Hôm nay,  

Thư Gởi Bạn Ở San Francisco

09/08/200300:00:00(Xem: 131763)
Người viết: LÊ THIỆN LONG
Bài số 3267-862-vb5070803

Tác giả cho biết ông 62 tuổi, cựu sĩ quan VNCH, 8 năm tù cải tạo, sống ở Mỹ đã hơn 10 năm nhưng lòng vẫn khắc khoải khi nghĩ về quê hương và đồng bào của mình. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông đề cập tới thành phố San Francisco và nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt tị nạn. Mong ông Long sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Bạn thân mến,
Tôi chưa có cái may mắn được đặt chân đến thành phố San Francisco của bạn. Nói đúng ra trước đây tôi đã có dịp ghé qua phi trường San Francisco một lần nhưng chỉ đi loanh quanh ở trong phòng đợi của phi trường để chờ đáp chuyến bay kế tiếp nên chẳng biết gì về San Francisco ở bên ngoài phi trường. Cho nên nói rằng tôi chưa bao giờ đặt chân đến San Francisco cũng không phải là không đúng.
Dù chưa bao giờ đặt chân đến San Francisco nhưng qua sách báo tôi cũng biết San Francisco là một thành phố xinh đẹp và thơ mộng đã gây rung động cho người nhạc sĩ sáng tác bản nhạc về thành phố này. Francisco có cây cầu Golden Gate nổi tiếng, là thành phố du lịch có hạng, hàng ngày thu hút nhiều du khách đến từ khắp nơi. San Francisco cũng là trung tâm tài chánh và thương mại của vùng bờ biển phía Tây và là quê hương của nhiều nhà triệu phú của nước Mỹ v.v.
Trong quá khứ, San Francisco là nơi soạn thảo bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (1945) lịch sử. Bản hòa ước Nhật Bản (1951) cũng đã được ký kết tại đây. Sau ngày miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, San Francisco là thành phố duy nhất của Mỹ nhận kết nghĩa với thành Hồ của CSVN và vì lý do đó CSVN đã chọn thành phố này để đặt tổng lãnh sự quán của họ.
Tôi còn được biết San Francisco là thành phố có nhiều sắc dân sinh sống. Người Việt sinh cơ lập nghiệp ở đây khá đông và cộng đồng người Hoa ở San Francisco là một trong những cộng đồng người Hoa lớn mạnh nhất ở Mỹ. Ông Willie Brown thị trưởng đương nhiệm của San Francisco là người Mỹ gốc Phi Châu đầu tiên được bầu vào chức vụ này năm 1995.
Nhưng bạn ạ, tất cả những điều này không đủ để lôi kéo sự chú ý đặc biệt của tôi đến San Francisco nếu trong những ngày vừa qua không có một cơn giông tố chính trị và ngoại giao gây chấn động San Francisco cũng như ở khắp nơi có người Việt sinh sống do việc Ủy ban Giám sát của thành phố, bằng một số phiếu tuyệt đối, đã công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại thành phố cảng xinh đẹp này.
Thật vậy, tôi bắt đầu chú ý nhiều đến San Francisco khi đọc được trên Việt Báo On Line một bản tin giật gân dưới tựa đề "Mặc Dù Kết Nghĩa Với Sài gon, Thành Phố San Francisco Vẫn Vinh Danh Cờ Vàng". Mat tôi như hoa lên, tim tôi đập mạnh, lồng ngực như vỡ tung khi tôi nín thở đọc ngấu nghiến bản tin này, và rồi từ ngày đó tôi hồi hộp theo dõi từng diễn biến liên quan đến cuộc tranh đấu nhằm giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ của Ủy ban Cờ Vàng cũng như của cộng đồng người Việt ở San Francisco và ở các thành phố lân cận trong vùng California.
Theo bản tin tôi đọc được thì vào lúc 3:30 chiều thứ Năm 17-7-2003, ông thị trưởng và toàn thể các thành viên của Hội đồng Thành phố (đúng ra gọi là Ủy ban Giám sát vì theo cách thức tổ chức của thành phố này không có các nghị viên trong Hội đồng Thành phố như ở các nơi khác mà thay vào đó là một Ủy ban Giám sát) gồm 11 người vừa biểu quyết chấp thuận bản nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của người Mỹ gốc Việt tại thành phố San Francisco này.
Bản tin trên cũng cho biết tác giả của bản nghị quyết là bà Fiona Ma, một thành viên trong Ủy ban Giám sát . Bà là một người Mỹ gốc Hoa, có nhiều uy tín trong cộng đồng người Hoa và là người rất nhiệt tình với cộng đồng Việt Nam. Bản nghị quyết này đã được bà Fiona Ma âm thầm soạn thảo với sự góp ý của các giới chức trong cộng đồng Việt Nam tại địa phương. Bản dự thảo nghị quyết được đưa ra thảo luận ngày 8-7-2003 nhưng cho đến ngày 17-7-2003 mới lấy được chữ ký của toàn thể 11 giám sát viên để chấp thuận bản nghị quyết.
Bản tin còn cho biết vào đúng 1:00 trưa thứ Ba 22-7-2003 lễ ký ban hành để bản nghị quyết có hiệu lực chấp hành sẽ diễn ra tại lầu 2 của tòa thị sảnh (city hall). Sau lễ ký công bố, bà Fiona Ma, tác giả của bản dự thảo nghị quyết sẽ họp báo để nói rõ lý do của việc vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ tại thành phố này. Bà Fiona Ma còn hy vọng sẽ mời được tổng lãnh sự CSVN đến tham dự lễ ký và công bố bản nghị quyết trong buổi lễ long trọng này.
Ngoài ra, bản tin còn cho biết các giới chức có trách nhiệm trong cộng đồng người Việt cũng như văn phòng của bà Fiona Ma kêu gọi bà con và các hội đoàn trong cộng đồng người Việt ở San Francisco và các thành phố lân cận ở hai miền Nam- Bắc California đến tham dự buổi lễ để đánh dấu một thắng lợi quan trọng của cộng đồng Việt Nam hải ngoại trong việc tranh đấu nhằm giương cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
***


Đọc xong bản tin này tôi mừng đến muốn nhảy nhỏm nhưng cũng lại lo lắng, hồi hộp không ít. Mừng vì biết sau khi bản nghị quyết được ký ban hành để trở thành luật thì lại có thêm một thành phố của Mỹ công nhận cờ vàng ba sọc đỏ, lại có thêm một vùng trời của nước Mỹ trên đó cờ vàng ba sọc đỏ được ngạo nghễ tung bay. Và sự việc này còn là một gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn CSVN vì San Francisco là thành phố kết nghĩa với thành Hồ và là nơi CSVN đặt bản doanh để theo dõi và tìm cách đánh phá cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Còn lo ngại là vì tôi sợ những đòn phép CSVN sẽ tung ra để ngăn chặn việc công bố nghị quyết. Nỗi lo lắng của tôi còn to lớn hớn nỗi vui mừng là vì tôi nghĩ từ khi tin được loan ra (18-7-2003) đến ngày dự định ký công bố nghị quyết (22-7-2003) cách nhau đến 4 ngày. Trong khoảng thời gian tương đối dài này, đủ để cho CSVN ở trong nước cũng như viên tổng lãnh sự tại San Francisco có đủ thời gian để ... đi ngày ... đi đêm, sử dụng những mưu ma chước quỉ vận động đe dọa, mua chuộc để tạo chướng ngại cho việc ra đời của bản nghị quyết. Tôi lo ngại điều này vì trước đây, thông qua bộ ngoại giao của Mỹ, họ đã thành công trong việc làm mất hiệu lực một bản nghị quyết tương tự tại tiểu bang Virginia khi nhờ bộ ngoại giao Mỹ áp lực để ngăn chặn việc đem ra thảo luận tại Thượng Nghị Viện của tiểu bang khiến bản dự luật đã được thông qua tại Hạ Nghị Viện bị mất hiệu lực vì để quá thời hạn.
Điều lo lắng của tôi quả không sai. Do tin tức đọc được trên báo chí, tôi được biết ngay khi biết được tin này, bộ chính trị của đảng CSVN tại Hà Nội đã họp khẩn cấp, rồi bộ ngoại giao của CSVN vội vã gởi công hàm cho bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xin can thiệp với thị trưởng thành phố San Francisco đừng ký ban hành bản nghị quyết đã được thông qua. Ủy ban nhân dân thành Hồ cũng gởi văn thư đến tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ phản đối vung vít việc thành phố San Francisco là thành phố kết nghĩa với thành Hồ sắp công bố công nhận cờ vang ba sọc đỏ. Đồng thời bộ ngoại giao CSVN cũng gởi một giác thư đến tòa đại sứ Hoa Kỳ tỏ sự bất bình đến tột độ nếu thành phố San Francisco công nhận cờ vàng ba sọc đỏ.
Tin tức dồn dập trong những ngày sau đó cho biết CSVN còn hù dọa sẽ cắt đứt việc kết nghiã giữa hai thành phố, đóng cửa tổng lãnh sự tại San Francisco và rút phái bộ ngoại giao về Hà Nội. Song song với các vận động ngoại giao, CSVN còn đe dọa sẽ cho ngưng các hợp đồng, hủy bỏ các điều kiện kinh tế song phương với San Francisco và cho biết sự thiệt hại đối với các nhà đầu tư của Mỹ sẽ lên đến 500 triệu Mỹ kim.Tin còn cho biết do những vận động mãnh liệt của CSVN, bộ ngoại giao Mỹ đã gửi một văn thư đến ông thị trưởng San Francisco và các giám sát viên đề nghị xét lại bản nghị quyết.
Do bị nhiều áp lực, Matt Gonzalez, chủ tịch Ủy ban Giám sát và một số giám sát viên khác đã thay đổi lập trường, đòi hỏi đưa bản nghị quyết đã được thông qua ra thảo luận lại. Mặt khác thị trưởng Willie Brown cũng bị áp lực từ nhiều phía đã bất ngờ tuyên bố phủ quyết (veto) bản nghị quyết vào lúc chỉ còn 3 giờ trước khi bản nghị quyết này chính thức có hiệu lực.
*
Cuộc chiến đấu nhằm giương cao cờ vàng ba sọc đỏ tại San Francisco nay đã lắng xuống. Tuy không được như ý muốn nhưng cuộc tranh đấu ấy cho thấy cộng đồng người Việt ở đây, qua hai cuộc biểu tình trước tòa thị sảnh và qua những lời phát biểu của nhiều người Việt nhằm giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của lá cờ trong phiên họp của Ủy ban giám sát của thành phố đã giúp cho nhiều người Mỹ hiểu được cộng đồng người Việt rất tha thiết với lá cờ đó và chỉ chấp nhận lá cờ đó là biểu tượng của mình.
Cuộc tranh đấu tuy không thành công nhưng không vô ích vì nó đã làm rúng động bộ máy cầm quyền của CSVN từ chóp bu trở xuống. CSVN đã cuống cuồng trước việc làm của cộng đồng người Việt ở San Francisco nơi chúng cứ nghĩ là thành trì vững chắc của chúng. Báo chí quốc nội trong những ngày sau đó đua nhau đăng tải những bài viết tỏ ra hí hửng khi biết nghị quyết cờ vàng bị phủ quyết cho thấy cờ vàng ba sọc đỏ vẫn còn là mối kinh hoàng đối với bọn CSVN. Cuộc tranh đấu đó cũng là động cơ thúc đẩy các cuộc vận động vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ ở các nơi khác .
Cuộc tranh đấu gay go ở thành phố San Francisco đã cho cộng đồng người Việt hải ngoại thêm kinh nghiệm để đạt đến thành công như ở Boston thuộc tiểu bang Massachusetts trong những ngày vừa qua. Rút kinh nghiệm từ San Francisco, Boston chỉ loan báo tin tức khi nghị quyết đã chính thức trở thành luật. Khi gạo đã thành cơm, bọn CSVN dù ba đầu sáu tay cũng đành chịu chứ không thể nào làm phù phép hay giở trò gì được nữa.
Không thành công ở San Francisco nhưng chúng ta đã thành công ở Boston. Tin cờ vàng ba sọc đỏ vừa được công nhận là biểu tượng của người Việt ở Boston là một tin vui cho người Việt hải ngoại. Sự thành công của cộng đồng người Việt ở Boston là điều rất có ý nghĩa. Nếu như San Francisco là nơi đặt tổng lãnh sứ quán của CSVN thì ở Boston nơi có thương nghị sĩ Kerry là người từ lâu nay vẫn tiếp tay với cộng sản, luôn tìm mọi cách ngăn chặn những việc làm gây bất lợi cho bọn cộng sản. CSVN và những người ủng hộ chúng hẳn là rất tức tối, bực bội trước thành quả mà người Việt tại Boston vừa đạt được.
Tôi rất vui mừng khi đọc được bài của ký giả Hạnh Dương về việc thành phố Boston vừa công nhận cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi cũng cảm thấy thật hả dạ khi được biết bản nghị quyết của Hội đồng Thành phố Boston đã được sao gởi cho ông thị trưởng Willie Brown và Ủy ban Giám sát của San Francisco. Tôi cũng vô cùng tán dương ý kiến của bà Maureen E. Feney người bảo trợ chính cho Nghị Quyết Cờ Vàng tại thành phố Boston khi bà nói rằng "làm một thành viên của Hội Đồng Thành Phố, khi ký tên để ban hành một luật nào đó thì phải biết rõ việc mình làm, không nên làm xong rồi nói là chúng tôi không biết rõ lá Cờ Vàng 3 Sọc là gì..."
Bạn thân mến,
Sau chiến thắng này chắc chắn sẽ còn nhiều nơi khác theo gót Boston và cũng sẽ thành công trong việc vinh danh lá cờ của chính nghĩa tự do, dân chủ. Những thành công trong tương lai nhất định phải nhờ vào kinh nghiệm rút tỉa được ở thành phố San Francisco của bạn.

Lê Thiện Long

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,203,377
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến