Hôm nay,  

Cho Nó Giống Mỹ

21/03/200300:00:00(Xem: 147861)
Người viết: Bùi Ngọc Quang
Bài tham dự số 3151-758-vb30318

Người viết sinh năm 1958, từ năm 1978- 1982: giáo viên cấp II Trường Quốc Việt, Quận 6, dạy môn Họa. Năm 1988, định cư tại San Jose, Bắc California, Tốt nghiệp AA & AS từ trường Đại học Cộng Đồng Mission Valley College, CA. Công việc đang làm: Technician cho hãng Nectex Microware RF Hitec Inc. ở Santa Clara, CA.
Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả Bùi Ngọc Quang cho thấy ông có sức viết mạnh mẽ khác thường: một hơi, gửi luôn... 11 bài.
Sau đây là bài thứ nhất.

*

Tôi rời khỏi Việt Nam trước anh, nhưng lại đặt chân đến Mỹ sau anh. Số là vì tôi thuộc diện tỵ nạn phải qua Phi học sáu tháng. Còn anh thuộc diện di dân, đi thẳng từ phi trường Tân Sơn Nhất đến BangKok, Thái Lan, rồi từ Thái Lan sau khi quá cảnh 1 tuần, anh đổi chuyến bay đến phi trường San Francisco, nước Mỹ.
Lúc đầu, khi tôi quen anh, tôi chỉ biết qua lời anh kể là anh đi vượt biên cùng chung với 1 đứa em gái nhỏ. Cha mẹ thì còn ở lại Việt Nam (…) Tôi đâm ra thương cảm hoàn cảnh của anh từ đó, và tình yêu bắt nguồn lúc nào tôi cũng chẳng rõ… Chỉ biết là đến bây giờ tôi đã là vợ của anh, và những tháng ngày hiện tại này là những chuổi ngày hạnh phúc nhất mà tôi được sống bên anh…
Cái duyên của tôi đưa đẩy, chẳng qua là nhờ cô bạn gái thường hay đi lễ chùa Đức Viên hằng tuần với tôi, làm mai. Một hôm sau khi tan lễ, cô ta rủ tôi về nhà chơi, và kể lại một câu chuyện tình cờ: "Chị Nguyệt à, để em giới thiệu cho chị 1 ông bạn này nhe, muốn gặp, sáng mai chủ nhật chị tới nhà em đi, đúng 9 giờ. O.K.". Tôi gật đầu , ứ ừ cho qua chuyện; kể cũng ngộ, bởi vì từ ngày tôi sang Mỹ đến nay, đã hơn 8 tháng rồi, cứ mỗi buổi tối đi học ESL ở ngôi trường anh ngữ ban đêm gần nhà, là như 1 điệp khúc buồn chán: mở sách, tập đọc câu, đứng lên vấn đáp qua lại, rồi hết giờ, về… Có ai đâu để mà to nhỏ thì thầm, lớn rồi còn bé gì nữa, trên 30 rồi đấng phu quân đâu chẳng thấy, người trong mộng đâu, sao tìm hoài chẳng ra… Vậy mà khi còn ở Việt Nam trước lúc sang Mỹ, tôi có đi xem bói… thì ông thầy mù lại phán: "Cô có tin vui, được đi xa, lại tìm được người vừa ý, sang năm đều hỉ sự."
Đúng như lời hứa, tôi đến nhà Thủy ( tên của cô bạn gái ở chùa Đức Viên- Thủy thua tôi 2 tuổi, thường gọi tôi là chị xưng em).
- Chị ở nhà, em ra chợ một chút, nhớ có ai đến tìm, chị nhắn ở lại chơi, đợi em.
- Uûa, còn cái vụ ông anh nào đó, đâu"
- Thì em nói, đợi em.
Khi Thủy đi rồi, tôi ngồi ở bộ salon, lật vài tờ báo lên xem, được một đỗi 10, 15 phút, thì chuông nhà reng.
Tôi ra mở cửa, ngỡ là Thủy về hoặc ai đó, nhưng lại là một anh thanh niên tuổi độ khoảng 30, mang kiếng cận, trông có vẻ trí thức, hơi gầy ,cao…
- Dạ,cho tôi hỏi thăm có cô Thủy ở nhà không, chị"
- Thủy mới vừa ra chợ, mời anh vào nhà chơi.
- Dạ, thưa… chị là"
- Tôi là bạn của Thủy. Còn anh"
- Tôi có cái hẹn lúc 9 giờ sáng nay với Thủy. Đến để nói về chuyện share phòng…
- Ồ… vậy hả" Tôi không nghe Thủy nói. Mà anh qua Mỹ lâu chưa"
- Thưa… tôi qua đây được 5 tháng.
- Lúc trước ở Việt Nam, anh ở đâu"
- Tôi ở Sàigòn, Quận 5, còn chị"
- Tôi cũng ở Sàigòn, Quận 1.
- Mà, xin lỗi… anh tên gì, để tiện việc xưng hô"
- Tôi tên Quang.
- À, chẳng hay anh Quang lúc ở Sàigòn anh làm nghề gì"
- Tôi đi dạy cấp II , học trò lớp 6, lớp 7, môn Họa. Xin lỗi, còn chị"
- Tôi thì cấp I.
- Uûa, chị cũng nhà giáo à. Dạy cấp I, vậy chị học ở trường Trung học Sư -phạm ra"
- Đúng, mà sao anh biết"
- Vì thời đó ai dạy cấp I đều phải trải qua khóa đào tạo từ trường đó. À, mà chị có biết Bùi thị Thanh không "
- Thanh nào "
- Cô Thanh dáng mập mập , hơi hô hô đó!
- À, mà sao anh biết "
- Cô Thanh đó, ở trường tôi , cổ dạy môn Văn. Tôi có nghe nói cổ học từ trường Sư-phạm đó ra và nhờ phấn đấu từ đoàn viên lên , nên được Ban giáo dục đề bạt cho dạy cấp II .
*
Sau này khi nhớ lại buổi gặp gở đầu tiên đó, tuy thật bất ngờ nhưng đầy thú vị. Thú vị bởi lẽ tôi quá đỗi ngạc nhiên là cả 2 chúng tôi đều theo nghành dạy học- tuy không một chút mãnh mai nào quen biết- nhưng chỉ có cái tên Bùi thị Thanh mà cả hai đều biết, lại trở thành là chất xúc tác mạnh hơn cục nam châm hút chúng tôi quyện chặt lại thành một- như là hai chúng tôi đã quen biết với nhau từ kiếp nào, và từ dạo đó tôi bắt đầu quan tâm đến anh.
Khi quen thân với nhau rồi, tôi mới biết anh qua Mỹ là do ba của anh bảo lãnh, vì đi theo diện di dân nên anh không được hưởng một quy chế nào của chính phủ. Anh tâm sự với tôi: "Đáng lý gia đình qua Mỹ từ đầu năm 1982- vậy mà do trục trặc hồ sơ giấy tờ- trì hoãn kéo dài mãi tới năm 1988, thì gia đình anh mới đoàn tụ được. Tưởng đoàn tụ là hạnh phúc, nào ngờ bên này ba anh lằng nhằng thêm một bà nữa, má anh tự ái, bắt tụi anh phải lo mướn phòng ra riêng để ở, anh thấy ba anh làm vậy không đúng. Tức mình quá, má con anh phải ra ở riêng. Cái dạo mà anh quen em cũng là lúc anh định share phòng nhà của Thủy, nhưng vì phòng hơi chật, nên anh lưỡng lự thôi, phải đi mướn apartment cho rộng. Ba anh , ổng chẳng giúp được gì, ngoài việc cho tiền mướn 1 tháng đầu, và ổng giữ lại 2 đứa em của anh (nhỏ em gái út 14 tuổi và cậu em trai 16 tuổi) để ổng take care. Còn má anh, anh , và hai em gái kế phải ra ở riêng. Chiếc xe mà anh đang chạy, là của ổng cho. Vậy đó, xong … Má anh nói ổng là một người chồng bội bạc, còn tụi anh thì nói ổng là một người cha hết xài. Những ngày tháng đầu khi anh đặt chân tới Mỹ với nhiều sự bực bội trộn lẫn với những hậm hực như thế đó! Có lần ngồi trò chuyện với má anh, anh nói:"Hồi còn ở Việt Nam, má thường cho ổng là thần tượng. Bây giờ qua được đây rồi, cho má sáng mắt". Rồi cũng may cho anh, có 1 ông bác (bạn của ba anh), thấy trong hãng cần thợ assembler, nên ổng xin đơn về điền, và giúp anh vào làm với mức lương tối thiểu (5 đô 1 giờ). Hai người em gái của anh cũng vậy. Lần lượt rồi cũng tìm được việc làm. Mấy má con anh lo xoay sở, rồi cũng qua ngày đoạn tháng. Dạo thời gian này, là anh quen với em từ hôm ghé nhà Thủy, chắc em còn nhớ!".
Đúng, tôi nhớ, tôi nhớ lúc đó và những ngày cuối tuần tiếp theo, là những buổi hẹn đi ăn sáng hay đi dạo trong khu shopping gần nhà, trong những lần như thế, thường là chúng tôi hay hỏi chuyện nhau về công việc làm trong hãng, về sở thích của nhau, và những mơ ước gì cho tương lai. Anh cụ thể hơn tôi: "Anh muốn đi vào College học lại. Vì còn vài tháng nữa là đúng 1 năm, anh có thể ghi danh được, với tiền lệ phí đóng cho mỗi unit rất hạ".
*
Đâu phải lúc nào tôi cũng làm thinh nghe anh nói. Có khi tôi lên tiếng: "Anh thì lúc nào cũng nói chị của em, còn chị của anh thì sao""
"Sorry em nhé, anh thì không có chị, anh chỉ có ba; em có quyền nói: nào là "ba của anh" đi, anh hùa theo hết mình". Tôi theo thuyết nhà Phật, hay đi chùa, nên nghe tới chữ Ba chữ Mẹ là tôi nói liền: "Anh phải cám ơn ba của anh mới phải. Vì ổng có công mang anh qua đây. Lý do gì mà anh lúc nào cũng hậm hực với ổng."
"Phải rồi, anh phải cám ơn ổng chứ. Cám ơn ổng đã bảo lãnh anh sang đây. Cám ơn nước Mỹ đã cho anh thấy thiên đàng. Chỉ tiếc là anh qua trể, "sanh sau đẻ muộn"… cho nên job thơm dân 75 đi trước hưởng hết rồi, còn lại job "cùi" để cho mấy kẻ qua sau như anh lãnh "thẹo"."


" Mấy job như chạy bàn, cắt cỏ, clean phòng, assembler, vân vân là job "cùi" đối với anh hay sao" Anh nghĩ vậy mà cũng nghĩ""
Tôi tự giải thích: "Thật anh gàn có khác!"
*

Những năm đầu, chúng tôi quen nhau và những cuộc cãi vã xung quanh mấy đề tài ấy cứ nổ dòn như pháo Tết. Có gây với anh nhiều, tôi lại càng thương cảm anh thêm. Anh nói: "Người Việt mình kỳ lắm, hể hội tụ đông lại là "nổ". Trong "line" của anh toàn là thợ- lương minimum- mà cả ngày cứ ông Đại úy này, ông Trung úy kia, cứ kể toàn chuyện trước 75 . Có 1 ông Trung sĩ cảnh sát mới vào làm ( ở tiểu bang khác sang ), ổng tưởng không ai biết về quá khứ của ổng. Ổng "nổ" ổng là "Đại úy" cảnh sát chìm. Được 1 thời gian, xui cho ổng, có 1 ông nào đó quen biết ổng trước, vào làm chung. Thì ra là "Đại úy" dõm. Nhưng nhiều người đã quen miệng rồi, cứ thế mà gọi ông "Đại úy" hoài, làm ổng nhột, ổng giã lã: "Thôi mà, tha cho tôi đi mà!". Em thấy có tức cười không" À, em còn nhớ không" Hồi có cái party ở nhà chị Khanh, chị ruột của em đó, dân 75 mà, hội tụ toàn dân đi trước 30-4-75 không. Bạn cũ của chỉ mà. Lúc đó em rủ anh tới. Cũng tụ 5 tụ 3, tay cầm bia, tay cầm cuốn chả giò hoặc bò bía. Mấy tay đó "nổ" kinh khủng, kể chuyện qua đảo Guam rồi nhập cư vào Mỹ, toàn là kỷ niệm đáng nhớ để đời khó quên không. Đến anh, họ hỏi anh lúc đó làm gì" ở đâu" Kỳ này, tới anh, không phải là "nổ" mà là chuyện thiệt. Anh nói ông già của tui đi ngày 29-4-75 với Chuẩn tướng Trần đình Thọ trưởng phòng 3( phòng hành quân ) ở Bộ Tổng tham mưu Saigon. Còn gia đình tui thì ngày 1-5-75 chạy về Rạch Giá để lo tìm đường vượt biển, loay hoay ở đó 2 ngày, tới tối ngày 3-5-75 đi xuống ghe nhỏ để ra tàu lớn thì bị bắt, và bị giải về khám lớn Rạch Giá. Vài ngày sau, thì mấy phòng giam ở khám đường đó đầy nhóc người vượt biển bị bắt: toàn là quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa không, trong đó có ông Chuẩn tướng Thiết Giáp Trần Quang Khôi. Mà bác Khôi lại ở cùng phòng số 2 với bọn tù vượt biên của tôi nữa, vả lại bác Khôi lại nghe chuyện gia đình tôi, có kèm theo tên của ông Chuẩn tướng Trần Đình Thọ. Bác Khôi vẩy tôi lại hỏi: "Này cháu, bác là bạn học cùng khóa với bác Trần Đình Thọ. Chẳng hay, ba cháu làm cấp bậc gì" "Tôi nói tên ba tôi là ông Bùi Quang Huy cấp bậc Trung tá làm dưới quyền của bác Thọ". Và dạo đó, buổi cơm nào trong ngày, tôi cũng được bác Khôi cho ngồi cùng mâm để ăn chung…" Anh nói một hơi, dân 75 bạn của chị Khanh, à há lia lịa. Vậy hả" Vậy hả"
Cái đó là chuyện thiệt 100%, nếu mà chuyến đi vượt biên đó anh không bị bắt, thì chắc giờ này cũng B.S. hay Master rồi. Chứ đâu như bây giờ sáng đi làm, chiều tối đi học, kiếm cái A.S. Degree cũng tróc vẩy chầy da. Chứ đừng nói tới những điều cao sang quá tầm tay với.
*
Rồi sau cái vụ party đó, trò chuyện qua lại, trao đổi số phone lẫn nhau, em còn nhớ vợ chồng anh Thành không" Là bạn thân của chị em đó. Nói là khi nào hãng của ảnh "open", ảnh sẽ lôi anh vào làm, vì anh ấy là kỷ sư. Chờ hoài không thấy, để giử mối giao tình trong thời gian nhờ vả, anh gọi phone hẹn ảnh cuối tuần anh sẽ mang đồ nhậu tới nhà ảnh để lai rai… Aûnh lại "pager" cho một vài người bạn nữa. Thế là "chè tam rượu tứ". Anh lại một phen nghe giá nhà cao thấp toàn bạc triệu, vùng ở trên đồi thì mắc hơn vùng ở miệt dưới…họ thường gọi là "nhà trên núi". Anh ngồi nghe mà thấy mình lạc lõng, cứ sực nhớ hoài bao khu xóm lao động nghèo ở Sai gòn, hằng dãy nhà ván gỗ mái tôn xiêu vẹo dọc sông Thị nghè, thấy mà ngậm ngùi cho hai mảnh đời trái ngược; hết chuyện nhà, rồi lại tới chuyện xe, xe thì phải xe đời mới, loại "grand new", giá "out door" ra khỏi cửa "total" từ 50 ngàn tới 70 ngàn là chuyện thường, làm anh liên tưởng tới kẻ mới sang kiếm một chiếc xe 500, 700 đô để chạy, làm phương tiện di chuyển, có khi 3,4 giờ sáng dậy thật sớm để nhận thêm job bỏ báo, rồi tranh thủ cho xong việc, để kịp vào hãng cho đúng giờ để bấm "time card", ngồi làm mãi miết hết 8 tiếng một ngày, đến chiều tối ăn vội ly mì gói ở "căn-tin" nhà trường, chốc chốc lại liếc xuống cườm tay xem giờ để canh cho vừa đúng,khi đặt chân tới lớp là cũng vừa lúc vị thầy giáo, hay cô giáo cũng xách cặp bước vào để dồng thanh say "Hi" mở đầu cho tiết học…
Ở đây, địa vị cao, nhà sang, xe mới, thuốc lá thơm, bia bổ, mồi ngon… là một nhúm người bỏ nước ra đi di tản trước ngày 30-4-75, đại diện cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại đang phô trương những gặt hái với bằng cấp cao, tài sản lớn là thước đo để định được giá trị thành công của họ hay sao"!
Anh chếnh choáng không phải vì hơi men, mà vì cái hào nhoáng xa hoa lạ lẫm của họ, hỏi vợ con của họ, sao có màu tóc không đen mà lại vàng; tại nhuộm, hỏi vì sao lại nhuộm, trả lời cho nó giống Mỹ…
"Giống Mỹ", suốt đời chỉ là "giống Mỹ", chứ không bao giờ là Mỹ. Ở nhà của Mỹ, cách trưng bày theo lối Mỹ, nhưng sao lại thấy có mùi hương của nhang trên kệ có bức di ảnh của ông bà, được trả lời: để nhớ nguồn gốc tổ tiên. Đi xe hơi Mỹ, có heat vào mùa Đông, có air condition vào mùa Hè, nhưng sao lại thấy có hình của Đức Phật Bà, hỏi, được trả lời: để phù hộ cho tai qua nạn khỏi.
Anh lại mơ màng thấy hơi men bốc lên đầu, rồi liên tưởng đến… trong các hãng xưởng hay các công ty lớn luôn luôn có một cái trần nhà bằng thủy tinh trong suốt lơ lửng trên đầu những người khác giống Mỹ không cho họ vượt lên những địa vị điều khiển ngang hàng với Mỹ; và rồi anh ngờ ngợ nghe văng vẳng bên tai những câu chuyện của dân 75 : "Con của tôi nó được sinh ra và lớn lên tại Mỹ, nói tiếng Mỹ tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, hoạt bát và không có gợn một chút giọng nước ngoài nào. Dĩ nhiên con tôi là công dân Mỹ, là người Mỹ." Đúng, con cái của họ là công dân Mỹ, là những người Mỹ, nhưng đôi khi vẫn có người hỏi chúng: "Cháu là người nước nào" Cháu nói tiếng Mỹ hay quá !" Bởi lẽ người ta hỏi chúng như thế là vì chúng không có và sẽ không bao giờ có ngoại hình của một người Mỹ chính thống.
*
Đó là những gì mà từ lúc tôi quen anh, và đến mãi sau này khi quyết định lấy anh làm chồng, mặc dầu đôi lúc gia đình tôi, nhất là bà chị của tôi, có phần nào ngăn cản. Tôi hiểu ý của chỉ muốn tôi lập gia đình với mấy người bạn còn độc thân bên ông xã của chỉ, dân có tiền của, địa vị…, với những hình ảnh chào mời lạ lẫm: "Em phải mặc những cái aó đầm 300 đô này đi dự dạ hội đang bán ở cửa hàng Nordtrom mới hạp với màu da của em." hay: "Căn nhà không tuổi này: 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm, sân sau thật rộng có hồ bơi… sẽ là của em."; nhưng tôi lại chối từ, chối từ để nhận một sự cảm thông chân thật từ những người cùng cảnh ngộ qua sau, đầm ấm tình tự quê hương, như một thứ tình nghèo quê mùa chân chất… với những câu mà tôi sẽ được nghe khi làm vợ của anh, anh sẽ nói như ru tôi vào mộng: "Em à, mặc cái áo dài này để đi Chùa lễ Phật vào ngày mùng 1 Tết là hạp với em nhất. Em mang từ Việt Nam sang phải không" Vậy mà bây giờ vẫn còn vừa quá!" hay: "Căn mobile home này cũng đâu thua gì căn nhà house, mình vừa ở nó, vừa nhớ lại những căn nhà sàn của người Thượng ở vùng cao nguyên Đàlạt, em nhé!"

Bùi Ngọc Quang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,979,569
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến