Hôm nay,  

Hành Trình Về “phương Đông Ii

17/07/200300:00:00(Xem: 144725)
Người viết: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3249-847-vb2130703

Tác giả tên thật Trần Ngọc Bình, bút hiệu Sao Nam, cựu sĩ quan QLVNCH. Nghề nghiệp tại Việt Nam: Dạy Anh ngữ trước 75 và sau khi đi cải tạo về. Định cư tại Mỹ theo diện HO 6 chuyển qua diện ODP. hiện cư trú tại Greenville, tiểu bang South Carolina. nghề nghiệp: Machine Operator. Bàiõ Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hành Trình Về Phương Đông I”. Lần này là bài thứ hai: Chuyện mướn xe dọn nhà. Mong ông sẽ tiếp tục viết thêm.
*
Ngày lễ Tạ Ơn 28 tháng 11 năm 1995, chúng tôi đáp xe đò Greg Hound rời Greenville, South Carolina về Santa Ana California dọn nhà. Khi đi thuê xe thì tôi mới bật ngửa người ra vì giá cho thuê đâu có rẻ, từ 3,000 đến 4,000 đô la một cái, hoàn toàn ngoài khả năng của gia đình chúng tôi. Tôi bàn với cả nhà, như thế này thì chỉ có nước bỏ hết đồ đạc lại, mang theo quần áo và những vật dụng thật là cần thiết và đáp xe đò đi thôi, rồi qua đó mua sắm dần dần .
Ý kiến của tôi bị bác bỏ một cách thẳng thừng, bác bỏ một cách không thương tiếc vì các con tôi và bà xã tôi tuy sống trên đất Mỹ đã được bốn năm rồi vẫn suy nghĩ như những người Việt chính cống đang sống trên mảnh đất Việt Nam yêu dấu nhưng nghèo khổ, nghĩa là cái gì sắm được thì sẽ không bao giờ vứt bỏ, nếu còn xài được, ngay cả như nếu bị hư thì sửa lại mà xài chứ không bỏ phí. Vợ tôi đưa ra một ý kiến "xanh rờn" màu Việt Nam, anh không thấy ở Việt Nam, nhất là ở miền quê, người ta xài bộ ván ngựa từ đời ông, đời cha đến đời con, đời cháu sao, đằng này, những đồ đạc này, mình mới sang đây và mới sắm đây, tiền đâu mà uổng phí thế! Ai là Mỹ thì cứ là Mỹ còn em thì em vẫn là người Việt Nam! Đến mức này thì tôi chỉ có chịu thua, chịu nhượng bộ nhưng trong lòng phân vân không biết giải quyết việc thuê xe truck để dọn nhà ra sao. Lòng buồn rầu, tôi bước ra khỏi nhà, lên xe cùng anh chàng con rể đi dọ giá nữa xem sao.
Tới một chi nhánh của hãng U-HAUL trên đường S. Harbor chúng tôi tạt vào thì gặp anh chàng manager người Mỹ (theo như tôi tưởng lúc ban đầu vì anh này tóc vàng mắt xanh) và được anh ta cho giá là 3,000 đô la, rẻ hơn chỗ khác rồi. Tôi bèn "phán" một câu "Mày đẹp trai như tài tử xi nê Mỹ mà sao cho thuê xe mắc thế!" Tức thì có phản ứng liền, anh ta cho biết anh ta không phải là người Mỹ mà là người Cuba, con của một ông tướng phe Cuba tự do và gia đình của anh phải lưu vong sang Mỹ vì phe Cuba tự do bị Mỹ bỏ rơi. Như gặp tri âm, tôi cho anh ta hay tôi cũng là phe Việt Nam tự do và cũng bị bỏ rơi như trường hợp của Cuba và đã bị đi "cải tạo" hơn 10 năm trời trong các trại tập trung từ Nam cho tới Bắc Việt Nam, đến đây, tự nhiên không bắc mà một cây cầu thông cảm nối hai người khác màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, với nhau. Chúng tôi hàn huyên vói nhau đủ mọi vấn đề như những người bạn thân quý, cố tri, sau bao năm xa cách mới gặp lại, và chợt thấy bạn mình là chính mình, xuyên qua những cảnh ngộ tương tự mà cả hai đã từng trải qua.

Sau đó, anh ta " offer " một chiếc xe khác với giá là 1,000 đô la và cho biết là không thể hạ hơn được nữa và nếu tôi không thuận giá này thì ngày mai sẽ không còn được giá này nữa và khuyên tôi không nên từ chối. Các cụ ta thường nói: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn." vì thế, càng ở lâu ở xứ Cờ Hoa này, càng thấy xứ này có nhiều cái lạ, lạ đến lạ lùng, thí dụ như giá thuê chiếc xe này, mà tôi vừa kể hầu quý vị. Những người manager làm việc cho các đại công ty, mà chủ nhân thì ở mãi tận đâu đâu, không bao giờ được biết mặt, chỉ làm theo lệnh mà thôi. Qua hệ thống điều hành, món hàng này, món hàng nọ, tới ngày này, tháng này sẽ được bán với giá này, nhưng sau giờ này, ngày hôm sau sẽ không còn giá cũ nữa, hoặc là cao hoặc thấp hơn, và dù muốn người bán cũng không thể trở lại giá cũ được vì hóa đơn khi qua hệ thống của hãng đã được ghi rõ ngày giờ.
Đúng là "Buồn ngủ mà gặp chiếu manh" tôi mừng quá, cám ơn và ký hợp đồng thuê xe liền và mướn thêm một cái "auto support" để mang theo cái xe Van đời 84 mà con trai tôi đã mua cho tôi để tôi có cái "chân" đi, từ ngày sang Mỹ đến nay. Chiếc "auto support" này, tôi phải trả thêm 80 đô la nữa, tổng cộng là 1,080 đô la. Đúng là "tỉnh" mà như "mơ" tôi đâu có "mơ" được cái giá rẻ như bèo này.
Có lẽ đã có kinh nghiệm đối với khách hàng mướn loại "auto support" này, anh ta luôn miệng nhắc tôi không được để người trong chiếc xe chở theo trên cái "auto support" này vì cái móc có thể tuột ra gây tai nạn chết người và điều cần quan tâm là làm như thế là trái luật.
Mọi việc xong xuôi, anh ta vui vẻ bắt tay - điều hiếm thấy nơi người Mỹ, chúc tôi lên đường bình an và không quên căn dặn khi nào "bất cứ khi nào" trở về California thì nhớ ghé thăm "and we go to eat and chat".
Kể từ hôm ấy đến nay, hình ảnh anh thanh niên Mỹ gốc Cuba tốt bụng này, một người bạn trong giây phút đã trở thành thân quen, thành cố tri vì cùng chung hoàn cảnh mất nước, hoàn cảnh lưu vong cứ luôn luôn vương vấn trong tâm trí tôi cho tới bây giờ đã được hơn tám năm, ngay cả khi tôi đang viết những dòng này.
Đến đây, xin phép các bạn cho tôi được dừng bút và xin hẹn quý bạn trong "Đường về phương Đông III"

Sao Nam
Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến