Hôm nay,  

Thân Phận Đàn Bà

03/08/200300:00:00(Xem: 148979)
Người viết: N.T. J
Bài số 3261-857-vb4300703

Tác giả N.T.J hiện cư trú tại San Jose, làm công việc lao động trong một hãng Mỹ, cho biết bà không muốn ghi tên thật. Bà đã có 3 bài “viết về nước Mỹ” trong đó truyện “Lá Thư Tình Của Thằng Mất Gốc” có số người đọc lớn. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của bà. Mong bà sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Từ khi chị Duyên dọn ra riêng, tụi tôi càng thân nhau hơn. Anh Tú và tôi ráng tìm mọi cách để nối lại tình vợ chồng của chị Duyên. Tụi tôi khuyên anh Long nên về thăm chị và 2 đứa con thường hơn.
Mỗi ngày đi làm về anh đều ghé nhà chị Duyên để dẫn con chó Lucky đi bộ và chị Duyên cũng cầm chân anh để ăn cơm chiều với mẹ con chị. Mới đầu thì anh Long cũng tỏ ra vui vẻ vì anh nghĩ rằng chị Duyên chắc đã siêu lòng nhưng thật ra chị Duyên chỉ còn giữ mối quan hệ với anh cũng vì 2 đứa con.
Anh Long vốn là người đàn ông hiếu thắng anh đâu dễ dàng chịu thua một người đàn bà nhất là người đó là chị Duyên. Anh đã quen xử sự trên cơ chị quen rồi, anh luôn luôn phải cho chị Duyên thấy anh là một người hơn chị, cộng thêm sự hỗ trợ của bà mẹ và cô em cho nên anh Long một mặt tuy cũng có vẻ hòa hưởn nhưng một mặt anh cũng ráo riết kiếm một người khác để thay thế chị. Anh phải luôn luôn thắng đàn bà, mẹ anh luôn khuyến khích như vậy.
Chị Duyên kể 20 năm trước anh và mẹ đã thắng chị Duyên bằng cách nói tráo trở với gia đình Chị Duyên về đôi bông làm sính lễ, chị Duyên hổ thẹn với chính gia đình mình nhất là với cha ruột của chị khi chị hết lời thuyết phục song thân rằng gia đình anh Long là một gia đình chân chất hiền lành, để rồi khi gia đình chị bằng lòng với cuộc hôn nhân thì mẹ anh Long bày chuyện tráo ngôn. Đã vậy khi chị qua Mỹ cùng cha mẹ chị thì bà trở lại nói năng bôi lọ gia đình của chị, nói xấu con dâu. Phần chị thì sao cũng được nhưng chị không bằng lòng bà nói đến cha mẹ của chị. Cho đến bây giờ chị không gội rửa được sự hổ thẹn với cha mẹ mình dù là ba chị đã nằm xuống. Anh Long thì không bao giờ tìm hiểu tại sao vợ anh lạnh nhạt với mẹ của anh hay không muốn hiểu mà anh cũng không cần hiểu vì anh quá thương mẹ.
Tình cờ gặp lại Sandy là người làm chung hãng với anh từ lâu, anh Long rất ái mộ con nhỏ này nhưng lúc ấy anh còn vợ con ràng ràng, con nhỏ không chồng nhưng đã có 3 con, còn trẻ trung, mắt đẹp lẵng lơ dáng vóc cũng còn gọn gàng, nhưng mà nó chỉ quen thân với một thằng khác trong hãng của anh là thằng Tân. Tân quen với con Sandy trong một sự tình cờ nào thì không ai biết, Tân có gia đình và là một người tầm thường như bao người đàn ông tầm thường khác, nhưng nhờ may mắn bắt được cái Job tốt lương cao nên nó phách lối ăn nói ngang tàng. Thấy thằng Tân khoe là đã bốc hốt được con Sandy sao đó, anh cũng không bỏ lỡ cơ hội, a nhảy vào làm quen với Sandy.
Anh vốn luôn tự hào về cái mã bảnh bao, cộng thêm ngạch trật trong hãng nên anh đủ sức lòe hạng người như con Sandy. Nó cười híp mắt với anh Long mỗi khi anh ra công chùa giúp đỡ nó chuyện gì đó. Anh Long thấy đời vui ra, rõ ràng là con Sandy phải chịu anh hơn thằng Tân rồi. Anh lịch sự, cười tươi tắn, con Sandy thì ngược lại cũng đi khoe khoang rùm trong hãng là anh Long mê nó, nó cười tít khi nói "Trời ơi, ngày nào ảnh cũng kiếm cớ để kiếm em hết trơn gần tới giờ về mà cũng ráng đem giấy tờ để kiếm em, đúng là đàn ông năm bảy lá gan, nghe nói có vợ con rồi, tội nghiệp cho bà vợ ghê" anh Long như trẻ lại, anh tìm đủ mọi cách để chinh phục con Sandy, mỗi khi có chuyện liên hệ trong công việc, anh ăn nói ngọt như mía lùi, luôn luôn vui vẻ và lúc nào anh cũng đứng vai vế của người lớn để mà làm thân, bây giờ gặp lại nó anh không bỏ lỡ cơ hội nên chinh phục liền. Lần đầu tiên anh cảm ơn vợ đã bỏ đi để anh dễ dàng mà theo đuổi đối tượng của anh, từng bước chinh phục được con Sandy anh dẫn nó về nhà để cho nó thấy cơ ngơi của mình, anh không tiếc công cán và tiền bạc để mà chi phí cho con Sandy, 3 đứa con của nó cũng được anh chịu khó quà cáp và chìu chuộng, anh ra công cán và sức lực để chìu chuộng và phục vụ nó trên mọi vấn đề bởi vì nó còn trẻ trung hơn anh cả chục tuổi, chị Duyên có biết chuyện chồng mình mê gái từ lâu vì thằng Tân kể với chị cho nên chị không ngạc nhiên khi biết anh Long rat ay, chị biết anh Long là người có nhiều tham vọng nhưng chị làm gì được khi người đàn ông có lòng dạ như vậy, anh Tú và tôi lo sợ con Sandy mê hoặc anh Long để rồi tiền bạc nhà cửa mất hết thì còn gì cho 2 đứa con của chị. Chị bình thản nói chị đã bị anh Long dối gạt chị từ lúc mới cưới bây giờ bất quá thì cũng là trắng tay thôi, chị tin rằng chị làm điều phải thì chị gặp phải, bà má chồng lại qua chơi có vẻ hạp với con Sandy, bác bác con con xem chừng tương đắc, bà xem ra hãnh diện về thằng con của mình lắm, bởi vì đâu phải mình chị Duyên là đàn bà trên đời này, tự ái của một bà mẹ chồng bị con dâu lạnh nhạt nên bà ghét chị mà không nghĩ là mình cùng một thân phận đàn bà với nhau, trong nhờ đục chịu.
Con Sandy tuy không ở nhà anh Long nhưng nó cũng tỏ vẻ ta đây là chủ nhân, cô ta thay màn cửa sổ màu mè sặc sỡ, mua hoa treo lủng lẳng ở sân sau, đã vậy còn có cả chậu cá lia thia trong phòng gia đình, mỗi khi lại chơi ăn uống nó đem máy hát ra vặn nhạc um sùm, lại còn mặc bikini nằm phơi nắng ở sân sau. Anh Long có vẻ hạnh phúc và sung sướng bên con bồ tân tiến văn minh dù sao cũng còn mới mẻ còn đầy dục vọng mê đắm, anh Tú chướng mắt cái cảnh nó nằm phơi nắng nên đi vô nhà đóng cửa. Tuy có hạnh phúc mới nhưng ngược lại anh Long có vẻ già đi nhiều, tóc anh giờ thấy muối nhiều hơn tiêu, tụi tôi không bao giờ thấy chị Duyên và con về nhà nữa, con Sandy cũng tỏ ra thân thiện với 2 thằng đàn ông hàng xóm nó cười híp mắt khi thấy bóng tụi tôi ngoài sân, nhưng giờ thì tụi tôi cũng ít ra sau vườn vì sân anh Long ồn ào quá, 3 đứa con của cô bồ anh phá phách rầm rầm, đứa nào cũng lớn tướng và đen đúa, khi thấy tụi tôi tụi nó tròn mắt nhìn chẳng bù với mẹ nó mắt lá răm, cười híp mắt khi thấy tụi tôi, đã vậy còn đong đưa bộ ngực lúc chào hỏi, anh Tú chán ngán cũng bỏ luôn cái thú đọc sách ngoài sân khi trời nắng ấm. Anh Long có vẻ mập ra, tuần nào cũng ăn uống cũng tiệc tùng, như một chủ nhân trẻ cô ta nhún nhảy, ăn nói rổn rãng tiếp khách trong khi anh Long lo nướng thịt và dọn dẹp chả bù lúc xưa anh là chủ nhân ông đứng tiếp khách và vợ anh thì chỉ lo phục vụ khách khứa.


Chị Duyên tuy đã dọn ra riêng nhưng mãi đến bây giờ chị mới lo thủ tục ly dị và anh Long đang tiến hành, chị cũng có vẻ dững dưng khi gọi phone cho anh Tú nhờ anh xem lại giấy tờ. Anh Tú và tôi lo lắng cho cái tánh quân tử Tàu của chị. Ngày xưa chỉ có mẹ anh ấy kèm một bên mà đời chị còn điêu đứng giờ thì có cả 2 người đàn bà kèm bên như vậy chị Duyên sẽ bị thiệt thòi, nhưng dù có lo gì đi nữa chúng tôi và chị Duyên chỉ là bạn bè, tôi nguyện hết lòng giúp chị Duyên khi chị cần, nhưng cuộc sống của 3 mẹ con chị cũng bình dị cho nên chị không phải nhờ cậy ai. Thằng Bidong đã lớn nó biết giúp mẹ, lo em, lại làm thêm part time cho nên cuộc sống của mẹ con chị cũng gọi là đấp đổi qua ngày.
Cuộc đời nhiều khi mình muốn mà trời tính. Đang lúc anh Long vui vẻ với duyên tình mới thì anh bị tai nạn, cái té nặng từ trên cây thang xuống trong lúc anh treo hoa cho cô bồ. Anh bị gãy lưng và phải ngồi xe lăn cả hơn nửa năm. Khi đi được thì anh cũng có vẻ già và dáng đi không bình thường.
Sau cái tai nạn đó quan hệ của anh và cô bồ thấy có vẻ thưa thớt, mẹ anh cũng chẳng thấy qua giúp đỡ gì anh. Trong khi đó, 2 đứa con và chị Duyên lui tới thăm anh thường hơn. Chính trong khoảng thời gian này, dù biết anh Long chẳng đáng giúp nhưng vì thương chị Duyên và 2 đứa trẻ nên tụi tôi giúp họ làm lành với nhau. Anh Long luôn luôn có mặt ở sân sau khi 3 mẹ con chị Duyên và con chó tới thăm. Anh có vẻ vui vẻ hơn lúc xưa có lẽ anh cũng có nói chuyện với chị Duyên sao đó mà tụi tôi thấy chị buồn lắm, trong khi 2 đứa con càu nhàu là căn phòng tụi nó sao mà dơ dáy tùm lum.
Tiếp sau đó, một ngày anh Long sang nhờ tôi và anh Tú giúp anh dọn dẹp và sơn phết lại nhà cửa. Anh nói anh muốn chị Duyên trở về, tụi tôi 3 người tích cực sửa sang lại căn nhà đã vắng nữ chủ nhân. Anh bày biện, treo màn lại, sắp bếp núc gọn gàng, đã vậy còn trồng thêm vài luống hoa mà chị Duyên thích, luống rau anh cũng tém vén sạch sẽ giống in như hồi trước. Ai bảo anh không biết ý chị Duyên. Khi anh đi chở 3 mẹ con và con Lucky về, chị Duyên mắt đỏ hoe khi thấy căn phòng của hai đứa nhỏ được anh dọn dẹp và sắp soạn như xưa. Chị vốn cưng con, anh Long biết điều đó nên bất cứ những gì anh làm cho con đều làm cho chị vui lòng. Không biết anh Long ăn nói sao với chị cho nên sau này không bao lâu chị đã trở về, tụi tôi lại có những ngày vui bên cạnh người láng giềng hiền lành dễ mến.
Trời sanh con người tánh sao thì vậy, anh Long có đổi thay khi chị Duyên và các con trở về nhưng chỉ là tạm mà thôi. Không bao lâu sau, anh lại trở về con người xưa tuy có vẻ điềm đạm hơn nhưng vẫn như trước, mặt anh lạnh lùng khi nói chuyện với chị, đôi khi nghe anh lớn tiếng chửi thề. Chị thì vẫn lo phụng sự chồng con.
Một lần tôi thấy anh Long hành hung chị Duyên. Sáng mùa đông tuy trời có nắng nhưng vẫn lạnh lắm, chị Duyên trùm cái áo lạnh dày lui cui ngoài sân sau nấu nướng gì đó nghe tiếng anh gọi chị một tiếng "Ê" lớn vọng sang cả bên sân nhà tôi. Chị Duyên đi tới cửa họ nói gì với nhau tôi thấy anh Long đẩy vai chị vào nha. Chị Duyên khựng lại tôi thấy anh nắm tóc chị dằn đầu chỉ vào cây cột ở sân sau. Tôi nghe tiếng chị Duyên kêu con Cali, con nhỏ có lẽ vừa thức dậy chạy ra thấy cảnh mẹ nó bị ba nó níu kéo, nó vụt vào phòng anh nó. Thằng Bidong có lẽ đang ngủ nhào ra đẩy anh Long và ôm mẹ, tiếng thằng Bidong la lớn "Ba mà làm như vậy một lần nữa ba sẽ thấy". Bidong là một thằng con trai nhỏ nhẹ và ít nói, hôm nay lần đầu mới nghe nó lớn tiếng như vậy. Con Cali ôm mẹ đi vào nhà.
Một lát lâu lắm tôi thấy chị Duyên lại ra ngồi ngoài sân nấu nướng. Thấy chị im lìm làm công chuyện phục vụ chồng con như thường, tôi hối hận đã giải hòa cho chị để bây giờ chị phải gánh chịu sự hung hãn của ông chồng có 2 mặt, một thì tươi cười nhã nhặn với người ngoài, một thì hèn yếu ăn hiếp vợ. Đúng là anh Long như con sóng khi thì sóng to khi thì sóng nhỏ. Thôi thì tôi chỉ biết cầu nguyện cho chị được bình an qua cơn sóng gió của đời chị để mà nuôi con.
Chị Duyên đã bị mất việc làm hơn một năm nay, chị cũng cố gắng đi xin việc làm lại, nhưng tình trạng khó khăn không dễ gì mà kiếm việc lại nhất là ở vào cỡ luống tuổi như chị.
Càng ngày, tôi thấy chị càng sống lủi thủi hơn. Chị ở nhà làm công việc lầm lũi, nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, anh Long thì vẫn vậy, ăn vận tươm tất và có vẻ kiểu cách chủ nhân ông hơn. Hai đứa con đã lớn tụi nó cũng bận rộn chuyện tụi nó, chỉ thấy chúng nó thường vào buổi chiều và vào những ngày cuối tuần. Chị vẫn không có việc làm, tôi không thấy chị đi ra ngoài, chỉ lẩn quẩn ở sân sau và chơi với con chó, mặt mày buồn rầu, cũng không thấy chị có bạn bè gì. Thế giới của chị là cái bếp, cái sân sau và mấy luống rau. Bà mẹ chồng có qua chơi và chị Duyên lại phục dịch bà má chồng, còn bà thì biết con trai mình có quyền hành nên bà kênh kênh ra đó để con dâu phục dịch, anh Long thì xem ra tuồng như chị Duyên là người ngoài, anh ngọt ngào với con nhưng khi nói chuyện với vợ thì hách dịch và lạnh lùng, anh nhíu mày xưng hô trống không. Chị Duyên lặng lẽ nghe, chị không phản ứng gì trước thái độ của anh Long, 2 đứa con trẻ người non dạ chưa chắc gì tụi nó thấy được cái tình đời của ba chúng như vậy. Không chừng anh còn dịu dàng với con Lucky còn hơn cả với chị.
Rồi việc sẽ đến cũng phải đến. Khi chị Duyên qua từ giã tôi và anh Tú để ra đi thì tôi tin rằng chị sẽ không trở về nữa. Thằng Bidong đi học ở tiểu bang khác, chị dẫn con Cali và con chó Lucky đi theo thằng con. Chị chia tay tụi tôi với lời cảm ơn đã có lòng tốt với mẹ con chị như là chị em ruột, nhưng cho biết chị không thể nào ở lại với anh Long khi chị không làm ra tiền nữa. Mẹ anh và em gái anh sẽ qua ở và họ sẽ tiếp anh Long trả tiền nhà. Chị đã rút tên ra khỏi cái nhà, anh Long có chia cho chị một số vốn để chị lo tiếp 2 đứa con ăn học, 2 đứa con cũng buồn buồn từ giã tụi tôi.
Vài hôm sau anh Long đưa họ ra phi trường, anh bình thản chất hành lý lên xe. Trong khi chia tay với chị lòng tôi bùi ngùi buồn vô hạn.
Mẹ và em gái anh Long cũng từ tiểu bang kia dọn qua. Ít lâu sau bà về Việt Nam kiếm vợ cho anh Long, bà dẫn về một con dâu mới và phục tùng bà. Tụi tôi cũng kiếm chỗ khác ở, không biết là cuộc sống mới của anh Long sau này ra sao. Lòng anh chắc đã thỏa nguyện bên tình, bên hiếu, không hiểu có lúc nào anh nhớ đến người vợ tào khang và 2 đứa con đang lạc lõng ở chốn hồng trần rộng lớn này không"

NTJ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến