Hôm nay,  

Nỗi Buồn Biết Ngỏ Cùng Ai

25/03/200300:00:00(Xem: 169888)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài tham dự số 3155-762-vb20324

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Bài viết lần này là một truyện ngắn được cho biết là đã viết từ lâu. Nỗi buồn lo của nhân vật cụ giáo đã thành việc chung: chuyện nói và học tiếng Việt, chữ Việt hiện đang được nhiều thế hệ cùng lo lắng góp sức. *

Từ ngày đặt chân lên đất Hoa kỳ, chưa bao giờ cụ giáo Khánh được vui vẻ, ngoại trừ hôm gặp lại con cháu tại phi trường sau 7 năm xa cách.
Tại sao cụ lại không vui và nét mặt lúc nào cũng đăm chiêu buồn bã"
Hoàn cảnh gia đình của cụ thực ít ai bì được. Cụ vừa từ Saigon sang đây theo chương trình ODP, tiếng Việt có nghĩa là Ra đi trong trật tự. Sức khoẻ của cụ rất khả quan so với cái tuổi 72. Con trai cụ, kỹ sư cho một hãng lớn nhất trong khu vực. Con dâu của cụ là một chuyên viên điện tóan cho một hãng vào bậc nhì, ba trong thành phố. Lợi tức khá cao, vợ chồng hiện làm chủ một căn nhà 4 phòng ngủ, có hồ bơi và vườn rộng ở phía sau, tọa lạc tại phía Bắc thành phố nơi tập trung những người giầu có. Ba đứa cháu nội : hai trai một gái đều thông minh, dĩnh ngộ. Đứa lớn sinh tại Saigon và 2 đứa tại đây. Con gái và con rể của cụ cũng ở gần đó, đều có công việc vững chắc, nhà, xe đầy đủ. Các cháu nội cũng như cháu ngoại thật là dễ thương và hết sức yêu mến cụ.
Thế mà cụ giáo Khánh vẫn buồn.
Có lẽ cụ buồn vì còn nhiều con cháu, thân nhân và bạn hữu còn ở Việt nam chăng" Không phải như vậy, di cư vào Nam năm 1954, cụ bà bị bạo bệnh mất đi vào năm 1961, để lại cho cụ gà trống nuôi con : một trai, một gái. Anh em cụ đã chết từ khi còn nhỏ, chỉ có một nguời chị gái nhưng đã mất từ ngày quân Pháp nhẩy dù xuống Thái nguyên. Họ hàng thân thích đều ở ngoài Bắc và tuyệt vô tin tức kể từ ngày cụ rời bỏ hàng ngũ kháng chiến trở về với quốc gia để tìm tự do. Cụ không còn giây mơ rễ mái gì với những người còn ở laị. Mặc dầu những bạn bè, hàng xóm láng giềng của cụ đều là những người tốt, đã giúp đỡ cụ rất nhiều, khi người con trai cụ đã cùng vợ con bỏ nước ra đi vào năm 1975. Hai năm sau đến lượt cô con gái cùng chồng đã vượt sóng gió hiểm nghèo đến miền đất tự do và phồn thịnh này. Sang đây cụ cũng gặp nhiều bạn cũ, nhưng sau một vài lần trò chuyện, cụ không còn tìm thấy ở họ những nét quen thuộc của người bạn tâm giao năm xưa. Họ khoe nhà, khoe cửa, khoe con làm việc lương cao, khoe cháu học giỏi nói tiếng Mỹ như gió. Họ làm thơ ca tụng đời sống mới, ngợi khen sự sung túc của gia đình mình, châm biếm người này, người khác. Nói chuyện đến quốc gia, dân tộc họ chẳng thèm nghe hoặc giả lại dùng toàn những danh từ đao to búa lớn, như mình là một bực vĩ nhân, nhưng họ chưa làm một việc gì từ trong nhà cho đến xã hội để chứng tỏ là họ có lòng yêu nước thương nòi.
Sau lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch, cụ giáo Khánh lại còn buồn hơn nữa. Ngoài trời tuyết phủ trắng xóa. Gió bấc thổi thổi ào ào, rít lên tưng hồi qua những đám cây khẳng khiu, trơ cành trụi lá. Hàn thử biểu chỉ 22 độ dưới 0. Lò sưởi chạy liên hồi cũng không sao làm cho cụ được ấm lòng chút nào. Mở máy truyền hình coi được vài phút rồi lại tắt đi. Cụ mở máy nghe nhạc, giọng hát Thái Thanh cao vút diễn tả lúc người chinh phu trở về trong bài Hòn Vọng Phu III :
Nhìn qua con đường làng cũ, quanh co mấy buổi tà dương mới trông thấy làng. Nhớ nước non sao xuyến tấc lòng. . . Từ khóm cây ngôi mộ ven đường, từ mái tranh. . .
Nước mắt chan hòa, cụ không còn can đảm nghe tiếp nữa. Tâm hồn bồi hồi chan chứa, cụ nằm vắt tay lên trán, thả hồn về dì vãng,về những năm tháng trôi qua, từ khi còn thơ ấu đến lúc trưởng thành. Hình ảnh những ngày đã qua lần lượt hiện ra trong trí nhớ : này là ngôi nhà thờ cũ của gia đình, kia mái trường tiểu học thân yêu, rồi những ngày kháng chiến chống Pháp gian khổ, ngày cụ thành hôn, ngày vĩnh biệt người bạn đời, ngày chờ mong đứa cháu nội ra đời, rồi những ngày sống cô đơn, cực khổ bên nhà. . .
Bây giờ cụ hầu như mất gần hết: Quê hương, họ hàng, bè bạn đã xa ngoài vạn dậm. Nhưng con cháu cụ chẳng vẫn còn đó và quây quần bên cụ hay sao" Con cháu của cụ tuy vẫn còn nhưng con cụ đã đổi khác, con dâu của cụ đã đổi khác. Ngay đến cả thằng cháu nội yêu quý của cụ cũng đổi khác rất nhiều.


Ngày còn ở Saigon, ông cháu cùng nhau suốt ngày quấn quýt bên nhau. Cháu ở đâu là có ông ở đó. Cụ giáo cưng chiều đứa cháu còn hơn là đứa con trai của cụ khi còn nhỏ. Cháu là viên ngọc quý, là niềm an ủi và là nguồn vui bất tận của tuổi già. Khi sang đến đây, người đầu tiên cụ tìm kiếm trong đám con cháu ra đón cụ tại phi trường là đứa cháu khôi ngô tuấn tú của cụ. Cụ lên tiếng hỏi người con trai :
- Thằng Tuấn đâu"
Một đứa trẻ mập phì bước ra từ phía sau người cha. Cụ giáo tiến lại ôm lấy đứa cháu yêu quý. Cụ hỏi :
- Cháu có nhớ ông không"
Đứa trẻ ngơ ngác nhìn cụ, không trả lời nhưng vẫn bám chặt lấy tay ông nội nó.
Cụ lại hỏi :
- Năm nay cháu học lớp mấy rồi"
Tuấn vẫn ấp úng không trả lời. Hai vợ chồng người con nhìn lẫn nhau, người nọ ra hiệu người kia, sau cùng người con trai đành thưa với cụ :
- Cháu không nói được tiếng Việt.
Cụ giáo bàng hoàng hỏi lai :
- Thằng Tuấn quên hết tiếng Việt rồi sao"
Ngày ở Saigon tuy nó mới lên 4, nhưng cụ vẫn tự hào là cháu cụ thông minh và nói sõi như người lớn. Vậy mà chỉ mới có 7 năm. . .
Nhìn bức hình hai ông cháu chụp ở Thảo Cầm Viên năm nào, Cụ giáo thẫn thờ trong dạ. Cụ nhớ hôm đó đứa cháu nói năng bẻo lẻo không lúc nào ngơi miệng. Gặp gì nó cũng hỏi và hình như nó muốn biết hết những gì đã trông thấy, đặc biệt nhất là những muông thú và cây cỏ.
Bây giờ khi ở nhà, nó gần như muốn tránh mặt ông nội nó, viện cớ bài vở quá nhiều. Kỳ nghỉ lễ vừa qua, ông cháu cũng đi chung với nhau, song đứa trẻ phải khổ sở lắm mới nói được một vài chữ tiếng Việt, rồi lại sổ ra một tràng tiếng Anh. Đứa trẻ muốn gần ông, muốn nói chuyện nhưng không sao diễn tả được những điều muốn nói. Còn khi ông nó nói, nó hoàn toàn không hiểu ông nó nói gì.
Hồi mới đến Hoa Kỳ, cha mẹ nó sợ mình nói không thông thạo, sợ con mình không nói được tiếng Anh cho nên học ngày, học đêm và trong nhà chỉ nói tiếng Anh. Những đứa trẻ sinh ra sau, học tiếng Anh từ khi mới tập nói. Suốt 7 năm qua, thằng Tuấn ít khi nghe cha mẹ nó nói tiếng Việt, dù là nói chuyện với nhau. Mãi cho đến khi ông nó sắp sang hai vợ chồng mới quay trở lại dùng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì vậy chính cha mẹ nó nhiều khi còn ngượng nghịu, huống chi là nó.
Cụ giáo muốn dậy cháu tiếng Việt, nhưng vợ chồng người con không muốn, sợ làm cho đứa trẻ phân tâm ø sao lãng việc học ở trường. Cụ thương cháu nhưng giận con vô tả. Chỉ mới có 7 năm mà đứa cháu yêu dấu của cụ đã gần như một người xa lạ. Người con rể lại còn bênh vực và bồi thêm :
- Ông bắt cháu học tiếng Việt làm gì" Tiếng này vô dụng ở đây, mà dù cho đám trẻ có học được đi chăng nữa, thì cũng chỉ vài ba năm rồi lại quên hết.
Cụ giáo thấy buốt nhói trong tim, lặng thinh không nói, cất bước vào phòng nằm nghỉ. Cụ xót xa đau đớn, nghĩ rằng đời mình sắp tàn, dù cho cụ có cố gắng thuyết phục được con trai, con rể dạy cho cháu được dăm ba chữ tiếng Việt, họa chăng cũng chỉ còn dăm ba năm nữa. Đến khi cụ nhắm mắt suôi tay, con cháu của cụ lại trở về với cái ngôn ngữ xa lạ này. Cụ buồn cho thân phận của mình, buồn cho cảnh nước mất nhà tan. Cụ cảm thấy hổ thẹn và có tội với tổ tiên khi thấy đàn con cháu dần dần trở thành người khác giống. Cụ lẩm bẩm :
- Nghìn năm đô hộ giặc Tầu, trăm năm đô hộ giặc Tây, mặc dù Tây Tầu đã trăm phương ngàn kế mà vẫn không sao hủy diệt được cái ngôn ngữ của ông cha để lại. Mà bây giờ chỉ mới có 7 năm, hừ chỉ mới có 7 năm. . .
Từ đó cụ giáo buồn bã, biếng ăn, bỏ ngủ, biếng nói, biếng cười. Cả ngày cụ không ra không vào, chỉ ở trong phòng khép kín. Cụ hết đứng lại nằm, hết thở ngắn lại than dài. Con trai, con gái, con dâu con rể nhìn cụ ái ngại. Lũ trẻ nhìn nhau im lặng chứ không nói cười ồn ỹ như trước.
Mãi cho đến ngày mồng một Tết năm Giáp Tý, con cháu quây quần chúc cụ an khang trường thọ, cụ vẫn trầm ngâm yên lặng. Nhưng đến khi thằng Tuấn đại diện cho cả nhà dâng phần quà biếu, mắt cụ bỗng nhiên vụt sáng và ngồi thẳng dậy. Hai tay run run cụ đón nhận tập sách mỏng ngoài bìa đề 5 chữ :
Sách học vần quốc ngữ.
Vội vàng rút cặp kính lão ở túi áo ngực, trịnh trọng đeo lên và từ từ mở rộng trang sách. Bàng hoàng súc động, cụ nhìn mấy giòng khi xưa mờ mờ và nhoè nhoẹt qua hàng nước mắt.
Nhưng rồi lạ lùng chưa, cụ giáo bỗng thấy hàng chữ quen thuộc dần dần biến đổi thành những chữ gì lạ hoắc. Cụ vừa kinh ngạc, vừa tức giận, giật mình tỉnh giậy. Thì ra chỉ là một giấc chiêm bao.
Không biết năm tháng còn lại của cụ có còn kịp nhìn thấy giấc mơ thành sự thật.

Bùi Xuân Đáng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,030,563
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến