Hôm nay,  

Tình Em

19/05/200300:00:00(Xem: 199895)
Người viết: LÊ NHƯ ĐỨC
Bài tham dự số 3207-805-vb20519

Tác giả Lê Như Đức sinh năm 1962 tại Saìgòn, Việt Nam Nghề Nghiệp : Kỹ sư cơ khí cho Boeing, thành phố Houston Gia Đình: Vợ và ba con, Học vấn: Cao học cơ khí. Là tác giả được trao tặng giải thưởng chính thức Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2000-2001, Lê Như Đức đã góp nhiều bài viết giá trị, trong số này có hai bài đã phổ biến: “Ơn Anh” và “Nghĩa Chị”. Bài viết mới của ông lần này là bài viết thứ ba, trong bộ tam khúc ngợi ca và bầy tỏ lòng biết ơn của tác giả đối với những Anh, những Chị và những Em sống cùng một thời đại với chúng ta.
*
Ơn anh, viết bao nhiêu cho đủ
Nghĩa chị, nói bao nhiêu cho cùng
Tình em, dào dạt như thác lũ
Lòng tôi thổn thức mối tình chung

Em thân mến,
Tối nay là tối thứ hai đầu tuần. Đã qua hai tối rồi mà anh cũng chưa ngủ say được. Giấc ngủ chập chờn mỗi khi nghĩ tới em. Anh cố đem hết bao nhiêu suy tư để viết nên vài hàng thật chân thành về tấm lòng của em.
Cuối tuần qua anh đã may mắn được gặp em, thấy những tình cảm cao qúy mà em đã dành cho cộng đồng, anh thật sung sướng, thật mừng cho quê hương. Lòng nhiệt huyết, tính hăng say, sức bền bỉ của em làm anh không lúc nào quên mỗi khi nhắm mắt ngủ.
Thế hệ anh cũng có nhiều người dấn thân như em, nhưng ở em, anh vẫn thấy được nhiều tươi sáng hơn, hiểu biết hơn, tài giỏi hơn và nhất là đoàn kết hơn. Anh thật mừng cho đất nước đau khổ của chúng ta có được những con người như em. Có lẽ thế hệ của anh sẽ phải nhường bước cho các em nay mai. Xin cho thế hệ anh được cái may mắn này. Và xin cho anh được thay mặt mọi người chân thành cám ơn em.
Em yêu qúy,
Có lẽ em là người chịu thiệt thòi nhất trong đại gia đình của chúng ta. Ngày mới sinh ra em đã là người di tản buồn. Mất quê hương khi còn chập chững chưa biết đi. Em không có được cái may mắn như anh, thấy được những cái đẹp của quê hương mình. Nó không giầu sang, đẹp đẽ như cái đất nước em hiện đang sống. Nó không nguy nga, đồ sộ như cái quốc gia mà em đã lớn lên. Nó cũng không có những kỹ thuật tân tiến như em đã có được trong trường học hay trong sở làm. Nhưng nó có nhiều, thật nhiều những phút giây êm đềm, những ngày đầm ấm và những kỷ niệm khó quên mà cha ông chúng ta và anh đã sống qua.
Anh biết nhiều lúc em sẽ ngạc nhiên tự hỏi tại sao cái đất nước nghèo đói đó đã có những gì để chúng ta quyến luyến. Cái đất nước chỉ toàn là chiến tranh và chết chóc tại sao mọi người cứ hướng về. Nhưng này em, nếu em trả lời cho anh được tại sao cuối tuần rồi em không đi coi chớp bóng mà lại tham dự vào sinh hoạt đêm không ngủ của cộng đồng tổ chức đòi “trả lại ta đất nước của ta” thì em sẽ hiểu tại sao anh không muốn trả lời câu hỏi của em.
Có rất nhiều điều anh không thể nói ra được hết. Anh muốn tự em phải tìm thấy lời giải đáp. Lúc đó em sẽ hiểu thật đậm quê hương mình ở chỗ nào" Tình dân tộc bắt nguồn từ đâu" Lòng ái quốc là gì Họ không cùng một mẹ với mình thì tại sao gọi họ là “đồng bào”" Hãy tự đặt bàn tay lên ngực và hát bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, em sẽ thấy quê hương mình như anh đã thấy.
Có những người mà cả cuộc đời em sẽ không bao giờ gặp nhưng lúc nào em cũng muốn họ và gia đình họ được hạnh phúc, ấm no. Có những ngưòi gặp thảm họa hay nghèo đói mà em chỉ muốn khóc thầm ước được chia sớt những khổ đau. Có những vùng đất em chưa bao giờ nghe đến hay được đặt chân đến như Ải Nam Quan, như Thác Bản Giốc nhưng khi nghe nói mất về tay Trung quốc tại sao lòng em lại ứa gan, căm giận. Và có những địa danh chả bao giờ em đi tới như vịnh Hạ Long, như chùa Hương Tích, như phá Tam Giang nhưng vẫn thường nghĩ về như là một vật trân quý của mình.
Có lẽ cả cuộc đời của em chả bao giờ cảm giác được cái êm đẹp của những buổi chiều tắm mưa trong xóm nhỏ, những đêm buồn nằm nghe mưa rơi rả rích trên mái tôn. Những trưa hè nóng nắng cháy da người, những con đường đầy bụi xe gắn máy. Em chưa từng sống qua những tối cúp điện cả xóm phải thắp đèn dầu hôi, những chiều mưa giăng đầy ngõ. Những con đường đầy quán cóc người ăn, những trường học chen chút học sinh ngồi không bàn ghế. Vậy mà anh cứ bắt em phải yêu quê hương, phải chết sống cho một vùng đất không một kỷ niệm thì thật bất công qúa em hả.
Lớn lên trên xứ Mỹ, cái nước tân tiến vào bậc nhất của thế giới, có bao giờ em cảm nhận được chiến tranh đâu. Có bao giờ em thấy được xác chết bầy thành hàng ngay trước mắt mình đâu. Có bao giờ em thấy được máu của ba đổ tràn ngay trên áo em. Có bao giờ em thấy được nước mắt của mẹ chảy nhiều đến nỗi không còn thể chảy được nữa. Vậy mà anh cứ bắt em phải ghi nhận mãi những hình ảnh này trong đầu óc của em thì cũng lại thêm một bất công nữa em nhỉ.
Quê hương mình đói nhiều hơn no, đau khổ nhiều hơn hạnh phúc. Chiến tranh đã không ngừng đến. Đời người trôi qua thật mau. Chịu đựng một cuộc chiến cũng đã qúa sức tưởng tượng. Vậy mà thế hệ ông cha mình phải chịu qua ba cuộc chiến cho một đời người: đánh Tây, đánh Nhật rồi lại đánh Cộng sản. Máu và nước mắt của họ đã đổ đầy trên giải đất cong hình chữ S đó là vì cái gì" Họ đã hiến cả cuộc đời lẫn thân thể cho quê hương là vì ai" Vì anh, vì em, vì chúng ta đó em ơi. Biết được như vậy em sẽ không còn cho anh bất công nữa, phải không em" Sáng qua trong đại hội mừng Xuân, nhìn em xúng xính trong chiếc áo dài của quê hương khi bước ra chào khán giả, anh biết chắc em sẽ đoạt được giải trong kỳ thi hoa hậu áo dài. Cho dù giọng nói của em hơi là lạ, mọi người cũng đều thấy được cả một cố gắng lớn. Thường ngày em hay mặc quần Tây, váy đầm, anh chỉ thấy một cô gái Việt lớn lên trong một xã hội tân thời. Hôm nay ngồi ngắm em mặc chiếc áo dài, anh thấy cả khung trời Việt Nam trong em. Em bước đi không tha thước, không nhẹ nhàng như hình ảnh ngày xưa anh được thấy. Hai tay em lại hơi phe phẩy trông thiếu tự nhiên. Anh biết khó khăn lắm em mới có được cái dịu dàng trong chiếc áo dài như mẹ và chị hai. Nhưng ở con người em, anh vẫn thấy được cái chất Việt Nam đâu đó. Anh vẫn cảm nhận được giòng máu Lạc Hồng vẫn chảy đều và chảy mạnh trong em. Câu trả lời về tương lai của em làm anh thật cảm động. Nó chân thật và hơi con nít, không tính toán nhiều nhưng chứa đựng cả một tấm lòng:


- Em muốn trở thành một camara woman sau này để chụp những hình ảnh của quê hương Việt Nam cho người Mỹ biết nước mình cũng đẹp lắm.
Em xinh đẹp,
Trở thành một nữ nhiếp ảnh gia sẽ hơi nghèo đó em ạ. Trở thành một nữ nhiếp ảnh gia chỉ chụp toàn hình cho quê hương Việt Nam mình lại càng nghèo hơn em ơi. Chiến tranh đã tàn phá đất nước mình. Hình ảnh đẹp thật khó kiếm, em à. Muốn có hình ảnh đẹp phải bảo tồn và xây dựng trước tiên. Muốn xây dựng và bảo tồn phải có con người. Con người ở nước mình hiện đầy thiếu thốn cả miếng ăn lẫn tự do thì sức đâu mà bảo tồn, tiền đâu mà xây dựng nổi. Mong em nhớ kỹ cho điều này. Buổi trưa đi ngang qua khu hàng ăn, anh lại phục tài nấu đồ ăn Việt Nam của em. Nồi bún bò nấu ngoài trời thật nhiều trở ngại mà em vẫn nấu ngon không thua gì dì Hai. Hai xâu thịt nướng anh mua từ cửa hàng bán của em nướng vừa chín tới lại được ướp thật đậm đà. Làm sao chúng ta có thể quên được mùi nước mắm, em nhỉ " Qua hàng bún riêu, no lắm cũng không thể từ chối được lời mời thân tình và ngọt ngào của em. Ngày mới qua Mỹ anh chỉ sợ rồi đây tất cả những món ăn gia truyền của dân tộc mình sẽ từ từ biến mất một khi thế hệ mẹ và các chị của chúng mình ra đi. Nhưng hôm nay nhìn em trổ tài, anh biết rằng mình đã qúa lo xa. Những món ăn đậm đà của dân tộc Việt chắc chắn sẽ được mãi mãi gìn giữ. Cái bánh chưng sẽ không thiếu trong ngày Xuân, tô phở nóng sẽ được nấu mỗi cuối tuần. Em còn nhớ ngày thứ sáu của tuần lễ trước em có xin nghỉ sở để giúp cộng đồng làm lễ giỗ tổ Hùng Vương. Thật là một ngạc nhiên lớn khi thấy các em chia nhau làm trong đoàn kết và thương yêu. Người lo trồng cột, căng lều, kẻ thì đóng sân khấu, treo biểu ngữ. Nhìn các em nhỏ lăn xăn xếp ghế trong hội trường anh thật hoàn toàn khâm phục tinh thần làm việc của em. Em đã hoàn thành được mọi việc bằng trái tim và bằng tấm lòng vị tha. Đất nước chúng ta đang trên đường tư bản hóa. Dù muốn dù không đảng độc tài và chủ nghĩa vô thần sẽ tự diệt vong. Em sẽ là những cái cột của quốc gia chúng ta sau này. Kiến thức về tự do dân chủ, tinh thần công bằng làm việc sẽ giết chết độc đoán, bất công. Những ngu đần một chiều nhồi sọ sẽ được khai thông bởi sự hiểu biết. Nhiệm vụ của em vào những ngày tới sẽ không ngừng ở xây bàn thờ tổ đâu em. Em sẽ là một trong những người tiên phong đi xây đựng lại nhà Việt Nam, đòi lại quê cha đất tổ cho dân tộc mình. Nhiệm vụ của thế hệ em sẽ phải dùng sự học hỏi của mình để thành lập một nền móng xã hội thật dân chủ vững chắc với đầy công bằng và no ấm. Lúc làm lễ cúng tổ, nhìn em thật đứng đắn, long trọng trong chiếc áo dài khăn đóng mầu xanh dương sáng bóng, anh thật xúc động cũng như hầu hết mọi người hiện diện trong hội trường. Anh thích nhất là lúc em cùng các bô lão ra cúng tổ, anh thấy em cũng theo các ngài cúng vái đứng lên qùy xuống thật nhịp nhàng và ăn khớp. Tổ Hùng Vương có linh thiêng cũng rất hài lòng về tấm lòng hiếu thảo của các em.
Đêm khuya ngày chủ nhật em gọi về báo cho nhà sẽ về trễ. Em phải ở lại lo dọn dẹp hội trường. Tinh thần làm việc của em thật bền bỉ. Sức làm việc của em không thua gì tinh thần chiến đấu của các ông cha ta ngày xưa. Nhiều lúc anh tự hỏi do đâu mà em lại có cái lòng hăng say này. Học đường và xã hội Mỹ rèn luyện em hay do thừa hưởng những đức tính tốt đẹp của người Việt chúng ta trong giòng máu. Anh tin tưởng là do cả hai.
Em thương nhớ, Năm năm trước anh có được gặp em trong đêm biểu tình chống tên Trần Trường. Ngày đó anh đã thấy được tương lai tươi sáng của dân tộc mình. Anh biết rằng quê hương không mất trong em. Sáng em dậy thật sớm đi cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa khắp khu Bolsa. Trưa, em thay phiên nhau vận động chính quyền chống treo hình tên ác qủy. Chiều, anh lại thấy em đứng biểu tình tới đêm khuya. Lúc em đứng phát cho đồng bào cờ quốc gia, khi em mang nước giải khát tới cho mọi người. Ánh mắt em luôn rực lửa đấu tranh cho tự do, khí thế em tuôn tràn qua từng lời nói, câu ca, hành động của em biểu hiện lòng quyết tâm chống cộng, không nhượng bộ.
Hôm nay, lại nghe được tin em đắc cử một trong những chức vị lãnh đạo của thành phố, không những anh mà cả thế hệ đi trước đã phải hãnh diện và sung sướng trong ngày em tuyên thệ nhậm chức. Thế hệ của anh đã không có mấy người nghĩ đến chuyện đi vào chính trường của Hoa Kỳ. Có lẽ những ngày đầu tiên chỉ lo kiếm sống và xa hơn là lo thành lập cộng đồng Việt nam hải ngoại chống cộng. Em đã đi xa hơn nhiều. Không những làm cộng đồng thêm lớn mạnh em còn đưa tiếng nói của người Việt quốc gia của chúng ta vào quốc hội Hoa Kỳ. Em dũng cảm, Rồi có một ngày, đất nước mình sẽ sạch độc tài, áp bức. Cái chủ nghĩa vô thần quái gỡ chỉ dựa trên tù đầy và khủng bố ngườI dân sẽ bị đập tan. Người Việt mình vốn bản tính nhân hậu, hiếu khách, lại thêm thông minh và lanh lợi, anh và em đều biết chắc đất nước mình sẽ giầu mạnh. Tuy nhiên nước chúng ta lại bất hạnh nằm ngay một địa thế cực kỳ nguy hiểm, sát nách Trung quốc. Lịch sử đã cho thấy người Tầu đã muốn chiếm và đồng hóa nước ta từ ngàn năm nay. Cái dã tâm này, ngày nay họ cũng không từ bỏ. Ải nam quan và quần đảo Trường sa là bằng chứng. Lấy được lại đất nước, chúng ta phải luôn có một quân đội hùng mạnh để tránh cái họa Bắc phương. Hôm nay, nghe được tin trong đoàn quân giải phóng chính quyền độc tài Saddam tại Iraq có em đi đầu, các chú và các bác trong cộng đồng đều hãnh diện khi kể chuyện em. Anh thật mừng cho dân tộc mình đã có em. Nhìn lại những sự việc em đã và đang làm, những thành công theo thời gian thứ tự từ từ tới, anh và em đều biết chắc ngày về quê hương của chúng ta sẽ không còn lâu, em nhỉ.
Chúc em có thêm nhiều thành công.
Cho anh thêm một lần được thay mặt mọi người chân thành cám ơn em.

Houston, mùa quốc hận 30/4/2003
Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến