Hôm nay,  

Thông Điệp Cho Người

14/06/200300:00:00(Xem: 246522)
Người viết: DUY NHÂN
Bài tham dự số 3227-825-vb60613

Duy Nhân là tác giả đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002 và hiện vẫn tiếp tục viết thêm. Ông sinh năm 1947, cựu chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia, cựu thiếu uý QLVNCH, hiện cư trú tại Chicago. Bài viết mới của ông lần này gồm những ghi nhận và suy nghĩ về cách xử sự với thú vật trong đời sống tại Mỹ.

*
1
Ngày đầu tiên tới Mỹ, ngồi xe từ phi trừơng về nhà, tôi để ý thấy ở ven rừng, ở các công viên, có những vòi nứơc để chảy liên tục, tôi không biết để làm gì.
Sau nầy mới biết là để cho chim chóc và những con vật nhỏ đến uống. Tôi xem TV thấy nhiều ngừơi đi câu cá. Câu đựơc con nào, họ lại ném trả lại sông con đó. Tôi không hiểu họ câu cá để làm gì và vì sao lại phải ném những con cá vừa câu đựơc xuống sông"
Cho đến một hôm, một tai nạn giao thông xảy ra, làm thay đổI hẳn những nhận xét bình thừơng, ban đầu của tôi. Khi đến Mỹ đựơc hai tháng thì tôi đi làm. Từ Chicago, tôi lấy I 94 đi về hứơng West, tớI exit Lake, tôi quẹo phải, để tớI thành phố Wheeling, nơi tôi làm việc. Tôi cũng có thể đi đừơng Milwaukee, đến Palatine, quẹo trái, tới sở nhanh hơn. Nhưng tôi không chọn đừơng ngắn. Tôi vẫn thích đi đừơng Lake hơn, vì nó yên tĩnh, có thảm cỏ xanh rì, vớI nhiều hoa đẹp, nhất là có những con ngỗng lông xám, cổ có khoang đen, trắng, không biết từ đâu, khi mùa xuân đến thì bay về, từng đàn, từng đàn. Chúng tập trung nhiều nhất ở đoạn đừơng cách cơ quan tôi khoảng 5 miles. Ở những đoạn đừơng mấy con ngổng thừơng băng qua đều có cấm bảng lưu ý, hạn chế tốc đ, có vẽ hình những con ngổng, giống như những tấm bảng màu vàng hình tam giác có vẽ hai em học sinh để ở những nơi gần trừơng học. Ở đây cũng vậy, mọi xe cộ khi đến đoạn đừơng nầy đều phải giảm tốc độ. Khi có ngổng xuất hiện, phải dừng xe lại, chờ cho chúng băng qua l hết, mình mớI đi. Một hôm, trong lúc xe tôi đang chạy ngon trớn, bất ngờ, một con ngổng từ trong lề đừơng lao ra, va vào xe tôi. Vì đã tớI giờ làm, tôi cho xe chạy luôn và nghĩ rằng khi chạm vào xe , con ngổng sẽ văng trở lại lề đừơng và không chết. Không ngờ, khi xe tôi vào đến cơ quan, một xe police chớp đèn xanh đỏ vàng cũng trờ tớI và ngừng lại. Viên cảnh sát xuống xe, vI vàng tiến vế phía tôi, yêu cầu tôi cho xem bằng láI và bảo hiểm xe. Sau khi xem giấy tờ, viên cảnh sát hỏi tại sao tôi không dừng xe khi có hiệu lệnh . Tôi nói thật là mớI tới Mỹ hai tháng nên không biết là phải dừng xe lại khi thấy xe cảnh sát phiá sau chớp đèn, vả lại, tôi không có vi phạm gì trên đừơng đi. Lúc nầy viên cảnh sát mớI trở lại xe, xách ra một con ngổng xụi lơ, giơ ra trứơc mặt tôi và nói :
- Chính ông đã giết chết con vật nấy, ông biết không"
Tôi thấy hoàn toàn bất ngờ và chớI vớI. Tuy nhiên tôi cố giữ vẽ bình tĩnh và nói :
-Xe tôi đang chạy nhanh, nó lao ra ,làm sao tôi thắng kịp.
Viên cảnh sát :
-Ông có thấy bảng hạn chế tốc độ bên vệ đừơng không" Nếu ông chạy chậm vừa phải, thì con goose nầy đâu có chết.
Thấy không còn 1ý lẽ gì để tự bào chữƯ nữa, tôi đành phải nói :
- I am sorry about that.
Viên cảnh sát:
-Đáng lẽ tôi biên cho ông 2 ticket (giấy phạt). Một là ông chạy quá tốc đ và không dừng lại khi có hiệu lệnh cảnh sát. Hai là ông làm chết con goose và ông sẽ phải ra tòa. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu, tôi cho ông nhận giấy cảnh cáo. Lần sau, ông hãy thận trọng trên những đoạn đừơng có thú vật băng ngang.
Nói xong, viên cảnh sát trao lại cho tôi giấy tờ rồi lên xe chạy đi, tôi chỉ kịp nói thank you. Không biết vô tình hay cố ý, viên cảnh sát để con ngổng lại trên xe tôi. Tôi sững sờ, nhìn nó bất đng. Không một ý nghĩ trong đầu, tôi tiến đến cầm nó trong tay, con vật vẫn còn hơi ấm, và mềm nhũn, mắt mở như muốn nhìn tôi.
Có những sự kiện xảy ra trong đờI theo ngày tháng sẽ bị quên lảng đi, nhưng sự kiện nầy làm tôi nhớ mãi. Tôi nhớ ngừơi cảnh sát tận tâm nhân hậu, nhớ con ngổng vô tội, cuối cùng và trên hết là tình yêu của con ngừơi đối vớI thú vật. Tôi nghĩ tớI ngừơi câu cá trứơc đây.Tôi hiểu tại sao họ không bỏ cá vào giỏ mà trả lại nó cho dòng sông.
Kể từ ngày đó, tôi thích tìm hiểu, đọc sách, xem TV cũng như quan sát, để ý nhiều hơn đờ sống quanh mình, về những sự kiện có liên hệ đến thú vật, là một phần không thể tách rờI trong toàn bộ sáng tạo hòan hảo của Thựơng đế. Trong khi đoc, tôi học hỏi đựơc rất nhiều điều thú vị và thấy đựơc ý nghĩa, lòng yêu thương thú vật của con ngừơi. Tôi rất thích thú khi đọc đựơc câu nầy trong thánh kinh: ask the birds, ask the beasts and they will teach you. Đúng vậy, nếu có từ tâm và thiện chí, con ngùơi có thể học đựơc ở thú vật nhiều điều lắm.
Khi nhìn đàn ngỗng bay trên trờI theo hình chữ V, con nầy nối tiếp con kia, bạn đâu biết rằng nhờ hợp quần và có phương pháp, chúng có thể bay xa hơn 71% so vớI chỉ bay một mình hoặc mất hàng ngũ. Khi con ngổng phía trứơc đập cánh,nó tạo nên một lực đỡ cho con bay sau. Cho tớI lúc mệt, nó sẽ đổI vị trí về phía sau để con khác thế chỗ trong đI hình. Cứ luân phiên trao đổI nhiệm vụ, gánh nặng, không bao lâu, chúng cùng nhau về tớI đích. Trong lúc bay, đàn ngỗng còn biết truyền tín hiệu để đng viên, thúc giuc, làm phấn khởI cho nhau bằng những tiếng kêu quác quác, con sau muốn nói vớI con trứơc : hãy tiếp tục bay đi, đàng sau đã có chúng tôi. Nhưng điều bất hạnh lại xảy ra. Có một con bị bệnh, bị thương và rơi xuống do một viên đạn cố ý hoặc vô tình từ dứơi đất bắn lên. Hai con khác trong đàn lập tức rờI đI hình đáp xuống để giúp, bảo vệ con bị thương. Chúng ở vớI bạn cho đến khi con vật bị thương có thể bay lên hoặc chết.
Đoạn văn trên tôi lấy ý từ bài giảng của bà Kathy Oliver tại Saint Patrick's, Virginia vào ngày Chủ nhật dâng hiến November 10, 2002. Bài nầy do bạn tôi là Mục sư quản nhiệm gửi cho. Bài giảng cho các tín đồ Tin lành, chắc chắn họ sẽ học đựơc nhiều bài học từ những con ngổng để áp dụng trong mục vụ của mình. Tôi nghĩ, tại sao nó lại không thể áp dụng rộng rãi hơn trong đời sống hàng ngày cuả mỗI chúng ta, trong từng tâp thể, cộng đồng. Hiện giờ điều mà chúng ta cần nhất vẫn là đoàn kết, làm việc có phương pháp, chia xẻ trách nhiệm, khuyến khích , nâng đỡ nhau, kể cả hy sinh cho nhau nữa. Ôi ! những con ngỗng trời, loài thú hoang dã ,thật đáng yêu làm sao!
Tôi muốn kể cho bạn một trường hợp khác về thú vật nuôi trong nhà mà ngừơi Mỹ thừơng gọI là pets. Loài chó có ích và giúp đỡ cho loài ngừơi như thế nào thì ai cũng biết. Tôi chỉ muốn nói một đôi điều về tình cảm (affection), là những gì cao quý nhất trong quan hệ giữa ngừơi vớI ngừơi (human beings) và vớI thú vật (living beings). Tôi nhớ đến con Lucky của tôi, nó vẫn còn ở Việt Nam. Có lần vì lý do gì đó, tôi cầm roi đánh nó. Vì đau qúa, nó kêu lên ẳng ẳng rồi chui xuống gầm giừơng để trốn. Không tớI một phút sau, tôi vứt roi đi và ra dấu kêu nó lại. Nó liền vui mừng ,vẫy đuôi chạy đến, liếm chân tay, mặt mũi tôi để bày tỏ cảm tình mà không chút oán hận. Dừơng như nó đã quên đi những lằn roi ác nghiệt tôi vừa trừng phạt nó. Tôi nói dường như thôi, bởI vì thực tế nó không quên, trí nhớ nó tốt lắm. Hiện giờ, tại nứơc Mỹ nầy, nếu bạn nóng giận và lỡ tay tát con bạn một cái vì lý do không thể tha thứ thì con bạn nếu không gọI police thì cũng bỏ nhà ra đi. Nếu con bạn cư xử khác thì bạn là ngừơi rất may mắn, còn tôi thì biết rất nhiều trừơng hợp như đã kể. Bạn nghĩ sao về hai trừơng hợp đó"
Đem so sánh hai thái đ giữờ ngừơi và thú thì có hơi quá đáng. Nhưng ở đây tôi đã học đựơc bài học từ con chó Lucky của tôi là hãy tha thứ và quên đi lòng thù hằn mà con ngừơi ít ai làm đựơc. Về lòng trung thành của loài chó thì thật tuyệt vời. Dầu bạn có trở nên nghèo khó như thế nào đi nữa, con chó bạn nuôi trong nhà vẫn không bao giờ bỏ bạn để đi tìm một ngừơi chủ mới hay nơi nào đó giàu sang hơn, có miếng ăn đầy đủ hơn. Trong trừơng họp bị bắt, nó cũng tìm mọi cách để về vơi bạn. Trong trừơng hợp tương tự, thì bạn hưũ, ngừơi yêu và kể cả chồng vợ cũng có thể sẵn sàng bỏ nhau. Nếu không tục ngữ đã không có câu: tham phú phụ bần, hoặc giàu đổI bạn, sang đổI vợ, nhất là trong xã hI văn minh vật chất như thế nầy thì câu nói cửa ông bà ta ngày xử lại càng chính xác. Một lần nữa, bạn có thấy con vật đáng yêu, đáng qúy không" Thôi thì để từ từ rồi bạn suy nghĩ cũng đựơc. Giờ, mờI bạn theo dõi một vụ án, xảy ra cách nay đúng ba năm. Lúc đó, các cơ quan phát thanh, truyền hình và các hãng thông tấn, báo chí đều có đề cập đến, có lẽ bạn cũng đã biết, nhưng tôi cũng muốn nhắc lại:
Vào một ngày của tháng 2 năm 2000. Bà Sara MacBurnett trên đừơng lái xe ra phi trừơng San Jose để đón chồng. Lúc đó trờI tối và đã đổ mưa. Vô tình xe Bà đụng phải cảng sau xe của ông Andrew Bernett, 27 tuổI, làm nghề sửa điện thoại cho hãng Pacific Bell cũng ở tại San Jose. Mặc dầu xe ông Andrew không có hư hại gì và Bà Sara đã hết lờI xin lỗI, Ông Andrew vẫn nóng giận chửi mắng Bà và tiến đến cửa xe bà đang để mở. Trông thấy con Leo thuc gống Bichon Frise, mình trắng như tuyết, đôi mắt tròn xoe, vẫy đuôi mừng ngừơi khách lạ. Nhưng thật bất ngờ, Ông Andrew túm lấy con chó và liệng nó xuống lòng đừơng. Thế là con Leo bị xe đụng phải. Ngừơi ta liền gọI 911. Xe cứu thương đến chở Leo đi bệnh viện cấp cứu, còn police thì lập biên bản tai nạn. Vài giờ sau thì con Leo trút hơi thở cuối cùng, thọ 10 tuổi.
Bà Sara nói, trong nứơc mắt, "đối vớI tôi, Leo không chỉ là một con chó, nó còn là con tôi, vậy mà ông ta đã giết con tôi trứơc mặt tôi." Hội những ngừơi yêu mến thú vật quyên góp đựơc $ 120,000 để đưa thủ phạm ra toà. Trong thờI gian 17 tháng, cơ quan tình báo Liên bang (FBI) đã điều tra, thu thập chứng cớ, cho ghi âm tất cả những cuc nói chuyện qua điện thoại của ông Andrew. Trong đó, có lần trong phòng giam, ông đã thảo luận và bàn vớI ngừơi yêu là sẽ bán câu chuyện cho cơ quan thông tấn để lấy $ 250.000 và lên đài truyền hình trong chương trình talk show, tham dự cuộc thi "dog kicking contest.
Căn cứ lờI khai các nhân chứng tại hiện trừơng, căn cứ các băng ghi âm là bằng chứng không thể chối cãi, ngày 13 tháng 7, 2001, bồi thẩm đoàn trong vòng chưa tới một tiếng đồng hồ, đã đi tới kết luận là Andrew đã phạm tội tàn ác với thú vật (Animal cruelty). Chánh án Kevin. J . Murphy tuyên phạt bị can 3 năm tù. Thông tấn xã Associated Press mô tả, Andrew ngồi bất động trong khi phán quyết đựơc đọc (Andrew sat motionless as the vedict was read). Luật sư bị can, ông Marc Garcia nói, sự phẫn nộ của quần chúng đã gây khó khăn cho thân chủ ông. Công tố viên Troy Benson thì nói, chỉ có ông Andrew là ngừơi duy nhất trên trái đất nầy cho rằng hành động của mình là có lý. Còn ý kiến bạn thì sao"
Và đây là sự kiện khác xảy ra vào ngày 9/02/2003.
Lúc đó, một trận bão tuyết dữ dội đang xảy ra ở các tiểu bang miền đông Hoa Kỳ. Một chú chó lông đen vô tình bị bão cuốn trôi xuống dòng sông Passacc tiểu bang New jersey, bị đóng băng lạnh ngắt. Thế là một lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp của Police đựơc huy động đến, tìm cách cứu mạng con vật bé bỏng, đáng thương. Trong lúc đó, ông Tom Ridge, bộ trửơng phụ trách bộ Nội An Hoa Kỳ (Home land Security ) đang nói chuyện vớI nhân dân Mỹ về các biện pháp đề phòng khủng bố đang đe dọa nứơc Mỹ ở cấp độ màu da cam, đựơc trực tiếp truyền hình trên kênh 39. Vậy mà buổi truyền hình phải ngưng lại nhiều lần để chiếu và từơng thuật diễn biến việc cứu con chó đáng thương. Ngừơi ta phải mất 2 giờ mới cứu đựơc con chó lên xuồng cảnh sát. Lúc đó là 9 giờ 55 phút, giờ Chicago. Như vậy, có phải sinh mệnh con vật cũng đựơc ngừơi ta quan tâm không kém gì vấn đề an ninh của cả nứơc Mỹ" Bạn nghĩ như thế nào"


Tôi có ngừơi bạn bị ra tòa về viêc đã câu những con cá trái quy định, tức là những con cá quá nhỏ. Thay vì phải trả lại sông, bạn tôi lại bỏ vào giỏ, chẳng may, bị police bắt gặp.
Lúc mớI qua Mỹ, tôi đọc báo thấy có ông Đại sứ ở thủ đô Washington, DC đi bắt nghêu, chắc là ở nơi cấm, báo chí miả may, gọI là đi ăn trộm nghêu, bị Police bắt. Nếu không nhờ đặc miễn ngoại giao, chắc cũng bị đưa ra tòa lãnh án. Như vậy, ở Mỹ nầy, khi đụng chạm đến thú vật, từ con chó, con mèo, đến con chim, con cá, con ốc, con sò thì hãy coi chừng, kẻo bị luật pháp hỏi thăm sức khoẻ, nếu bị kết tội tàn ác với thú vật thì tù là cái chắc. Trong khi đó, ở những nứơc kém văn minh, người ta cư xử bạc đãi, tàn ác với con ngừơi cũng chẳng sao cả.
Chương trình thế giớI loài vật (Animal plannet) đựơc phát 24/24 trên kênh TV 79 thật vui tươi và bổ ích. Nó phục vụ đựơc nhiều đối tựơng khán gỉa quan tâm đến thú vật như các nhà nghiên cứu, các em học sinh, các tổ chức, câu lạc bộ, các ngừơi yêu mến thú vật.
Đựơc biết, có những tòa án chuyên xử những vụ kiện liên quan đến thú vật. Ngừơi ta phải dẫn vào phòng xử những con vật từ lớn tới nhỏ như ngựa, heo, chó, mèo, gà vịt v.. v... Những con vật chắc chắn không phải là nguyên cáo hay bị cáo, nó không phải là nhân chứng, vì nó không phải là ngừơi, nó cũng không phải là vật chứng theo ý nghĩa là đồ vật làm tang chứng. Vậy nó là gì" Chẳng lẽ gọI nó là “con vật chứng” nghe không xuôi tai tí nào . Có lẽ phải nhờ đến những luật sư đặc biệt giỏi Hán Việt thì may ra.
Sinh mệnh con vật rất đựơc coi trọng. Ở đây , ai cũng đựơc quyền dùng đừơng dây khẩn cấp 911 để gọI cấp cứu những con vật đang bị lâm nguy. Để cứu một con chim đang bị vứơng cánh trên dây điện cao thế, hoặc để cứu một con meò, con chồn đang chới với giữa dòng thác sâu, ngừơi ta phẳI huy động loại xe truck to lớn nặng nề, có cần trục thật dài, có khả năng vươn tới đỉnh cao chót vót hay vực sâu thăm thẳm. Có khi cả ba xe police, cứu hỏa, hồng thập tự cùng đến để tìm cách cứu một con vịt trời sắp chìm giữa dòng sông đóng băng, lạnh buốt.
Đối vớI những con vật nuôi trong nhà như chó, mèo, ngừơi ta sẵn sàng bỏ ra từ 10 đến 30 ngàn, có khi còn hơn thế nữa nếu cần, để cứu mạng sống cho nó. Việc cứu con chó trong cơn bão trong khi ông bộ trưởng Bộ Nội An Tom Ridge nói chuyện vớI đồng bào về vấn đề an ninh nứơc Mỹ như đã kể, đã gây cho tôi một ấn tựơng sâu sắc,không thể nào quên.
Yêu thương thú vật không phải là độc quyền của một số it ngừơi giàu sang, trửơng gỉa thích làm dáng. Tình yêu đích thực bao giờ cũng không biên giớI và không ích kỷ cho riêng mình.
Có một bà đứng tuổI, không biết ở đâu, cách phục sức chứng tỏ rất nghèo, cứ cách hai ngày lại mang một gỉo bánh mì xắt nhỏ, đến sân nhà thờ bên cạnh nhà tôi để cho bồ câu ăn. Lũ bồ câu không ai nuôi, cũng không biết từ đâu, đến hẹn lại tới để đựơc cho ăn. Cả ngừơi và thú, nhất là ngừơi, đều tỏ ra vô cùng hạnh phúc mỗi lần gặp nhau. Những con bồ câu tranh nhau đậu, bám trên tay, trên vai ngừơi. Họ quyến luyến nhau cả tiếng đồng hồ mà không biết rằng có ngừơi (tôi) để ý, theo dõi.
Thông thừơng, ngừơi ta nuôi chim hay nhốt trong lồng. Ngừơi láng giềng bên cạnh nhà tôi lại khác. Ngày nào bà cũng để thức ăn, nứơc uống trong những cái lồng bằng sắt, bằng gỗ, đặc biệt là không có cửa. Lũ chim cứ tự do kéo đến, bay vaò, bay ra, ăn uống, kêu, hót líu lo suốt ngày. Tôi ở bên cạnh cũng thấy vui lây.
Vì con ngừơi yêu mến thú vật, nên thú vật cũng yêu mến con ngừơi, hoặc ít ra, cũng không sợ sệt con ngừơi. Môi trừơng sống giữa ngừơi và thú ngày càng hòa hợp và xích lại gần hơn.
Chỗ tôi ở có rất nhiều sóc. Khi bạn đến gần, nó vẫn cứ thẳng lưng, đứng trên hai chân sau, nhìn bạn. Khi bạn cầm trên tay thức ăn đưa ra, nó đến lấy tỉnh bơ. Gia đình tôi thừơng ra công viên chơi vào ngày cuối tuần. MỗI lần ăn uống, thế nào cũng có những con chim, con qụa bay đến nhặt thức ăn trên bàn, đuổI cũng không đi. Những con chồn có lông đen trắng cũng thừơng xuất hiện để tìm thức ăn. Có lần , chúng tha nguyên một túi xách, khi mình ra giựt lại, thì bị nó tấn công. Chúng lộng hành như vậy vì biết rằng loài ngừơi không bao giờ làm hại chúng.
Trên đừơng đi làm hằng ngày, khi xe chạy ngang qua những khu rừng, ngừơi ta thừơng bắt gặp những con nai ra tận mé rừng gậm cỏ hoặc giương đôi mắt ngơ ngác nhìn trời đất, xe c qua lại mà không chút e dè, sợ sệt.
Thức ăn cho thú đựơc chế biến kỹ, có đầy đủ chất dinh dửơng nên con nào con nấy đều mập mạp, mựơt mà, xinh đẹp. Chi phí chế biến thức ăn cho thú hàng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Thú vật ở đây thừơng đựơc huấn luyện để biết giờ giấc, nơi chốn đi tiêu đi tiểu, hoặc không cắn phá đồ đạc trong nhà. Ngừơi ta cũng thừơng đưa thú đến các trung tâm huấn luyện các kỹ năng đặc biệt như bơi lội, các nội dung thi đua và biểu diễn thể dục thể thao. Dĩ nhiên chi phí huấn luyện cho thú vật không phải là rẻ. Ngôi sao điện ảnh bốn chân luôn luôn đựơc hâm m không kém các actors hay actress cuả Holywood.
Cảnh sát phụ trách thú vật (animal police) luôn đi tuần tra khắp nơi để kịp thời can thiệp, cứu những con vật trong trừơng hợp lâm nguy, bị bạo hành hay ngựơc đãi. Chẵng hạn một con chó đang bị mắc kẹt giữa những dòng xe cộ qua lai trên xa lộ, một con mèo bị ai đó vứt bên gốc cây. Những con vật vô chủ sẽ đựơc đưa về các trung tâm animal shelters để đựơc nuôi nấng, chữa trị, chăm sóc sức khỏe. Ai muốn xin về nuôi thì đến các trung tâm adoption.
Bệnh viện dành cho thú rất nhiều, to lớn và hiện đại. Các thú nuôi trong nhà đều phải đưa đi khám sức khỏe định kỳ và cấp cứu khi cấn thiết. Một con mèo mắc nghẹn ngùơi ta cũng gọi xe hồng thập tự đưa tớI bệnh viện ngay. Một con chó sanh khó cũng đựơc đưa khẩn cấp đến bệnh viện. Ở đây, ngừơi ta lấy máu xét nghiệm, chụp X quang, nội soi và cuối cùng phẩu thuật lấy ra từng con chó con trong sự lo âu, hồi hộp lẫn vui mừng cuả mọi thành viên trong gia đình khi tất cả ... chó mẹ tròn,... chó con vuông.
Về mùa đông, khi dắt chó ra đừơng, ngừơi ta cẩn thận mặc áo, mang giầy cho nó trông rất ngộ nghĩnh. Nếu các trung tâm thẩm mỹ, viện sửa chửa sắc đep cho ngừơi sống đựơc thì cho thú cũng sống đựơc. Thú vật cũng có nhu cầu làm đẹp, cũng dự thi hoa hậu như ai. Không những hoa hậu trong nứơc mà cả hoa hậu thế giới nữa. Thật ra, ngừơi viết không muốn dịch cụm từ dog beauty competion là thi sắc đẹp chó hay là thi chó đẹp vì khi đọc lên nghe không êm tai tí nào. Trong những cuộc thi nầy, thí sinh không chỉ có female mà còn có cả male nữa. Trong mọI cuộc thi, thí sinh bao giờ cũng là nhân vật chính, nhưng ở đây là 'con vật' chính, cứ tỉnh bơ, vẫy đuôi, đi qua, đi lại, chạy tới, chạy lui. Trong khi đó, nhân vật phụ là chủ thì ăn mặc rất đẹp, rất sang lại lo lắng, hồi hộp như chính mình đi thi vậy. Đến lúc công bố kết qủa, con vật trúng giải vẫn cứ tỉnh bơ, cùng lắm đựơc thửơng cho vài hạt đậu, trong khi đó, chủ nhân thì nhảy cẩng lên, đưa tay đấm vào không khí, hò hét, reo mừng cực độ.
Thật ra giải thửơng đâu có lớn gì cho cam. Tuy nhiên, đây là nét đẹp văn hóa mà thú vật có thể mang lại cho con ngừơi chúng ta, làm cho cuộc sống nầy vui thú và có ý nghĩa hơn lên.
Ở từng tiểu bang, ngừơi ta thành lập hội những ngừơi yêu mến và bảo vệ quyềøn lợI thú vật. Riêng tiểu bang Illinois đã có 186 hộ như vậy. Hội nghiên cứu, đề xuất lên chánh quyền các biện pháp bảo vệ thú vật về mặt pháp lý, giúp đỡ hội viên về tài chánh khi cần. Lâu lâu, ngừơi ta thấy tại các cửa hàng lớn bày bán aó quần, vật dụng bằng lông thú có những cuộc biểu tình phản đối, là do các hội nầy tổ chức.
Nhiều ngừơi giàu có thừơng làm di chúc để tài sản lại cho các hội yêu mến thú vật hoặc cho chính con vật yêu mến của họ mà không cho người thân. Trong số, có những diễn viên điện ảnh nổi tíếng như Elizabeth Taylor, Andrey Hepburn.
Thật là thiếu sót khi nói về thú vật mà không đề cập đến lễ chúc phúc cho thú vật (Blessing of Animals). Chúc phúc là cầu xin Thựơng đế hay Đức chúa trờI (God) ban ơn phứơc cho thú vì chúng là sự sáng tạo hoàn hảo của Thựơng đế hay Đức chúa trời. Chúa sẽ ban ánh sáng, sức mạnh để gia tăng nội lực cho thú vựơt qua khỏi đau yếu, bệnh tật nếu có. BuổI lễ thừơng đựơc tổ chức vào ngày thứ bảy tháng 5, trứơc ngày Mother day hoặc vào ngày 4 tháng 10 là ngày Thánh Francis Assisís feast day từ 3 đến 5 giờ chiều khi thờI tiết tốt, không mưa.
Địa điểm tổ chức hoặc ở nhà thờ hay ở một trung tâm cộng đồng có sân cỏ rộng, đựơc che một tấm tent hoặc nơi có bóng cây tỏa mát. Thú lớn thì xếp hàng nối đuôi nhau bên cạnh chủ của nó. Thú nhỏ thì đựơc đặt trên một cái bàn dài kế bên. Mục sư chủ lễ ngồi trên ghế. Ông bắt đầu buổI lễ bằng cách đọc một đọan kinh thánh (Genesis 1:26, 6:18-21). MỗI con vật đều lần lựơt đựơc Mục sư để tay lên đầu và chúc phúc: Sống lâu, Khỏe mạnh, Hạnh phúc. Những con vật không đến địa điểm hành lễ đựơc thì đựơc chủ mang hình đến và đựơc chúc như những con hiện diện. Mỗi con vật khi đựơc chúc phúc xong sẽ đựơc nhận chứng chỉ Certificate of Blessing vớI tên tuổI rõ ràng. Ngoài ra, còn đựơc nhận phần ăn do chủ lựa chọn, thức ăn có hình cục xương cho chó, cái bánh cho mèo, hạt cho chim, thức ăn đăc biệt cho cá. Ngoài ra, còn có xà lách, cà rốt, nho, strawberies, táo v.. v.. Mỗi con vật còn đựơc tặng khăn quàng hoặc nơ có màu sắc vui tươi để đeo về nhà. Người và vật đều cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc và phấn khởI hơn sau buổi lễ.
Thú vật khi chết đựơc đưa ra nghĩa địa. Ngừơi viết không biết có thiêng đàng hay địa ngục nào dành cho chúng không. Có điều chắc chắn là thú vật sống ở Mỹ chẳng khác nào sống ở nứơc thiên đàng. Nó đựơc con ngừơi yêu mến và tổ chức, phục vụ đờI sống không khác chi con ngừơi. Cũng có trừơng huấn luyện kỹ năng, có bệnh viện, bác sĩ chăm sóc sức khỏe, có mỹ viện chăm sóc sắc đẹp, có khách sạn riêng cho chó mèo, có các hội đoàn bênh vực quyền lợI, có cảnh sát, tòa án giữ gìn an ninh, thực thi công lý. Con vật nào vì hoàn cảnh homeless, phải sống lang thang, bụi đờI thì có shelter centers, adopting centers nuôi nấng, chờ ngừơi đến nhận làm con nuôi thì cuc đờI sẽ tươi sáng hơn. Quan trọng đặc biệt, con vật còn đựơc cử hành thánh lễ chúc phúc, theo nghi thức tôn gìáo. Lúc chết cũng có nắm mồ đàng hoàng, tử tế.

2.
Bài nầy viết về thú vật, về tình yêu của ngừơi Mỹ đối vớI thú vật. Ngừơi viết muốn gửI thông điệp về tình yêu đặc biệt nầy đến cho mọi ngừơi, muốn mọi ngừơi yêu thương thú vật.
Ngừơi Mỹ vốn có tình yêu đối với con vật như thế, nhất định họ phải có từ tâm, nhân hậu đối với con ngừơi. Lòng nhân đạo của ngừơi Mỹ từng đựơc thể hiện sau khi thế giới chiến tranh lần thứ hai kết thúc bằng cách viện trợ nhân đạo, kinh tế cho các quốc gia Âu châu và Á châu bị tàn phá. Nhờ thế, các quốc gia nầy mớI phục hồi và phát triển, ngừơi dân mới có đờI sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay.
Hiện giờ, ngừơi Mỹ vẫn mở rộng vòng tay để tiêp nhận, cứu vớt hàng triệu ngừơi từ khắp nơi trên thế giớI vào nứơc mình tị nạn, đủ thứ nạn: nghèo đói, thiên tai, chiến tranh, độc tài, áp bức. Bất cứ ngừơi dân ở nứơc nào bị kỳ thị, xua đuổI cũng đều muốn đến nứơc Mỹ, muốn làm công dân Mỹ.
Cùng lúc đó, vẫn tồn tại một thực tế đau lòng là có những chánh quyền, có những tập đoàn thống trị dốt nát, mù quáng, cư xử hết sức dã man với chính đồng bào rut thịt của mình. Họ tứơc đoạt mọi quyền tự do, dân chủ, quyền sống, quyền làm ngừơi cuả nhân dân. Mọi tiếng nói khác vớI tiếng nói của họ đều bị xem là phản động, thậm chí, phản quốc, bị họ bắt bớ, giam cầm, đày đọa.
Thông điệp nầy đựơc đặc biệt gửI đến họ, mong họ sớm phản tỉnh, nhận ra đựơc những sai trái, lỗI lầm, tội ác để ăn năng, sám hối mà có thái độ cư xử vớI đồng bào ruột thịt của mình nếu không hơn thì cũng ráng cho bằng ngừơi Mỹ cư xử với thú vật quanh họ. Amen!

Duy Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến