nay.
Sợ tôi coi thường mấy con tem, bác Độ ôn tồn nói:
- Chú biết không, nhiều khi may mắn kiếm được một com tem qúy thôi là mình đủ tiền "đao" được căn nhà đấy. Hôm rồi tôi đọc báo thấy nói một người bên nước Anh đi chợ trời, tình cờ mua được tập tem cũ chỉ có một Bảng Anh, tương đương 1.55 đôla, sau đó anh bán hai con tem trong đó được 95 ngàn Bảng Anh (146.000 đô), hiện nay ở Mỹ có những con tem hiếm quý, trị giá cả trăm ngàn đô la. Gần với chúng ta nhất là con tem in hình cố Tổng Thống Nixon (in ngược) đang được định giá 16 ngàn sáu trăm bảy mươi lăm đô la.
Thấy tôi trố mắt ngạc nhiên, Bác Độ thao thao kể tiếp:
- Chơi tem có cái thú là mình được chu du thiên hạ, cái gì quý, cái gì lạ, cái gì đẹp trên quả địa cầu này đều có trong con tem. Từ những kỳ quan trên thế giới đến những bức danh họa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, của Michelangelo, của Picaso hay các tác phẩm điêu khắc lẫy lừng đều có in thành tem, rồi từ những vua chúa đến những nhà hiền triết, bậc vĩ nhân, từ những nhà độc tài như Hitler, như Musolini đến bậc thánh hiền như Đức Khổng Phu Tử, Đức Phật Thích Ca, các vị giáo chủ các tôn giáo, những biến cố trọng đại trong lịch sử như các cuộc thám hiểm không gian, đến những đền đài cổ kính, danh lam thắng tích, những động vật và thảo mộc, những kỳ hoa dị thảo hiếm quý, những Vương Cung Thánh Đường nguy nga hay những chùa chiền kiến trúc lộng lẫy. Tóm lại không thiếu thứ gì nhân loại trân quí, ngưỡng mộ lại không có trên con tem. Ngoài ra, nhờ con tem, người ta có thể biết được lịch sử, địa dư của một quốc gia, biết nước đó giàu tài nguyên gì, mạnh về lãnh vực nào, yếu về lãnh vực nào.
Bác Độ cũng kể cho tôi nghe nguồn gốc của con tem bây giờ là do Ông Rowland Hill người nước Anh nghĩ ra và con tem đầu tiên của nhân loại ra đời vào ngày 5 tháng 6 năm 1840, đến nay vừa đúng 163 năm. Bác nói, chú ở bên cạnh tôi, thỉnh thoảng qua chơi, tôi sẽ nói về tem cho chú nghe rồi có ngày chú cũng sẽ mê luôn. Quả thật chỉ nhìn mấy cuốn album tem của bác là tôi đã mê rồi. Bác còn nói, mình chơi tem có hai cái lợi, thứ nhất là mình tìm niềm vui cho mình, chẳng làm phiền hà ai, chẳng tranh cãi với ai, tự do ngắm, tự do nhìn và nắm trong tay muôn vàn tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới, hai là mình làm vốn để lại cho con. Chú nghĩ coi, đời mình bây giờ có những con tem từ năm 1850, 1855… đã là xưa, là quý. Sau này khi con mình bằng tuổi mình bây giờ, những con tem đó còn quý gấp bội, và biết đâu trong số những con tem mình sưu tầm được lại có thể đem lại cho con, cháu mình một số tiền không nhỏ, giúp nó giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hay sao. Có thể lắm chứ chú" Chú biết không, mấy năm trước khi qua đời, ông Tổng Thống Thiệu cũng tìm vui bằng sưu tập tem đó chú.
Từ đó đến nay, tôi và bác Độ trở thành thân tình như tôi với gia đình bác Sáu. Những lúc rảnh rỗi tôi qua nhà bác mượn mấy tập album, lật cẩn thận từng trang, ngắm nghía mãi không chán mắt, nhất là những con tem thời vua Bảo Đại, Hoàng Hậu Nam Phương rồi đến những con tem dưới thời đệ nhất, đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, những con tem của quê hương mình đã một thời luân lưu khắp năm châu bốn biển, những con tem mang sắc thái Việt Nam lộng lẫy, sắc sảo và ý nghĩa không thua kém bất cứ con tem nào trên thế giới.
Vừa cầm tập tem trên tay tôi vừa miên man suy nghĩ, quả tư tưởng và lối sống của bác Độ có lý, nhất là có lý với những người cao niên Việt Nam tỵ nạn. Ở cái xứ Mỹ này, tuổi già cũng có nhiều điều buồn tủi, nhiều suy tư, lo lắng, nhưng nếu biết suy nghĩ và hành động như bác Độ, cuộc đời sẽ đáng yêu biết mấy, bởi vì không đâu bằng đất nước này, nơi có đầy đủ mọi phương tiện giúp con người học hỏi và giải trí. Nếu muốn, mình có thể tìm những thú tiêu khiển thanh tao để quên đi nỗi buồn xa xứ mà lại không phiền hà cho con, cho cháu, không buồn, không tủi. Bất giác tôi nghĩ tuổi già Việt Nam tỵ nạn, cùng ở cạnh nhà nhau trên đất Hoa Kỳ mà sao mỗi người có một mảnh đời khác biệt, Thiên Đàng cũng là đây mà có thể Địa Ngục cũng chính là đây!

Thanh Phong

Ý kiến bạn đọc
05/12/202101:31:05
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can i take cialis with daxpoteine</a> cialis 20mg
27/02/202110:25:59
Khách
https://genericviagragog.com viagra sale
17/02/202113:13:29
Khách
tadalafil 20 mg <a href=https://tadalisxs.com/#>buy tadalafil</a> what is tadalafil 20 mg
10/12/201820:02:07
Khách
tui thích sự suy nghĩ cũa bác Trần Độ , có thễ bác Sáu phụ thuộc vào con cháu quá nhiều , suy nghĩ là không có chúng nó thì chĩ quanh quẫn ở nhà nên chán , cộng thêm đầu óc cứ nhớ về quê cũ nên càng chán cuộc sống ở Mỹ , tội nghiệp bác , nếu về quê sống mà bác không có tiền thì bà con dòng họ củng chẵng chào đón chú như xưa ,chú 6 chĩ mộng mơ mà thôi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,205,974
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến