Hôm nay,  

Bầu Trời Đầy Sao

26/08/200300:00:00(Xem: 142164)
Người viết: VÕ THỊ MINH TÂM
Bài số 335-874-vb7230803

Tác giả Võ Thị Minh Tâm, 25 tuổi, cư trú và làm việc tại Oklahoma City, hiện là chuyên viên của sở An sinh xã hội. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là một hồi ký ngắn về 10 tháng công tác xã hội khi cô gia nhập AmerCorps National Civillian Community Corps. Cả bài viết cho thấy ý chí, thiện chí và tấm lòng của một thiếu nữ Việt trong đội ngũ những người trẻ lành mạnh nhất của nước Mỹ. Bài viết cũng cho thấy thêm chi tiết về tác giả: tới Mỹ năm 11 tuổi, chỉ 14 năm sau, cô đã tốt nghiệp tiến sĩ về công tác xã hội. Mong Võ Thị Minh Tâm sẽ tiếp tục viết thêm những bài viết mới.

Khi còn bé, mỗi người trong chúng ta đều có những giấc mộng hay những lý tưởng mà mình mong đạt được, nhưng khi lớn lên và va chạm vào đời sống thực tế thì phần lớn chúng ta đã đánh mất những giấc mộng và lý tưởng đó. Hãy cứ hình dung mỗi ngôi sao trên bầu trời là một giấc mộng hay một lý tưởng. Có ai từng nghĩ bầu trời sẽ ra sao khi chỉ là một màu đen thẳm" Sẽ rất tối tăm và buồn thảm.
Vì vậy, hy vọng tất cả chúng ta đừng bao giờ đánh mất những ngôi sao sáng đó.
*
Tôi đã được trưởng thành trên hai lục địa khác nhau. Á Châu và Mỹ Châu. Khi vừa đặt chân lên đất Mỹ, tôi chỉ là một "con bé" nhưng ngay từ ngày ấy, tôi đã mơ ước mình được đi khắp "năm châu, bốn bể". Tôi còn hy vọng mang lại được những nụ cười và niềm vui lớn nhỏ đến cho mọi người khắp nơi và trong một góc độ nào đó, tôi muốn góp phần giúp đỡ đồng bào chúng ta. Đối với những mơ ước không mấy "thực tế" này thì chẳng có mấy ai cho là sẽ xảy ra.
Rồi thì cũng như hàng triệu người cư dân cùng lứa tuổi, tôi ra khỏi trung học và bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Trong tất cả những môn học của tôi thì con người là một đề tài rất hấp dẫn và từ đó tôi đã học về ngành Công tác xã hội.
Sau khi ra trường, tôi đã theo làm cho văn phòng bảo vệ trẻ em. Tôi đã học hỏi rất nhiều từ những em nhỏ này. Có một em gái từng bảo với tôi rằng điều hy vọng duy nhất của em là được chung sống với đứa em trai sơ sinh. Em ước mong khi có người nhận nuôi, họ sẽ nhận cả hai em cùng một lúc. Trong một chuyến xe khi tôi đưa một em khác đến nhà tạm trú, chúng tôi nói rất nhiều về mộng tưởng của em. Em hy vọng mình sẽ trở thành "bác sĩ" vì có thể giúp đỡ người khác và kiếm được thật "nhiều tiền" cho mình. Trong những mẩu đàm thoại cỏn con đó, tôi đã tìm thấy được sức sống và niềm tin mãnh liệt của các em. Cũng từ đó, tôi quyết định đi con đường mà tôi muốn đi.
Tôi gia nhập AmerCorps National Civillian Community Corps (NCCC) niên khóa thứ 7.
AmeriCorp nói chung là một chương trình do tổng thống Clinton ký để kêu gọi mọi người cùng nhau chia sẻ và giải quyết những vấn đề khó khăn của cộng đồng và quốc gia bằng cách tham dự những công tác xã hội, NCCC là một phần của chương trình này. Tuổi gia nhập NCCC là từ mười tám đến hai mươi bốn. Thời gian tham gia là mười tháng.
Tôi và khoảng một trăm người trẻ khác từ khắp nơi trên nước Mỹ đã cùng nhau đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hơn một trăm người chúng tôi đã cùng nhau sinh sống trong "viện dưỡng lão" cũ ở khu Anacostia nay được lấy làm một trong những trung tâm của NCCC. Chúng tôi được chia làm 8 đội và đội của tôi là đội số tám. Đội tôi gồm có mười hai đứa, Etza (Virgin Island) Sara (Montana), Alodia (North Carolina) Michell (Missisippi) Elizabeth (Georgia) James (Wisconsin), Jamie (Michigan) và tôi, Tâm (Oklahoma). Sau đây là tí sơ lược về hoàn cảnh sinh sống của chúng tôi.
Tuy nơi ở chính của chúng tôi là Hoa Thịnh Đốn, nhưng chúng tôi chỉ ở đó chừng năm tháng mà thôi. Thời gian còn lại, chúng tôi đi làm việc ở những tiểu bang khác. Khi sinh sống tại Hoa Thịnh Đốn, tôi ở chung phòng với hai bạn khác, một từ Riverside, California và một từ Reno, Nevada. Chúng tôi làm việc một tuần từ 40 tới 50 tiếng. Mỗi ngày chúng tôi được $5.50 tiền ăn uống và mỗi một tháng chúng tôi được $160 tiền tiêu dùng cho những việc cần thiết khác (đừng nghĩ $5.50 là ít, lúc ra về tôi còn lại rất nhiều đồ ăn cho những người vô gia cư). Mỗi một đội có một chiếc xe van khác nhau. Chúng tôi chỉ được dùng xe vào những việc công và đi chợ mà thôi. Ngoài việc chúng tôi sống chung với nhau, tất cả mọi việc khác đều tự túc, chẳng hạn như nấu ăn và dọn dẹp.
Trong mười tháng ngắn ngủi này, chúng tôi đã làm những việc liên quan đến môi sinh, đời sống, học đường, an sinh và giúp đỡ những nạn nhân của thiên tai.
Công tác đầu tiên của đội chúng tôi làm việc với Hội Hồng Thập Tự tại Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi đi khắp tất cả các trường tiểu học tại thủ đô để dạy các em về những phương cách an toàn khi thiên tai xảy ra. Hội hồng thập tự đã huấn luyện chúng tôi về cứu thương, hô hấp và giúp đỡ nạn nhân của thiên tai. Họ đã gởi chúng tôi đến một số nơi có tai nạn hoả hoạn để giúp đỡ nạn nhân có nơi ăn và chốn ở.
Công tác thứ hai mà đội chúng tôi được giao cho là tại Hungry Mother State Park ở Marion, Virginia. Đó là những kỷ niệm thật lạnh cóng khi tôi hồi tưởng lại thời tiết nơi đây! Chúng tôi làm việc tại công viên này từ giữa tháng một cho đến giữa tháng hai. Công việc của chúng tôi được gọi là "làm đẹp công viên". Chúng tôi làm mọi việc từ đổ đất xây đường cho tới sơn sửa nhà chòi. Nơi đây đã cho tôi những kỷ niệm khó quên.


Marion là một thành phố rất nhỏ. Dân số sinh sống tại đây chỉ trên 2,000 và nơi giải trí duy nhất là tiệm Wal Mart. Mỗi tối sau khi tắm rửa và ăn uống, chúng tôi thường rủ nhau đi Wal Mart. Vì chúng tôi được sinh sống trong những căn nhà chòi tại công viên, cuộc sống chúng tôi thật là thần tiên. Mỗi sáng chúng tôi đều thức dậy trong tiếng hót líu lo của các chú chim rừng. Hai ngày cuối cùng khi kết thúc công tác tại đây, chúng tôi được nhân viên của họ đưa đi thăm các thắng cảnh chung quanh. Họ đã đưa chúng tôi đi Grayson Hinglands State Park, nơi cao nhất trong vùng Tây Nam Virginia, mỏ than ở gần Big Stone Gap, và Duffield, Virginia nơi có một chuyện tình thật ly kỳ.
Sau khi chúng tôi trở về Hoa Thịnh Đốn, đội tôi được giao nhiệm vụ thứ ba tại North Carolina với Habitat for Humanity. Đây là một chương trình xây nhà cho những người nghèo. Lúc đầu chúng tôi sinh sống tại trại quân đội trừ bị gần Fayetteville. Mỗi chúng tôi được phát cho một cái giường gấp của quân đội. Sau một tuần lễ thì chúng tôi chuyển tới Trenton. Trenton là một làng rất nhỏ tại North Carolina. Dân chúng ở đây rất là mến chúng tôi. Sau những ngày dài làm việc, họ thường thay phiên nhau mời chúng tôi đến nhà họ ăn tối. Tại Trenton, nhà thờ làng đã cho chúng tôi ở lại căn nhà của họ. Đội tôi đã đặt cho căn nhà đó một cái tên thật dí dỏm, "căn nhà búp bê". Căn nhà bé bỏng này có một phòng ở nhà dưới và một phần trên lầu. Chín đứa con gái chúng tôi đã ở chung một phòng trên lầu. Đó là những chuỗi ngày thật vui vẻ. Nhiệm vụ tại đây có một ý nghĩa rất là đặc biệt với chúng tôi. Khi chúng tôi vừa đến thì căn nhà tại đây chỉ mới khởi công, nhưng khi chúng tôi rời khỏi thì phần lớn căn nhà đã được hoàn tất. Chủ nhân tương lai của căn nhà này là một bà cụ trên 70 và hai đứa cháu nhỏ.
North Carolina có một kỷ niệm khó quên với riêng tôi: từ nhỏ tôi đã mơ ước được đi xem nhà hải đăng và nguyện vọng này đã thành sự thật. Vào sinh nhật thứ 22 của tôi, chúng tôi đã đi tới vùng Outer Banks và tôi đã được chụp hình với ngọn hải đăng tại đây! Cuộc sống ở đây thật là bận rộn, ngày thường đi làm và ngày nghỉ chúng tôi thường đi thăm bãi biển tại Emerald Isle.
Sau hai tháng tại Trenton, chúng tôi trở về Hoa Thịnh Đốn để đón nhận nhiệm vụ thứ tư. Lần này chúng tôi ở lại ngay khi Anocostia thủ đô để dạy kèm các em tiểu học tại trường Hendley Elementary School. Anacostia là một trong những vùng nghèo nhất của thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi có thể được coi là phụ tá của tất cả thầy cô giáo. Thời khóa biểu của chúng tôi từ tám giờ sáng tới bốn giờ rưỡi chiều, chúng tôi trở về lớp học và sau ba giờ rưỡi chúng tôi giúp các em làm bài và chờ cha mẹ các em tới đón.
Một tuần lễ trước khi nhiệm vụ thứ tư hoàn tất, chúng tôi được gọi đi Houston, Texas để giúp đỡ Hội hồng thập tự trong trận bão Allison. Những chuỗi ngày tại ngoại ô Houston dài đằêng đẵng nhưng thật đầy ý nghĩa. Chúng tôi làm việc từ 7 giờ sáng tới 10 giờ đêm, bảy ngày một tuần (trong ba tuần lễ đầu, sau đó thì có một ngày nghỉ và chỉ làm 8 tiếng một ngày). Tại đây, tôi làm mọi việc từ lấy hồ sơ và cho tiền các nạn nhân cho tới đi thăm các gia đình nạn nhân và giúp đỡ về mặt tinh thần lẫn vật chất.
Ở nơi vùng ngoại ô này, tôi đã gặp được những trái tim khó quên. Có một người đàn ông Mễ mất tất cả trong trận bão lụt đó (ông không có bảo hiểm). Ông nói với tôi rằng ông ta đã đến nước Mỹ này với hai bàn tay trắng và đã gầy dựng cho mình được một cuộc sống khá hơn, tuy bây giờ ông đã mất tất cả, nhưng ông tin tưởng là cũng với hai bàn tay trắng đó, ông sẽ kiếm lại được những gì đã mất. Cũng trong trận bão lụt này, một bác Việt nam đã nhờ tôi giúp vì cả gia đình bác đang sống trong túp lều trước nhà. Bác nói vì gia đình bác vừa dọn tới Texas từ Maryland, bác không có quen biết ai để xin giúp đỡ. Cũng tại đây, chúng tôi chúc mừng ngày kỷ niệm đám cưới thứ 60 của cặp vợ chồng già đã làm việc nghĩa và các công tác xã hội cho Hội hồng thập tự mấy chục năm qua.
Sau một tháng tại ngoại ô Houston, trở về Hoa Thịnh Đốn lần này, chúng tôi làm một số nhiệm vụ nhỏ khác tại thủ đô và các vùng lân cận.
Niên khóa thứ 7 được kết thúc vào ngày ba tháng tám năm 2001 với lời từ giã và cám ơn của bà Janet Reno, cựu Bộ trưởng tư pháp Mỹ.
Sau mười tháng chung sống với nhau, ngày từ giã thật là bùi ngùi. Tôi sẽ không bao giờ quên được những câu chuyện và những khuôn mặt của các người bạn đồng đội này. Trong mười tháng đó, tôi đã trông thấy và học hỏi được rất nhiều về cuộc sống và niềm tin. Cũng nhân chuyến đi này, vừa công và tư, tôi đã đặt chân trên mười một tiểu bang.
Trong lúc còn ở Hoa Thịnh Đốn tôi đã nộp đơn xin vô trường Công tác xã hội tại Oklahoma để lấy bằng cao học và đã được họ chấp nhận. Tôi cũng đã thi đậu và được nhận vào chương trình cấp tiến. Một năm sau thì tôi ra khỏi đại học với bằng Tiến sĩ. Khi rời khỏi ngưỡng cửa học đường, tôi quyết định đi làm sở An sinh xã hội. Tôi đã được họ nhận qua chương trình sinh viên xuất sắc. Tại đây, tôi đã có cơ hội giúp đỡ được xã hội và các quý đồng hương.
Thấm thoắt, 14 năm trôi qua.
Trong quá trình trưởng thành của tôi, giấc mơ đi "năm châu, bốn bể" và đem lại niềm vui cho mọi người dường như đã và đang tiếp tục được thực hiện (tôi đã đi được bốn châu và hai bể). Tôi tin tưởng tất cả chúng ta đều là những ngôi sao sáng. Vì vậy hy vọng tất cả chúng ta đừng bao giờ để ngôi sao sáng ấy lu mờ.
Xin hãy nhớ rằng đằng sau vừng mây đen là những vì sao lấp lánh, tuyệt vời.

Võ Thị Minh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,312,482
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.