Hôm nay,  

Đái Ngoài Đường

28/05/200300:00:00(Xem: 132632)
Người viết: DƯƠNG CHI LAN
Bài tham dự số 3213-811-vb20525

Tác giả cho biết bà 59 tuổi, cư trú tại San Jose, hiện đang làm cashier. Bài Viết Về Nước Mỹ sau đây được ghi chú “Viết theo lời kể của một người quen tình cờ”.
*
Tôi là một bà già quê dốt đặc cán mai, nửa chữ bẻ đôi mà hỏi tui còn hổng biết, làm sao mà nói được tiếng Mỹ. Những người quen biết, ai gặp tui cũng hỏi thăm sao tui hay quá vậy.
Thật ra, chuyện tui “tự nhiên “ được chữa khỏi con mắt bị hỏng, lãnh tiền trợ cấp và được ở nhà housing thiệt hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của tui và tất cả những người quen biết với tui.
Tui qua Mỹ theo làn sóng vượt biên, cũng nhờ gia đình tui là nghề đánh cá, một chiếc tàu vượt biên lớn sợ "bể" đã cho tui đi "chùa" nghĩa là không phải đóng "cây". Thuyền tui đi lại gặp may nên chẳng gặp một thằng cướp biển nào, khi đến đảo lại được "bốc" vô Mỹ rất nhanh.
Thế là tui được ở một đất nước mà mọi người đều mơ ước. Tui nghe nói nhiều người có tiền mà đi hoài không được, nhiều khi còn bị bắt giam cả mấy năm, ở tù phải lao động cực khổ không thua mấy ông sĩ quan học tập cải tạo.
Một hôm, cũng như mọi ngày, tui đi bộ để vừa chiêm ngưỡng những nhà cửa sang trọng với những bãi cỏ xanh và đủ loại hoa đẹp rực rỡ như cảnh tiên. Đang đi bỗng mắc đái không chịu được, sẵn thấy chân cầu có vẻ kín đáo, tui bèn bước vội đến đó, nhìn trước nhìn sau thấy coi bộ hổng có ai dòm, chỉ có xe hơi chạy nườm nượp hàng hàng lớp lớp, yên chí lớn, ai mà thèm dòm đít bà già. Thì tui đã quen làm như vậy khi ở Việt Nam mà!
Tui ung dung ngồi chồm hỗm xuống, khoai khoái dễ chịu vô cùng. Vừa đứng lên thì xe cảnh sát ở đâu bất ngờ trờ tới, thắng nghe một cái réec, ra dấu biểu tui để hai tay lên xe, tui vừa để lên thì nó lấy hai tay tui bẻ quặt ra đàng sau, tui nghe một tiếng "cắc" rồi cảm thấy hai cổ tay lạnh ngắt, thì ra tui đang bị còng tay.
Tui sợ điếng người nhưng đành chịu vì có biết tiếng Mỹ nào đâu mà nói với chẳng nói. Mấy ổng dìu tôi vô xe, thật ra mấy ổng vừa dìu vừa đẩy thì đúng hơn vì tui thấy sợ quá, không muốn vô xe cảnh sát chút nào.
Mấy ông cảnh sát đưa tui tới một chỗ gì mà thấy rùng rợn lắm, chỗ nào cũng có máy móc thấy ngộp, muốn xỉu. Một ông đi đâu một hồi rồi trở lại với một ông khác, nhìn thấy ông này tui càng sợ hơn vì ổng mặc cái áo choàng màu xanh và lại còn đeo mặt nạ màu xanh, không biết họ sẽ làm gì tui đây! Tự nhiên tui nổi gai ốc khắp người. Ông mới ra dấu biểu tôi nằm vô giữa máy rồi ấn hết nút này đến nút khác, một hồi cái đầu tui bị kẹp chặt, tui cố cựa quay mà hổng ăn thua gì. Tui nhắm mắt lại thật chặt, bụng nghĩ là chắc tụi nó cho tui lên máy chém, tui niệm Chúa niệm Phật lung tung. Biết vậy thà ở Việt Nam cho sướng hơn, muốn đái đâu cũng được, cùng lắm thì bị chọc quê chứ làm gì mà tới phải lên máy chém! Nhớ lại hồi còn ở Việt Nam, mỗi lần đi xe đò, lâu lâu xe đậu lại là mấy ông mấy bà mạnh ai nấy đái: mấy ông thì cứ đứng đái đại lề đường, còn mấy bà thì kiếm lùm cây.


Tui tưởng mình đã chết, chợt nghe hai bên đầu được nới rộng dần, rồi có người lay tôi dậy. Thì ra tui vẫn còn sống! Để chắc ăn, tui lắc thử cái đầu và sờ vào cổ không thấy máu me gì cả. Hú hồn!
Rồi có một người Việt Nam đến, ông ta tự giới thiệu là thông dịch, họ đua nhau hỏi tại sao tui có sẹo trên mặt phía trên con mắt bên phải, họ nói trong óc của tui có dấu vết tổn thương nặng. Hèn chi tui nhức đầu hoài. Họ hỏi tui nhiều câu lắm. Tui giải thích là do bị VC đánh bằng báng súng trong lúc họ đuổi tui đi kinh tế mới mà tui hổng chịu, tui cho họ biết con mắt phải của tui bị hư là do lần bị đánh đó.
Kết quả gởi về tận nhà cho biết tui bị thần kinh và bị mù một mắt. Họ còn gởi cho tui nhiều giấy tờ khác nữa. Nhờ những giấy tờ này mà sau này tui được hưởng đủ thứ giúp đỡ: được Mỹ chữa khỏi con mắt bị hư, được cấp thuốc uống không mất tiền, rồi lại còn được ở nhà housing đến bây giờ, mỗi tháng tui còn được lãnh một món tiền nho nhỏ, tui xài tiện tặn, lâu lâu gởi về chút đỉnh cho bà con, hàng xóm.
Nếu tui còn ở Việt Nam thì giờ này vẫn còn ngày hai bữa ăn cơm với rau muống luộc chấm nước mắm, một giỏ cá nục phải chia ra ăn cho đủ hai ngày. Con mắt của tui làm gì mà có tiền chữa, mà có tiền chưa chắc đã chữa được. Cái đầu của tui bây giờ không còn bị giựt giựt như trước khi được Mỹ mổ. Thiệt không uổng công tui vượt biên đi Mỹ chút nào.
Nhưng xin bà con đừng bắt chước tui mà đái ngoài đường à nghen! May mà họ tưởng tui điên. Người không điên làm sao dám làm chuyện đó ở xứ văn minh lịch sự này! Tui nghe người ta nói tội đái bậy bị phạt rất nặng mà còn bị ghi vào lý lịch suốt đời. Nước Mỹ có nhà vệ sinh sạch và tiện nghi lắm, bởi vậy nên nó được đặt tên là "Rest room" là "nhà để nghỉ" đó mà. Nghe nói đi xa vài chục dặm là có một "rest area" để khách du lịch đi vệ sinh và nghỉ ngơi thoải mái không những thế còn có những bàn ghế bằng đá, có thùng đựng rác khắp nơi và nhất là có phong cảnh rất hữu tình. Vậy thì đái bậy bị phạt nặng cũng phải.
Tui cũng muốn nói thêm điều này, vì đây là điều tui rất khoái: người nào đến xứ Mỹ cũng biến thành người lịch sự, đi đâu làm gì cũng "get line" chớ không có thói quen chen lấn như ở nước mình nên bà con cứ yên tâm. Tui bây giờ cũng lịch sự lắm.
Mỗi lần kể chuyện này, tui chỉ muốn đi tìm lại hai ông cảnh sát Mỹ để nói lời cám ơn đã còng tay tui lúc đó. Nếu không thì làm gì tui có ngày nay.

Dương Chi Lan

Ý kiến bạn đọc
08/05/201810:00:43
Khách
Không biết có sự nhầm lẫn không, chính tôi là người viết mà chưa từng được giải thưởng. Tôi đã rất ngạc nhiên, rất mong được giải thích của quí báo. Cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến