Hôm nay,  

Quê Hương Thứ Hai

17/05/200300:00:00(Xem: 124370)
Người viết: DƯƠNG THỊ SÁU
Bài tham dự số 3204-802-vb50514

Tác giả lần đầu Viết Về Nước Mỹ. Thay vì sơ lược ít dòng tiểu sử, bà viết “Tôi năm nay 70 tuổi, muốn góp một vài cảm nghĩ về thời sự chiến tranh với Iraq và quan niệm làm người di tản 28 năm trên đất Mỹ.” Theo địa chỉ kèm theo, bà hiện đang cư trú tại thành phố Rosemeat, Nam California.
*

Bài tham dự số 3190-788-vb80427 của bà Lê thị Xuân đã gợI cho tôi cảm hứng, và xin được góp ý về quan niệm sống trên nước Mỹ của tôi trong thời chiến tranh với Iraq.
Từ khoảng giữa tháng ba, hàng ngày , sáng tới chiều tôi ngồi lặng hàng giờ trước TV theo dõi diễn tiến cuộc hành quân dành tự do cho Iraq của Mỹ. Tinh thần tôi giao động, viễn ảnh chiến tranh mà tôi đã từng chứng kiến qua suốt khoảng thời niên thiếu.
Tôi càng lo sợ hơn vì những tin bom hóa học, vi trùng sẽ làm cho hàng loạt người chết trong khoảnh khắc, và những khí giới giết người tối tân như hỏa tiễn bắn từ bao nhiêu ngàn dặm v.v... Thêm vào những lo sợ đó, chính quyền còn khuyến cáo dân chúng đề cao, cảnh giác vì tình trạng báo động màu cam. Người tôi lờ đờ như người đau mới mạnh, biếng ăn, không ngủ được, lại mất hết hứng thú đi ra ngoài, giải trí cũng hạn chế, không thích nghe nhạc, xem phim như trước. Quả thật là hiện tượng bệnh phiền muộn vì chiến tranh.
Mắt tôi đẫm lệ khi thấy cảnh những chiến binh Mỹ sửa soạn "lên đường tùng chinh", từ giã cha mẹ, vợ con. Bao nhiêu binh sĩ ở các nơi khác cũng chuẩn bị từ giã gia đình, người thân , theo các chiến hạm ra khơi đến vùng Vịnh. Tôi chạnh nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Công Trứ (") nói về người vợ tiễn chồng đi chinh chiến thời xưa :
"Làn tên đạn xin chàng bảo trọng
Thiếp trở về nuôi cái cùng con"
Làn tên đạn của chiến tranh thời xưa hay súng đạn, hỏa tiễn, khí giới tối tân thời nay cũng vậy, vẫn vô tình và may rủi biết đâu mà tránh. Rồi đến những ngày trên đất giặc, xuất quân với những quân trang nặng nề, lỉnh kỉnh với những mặt nạ chống hơi độc, vi trùng giống như những người từ hành tinh khác. Thời tiết sa mạc có khi lên tới 103 độ, nhiều người không chịu nổi đến phải ngất xỉu. Thêm vào đó, trận bão cát sa mạc, cát bụi tung bay với cơn gió lốc mịt mù cả không gian và tầm mắt không thể nhìn xa được. Khi chiến sự tiếp diễn, cảnh thương vong và tù binh bị bắt trong các trận phục kích. Tôi cảm thấy thương cho những chiến binh này. Vái Trời Phật, Thượng Đế , tất cả những đấng thiêng liêng hãy phù hộ cho những tù binh được đối xử theo luật quốc tế về chiến tranh theo quy ước Genève và không bị đối xử vô nhân đạo như cộng sản Việt Nam đã đối xử với những tù cải tạo của Việt Nam Cộng Hòa.
Một buổi sáng, nghe tin 7 tù binh Mỹ, trong số có hai nữ quân nhân, được quân lính Thủy quân lục chiến Mỹ giải cứu và cô Jessica Lynch nữ quân nhân, 19 tuổi, đã tươi cười trước ống kính TV để gửi lời chào đến gia đình cô. Sau đó, cô được đưa về bệnh viện hậu cứ tại Đức điều trị. Suốt ngày đó, tôi thấy rất vui và mừng, tưởng chừng như con cháu nhà mình được cứu sống. Tôi đã cảm ơn Trời Phật, Thượng Đế đã thương những người này như lời tôi nguyện cầu. Tôi càng thấy tội nghiệp cho những chiến binh liên minh Anh, chiến đấu dành từng căn nhà, từng tấc đất, với tinh thần quân đội, sợ thiệt hại cho thường dân ở miền nam Iraq, tỉnh Basra.


Vài ngày lại thấy xuất hiện trước TV, Tổng Thống của nước Mỹ George W. Bush. Tình trạng chiến tranh làm cho vị Tổng Tư Lệnh tối cao của quân đội phải tả xông hữu đột, chiến sự như dầu sôi, lửa bỏng, lại phải đương đầu với những nhân vật cùng chung chiến tuyến, mà chống đối, tỏ thái độ bất cộng tác. Ngoài tòa Bạch cung, bao nhiêu cuộc biểu tình phản chiến khắp các nơi tại nước Mỹ. Tình hình quốc tế cũng phản chiến tứ Âu sang Á. Biểu tình phản chiến trên thế giới làm cùng ngày chúa nhật với hàng rừng người. Cả những đồng minh trong khối NATO lại chống đối phản chiến như Đức, Nga, Trung Cộng, nhất là Pháp. Càng gay gắt nhất là thái độ của Tổng Thống Pháp Jacques Chirac, chỉ trích Mỹ tấn công Iraq. Ngay cả cộng sản Việt Nam cũng hùa theo, lên án, chỉ trích Mỹ thô bạo xâm lăng Iraq. Sau cuộc biểu tình ở Pháp, có phong trào tẩy chay hàng hóa của Mỹ, điển hình là các tiệm hamburger MacDonald và Coca Cola và còn nhiều sản phẩm của Mỹ. Họ không nhận thức được ở Paris, các tiệm MacDonald rất nhiều dọc theo các đường lớn. Ngay cả ở tỉnh lỵ và dọc theo đường liên tỉnh, mãi đến tận thị trấn nhỏ vào hang động Đức Mẹ Bernadette tại Lourdes cũng có mặt tiệm MacDonald. Các cơ sở thương mãi này đã thâu dụng nhiều nhân viên người Pháp. Họ có công ăn việc làm thì bớt nạn thất nghiệp. Đó là yếu tố nhân dụng, giúp vào kinh tế của nước này. Ngoài ra , còn nhiều cơ sở thương mại khác ở Pháp liên quan đến sản phẩm của Mỹ.
Có điều làm cho tôi tán thành là hình ảnh một cựu chiến binh Mỹ thời đệ nhị thế chiến, đã được chính phủ Pháp gắn huy chương do chiến công giúp nước này chống Đức quốc xã. Ông cựu chiến binh này đem huy chương trả lại Tòa lãnh sự Pháp. Dân chúng Mỵ cũng trả đũa đòi tẩy chay hàng hóa của Pháp. Ngay đến món khoai chiên gọi là French fries cũng được đề nghị gọi bằng danh từ "Freedom fries". Những lúc ấy, mấy cửa hàng bán mỹ phẩm Pháp tại các trung tâm thương mại, mấy cô bán hàng cười tươi chào hàng mà khách hàng không có một bóng. Ngay cả những hàng quảng cáo tặng cũng còn la liệt trong tủ , chả bù trước đó, thì các sản phẩm quảng cáo này được mấy bà Mỹ đua nhau mua, kẻo hết.
Tôi có 2 đứa cháu từ lúc đầu cuộc chiến là chúng có những luận điệu phản chiến và còn cho hay theo tài liệu nó được biết là Saddam Hussein có hầm kiên cố dưới đất do kỹ sư Đức làm, không sao đụng được. Còn một đứa theo luận điệu của cộng sản Việt Nam chỉ trích Mỹ và nhiều thứ khác. Tôi không muốn tranh luận với chúng vì những ngôn từ bất chánh này, chỉ muốn dạy cho chúng căn bản đạo làm người, biết ơn , biết nghĩa. Nghĩ rằng bao nhiêu đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi, mất gia đình, tài sản, sinh mạng, thành người mất quê hương. Quê hương Việt Nam còn đó, nhưng tại sao không ở được, chỉ vì cộng sản chiếm miền Nam. Nay đồng bào Việt Nam được nước Mỹ dung nạp, có nơi ăn, chốn ở cho thế hệ mai sau, con cháu ta được hưởng một đời sống đầy đủ, được một nền giáo dục tốt đẹp, được ăn nên làm ra và trở thành công dân Mỹ.
Nhìn hình ảnh Tổng Thống Mỹ, đã bay từ trong đất liền ra hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, giữa biển Thái Bình Dương, ông đứng giữa, bao quanh bởi một rừng người chiến binh nam nữ. Những gương mặt vui tươi, rạng rỡ. Sau bao ngà gian khổ, họ đã mừng vì nhiệm vụ đã hoàn thành "mission accomplished". Giờ đây, cảnh đoàn tụ của đoàn quân chiến thắng trở về trong nắng hồng. Tim tôi cũng đập nhịp mạnh theo những hình ảnh tay bắt mặt mừng của những gia đình chiến binh này. Tôi dù không làm được những gì tích cực để chia xẻ với họ, nhưng tôi cũng đã nghĩ tới nỗi gian khổ mà những chiến binh này đã trải qua và trong tôi, đã cảm nhận được buồn vui của đất nước này, vì đây là quê hương thứ hai của tôi. Cám ơn Thượng Đế đã ban phước lành cho nước Mỹ của tôi.
God Bless America.

Dương Thị Sáu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,373,935
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến