Hôm nay,  

Tử Thần Gọi Tên Em

26/08/200300:00:00(Xem: 191838)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài số 334-873-vb6220803

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Mỗi bài viết của ông, từ chuyện câu cá, rau trái trồng lan... đều thể hiện những kinh nghiệm và hiểu biết chu đáo. Sau đây là bài viết đặc biệt của ông nhân tuần bách nhật tưởng nhớ người bạn đời.
*

Mười giờ rưỡi sáng ngày mồng một Tết năm Nhâm Ngọ, vợ chồng tôi ra tòa lãnh án. Ông tòa áo trắng này không phải mặt sắt đen sì như Bao Thanh Thiên, tuy trắng trẻo thư sinh nhưng lạnh lẽo như người Ăng Lê. Ông phán quyết một án lệnh như sét nổ ngang tai, làm cho vợ chồng tôi xây sẩm mặt mày:
“I am sorry to tell you this is a non small cell lung cancer stage 4!” (Tôi rất buồn, bà nhà bị ung thư phổi giai đoạn 4!) Ông cho biết thêm tình trạng này không chữa được và chỉ sống chừng 1 năm. Dù rằng ông ta phải nói sự thực để đề phòng kiện cáo sau này, nhưng sao tôi thấy lời nói này quá ư trắng trợn và tàn nhẫn, không cho con bệnh một chút mảy may hy vọng.
73 tuổi, vợ tôi vẫn khoẻ mạnh như thường, mỗi ngày đi bộ nửa giờ trên với tốc độ 3 dặm một giờ, từ gần 20 năm nay. Tuy nhiên từ tháng 7 - 01 thỉnh thoảng lại kêu đau, kêu mỏi ở xương vai sau lưng. Uống vài viên Tylenol hoặc Advil là hết, vài ngày sau cơn đau trở lại. Chính tôi cũng đau như vậy hơn năm trời mới hết, tôi cũng chẳng thèm đi khám bệnh gì cả. Nhưng vợ tôi càng ngày càng đau nhiều hơn. Tháng 9 đi chiếu điện không thấy gì, cho nên đổi từ thứ thuốc đau nhức này qua thứ khác. Tháng 12 đi chụp hình phổi lại đã thấy cục bướu lớn bằng trái banh tennis ở phía trên phổi bên trái. Tá hỏa tam tinh, đưa vợ tôi đi chụp Cat Scan, rồi cắt tế bào trong bướu để tìm rõ căn bệnh. Kết quả cho biết vợ tôi bị squamous carcinoma, một loại bướu ác tính đã lan ra nhiều nơi trong lục phủ, ngũ tạng . Vì gần xương bả vai và mạch máu chính nên không mổ được. Chỉ còn hai phương pháp đó là Vật lý trị liệu, Chemo therapy và chạy quang tuyến trị liệu Radiation Therapy.
Nhờ sự can thiệp của cháu tôi là bác sĩ gia đình với các bác sĩ chuyên khoa cho nên việc chạy chữa bằng hóa lý trị liệu được tiến hành ngay sau đó, dù rằng ông bác sĩ chuyên về ung thư không mấy tin tưởng. Chúng tôi được giải thích tường tận về phương pháp hóa lý trị liệu (Chemotherapy) sẽ tiến hành 6 lần, cách nhau 3 tuần một lần bằng cách tiếp vào huyết quản chừng 2 lít thuốc đủ lọai, trong thời gian từ 3- 4 giờ.ï Vợ tôi tuy buồn rầu và chán nản, nhưng với sự hỗ trợ tinh thần của tôi và con cháu, đã cương quyết theo đuổi việc chữa chạy. Bệnh nhân chữa chemotherapy thường bị ói mửa ra máu, sưng chân, đau nhức, mệt nhọc và rụng tóc, nhiều người không chịu nổi, đành bỏ cuộc sau một hai lần. Nhờ có sức khỏe, nhờ thuốc giảm đau, chống ói mửa và ít bị phản ứng thuốc cho nên vợ tôi chịu đựng được từ đầu đến cuối.
Trong khi cuộc trị liệu bắt đầu, chúng tôi lên Internet tìm hiểu và vấn kế nhiều vị danh y từ các bệnh viện tiếng tăm. Sau đó đưa vợ tôi đến UCI, Chao Family Cancer Center rồi đến City of Hope và chuyển hồ sơ bệnh lý của vợ tôi đi một vài Trung tâm chuyên trị Cancer khắp nơi, tất cả mọi nơi đều đồng ý với cách chữa chạy hiện hữu, nhưng cho chúng tôi một chút hy vọng là tính mạng có thể kéo dài đến 3 năm hay hơn nữa .
Anh em, bạn bè có thành ý người mách thuốc này, người chỉ thuốc khác. Nào là thuốc Nam, thuốc Bắc, lá đu đủ, nấm nước, nấm viên, linh chi, sụn cá mập, nước tương đậu nành v.v. với một lô dẫn chứng ông này, bà kia đã dùng đều khỏi và khỏe mạnh như thường. Từ lâu, vợ chồng tôi không có một chút mảy may tin tưởng vào mấy thứ đó, nhưng con gửi, cháu biếu và tôi nài ép nên đã dùng thêm hai thứ nấm Maitake ( nấm đông cô )và nước tương đậu nành EG 854 sản xuất từ Trung quốc. Chẳng hiểu có phải nhờ hai thứ này trợ lực, hay con gái tôi nấu hết súp bò đến súp gà, súp rau, nước trái cây cho nên vợ tôi cảm thấy đói bụng muốn ăn, chịu đựng được mệt nhọc, đớn đau và chỉ sụt chừng 2 kí.
Tuy biết rằng mình bất hạnh bị chứng nan y nhưng vợ tôi chỉ buồn rầu than thở với riêng tôi, còn vẫn tươi cườiø tỏ vẻ lạc quan vì không muốn làm buồn lòng con cháu.
Sau 3 lần trị liệu, chụp Cat Scan thấy bướu ung thư thu nhỏ lại còn một nửa, không còn đau đớn. Chúng tôi hết sức vui mừng, nhưng qua lần thứ 4 và thứ 5 vợ tôi lại thấy cơn đau trở lại. Cat Scan cho biết bướu ung thư đã mọc còn to hơn trước. Thứ thuốc trị liệu này chỉ công hiệu lúc ban đầu, sau đó loại bướu ác tính này quen thuốc và chống cự laị dữ dội. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên vợ tôi chuyển sang trị liệu bằng phóng xạ, mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày chừng vài ba phút. Sau 18 lần trị liệu, vợ tôi sụt thêm 2 kí nữa, nhưng không bị táo bón hay phản ứng về da thịt như người khác. Vợ tôi sức khỏe tuy yếu dần, những cơn đau dường như hết hẳn, tóc bắt đầu mọc lại, ăn uống khá hơn và lên cân trở lại. Trong khi đó lại được nhận vào chương trình dùng thuốc Iressa, một thứ thuốc được các báo: L.A Times, Register, Houston Chronicle, New York Times.. . ca tụng là thần dược chống ung thư phổi và kể lại nhiều trường hợp thành công khác nhau. Theo bác sĩ tại City of Hope, thuốc này chỉ cần uống mỗi ngày một viên đủ tác dụng làm bướu ung thư không phát triển và nhỏ dần đi.
Nhưng sự mừng rỡ và hy vọng của chúng tôi cứ lần lượt ra đi và tắt dần. Hai tuần lễ sau, cơn đau trở lại mỗi ngày một gia tăng. Thị giác kém đi, tay và chân trái yếu, chụp MRI cho biết vợ tôi bị một cơn stroke nhỏ, bác sĩ chuyên khoa về mắt xác nhận mắt còn tốt nhưng hệ thống thần kinh đã bị ảnh hưởng vì tai biến não bộ. Bác sĩ chuyên khoa vễ não bộ cũng xác nhận như vậy.
Định mệnh quá khắt khe, trong nhà tôi không ai hút thuốc, vợ tôi không hề đi làm chỉ ở nhà lo việc nội trợ không dính dáng gì đến chất sơ asbestos hay phóng xạ là những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Nhưng chứng bệnh hiểm nghèo quái ác đã đến với chúng tôi.
Mấy tháng đầu tuy ruột gan tan nát, tôi vẫn phải gượng cười, cố gắng tác động tinh thần gây sự tin tưởng cho vợ tôi là chịu khó chữa chạy sẽ khỏi. Trong lúc chuyện trò tôi thường an ủi rằng chúng tôi đã được may mắn hơn người, kể từ khi tản cư, bao nhiêu lần thoát hiểm trong những trận càn quét của giặc Pháp, những cuộc khủng bố diệt Tề rồi đấu tố man rợ của Cộng Sản, những năm chinh chiến điêu linh, rồi cuộc kinh hoàng bỏ nước ra đi. Đến nay vợ chồng con cái, anh em đoàn tụ đầy đủ ở một xứ sở tự do, thanh bình và thịnh vượng. Chúng tôi đã qua cái tuổi cổ lai hy, con cháu thành đạt, thuận hoà chúng tôi chẳng còn gì mong ước. Mười năm sau khi về hưu đã cùng nhau đi chơi đây đó, năm 2000 đã trở về thăm lại cố hương, viếng mộ phần mồ mả ông cha, gặp lại những họ hàng thân thuộc đã 52 năm xa cách. Vợ tôi chẳng còn non yểu, chúng tôi chẳng có gì phải nuối tiếc cho những ngày còn lại.
Tuy an ủi vợ tôi nhưng trong lòng xót xa đau đớn đến cực độ. Tình nghĩa vợ chồng sau 55 chung sống đến đây là chấm dứt hay sao" Nhìn vợ tôi thiêm thiếp trong giấc ngủ ngày, sau cơn đau và quá mệt nhọc hậu quả của việc trị liệu. Tôi ước ao có thể thay thế cho nàng chịu đựng những cơn đau về thể xác nhưng đành bất lực. Giòng lệ tuôn trào, tôi muốn khóc to, tôi muốn gào lên sự bất công của Trời của Phật đối với người đàn bà xuốt đời tận tụy vì cha mẹ, chồng con, anh em họ hàng. Chúng tôi không hề làm những điều bất nhân, bất nghĩa, hoặc mất lòng người khác. Nhưng tôi không thể làm mất giấc ngủ tối ư cần thiết cho vợ tôi trong lúc này. Không rời xa nửa bước, tôi biết lúc này vợ tôi cần có sự trông nom săn sóc cũng như sự trợ giúp tinh thần của tôi. Ngoài vấn đề bổn phận, 55 năm chung sống tình sâu nghĩa nặng, tôi còn mang ơn vợ tôi đã thay tôi trông nom săn sóc, phụng dưỡng người cha của tôi không may bị bán thân bất toại gần 5 năm trời, rồi lại hầu hạï mẹ chồng đau ốm mà không một lời phàn nàn hay bì tị.


Trong khi chữa chạy tôi không báo tin cho anh em họ hàng biết để tránh sự thăm hỏi tới tấp, làm nản lòng người bệnh. Chờ cho đến khi tinh thần đã vững, vợ tôi không còn quan tâm đến sự sống chết, tôi mớiù để anh em con cháu đến thăm, nhưng căn dặn không một ai đề cập đến chuyện bệnh hoạn ,Tình thân thương của mọi người đã giúp cho vợ tôi một luồng sinh khí gây thêm tin tưởng và có lẽ kéo dài thêm mạng sống .
Gần 10 năm qua, từ khi về hưu tôi vớiø vợ tôi lúc nào cũng như hình với bóng và trong lúc trị liệu cũng như khi gặp bác sĩ, chiếu điện, thử máu v.v. ngay cả lúc vợ tôi nằm trong bệnh viện hay ở nhà. Các con muốn thay thế tôi, nhưng lòng tôi không yên tâm vì biết vợ tôi khi bình thường đã nói năng nhỏ nhẹ, lúc này tiếng nói chỉ thều thào trong hơi thở. Tôi e ngaiï đám trẻ còn đang sức ngủ say, đâu có nghe thấy vợ tôi gọi nên khi lên cơn đau, khát nước hay đói bụng mà đành nằm chịu. Một đôi khi nghĩ rằng, cũng nên để cho các con tôi có cơ hội săn sóc mẹ già đã có công mang nặng đẻ đau, tôi đành phải nhường, nhưng suốt đêm tôi trằn trọc xoay trở không yên. Tôi đành ăn ngủ theo vợ tôi và giấc ngủ chập chờn vẫn còn quen thuộc cho đến bây giờ.
Khi biết rằng bệnh tình của vợ tôi không còn một chút mảy may hy vọng và sau khi thảo luận với bác sĩ trong chương trình Hospice, một chương trình chuyên về săn sóc những người già yếu, bệnh nặng không còn cách chữa, chúng tôi quyết định để vợ tôi ở nhà cho được yên tâm thoải mái hơn. Vợï chồng tôi đã phụng dưỡng cha già bị bán thân bất toaị vì tai biến mạch máu não , nên quá hiểu về sự đau khổ của người bệnh. Tôi biết rằng nếu gọi xe cấp cứu mang vào nhà thương, tiếp nước biển v.v. chỉ là làm theo thói tục thông thường: còn nước còn tát, để người sống đỡ áy náy, nhưng vô tình đã kéo dài thêm chuỗi ngày đau khổ cho người bệnh. Tôi không muốn vợ tôi phải chịu thảm cảnh này nữa, dù rằng mấy tháng trước đây tôi đã mạnh miệng nói với bác sĩ là nếu giữ vợ tôi thêm được thêm một ngày tôi cũng muốn chữa.
Với lòng hiếu thảo và sự hiểu biết của con gái và con rể, chúng tôi mang giường bệnh viện, bình dưỡng khí và tất cả dụng cụ cần thiết về nhà. Nếu cần sẽ mời bác sĩ, y tá đến cho vợ tôi có cảm giác an toàn và ấm cúng trong không khí gia đình . Mới đầu vợ tôi còn đi đây đi đó và lên, xuống lầu được. Nhưng chỉ trong vòng 1 tháng cuối cùng tình trạng sức khỏe xuống dốc thê thảm, vợ tôi không nhìn thấy phía bên trái, sau đó mất luôn bên phải, chỉ nhìn được phía xa, sau cùng mất toàn diện thị giác. Chụp MRI thấy mạch máu trong não bộ loang dần, tiếp theo là liệt nốt nửa người bên phải..
Một ngày trước khi mất, vợ tôi bắt đầu hôn mê, cô y tá hỏi tôi về đức tin và khuyên tôi nên tụ họp con cháu cầu nguyện cho vợ tôi ra đi được nhẹ nhàng. Tôi lấy chiếc máy niệm Phật để trên đầu giường và thắp hương trên bàn thờ cầu nguyện cha mẹ hai bên tiếp dẫn linh hồn người con hiếu thảo. Không biết có phải vì lời khấn nguyện của tôi hay là thương cảm cho đứa con từ xưa vẫn lo việc thờ phụng cúng giỗ, 2 giờ sau vợ tôi thanh thản qua đời, đúng như sự tiên đoán của ông bác sĩ mặt lạnh như tiền .
Cho đến bây giờ, tôi vẫn phân vân không biết là việc chưã chạy là đúng hay sai. Có người cho rằng nếu biết đằng nào cũng chết, hãy nên để người bệnh khỏi phải đau đớn mệt nhọc vì ảnh hưởng của thuốc và như vậy có lẽ sống lâu hơn. Nhưng nếu không chữa, buớu ung thư cũng có thể phát triển mau hơn và làm đau đớn hơn như vậy chưa chắc đã là đúng. Tuy nhiên có một điều tôi nhận thấy rằng, vợ tôi tuy có mệt nhọc nhưng vợ tôi vẫn an tâm vui vẻ cho tới lúc gần chết vì tin tưởng rằng sẽ khỏi bệnh. Nếu biết rằng bệnh tình vô phương cứu chữa, vợ tôi chắc hẳn buồn rầu hết lạc quan và buông xuôi mau lẹ. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng ít ra cũng đỡ ân hận là đã bỏ cuộc không chịu chưa chạy từ lúc ban đầu .
Trong tang lễ nhiều anh em con cháu đã lên bầy tỏ ân tình và tấm lòng thương tiếc. Chú em họ, nhà thơ Huy Trâm kể chuyện chị em khi xưa và nhìn tấm ảnh nguơiø chị với nụ cười đôn hậu đã tặng hai câu thơ:
Người đi để lại ngàn thuơng tiếc
Môt tấm lòng nhân với nụ cười
Nhà thơ Bùi đình Liệu đã cùng với vợ con, cất công từ Seattle về dự tang lễ và khi ngồi trên máy bay đã súc cảm làm bài tiễn biệt đầy lời lẽ chân tình:
Ôi, hỡi chị Nhân! Chị Nhân hỡi
Duyên cớ gì chị vội ra đi
Hay là Sinh ký, Tử quy
Hay là cũng chẳng vui chi đời này
Nhưng chị thác, có hay chăng thế"
Nghĩa và tình chị để lại đây
Hôm nay tang lễ như vầy
Anh em con cháu lệ đầy, lệ vơi
Em nhớ lại một thời khi trước
Hai gia đình suôI ngược có nhau
Tiếng cười trước, chén trà sau.
Chuyện cũ, chuyện mới, những câu chuyện đời
Nay mất chị, lẽ trời khôn siết
Có sinh rồi có hiệp, có tan
Tử ly đau sót vô vàn
Chúng em nhớ chị hai hàng lệ rơi .
Thôi số phận do trời định cả.
Chị hôm nay từ giã bà con
Để về với nước với non
Với nơi cưả Phật hương hồn thảnh thơi
Em xin chị một lời chị nhé!
Hồn có thiêng nhớ ghé về anh
Ngày sáu khắc, đêm năm canh
Giúp anh vui thú an lành điền viên
Chúng em tâm niệm một niềm
Chucù chị về với cảnh tiên non bồng
Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, do thượng đế an bài hay là điềm gở, cho nên từ năm 2001 tôi viết mấy bài nào là: Tuổi Đã Xế Chiều, Trở về Cát Bụi, Tiếng chim sau vườn v.v. đều có đoạn dính líu đến bệnh hoạn, ung thư, chết chóc. Vừa viết xong vợ tôi đã lâm trọng bệnh, thói quen kiểm duyệt bài sau khi tôi viết không được thi hành như thường lệ. Vợ tôi tính vốn cẩn trọng nhưng chẳng còn hơi sức nào để đọc, để tìm ra những câu viết sơ hở có thể mích lòng người khác. Đã thế tháng 8 vừa qua, tôi mang di cốt của mẹ tôi và em tôi từ Plano, Texas về đây an táng cho tiện việc thăm nom , hôm đó vợ tôi tuy mệt nhọc nhưng vẫn cố gắng đi dự. Có lẽ vợ tôi muốn nhìn thấy tận mắt nơi an nghỉ cuối cùng sau khi nhắm mắt lìa đời,
Tôi thường bảo vợ tôi rằng, chính tôi sẽ là người đi trước, vì tính nhà binh nóng nẩy lại thêm cao máu, cao mỡ chắc chắn không thọ được lâu, nhưng gió đã thổi ngược chiều. Thượng đế tuy đoản mệnh, nhưng đã sắp đặt mọi điều tốt đẹp cho vợ tôi. Tôi đã 75, nhưng còn khỏe mạnh đủ sức nâng giấc trông nom, lái xe đi nhà thương, chạy điện, gặp bác sĩ khỏi phiền con cháu nghỉ việc. Nếu tôi đi trước, vợ tôi làm sao chịu nổi cảnh căn nhà trống vắng mênh mông, con đi làm cháu đi học. Bạn bè không có, thú giải buồn duy nhất chỉ là chồng con cháu chắt, như vậy vợ tôi chắc sống chẳng được bao lâu. Còn tôi, tôi có nhiều thú giải trí: vườn lan, hồ cá, giá vẽ, viết lách lăng nhăng. Âu cũng là một sự an bài hữu lý, tôi tự an ủi mình như vậy, nhưng nỗi đau buồn mất đi người bạn trăm năm không sao tả siết.
Bây giờ vợ tôi đã an tâm yên giấc ngàn thu bên cạnh mẹ già và người em của tôi. Đậu xe gần cạnh mộ phần, tôi mở máy nhạc, gia tăng nút âm thanh cho bản Chiều Vàng vang xa đến mộ. Bản nhạc này, 56 năm về trước, tôi đã công phu chép tặng khi chúng tôi vừa mới quen nhau. Tiếng hát Hà Thanh, người ca sĩ xứ Huế mà vợ chồng tôi hằng mến mộ vang lên từ trong máy:
Trên đồi thông, chiều đã xuống dần. ..
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời ,
Lạnh lùng nghe tiê'ng chim chiều gọi đàn
Buồn xa vắng buồn, lòng thầm nhớ tới người ngày xưa vẫn . . .
Nhìn chiều vàng, đồi thông thưa vắng
Lòng bùi ngùi buồn trông theo bóng. .. .
Hồn em có cùng người chứng minh . . .
Người yêu dấu ngàn đời thấu chăng, anh nén đau thương. . .
Giờ đây viếng thần hồn cố nhân .
Năm tháng trôi qua sóng gió về chiều, chiều nhớ em khôn lòng nguôi. . .
Nước mắt tuôn trào, tôi tiếc rằng khi Hà Thanh đến thăm, vợ tôi đang hấp hối nằm trên giường bệnh, chẳng còn có duyên may gặp người ca sĩ có giọng ca trong thanh, truyền cảm. Không biết người nằm trong lòng mộ còn nghe được tiếng hát hay không , nhưng chắc chắn rằng không bao giờ quên người đã dạy nàng bài hát năm xưa.
Em yêu quý!
Tử thần đã gọi tên em, nhưng sự ra đi của em chẳng phẳi là vô nghĩa. Anh đã gửi số tiền thân bằng quyến thuộc thương mến phúng điếu về quê nhà bên nội cũng như bên ngoại giúp đỡ các học sinh nghèo. Em yêu! Em ra đi nhưng tấm lòng nhân ái của em vẫn còn để lại, anh sẽ tiếp tục duy trì cho đến ngày anh buớc theo em...

Placentia tuần bách nhật
BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến