Hôm nay,  

Đổi Đời

15/05/200300:00:00(Xem: 144260)
Người viết: NGỌC LOAN
Bài tham dự số 3202-800-vb20512

Tác giả tên thật Lê Ngọc Loan, cựu nữ sinh Trường Trưng Vương, cựu Giáo Sư Gia Long; Tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa SG. 1966. Đã xuất bản 2 tập thơ Nguyễn Lê và một tập truyện ngắn "Chồng Con" với chồng là Song Thuận. Hiện cư trú tại Irvine. Bài của bà được đang tải 2 kỳ.
*

Những tưởng sang đây sẽ đổi đời...
Đúng thật, nhưng làm ..."cu li" thôi!
Quần quần, áo áo trông diêm dúa
Ngó kỹ, không hơn...mấy chú "bồi"!
Đó là mấy câu thơ "tức cảnh sinh tình", tôi làm khi mới qua Mỹ tị nạn, để trả lời thư của các bạn còn kẹt lại VN.
Khi còn ở quê nhà, nhất là sống dướùi chế độ Cộng sản. chúng tôi thường mơ ước được sang Mỹ, và tưởng tượng nước Mỹ giống như một thiên đàng...Ở đấây, "tiêu sài như Mỹ", được ăn ngon, mặc đẹp, thoải mái, sung sướng khỏi phải làm lụng vất vả mệt nhọc. Chưa kể những lời đồn đãi: Qua tới Mỹ, người ta sẽ phát cho mấy ngàn Đô La, sẽ cấp nhà cho ở, mỗi người một phòng, và nhất là ai giữ chức vụ gì ở Việt Nam sẽ được giữ nguyên như thế hoặc khá hơn!
Chao ôi! toàn mơ và mộng...mộng đẹp vô cùng! Nhưng trên thực tế, những ngày đầu chân ướt chân ráo tới Mỹ, chúng tôi đều phải lăn lưng đi học lại, hoặc đi làm... lao động ngày 8 tiếng, có khi 12 hoặc 14 tiếng với tiền trợ cấp, hoặc tiền lương tối thiểu thời 1980 là 2 đô rưỡi 1 giờ, so với tiền thuê nhà là 300 đồng 1 tháng. Kể ra cũng còn sung sướng chán, so với cuộc sống ở VN. Nhưng so với mức sống ở Mỹ, chúng tội đượïc xếp hạng nghèo mạt, lợi tức thấp (bởi thế mới được nhà nước trợ cấp thêm tiền "housing", con cái đi học được ăn lunch free), mặc dù không xin hưởng tiền oeo-phe, không có fút- tem, và không có mê-đi-keo.
Đa số, chúng tôi đều làm nghề điện tử, chồng năng nổ học thêm làm "technician", vợ làm "assembly". Nên câu nói chồng "tách" vợ "ly" được truyền miệng trong cộng đồng Việt Nam khá phổ thông.
Tôi còn nhớ năm 1979 khi chồng tôi vừa ra khỏi trại học tập, chúng tôi đã lo tìm đường vượt biên. Chồng tôi và đứa con lớn vượt biên đi trước qua Mỹ. Tôi và 3 con nhỏ vượït biên tiếp vào tháng 6 năm 1980, đến Songkha, Thái Lan. Gia đình chúng tôi đoàn tụ tại Quận Cam, Nam California cuối năm1980.
Cảm giác lần đầu tiên trong đời được ngồi trên máy bay qua Mỹ, mới sung sướng làm sao! Mẹ con chúng tôi cứ suýt xoa hoài trước bao nhiêu cảnh lạ. Mấy đứa nhỏ rất thích khi được ngắm , được ăn những đồ ăn lạ miệng trên máy bay. Những chiếc muỗng, nĩa nho nhỏ xinh xinh đều là những báu vật thần tiên khiến các con chúng tôi ngắm nghía, mân mê mãi.
Máy bay là là đáp xuống phi trường San Francisco. Các con tôi tranh nhau nhìn qua cửa sổ. Từ cao nhìn xuống, những căn nhà, những chiếc xe hơi đều nhỏ xíu như các đồ chơi. Các con tôi reo lên thích thú vô cùng.
Xuống phi trường, chúng tôi mỗi người được phát một chiếc áo lạnh, loại áo đi tuyết, thêm một ít quần áo, mền, đồ dùng vệ sinh như bàn chải và kem đánh răng... để ngủ qua đêm chờ sáng hôm sau chuyển máy bay về Los Angeles.
Đêm đầu tiên trên đất Mỹ tôi không làm sao ngủ được. Phần vì lạ, vì lạnh (mặc dù cả bốn mẹ con chúng tôi khóac luôn cả áo đi tuyết để ngủ). Phần chính là tôi hồi hộp nghĩ đến cuộc sống mới nơi đất khách quê người đang chờ đón chúng tôi, và nghĩ đến giây phút gặp lại chồng con sau bao nhiêu ngày xa vắng.
Hôm sau, chúng tôi đáp máy bay về Los Angeles. Vừa ra khỏi phi cơ, trời đã gần tối. Chúng tôi đi về hướng nơi nhận hành lý, đôi mắt không ngừng tìm kiếm. Tôi chợt nhận thấy chàng và con đứng đợi ở hành lang. Ôi! diễn tả làm sao hết được cảm giác vui sướng bàng hoàng phút giây hội ngộ bấy giờ!
Ô kìa, chàng đứng ngây
Bên con, trong sân bay.
Gặp nhau, còn hồi hộp…
Không biết mình tỉnh, say"
Chàng đưa mẹ con tôi ra xe hơi, chiếc xe Volvo cũ, mua lại của ông chủ của chàng. Nhưng đối với tôi và các con, chiếc xe này trông vẫn thấy sang cả làm sao!
Trên đường về nhà, nhìn thành phố về đêm rực rỡ ánh đèn, tôi thấy trong lòng rộn rã hẳn lên. Nhất là dọc xa lộ, những ánh đèn xe hơi một bên toàn mầu đỏ, một bên toàn mầu trắng.. di chuyển thật nhanh. Tôi có cảm tưởng mình đang ngồi trong một dòng sông ánh sáng.
Đến nhà, một căn "Duplex" hai phòng ngủ, chồng tôi mới mướn để đón mẹ con tôi. Tôi ngắm phòng ốc, bếp núc.. Kiến trúc khác hẳn bên nhà. Tôi sung sướng khám phá thấy một khoảng vườn sau khá rộng. Các con tôi thăm giường ngủ, phòng ăn.. ra điều thích chí lắm.
Chúng tôi được bạn bè, cơ quan từ thiện cho một đống quần áo cũ. Các con tôi ướm ướm, thử thử, tỏ ra rất hài lòng. Tôi cũng chọn được vài bộ vừa vặn.
Ngay ngày hôm sau, tôi đã phải vào bếp nấu ăn cho cả nhà. Từ nay trở đi, nấu ăn là Job của tôi. Khổ nỗi, tôi nấu ăn rất dở, vì không quen.
Ở Việt Nam, ngoài giờ đi dạy, tôi chỉ biết chơi đùa với con cái và đọc sách báo, nghe radio.. Công việc bếp núc và trông coi lũ nhỏ, tôi giao hết cho người làm và chị vú em. Tôi hoàn toàn không biết gì!
Chẳng thế mà chồng tôi thường nói đùa, tán tỉnh lúc mới cưới tôi:
"Ngày xưa anh vẫn gọi tên em"
"Là đóa hồng tươi , xinh nhất miền"
"Bảo rằng hoa đẹp cho anh ngắm"
"Làm dáng ra vào như bóng Tiên"
Sang đến Mỹ, cuộc sống thay đổi hẳn. Từ "Hồng", tôi đã biến thành "Sen" một cách nhanh chóng. Tôi phải nấu cơm, đi chợ, săn sóc con cái, kèm con học..và.. nặng nhất vẫn là phải chạy tiền nữa! Nên chi, tôi làm tiếp bài thơ sau:
"Hồng ấy giờ đây đã hóa Sen"
"Thổi cơm đi chợ kiêm vú em."
"Việc nhà, việc hãng, kèm con học,"
"Nặng nhất xem ra vẫn chạy tiền!"
Với máy móc tối tân như máy giặt, bếp gas, điện.. tôi mù tịt. Cho nên cả tháng đầu, món ăn tôi nấu khi thì cháy khét, khi thì sống nhăn.
Nấu cơm bằng nồi điện tuy không có cảnh "trên sống dưới khê, tứ bề nát bét", song tôi luôn luôn quên bật điện. Đến khi ngồi vào bàn ăn, dở nồi cơm ra thì ..hỡi ôi! Cơm còn sống nguyên!
Giặt đồ thì tôi cho hầm bà lằng quần áo vào một cối, cho sà bông tùm lum. Vặn nút tối đa. Đến khi lấy ra, quần áo cái thì bị mầu phai lem nhem, cái thì thun lại, cái thì rách nát.. thật là tội nghiệp!
Các con còn nhỏ, tôi phải đưa đi học, đưa đi sinh hoạt nhà trường, đưa đi Hướng Đạo. Đứa còn bé, phải lo tắm rửa, bón ăn.. không khác gì một vú em ở quê nhà.
Ngoài việc làm ở Sở, ở Hãng Xưởng, tối đến tôi còn phải kèm con học. Quả thực, không có lúc nào được nghỉ ngơi trọn vẹn trong một ngày
Tuy nhiên, tất cả những công việc nhà, săn sóc con cái, dù có vất vả, nhưng không mệt trí bằng việc kiếm tiền. "Sen" này đã làm việc nhà không công, lại còn phải lo kiếm tiền cho gia đình nữa, thế có "đau" không chứ"

Nhìn quanh, nhìn quẩn, thấy ai cũng hùng hục làm việc, lao động. Bởi vì ai cũng phải lo kiếm tiền trang trải những "bill" nhà, "bill" điện, "bill" gas, Điện thoại.. nên chỗ nào có "Job opening" là lăn lưng vào làm ngay, bất kể "síp" ngày hay "síp" đêm. Có khi làm 2, 3 jobs là thường!
Vóc dáng người Việt nhỏ thó. Aáy thế mà phải cạnh tranh lao động với người Mỹ, người Mễ gồ ghề cao lớn, nỗi nhọc nhằn không phải là ít. Cũng bởi thế, sau một thời gian cạnh tranh, dân Việt đành "quit", nhường "job" khuân vác lại cho mấy người dân địa phương vai u thịt bắp, để chịu khó ghi danh đi học làm "thầy cai", " thầy xu" (Supervisor), nghề "Ly" (Assembly), nghề "Tách" (Technician). Hoặc cùng lắm, làm nghề đầu bếp, hầu bàn.. bán hàng. Lẽ tất nhiên, lúc đầu chưa học xong, bao nhiêu nghề cũ như Giáo Sư, Bác Sĩ đành phải gác lại.
"Xứ này lắm chuyện nực cười ghê!"
"Dù Sĩ, dù Sư cũng bỏ nghề"
"Chuyên viên, thầy thợ còn than mệt"
"Đầu bếp, hầu bàn lại thấy mê"
Ở quê nhà, tôi là một giáo sư. Sang đây, cũng muốn theo nghề cũ, song phần vì phải học lại, phần vì tiếng Anh còn kém nên đành bỏ nghề. Vả lại, khi gặp cảnh học sinh Trung học tự do hôn hít nhau ngoài bãi đậu xe, và cảnh học trò đưa ngón tay trỏ ngoắc ngoắc gọi Thầy như ngoắc chó, thấy mà ớn lạnh!
"Nghiệp Giáo ta theo thuở thiếu thời"
"Bây giờ ngán nhẽ, phải buông suôi"
"Bơ vơ lũ trẻ, thôi kệ chúng"
"Lẩn thẩn bọn già, hãy cứ ngơi!"
"Chữ nghĩa, bút nghiên đành xếp xó"
"Văn chương, Đạo lý để treo chơi"
"Giấc mộng kê vàng chưa thoát nợ"
"Bằng không rũ áo rửa tay rồi!"
"Giấc mộng kê vàng" đây không phải là mong được giàu sang, vinh quy bái tổ hay chức trọng quyền cao, mà chỉ là miếng cơm manh áo tầm thường thôi.
Nói đến Lao động xứ Mỹ thì ôi thôi! Lắm nghề cơ cực lắm. Thí dụ như lúc mới tới Mỹ, tiếng Anh tiếng u chưa rành, xin được job lau kính nhà thờ, hay làm nghề quét dọn nhà cửa, tên gọi mỹ miều là nghề "Janitor", hoặc job cắt cỏ "yard maintenant", cũng mừng thầm.


"Cuộc sống sang đây đã chuyển vần"
"Làm thầy cũng dở, thợ không xong"
"Anh chồn gối "uốc" (work) bung dây nịt"
Vợ mỏi lưng "klin" (clean) sút giải quần"
Rồi chàng làm thợ hàn, thợ tiện ban đêm, vợ làm nghề "janitor" lau nhà ca ngày.. Vợ chồng không có dịp gần nhau, đã tạo nên nhiều cảnh "trái ngang".
"Chồng "síp mít nai", ngày lục đục"
"Vợ "Ô vờ thái" (overtime) tối cằn nhằn"
"Đâu chỉ quê nhà "lao động" nhỉ""
"Bên này lao động cũng "vinh quang"!"
Làm nghề lao động chân tay thấy cực, nhiều người rủ nhau mở nhà hàng ăn, làm chả giò, nấu xôi, chiên bánh dán..hoặc sang cửa tiệm làm bánh "donut", là nghề quen thuộc của dân Đại Hàn chính gốc.
Chúng tôi cũng tập tễnh vào nghề làm bánh "Donut", sang một cửa tiệm bán "Donut" ở thành phố Westminster, để có bếp làm chả giò mong bán cho các chơ, chứ không có ý định cạnh tranh dành giật với người Đại Hàn.
Cửa hàng "Donut" mở cửa từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa, bán bánh "Donut"mới làm từ đêm, kèm với ly cà phê nóng hổi cho khách đi làm sớm. Chúng tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng, nặn và chiên bánh để kịp có bánh mới còn nóng bán cho khách hàng. Buổi trưa cuộn chả giò bán thêm cho khách dùng bữa "luch". Bánh "Donut" bán không hết trong ngày, vợ chồng con cái chia nhau ăn, hoặc kiếm bà con, bạn bè mà biếu xén cho hết, bằng không cũng phải dục vào thùng rác! Bán bánh cũ là sập tiệm ngay.
Nhớ lại cái cảnh, buổi sáng tinh mơ, nhiều khi chiên bánh xong, chưa kịp rửa mặt, khách hàng đã réo ngoài cửa, vợ chồng nhìn nhau trong tranh sáng tranh tối thấy ghèn mắt còn vương mà giật mình thon thót.
Quả thực, làm nghề chiên Donut, cực khổ lại chẳng lời là bao. Thật dở khóc dở cười!
"Ếch- Rôn thiếp cuộn hoài không chán"
"Đô -nất chàng lăn mãi chẳng chê!"
Thấy làm nghề bán Đô-nất không khá, tôi bèn mon men chuyển qua ngành "business" mở tiệm buôn bán vải và hàng tạp hóa. Nhưng ai đã bước vào nghề rồi, mới thấy nỗi vinh nhục của nghề!
"Bi-di-nớt, Bi-di-nớt!"
"Cay cú vì ngươi,",
"Còn cay hơn ớt."
"Chưa nếm mùi, cứ ngỡ là thơm,"
"Mới nghe qua, dường như ngọt sớt"
Để rồi, mỗi lần mở cửa hàng, là tưng bừng rầm rộ:
"Mỗi lần mở cửa hàng, Grand Opening"
"Tưng bừng khai trương, tha hồ đấu hót!"
Và một ngày không đẹp trời, ế ẩm quá đành phải âm thầm đóng cửa:
"Ai biết cho, cái ngày âm thầm đóng shop"
"Buồn cho vận sui, kể như mất job"
Chán việc mở tiệm, lại xoay qua nghề làm báo. Nhưng than ôi:
"Văn chương xứ Mỹ rẻ như bèo"
"Báo chí cho không, ế mốc meo"
"Quảng cáo tranh dành trang giấy hẹp"
"Thơ văn, giá ngọc chẳng nơi treo".
Chàng làm "Thầy Súp" (supervisor) cho một hãng sát trùng bằng chất phóng xạ, ca đêm từ 12 giờ đêm đến 12 giờ trưa hôm sau, đã ví mình như một ông Tiên lạc thế.
"Dưới bóng mặt trời thiếu chỗ chen"
"Chờ người đi ngủ, ta vùng lên!"
"Cổ nhân đốt đuốc tìm hoan lạc"
"Tại hạ chong đèn kiếm dóp đêm"
"Ngán kiếp trâu bò toan bỏ cuộc"
"Thương đời cú vạc, ráng làm quen"
"Ngày ăn, đêm ngủ là nhân thế
"Ngày ngủ, đêm ăn mới giống Tiên"
Vợ chồng làm lụng tiết kiệm để dành được ít tiền cũng bắt chước thiên hạ đầu tư vào điạ ốc, tìm kiếm mua nhà. Ôi thôi, cái cảnh "tiền ít đòi thịt nhiều" làm khổ mấy ông chuyên viên địa ốc không ít. Bắt các ông ấy chở xe đi "ngoạn cảnh thành phố " free, xem cả trăm căn nhà mà chẳng có căn nào vừa ý, vừa tiền!
"Nhìn nhau xoa xuýt"
"Tấm tắc khen hoài"
"Chịu quá đi thôi"
"Căn nhà lý tưởng"
"Bèn vô đề chính"
"Hỏi giá offer"
"How much tôi mua"
"Ối sao mắc thế""
"Let-me suy nghĩ"
"Sẽ think about"
"Giá này quá cao"
"Ngoẹo cổ, ngoẹo đầu"
"- Bye- bye! - Good luck!"
Cuối cùng chúng tôi cũng mua được một căn nhà cũ mèm, phải sửa chữa, clean- up từ trước ra sau, từ trong ra ngoài. Rồi mỗi lần đi làm về, ngắm căn nhà thiếu chăm sóc mà ngao ngán:
"Buồn trông ngọn cỏ phất cờ"
"Buồn trông lá rụng vật vờ đầy sân"
……………………...
"Buồn trông bill điện, bill gas"
"bill phone, bill nước, bill nhà, bill xe"
"Buồn trông đất rộng, vườn xa"
"Lâu lâu, cống rãnh xình ra, xình vào"
...
"Buồn trông hoa kiểng, vườn rau"
"Cỏ hoang nhấp nhổm, lá sâu nhập nhằng!"
Vợ chồng, con cái cứ đến cuối tuần được nghỉ, lại nai lưng ra "hầu" căn nhà lý tưởng, từ thông cống đến cắt cỏ, từ hút bụi đến sửa mái, làm vườn. Chàng đội mũ rộng vành che nắng, chiếc mũ mua ở "garage sale"của một ông Mễ nào đó, nhìn thật tức cười. Trông chàng không khác mấy anh Mễ chính gốc đang làm job cắt cỏ, làm vườn:
"Buồn trông thân phận của chàng"
"Chủ chưa ra chủ, người làm không công"
Thấy chàng thay đổi khá nhiều so với phong độ ngày xưa, bèn có thơ rằng:
"Xưa kia anh nổi tiếng tài ba"
"Tài tử, tài tình lại tài hoa"
"Bây giờ tài ấy xoay quanh lại"
"Tài xế, tài công kiêm tài gia"
Bên xứ Mỹ ai cũng có cơ hội làm giàu. Nên chi người ta làm việc gấp đôi, gấp ba so với Aâu Châu, làm gấp năm, gấp bẩy so với Việt Nam (Không kể những người lao động thực sự, làm nhiều mà chẳng có ăn). Ở Mỹ, ai tài giỏi làm giàu, rồi có tiền đầu tư sinh lời và nghỉ xả hơi hay du lịch. Đầu tư sinh lời chính là mộng ước của nhiều người.
"Mộng triệu phú ngày đêm khắc khoải"
"Muốn làm sao mà hái ra tiền"
"Việc làm vừa nhẹ, vừa êm"
"Tiền vô như nước, của thêm ào ào".
Tuy nhiên, càng đầu tư, càng phải vay nợ chồng chất.
"Mộng làm triệu phú xa vời"
"Hôm nay chạy nợ, ngày mai huy hoàng""
Ngẫm cho kỹ, thấy chỉ có "lao động" chân tay và trí óc mới thấy chắc ăn. Chúng tôi bèn khuyên bảo các con hãy đầu tư vào "chất sám", cái vốn quý giá nằm trong đầu mình, không sợ ai lấy mất, không sợ rủi ro khi vay nợ!
Bởi thế, vợ chồng đi làm cật lực, con cái lo học hành trối chết. "Học và làm việc" chính là châm ngôn của người Tị nạn.
Sau hơn 20 năm sống trên đất Mỹ, chúng tôi cũng như phần đông các gia đình Tị nạn khác, bây giờ tương đối khá giả, thanh nhàn lúc tuổi già: Có nhà, có xe, có con cái thành nhân chi mỹ, có cháu nội, ngoại đầy nhà.
Kẻ quy tiên cũng không phải là ít. Họ đã gửi thân xác nơi xứ người. Nhưng hậu thân của họ đã vươn lên mạnh mẽ. Cuối tuần, chúng tôi lo đi đám ma, đám cưới, họp hội đoàn này, tham dự đoàn thể kia, bận tíu tít.
Đặc biệt, chúng tôi ở ngay trung tâm Little Sài Gòn, Thủ đô của người Tị nạn, nơi có rất nhiều Hội đoàn, Đoàn thể sinh hoạt. Có đến hàng trăm Hội đoàn, Đoàn thể chứ không ít. Vì nước Mỹ là xứ Tự do, nên không có sự cấm đoán mở Hội. Hội nào mạnh thì phát triển đều đặn. Hội nào yếu, dần dần bị đào thải.
Rồi còn mục Ra Mắt Sách, Ra Mắt Thơ, Ra Mắt CD.. Dạ Tiệc Gây Quỹ Hội Đoàn, Đại Nhạc Hội cứu trợ, Đại Nhạc Hội Văn Nghệ.. cho nên sống trên đất Mỹ mà nhiều khi tôi tưởng như đang sống ở quê nhà. Tối ngày nghe Radio đài Little Sài Gòn, đài Radio Bolsa, đài VNCR, đài SG Radio Hải Ngoại, đài VOV, đài Sống Trên Đất Mỹ...hoặc xem TV đài SaiGòn, Đài TH 18, đài SBN, ..vv..tất cả đều nói tiếng Việt. Nhạc Việt thì khỏi chê, thật đa dạng và phong phú. Có khi cả tháng tôi chả nói một câu tiếng Mỹ nào, ngoại trừ ngày tình nguyện đi làm việc trong Ban Bầu cử của thành phố. Có người quên khuấy đi mình là người tị nạn ở Mỹ, lại gọi người Mỹ là người ngoại quốc nữa chứ!
Nói tóm lại, sống ở Mỹ ai cũng phải làm việc, dù lao động chân tay hay lao động trí óc cũng thế. Dân tị nạn thế hệ thứ nhất, tỉ lệ lao động chân tay còn cao vì chưa được đào luyện nhiều về chuyên môn và Anh ngữ. Đến thế hệ tị nạn đời 2 thì lao động trí óc chiếm một tỉ lệ rất cao, vì người Việt thông minh, khéo léo chịu khó học hành. Các Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ, Luật sư, Kỹ sư, Giáo chức dạy học, các Thẩm Phán, Chánh Aùn, kể cả viên chức quan trọng trong chính quyền và trong cơ quan dân cử, người Việt đã đóng góp đáng kể cho nền văn minh và sự phồn thịnh của nước Mỹ.
Ngày nay, chúng tôi đa số đã là công dân Mỹ gốc Việt. Chúng tôi đều cảm thấy sung sướng khi được hưởng một nền tự do dân chủ tiến bộ nhất thế giới: Tự do ngôn luâïn, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do du lịch ..vv.. Ai cũng có cơ hội tiến thân và làm giàu, miễn là cuối năm phải khai thuế đàng hoàng.
Ở Mỹ, Nhân quyền rất được tôn trọng. Mọi vi phạm đều được mang ra Tòa án xét xử công minh. Cộng đồng sắc tộc nào cũng có quyền phát triển riêng, kể cả ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Bởi thế, tiếng Việt đã được giảng dạy tại một số trường có đông học sinh, sinh viên gốc Việt. Thử hỏi có quốc gia nào trên thế giới tôn trọng tự do và hạnh phúc của người dân như thế không"
Bài thơ năm nào tôi làm khi mới chân ướt chân ráo tới Mỹ, nay xin đổi lại như sau:
"Tị nạn sang đây đã đổi đời"
"Tự do, hạnh phúc khắp nơi nơi"
"Lao động "vinh quang" là thế nhỉ""
"Sung sướng làm sao,
một kiếp người!"

Ngọc Loan (02/03)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến