Hôm nay,  

Từ Mỹ, Tản Mạn Nhớ Quê Ngoại

09/04/200300:00:00(Xem: 139792)
Người viết: LÊ MINH HIỀN
Bài tham dự số 3166-773-vb80406

Tác giả Lê minh Hiền, sinh năm 1959, lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ bằng những hồi tưởng dễ thương về quê ngoại. Ông cho biết hiện cư trú tại Stanton, Caifornia; Nghề nghiệp: Data Entry Operator, Trình độ: tốt nghiệp College ngành computer applications; Hiện tại: chưa tìm được lại việc làm chính thức, tạm thời đibỏ pizza, bỏ báo.
*

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê Ngoại ruột đau chín chiều... (Ca dao)

Tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp về quê Ngọai, quê Ngoại tôi nghèo lắm! Mười năm xa quê Ngoại, sống ở Mỹ những kỷ niệm ấy càng rõ ràng hơn và cái nghèo ấy lại trở nên dễ thương hơn, tình người hơn, và... có khi lại lãng mạn lắm.
Quê Ngọai tôi mang một cái tên thật mộc mạc là Xóm Cổng, một làng nhỏ ở miền trung. Từ thành phố Qui Nhơn đi ngược ra hướng ngoại ô khoảng hơn một dặm, vừa qua khỏi cầu Đôi, quẹo phải xuống theo con đê nhỏ đi bộ một tí là tới nhà Ngoại tôi. Xóm Cổng nhỏ bé vài chục nóc nhà nằm cạnh chân đê. Nhà Ngoại ở đầu xóm, quanh năm nằm nghe gió sông xào xạc như chơi trò đùa giởn trốn tìm trên những tàu lá dừa trước sân nhà.
Hồi mới qua đây, gặp một cơn gió Santa Ana trong khi đang toát mồ hôi và mệt bở hơi tai vì chạy ném báo tạp chí giữa trưa hè nắng gắt làm tôi lại nhớ những cơn gió nồm ở quê Ngoại những trưa hè êm ả, những đêm hè yên bình rồi cảm thán với cuộc đời dâu bể của chính mình mà lòng mang mang buồn. Những thoáng nhớ ấy trong cuộc sống bon chen ở đây thật là quí báu đối với tôi.
Tôi vẫn còn nhớ rõ như chuyện mới xảy ra hôm qua những ngày xưa còn bé xíu ở nhà Ngọai. Tôi thích nhất chiều chiều Dì Tám tôi trãi chiếu trước hè cho tôi nằm chơi. Còn Dì thì ngồi cạnh đan lưới. Đó là những buổi chiều hè, nắng vàng dìu dịu, và gió ngoài sông nhè nhẹ thổi vào mát rượi. Và cứ vậy những cơn gió nồm êm ả ấy ru tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay. Đến khi tôi thức giấc thì đêm đã khuya rồi. Ngoài sân ánh trăng sáng vằng vặc trên đỉnh mấy ngọn dừa, những cơn gió nồm từ ngoài sông vẫn thổi nhè nhẹ, hiền hòa, nghe như chúng đang muốn nói với tôi một điều muôn thủa nào đó rất sâu sắc nhưng cũng thật giản dị về ý nghĩa hạnh phúc của cuộc đời. Tôi thấy Ông Bà tôi đang ngồi uống trà nói chuyện gì đó trong nhà giữa. Dì Tám chắc đã bỏ đi đâu đó, còn cậu Bảy đi chơi vẫn chưa về.
Tôi là đứa cháu Ngoại đầu, lại ốm yếu và hay đau bệnh hoài nên được bà tôi chiều chuộng lắm. Cũng vì vậy mà Cậu Bảy và Dì Tám tôi hay bị Bà la hoài mổi khi tôi khóc nhè.
Tôi không có nhiều hình ảnh đẹp với Ông Ngoại tôi như với bà Ngoại, nhưng theo lời Má tôi kể lại, vài ngày sau khi sinh tôi ra ở bệnh viện Đa khoa Qui Nhơn chính Ông Ngoại tôi đã chèo xỏng nhỏ rước Mẹ và tôi từ cầu Đôi về. Hồi đó con đường đê từ đường cái quan chạy ngang nhà Ngoại rất hẹp và ngoằn ngoèo uốn lượn làm cho việc di chuyển không được thuận lợi lắm. Hơn nữa về mùa mưa thứ đất thịt thường sau một cơn mưa nhanh chóng biến dạng thành nhão nhoẹt rất khó đi nên Ông Ngoại tôi phải đưa về bằng đường sông. Tôi còn nhớ mỗi lần về chơi nhà Ngoại đi trên con đê nhỏ nghe gió thổi ù ù hai bên tai đến nổi chúng tôi phải nói to mới nghe nhau được. Tôi thích lắm cứ thỉnh thoảng dừng chân đứng xem nước chảy ào ào qua mấy cái cống nhỏ làm bằng cây.
Đường về nhà Ngoại quanh co qua nhiều cái cống nhỏ như vậy. Có lẽ vì vậy mà cái xóm nhỏ của Ngoại có tên là xóm Cổng nói trại đi chăng! Nước chảy qua những cái cống nầy mạnh lắm. Tôi vẫn còn nhớ rõ cái cảm giác vừa thích thú vừa sợ hải khi bước qua mỗi cái cống nhỏ. Mặc dù sau nầy lớn lên, đi xa hơn, từng có dịp đứng trước biển bao la nghe sóng đánh ì ầm hoặc lên núi cao nhìn xuống xóm làng bé xíu xa hun hút bên dưới hoặc mới đây có dịp đi Francisco chơi, lúc đứng trên cầu Golden Gate trong lòng tôi pha trộn nhiều cảm giác khác nhau, vừa thán phục vùa lạ lùng, song vẫn không có cái cảm giác mạnh bằng hồi còn nhỏ xíu khi bước qua mấy cái cống nhỏ quê Ngoại nghe trong lòng vừa sợ vừa thích.
*
Bây giờ khi Ông Bà Ngoại đều đã qua đời, cả Cậu Bảy tôi cũng đã mất hơn mười năm thì một thứ hạnh phúc khác lại đến với thế hệ con tôi. Hạnh phúc của con tôi tuy không thiên nhiên, không hiền hòa như ngày nào mà hiện đại, sống động nhưng vẫn hồn nhiên khi con bé con mới vừa lên ba tuổi xem những show dành cho trẻ con trên channel 28, rồi bắt chước Barney hát I love you you love me..., hoặc bắt chước thằng nhóc Callou nói stupid rồi bụm miệng cười hí hí, hoặc vừa chạy quanh phòng vừa nhún nhảy, y như tụi nhóc Teletubbies. Con bé càng thích diễn trò khi biết bố mẹ nó đang khoái chí nhìn mình.


Ngoại cảnh có khác : ở quê Ngoại và ở Mỹ nhưng tình người thì muôn thủa vẫn như nhau. Ngoại cảnh chỉ là phương tiện chuyên chở tình người đến những bến bờ hạnh phúc.
Nhìn con lòng tôi bồi hồi nhớ lại mới ngày nào Bà Ngọai tôi hay nói không biết chừng nào thằng Hiền có vợ mỗi khi Bà mang cá đi xuống chợ Lớn ở Qui nhơn bán, tiện chân ghé thăm các cháu. Vậy mà đã gần bốn mươi năm rồi. Tôi giờ đã hơn nửa đời người, tuy muộn màng, nhưng cũng có được một mái ấm gia đình.
Bé Jenny của chúng tôi đã biết nói bi bô suốt ngày, không phải bằng tiếng Mỹ bản xứ mà bằng thứ tiếng của quê hương Việt nam cách nơi đây hơn nửa vòng trái đất. Mỗi khi con bé được hỏi con mấy tuổi, tuổi con gì thì nó trả lời thật ngọng nghịu, thật dễ thương là ba tuổi, tuổi con 'dzồng'.
Từ lúc lên hai bé Jenny đã biết hát nhiều bài lắm, nhạc Việt có, nhạc Mỹ có, song tôi thích nhất bài Đi chùa Hương, tôi hay nói đó là bản ruột của nó. Bé còn đọc được một đoạn ngắn trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh: ''Mỗi năm cứ độ cuối thu, lá ngoài đường rơi nhiều và trên không trung có những đám mây bàng bạc, bố mẹ tôi dắt tay tôi đi học, đi chơi...Yeah!''
Thật ra tôi đã chế biến, thêm bớt vào nguyên bản chút ít. Mỗi lần kết thúc đoạn văn con bé dơ hai tay lên và hô yeah, còn hai chữ “đi chơi” là do nó sáng tạo nên. Nó còn đọc được bài học thuộc lòng tôi từng được học ở bậc tiểu học mà sau bao nhiêu năm tôi vẫn còn nhớ:
''Kỳ nghỉ hè
Ta về quê
Nhà ta ở
Mé bờ đê
Ở nhà có
Bố mẹ ta
Ông và bà
Quí ta quá
Khi thư thả
Ta ra đê
Đi thả bê
Thật là thú.''
Mong rằng con tôi sẽ mãi mãi mang một tâm hồn Việt Nam dù lớn lên trong lò luyện đan melting pot, dù được trang bị một khả năng hiện đại từ một xứ sở tiến bộ nhất địa cầu nầy.
*
Mấy năm trước nhân dịp về Việt nam thăm Bà Nội tôi bệnh nặng sắp mất rồi cũng nhân đó tính luôn chuyện lập gia đình trong lúc Nội vẫn còn chứng kiến và chúc mừng cho thằng cháu đích tôn đã từng lận đận về đường tình duyên. Nhớ lại những kỷ niệm ngày nào ở quê Ngoại, nhớ mới ngày nào Ngoại ước ao thằng cháu sẽ có vợ cho Bà xem, tôi dẫn vợ tôi về thăm quê Ngọai trước đám cưới một ngày.
Chiều hôm ấy, một ngày mùa đông trời âm u và mưa râm râm bao phủ xóm nhỏ, nghe lành lạnh! Một cảnh thân thương quen thuộc nơi sông nước quê Ngoại nơi tôi đã từng sống qua một thời thơ ấu mà tôi thường nhớ lại da diết qua những năm tháng ở Mỹ... Mợ Bảy tôi dẫn hai đứa tôi ra thăm mộ Bà. Đường ra mộ Bà tôi hồi ấy với giờ đây khác nhau nhiều lắm, nếu không có Mợ dẫn đường tôi khó mà tìm được đến nơi. Mưa vẫn lâm râm rắc muôn ngàn hạt nước xuống làm mặt sông rỗ chằng chịt. Giữa sông có một chiếc xỏng nhỏ, một người đàn ông khoác một tấm áo che mưa kết bằng rơm vẫn bình thản buông lưới.
Trời âm u hơn, mưa nặng hạt hơn, nghe lạnh hơn và gió sông mang theo nước mưa tạt vào làm chúng tôi thật khó khăn lắm mới thắp được mấy nén nhang. Vợ tôi bên cạnh, tôi cầm nhang khấn vái thầm nhắc lại với Ngoại chuyện xưa ngày nào. Nước mắt tôi rưng rưng nhưng nhanh chóng bị những hạt nước mưa hòa tan đi.
Ở mộ Bà về thì mưa đã tạnh, trời sáng hẵn ra. Tôi khoan khoái hít thở lại cái thứ mùi mằn mặn, nồng nồng quen thuộc của thứ nước lợ quê Ngoại, mùi thơm thơm nhè nhẹ của một thứ rau câu mà ai đó vừa vớt lên đặt tạm bên bờ sông và lại được dịp nhìn thấy thật nhiều con còng nho nhỏ nhiều màu đỏ, vàng với những cái càng mập ú đang ùa nhau lủi xuống những cái lỗ hang nhỏ khi thấy dáng chúng tôi từ xa. Tôi nhớ như in hình ảnh bà Ngoại nhỏ bé, già nua của tôi đứng trước cổng nhà vẫy tôi ra dấu theo Bà dẫn đi ăn bánh xèo ở cái quán nhỏ cuối xóm.
Tôi chắc sau nầy lớn khôn con tôi nó cũng sẽ nhớ từng miếng kẹo chewing gum, từng thỏi chocolate mà Ông Nội cho nó.
Đông qua Xuân lại, dòng thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi kéo theo cuộc đời tôi nơi đây. Nhưng ở nơi ấy quê Ngoại dù có tôi hay không nước dưới chân cầu Đôi vẫn cứ trôi xuôi về hướng xóm Cổng nơi có nhà Ngoại thân yêu của tôi trước khi đổ ra cửa biển Thị Nại. Xứ Mỹ vĩ đại với những Los Angeles, Las Vegas, Disney Land nổi tiếng là hàng xóm nơi tôi ở tuy có mở rộng thêm tầm mắt tôi song vẫn không lưu luyến tâm hồn tôi bằng xóm Cổng bằng những dòng nước ào ào chảy qua những cái cống nhỏ đã từng một thời làm tôi vừa say mê vừa sợ. Và tôi mãi mãi vẫn không nói được lưu loát thứ ngôn ngữ mới khác với thứ tiếng mẹ đẻ mà ngày xưa còn bé tôi đã bắt đầu bập bẹ ở quê Ngoại tôi mặc dầu tôi đã được gọi là một người Mỹ...
nhưng gốc Việt thì dẫu sao đi nữa Hợp Chủng Quốc vẫn là quê hương thứ hai của tôi thôi. Nên Viêt Nam vẫn là quê hương yêu dấu nhất nơi có quê Ngoại thân thương của tôi với những cơn gió nồm trưa hè hay đêm xuống đã từng một thời nào vuốt ve tâm hồn tôi.
Stanton 3/18/ 03
Lê Minh Hiền

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến