Hôm nay,  

Chuyện Từ Trường Việt Ngữ

17/03/200300:00:00(Xem: 370428)
Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
Bài tham dự số 3149-756-vb70315

Tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương, ngay từ bài viết đầu tiên, đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2000-2001 và cho tới nay, vẫn liên tục góp thêm bài mới. Mỗi bài viết của cô đều thể hiện tấm lòng, sự suy nghĩ và nghị lực trong việc chọn lựa cách sống tốt đẹp nhất. Bài viết thứ 11 lần này của cô là loạt chuyện “từ trường Việt ngữ” được viết với lời ghi như sau “Xin được tặng tất cả thầy cô giáo thiện nguyện ở các trung tâm Việt ngữ. Đặc biệt tặng các đồng nghiệp của tôi ở Trường Việt Ngữ "Về Nguồn" San Jose, CA.
+

HỌC TRÒ

Ban đầu, tôi phản đối quyết liệt khi ba mẹ bắt tôi học tiếng Việt. Tôi đâu có dùng tiếng Việt thường xuyên! Ở nhà, tôi hiểu biết những điều ba mẹ muốn nói với chúng tôi. Với thằng Đôn, cả hai chị em đều thấy thoải mái hơn khi dùng tiếng Mỹ. Bạn bè Việt Nam ở trường thì nhiều đứa còn kém tiếng Việt hơn tôi nhiều, tụi nó đâu có bị cha mẹ bắt đi học tiếng Việt" Vậy mà ba mẹ cứ nhất định bắt tôi phải bỏ ra ba tiếng mỗi sáng Chủ Nhật để học tiếng Việt. Lúc đầu, tôi hết sức phản đối, sau đó tôi xiêu lòng vì câu nói của mẹ:
-Nếu con chịu đi học tiếng Việt, mỗi ngày trong năm của mẹ đều sẽ vui như ngày Mother's day.
Tôi thương mẹ lắm nên bằng lòng đi học tiếng Việt, mặc dù chỉ có được mỗi ngày chủ nhật được ngủ trễ, bây giờ lại phải có mặt ở trường từ chín giờ sáng, thật không vui chút nào! Nhưng nghĩ đến mẹ làm việc cực khổ cả tuần, ít có gì vui nên tôi đi học. Và cả ba cũng muốn tôi đi học tiếng Việt. Mỗi sáng chủ nhật, tôi vừa thò mặt ra khỏi phòng là thấy ba đã thay quần áo, tay cầm chìa khóa ngồi ở phòng khách chờ tôi và thằng Đôn sẵn sàng để chở chúng tôi đến trường Andrew Hills cách nhà khoảng 7 miles.
Năm nay tôi học lớp mười, sophomore của High school. Còn hơn hai năm nữa mới vào college, nhưng các thầy cô đã bắt chúng tôi đi nghe nhiều buổi hướng dẫn về ngành nghề về đời sống ở trường đại học, nơi mà chúng tôi rất muốn vào, mặc dù biết rằng học ở đó sẽ khó hơn, sẽ tốn tiền nhiều của ba mẹ hơn. Tôi không muốn ba mẹ phải tốn nhiều tiền, vì như thế ba mẹ phải đi làm overtime, không có thì giờ cho gia đình.
Tôi sống trong nhà, đôi khi rất cô đơn, vì ba mẹ đi cả ngày, thằng Đôn là con trai, chỉ kém tôi có hai tuổi, nhưng cao hơn tôi nhiều. Không những nó không hiểu gì về thế giới con gái của tôi, đôi lúc nó còn hỗn với tôi, nhưng tôi không mét lại ba mẹ vì tôi không muốn làm ba mẹ buồn.
Từ ngày tôi biết nấu những món ăn đơn giản, thằng Đôn chừng như "nể mặt" tôi hơn một chút. Bởi vì, cứ nói năng lộn xộn là tôi sẽ chỉ nấu canh rau muống với tôm khô, chiên trứng, rồi mở hũ cà muối ra cho dinner của cả nhà. Ba mẹ rất thích món này, còn thằng Đôn thì không có thịt, không có butter là nó ăn frozen food thay cho cơm. Đó là cách tôi "trừng phạt" thằng Đôn, mà cả ba mẹ lẫn nó không hề hay biết.
Hồi năm lớp chín, sau khi lấy lớp "Home Cooking" được A, tôi đâm ra thích nấu ăn. Thấy tôi cũng đã lớn, cao hơn mẹ gần nửa cái đầu, có thể nấu được một buổi dinner tàm tạm cho gia đình. Mẹ dạy tôi nấu một số món căn bản, dễ nấu và không tốn nhiều thì giờ. Vì mẹ vẫn khuyên tôi:
-Chuyện học là chuyện chính của con. Đời ba mẹ khổ nhiều vì đến Mỹ muộn màng, và ít học. Nước Việt Nam mình nghèo lắm, có muốn học nhiều cũng không có điều kiện như bên Mỹ này. Đời tụi con phải lo học, để đỡ cực thân!
Hồi đầu, tôi ghi lại recipe mẹ dạy tôi trong computer, mỗi lần nấu phải mở ra coi lại. Có lần cái PC cũ bị "crash" tôi không mở được file "home cooking" đành mở sách nấu món Mỹ, với cheese, salami và ham. Hôm đó, ba mẹ ăn mì gói, nhưng thằng Đôn thì thích lắm, một mình nó ăn gần hết dinner của bốn người. Dĩ nhiên, tôi thương ba mẹ hơn thương thằng Đôn, nên in ra những món chính, post ở tủ lạnh, để ba mẹ không còn phải ăn mì gói trừ cơm nữa!
Năm nay tôi lên lớp ba ở trường Việt ngữ.
Hồi mới vào lớp vỡ lòng, đi học Việt ngữ với tôi "boring" không thể tưởng. Lớp học thì đông, khoảng hơn 40 học sinh, mà hơn phân nửa là tụi con nít bảy tám tuổi. Cô giáo có một cây thước dài, chỉ từng chữ trên bảng dạy chúng tôi hai mươi bốn chữ cái của tiếng Việt, và dạy chúng tôi đọc những chữ dễ. Lớp học thì đông, tụi con nít thì chỉ chờ dịp cô giáo không để ý là mở miệng nói chuyện hay móc cereal ra nhai, bài học thì không có gì hứng thú, tôi chỉ mong đến chuông ra chơi và chuông ra về.
Chừng một tháng sau, tôi quen Stephanie. Nó cùng học lớp 9 như tôi, nhưng ở trường Independence. Nó cũng bị ba mẹ bắt đi học tiếng Việt như tôi. Từ khi thân với nó, cả hai đứa đều thấy sáng chủ nhật cũng có một chút "Fun" chứ không hoàn toàn "boring".
Rồi chúng tôi cũng xong lớp vỡ lòng, biết đọc những chữ dễ, nhưng chưa đọc báo Việt Nam được. Ấy vậy mà ba mẹ vui lắm, dẫn hai chị em đi "Chuck and cheese" ăn một bữa Pizza rất ngon miệng.
Rồi tôi tuần tự lên lớp một, lớp hai ở trường Việt ngữ. Cuối khóa thứ hai, tôi đã là "master" khi đọc báo tiếng Việt có điều tôi vẫn không hiểu hết ý nghĩa của những bài báo đó như khi tôi đọc báo tiếng Mỹ.
Càng lên lớp lớn, càng đỡ "boring" vì tôi hiểu hết những điều thầy, cô giáo nói và lớp học đã không còn tụi con nít hay ồn ào, lúc nào cũng đem đồ chơi đến lớp. Đặc biệt là khi lên lớp ba, cả cô giáo chính và thầy giáo phụ đều dạy rất hay, không phải cầm cây thước dài, mà lớp học lúc nào cũng có trật tự, vì chúng tôi thích nghe thầy, cô giảng bài.
Cùng học với tôi từ thời vỡ lòng hai năm trước, chỉ còn Stephanie và Long, chúng tôi thân với nhau nhiều vì dù gì cũng đã trải qua hơn hai năm ở trường Việt ngữ với nhau. Lớp học bây giờ có nhiều học sinh mới, tụi nó mới vào nhưng giỏi hơn chúng tôi nhiều, vì tụi nó đã học tiếng Việt ở Việt Nam, vào đây chỉ để "improve" thêm, chứ không phải bắt đầu từ lúc không biết gì như chúng tôi. Lớp ba còn có chị Chi, đã xong college, bắt đầu đi làm, nhưng vẫn đi học tiếng Việt vì chị chỉ muốn giỏi tiếng Việt như nhiều người Việt Nam khác. Trong lớp, sau thầy cô là đến chị, vì môn nào chị cũng hơn chúng tôi: Chính tả, tập đọc, tập làm văn, việt sử. Dĩ nhiên đã tốt nghiệp từ UC Berley, chị cũng giỏi hơn chúng tôi nhiều và đã làm ra tiền, chứ không sống bằng "allowance" mỗi tuần từ cha mẹ như chúng tôi.
Bạn học của tôi ở lớp ba trường Việt ngữ đa số là học sinh trung học, chỉ có hai đứa ở Junior High, và vài anh chị đang ở College. Những chuyện chúng tôi trao đổi trong giờ ra chơi đã rất là "Fun". Cô giáo cũng dạy rất hay và chừng như hiểu chúng tôi hơn những thầy cô cũ. Cô trẻ hơn ba mẹ nhiều và cũng tốt nghiệp từ college ở Mỹ nên chữ nào chúng tôi không hiểu cô dùng tiếng Mỹ, nhờ vậy mà chúng tôi hiểu bài nhanh hơn và thích học tiếng Việt hơn.
Có lần, nhân ngày lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" cô cùng thầy Nam, dạy năm ngoái dẫn chúng tôi và học sinh lớp hai qua dự lễ ở cách trường khoảng nữa miles. Chúng tôi học được nhiều điều lạ, mỗi đứa còn được phát một hộp "Food togo" đứa nào cũng đói vì gần giờ lunch, nên ăn ngon vô cùng.
Tiếng Việt của tôi bây giờ đã khá hơn xưa nhiều, tôi có thể hiểu gần hết những bài đơn giản trong mấy tờ báo Việt Nam. Thật ra, nếu chịu khó suy nghĩ tôi còn có thể hiểu nhiều hơn, nhưng còn bài vở cả tuần ở trường Mỹ, và tôi còn phải làm việc nhà giúp mẹ. Ba mẹ vui lắm, vì gần đây, tôi đã viết được một lá thư dài cho bà nội và ông bà ngoại ở Việt Nam mà không sai chữ nào. Thật ra, tôi đã làm một bài tập làm văn với đề tài này trong kỳ thi Midterm của lớp ba và đã được cô giáo sửa tất cả lỗi chính tả.
Gần 3 năm ở trường Việt ngữ, ba tiếng mỗi chủ nhật đã giúp tôi nói tiếng Việt giống người Việt Nam hơn, hiểu gần hết báo Việt Nam và viết được những đoạn văn dễ mà không sai lỗi chính tả. Tôi còn hiểu hơn về nguồn gốc của người Việt Nam làm cho ba mẹ vui và cũng có thêm bạn mới ở trường Việt ngữ. Một năm nữa, vào college chắc tôi không có thì giờ đi học tiếng Việt nhưng tôi sẽ cố để không quên tiếng Việt, vì tôi không muốn niềm vui của ba mẹ mất đi, và tôi không muốn công lao ba năm của mình "Wasting for nothing".

CÔ GIÁO
Mỗi thầy, cô giáo có lý do riêng để đi dạy thiện nguyện ở trường Việt ngữ. Nhưng tất cả chúng tôi đều giống nhau ở chỗ cùng "yêu" con nít. Riêng tôi, tôi thích dạy lớp lớn hơn. Lớp lớn ở đây là lớp ba trở lên. Học sinh của những lớp này thường từ mười hai đến hai mươi lăm tuổi, nên đôi lúc tôi đối xử với các em như những người bạn nhỏ hơn là học trò. Phần khác, cũng như các bạn "cùng một lứa bên trời lận đận" tôi không hề có thời mới lớn, mà đã cùng "vận nước nổi trôi" bước thẳng từ tuổi thơ vào những lo toan của người lớn nên tôi thích dạy các em "teenager" vì qua các em tôi tìm lại được thời mới lớn, giai đoạn đẹp nhất của đời người.
Ngoài chương trình từ sách của trường, những hôm có thì giờ tôi còn mở rộng cho các em về những bài văn, thơ hay tôi còn giữ được trong đầu. Các em cũng có dịp biết về Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Cáo Bá Quát biết về cảm giác "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh. Và "feelback" là những đôi mắt của các em, phản chiếu cho tôi biết đề tài nào các em thích nghe. Có lần tôi loay hoay tìm cách giảng chữ "thế hệ" cho các em hiểu, rất nhiều ví dụ đã được đưa ra, nhưng những đôi mắt ngây thơ vẫn mở tròn, đầy dấu hỏi. Tôi đành giải thích "thế hệ" là "gereration" các em hiểu ngay và rất thích lối giảng "short cut" này, mặc dù tôi hiểu đó không phải là phương pháp tối ưu ở trường Việt ngữ.
Lên đến lớp ba, thường chỉ có từ mười lăm đến hai mươi lăm học sinh trong mỗi lớp. Bởi vì ở Mỹ đa số các em chỉ học đến mức độ biết đọc, biết viết nghĩa là khoảng hết lớp một. Trình độ của các em là trung học ở Mỹ, nên mức tiếp thu rất nhau. Với những học sinh đặc biệt ở tuổi ngoài hai mươi tôi còn mượn ở thư viện những quyển sách hay để các em có dịp đọc và hiểu hơn về nguồn gốc, văn hóa của mình.
Mỗi khóa học, thường có gần một nửa học sinh trong lớp không thích học tiếng Việt. Tôi dành thì giờ cho các em này nhiều hơn. Giờ chơi, tôi không đến phòng họp có "Brunch" (bữa ăn nhẹ, nữa điểm tâm nữa ăn trưa" dành cho các thầy cô giáo mà ở lại lớp nói chuyện với các em, đặc biệt là những em có khả năng trở thành người phụ giáo cho chúng tôi sau này, hoặc những em muốn nói chuyện với cô giáo như một người bạn lớn. Các em học được tiếng Việt ở tôi. Tôi tìm lại được thời mới lớn của mình từ các em. Cả hai phía đều có lợi. Do vậy, chúng tôi rất quý nhau.
Có lần, trong giờ ra chơi, các em hỏi tôi về chuyện "dating" ở trường trung học, về cái áo cần mua cho "senior prom" sắp đến. Những đề tài này thì dù cố gắng hết sức tôi cũng không giúp được nhiều cho các em. Tôi cũng chỉ dám khuyên các em làm điều gì cũng nên nghĩ đúng hay sai, có hậu quả gì và có làm cho ba mẹ các em vui không" Điều tôi vẫn lập đi lập lại với các em hầu như mỗi tháng là trên đời không có ai thương các em bằng ba mẹ các em. Tuy vậy để làm các em hài lòng, tôi đã mời một người bạn, đến Mỹ từ năm 75 đã trải qua từ Junior High đến Grad School ở Mỹ đến nói chuyện mười lăm phút như một "Guest speaker". Mục đích của tôi là để giải đáp thắc mắc về "dating về "senior prom". Nhưng thật bất ngờ, "Guest speaker" của chúng tôi đã nói bằng những lời từ tận tấm lòng.


- Tôi hân hạnh làm khách mời của thầy cô các em và được chia xẻ với các em về thời mới lớn của tôi ở Mỹ. Tôi rất tiếc là không biết chia xẻ với các em điều gì về "senior prom" mặc dù tôi đến Mỹ lúc mới bắt đầu Junior High. Bởi vì chính tôi cũng không tham dự dạ vũ cuối năm trung học. Vì hồi đó, ba mẹ tôi còn nghèo lắm, và tôi thì chưa làm ra tiền, không có tiền để thuê tuxedo, không có tiền để đóng góp thuê Limousine với bạn học cùng lớp. Không muốn làm ba mẹ buồn, tôi đành giả bệnh ở nhà. Chỉ buồn một chút thôi, vì niềm vui còn nằm ở nhiều chỗ khác, không phải chỉ ở "senior prom".
Ngưng một chút, anh tiếp:
- Điều tôi muốn nhắn nhủ với các em, ngoài những điều thầy cô đã dạy các em. Mong các em nhớ là hồi ở Việt Nam, nếu mình làm một điều sai trái, chỉ có bản thân mình, hay nhiều lắm là cha mẹ và cả gia đình mình thì bị nguyền rủa. Nhưng ở đây, ở quê hương thứ hai, nếu các em làm điều gì sai trái thì không những bản thân các em, mà cả hơn một triệu người Mỹ gốc Việt hay đôi khi gần 80 triệu người Việt Nam ở bên kia bờ đại dương đều mang tiếng.
Rồi như sợ là các em không hiểu hết những lời khuyên bằng cả tâm hồn của một người Việt Nam có tấm lòng, anh lập lại nội dung những điều vừa nói bằng tiếng Mỹ. Khi anh dứt lời, những đôi mắt ngây thơ phía dưới đăm chiêu hơn, những cái môi mím lại và các em đã dành cho tôi một tràng pháo tay rất lớn, lớn hơn tràng pháo tay cám ơn cho những diễn giả khác trong khóa học năm đó.
Chỉ cần các em nhớ mười phần trăm điều chúng tôi dạy, đủ để cho tôi thấy công sức lái xe 40 miles mỗi tuần đi dạy được đền bù xứng đáng.
Có nhiều cách để đóng góp cho đất nước, cả quê hương chôn nhau cắt rốn, lẫn quê hương thứ hai. Đi dạy thiện nguyện tiếng Việt cũng là một trong những cách đóng góp hiệu quả. Và chúng tôi đi dạy với tấm lòng cho quê mẹ, cho thế hệ thứ hai lớn lên hiểu rõ cội nguồn của mình. Mong thay các em sẽ làm được một điều gì đó cho quê nhà khi các em lớn lên.

THẦY GIÁO

Để thế hệ thứ hai, những người Mỹ tóc đen, hiểu rõ nguồn gốc của mình không phải là công việc một sáng một chiều. Cho nên, mặc dù đời sống rất là bận rộn, có những lúc phải "meet deadline" đi làm sáu ngày trong tuần, tôi vẫn đi dạy tiếng Việt.
Tôi thích dạy lớp lớn vì tôi thích các em hiểu vị thế của mình, hiểu tại sao mình có mặt ở quê người. Có hôm tôi mang cả TV/VCR nhỏ vào lớp chiếu phim minh họa cho các em khi chúng tôi giảng một bài trích trong tác phẩm "Mùa hè đỏ lửa" của nhà văn Phan Nhật Nam. Đó là một bài giảng ngoại khóa, tùy theo chọn lựa của thầy, cô đứng lớp. Thường những bài giảng này thường được chuẩn bị rất công phu và chúng tôi dồn cả hai lớp ba A và ba B lại, như những lần chúng tôi có "guest speaker".
Khách mời diễn giả hôm đó là một cựu sĩ quan QLVNCH, một người bạn cũ của bố tôi, đã trực tiếp tham dự những trận đánh bảo vệ tự do của mùa hè 1972, và phải trả giá bằng hơn mười năm tù tội từ Bắc vào Nam. Người lính già đáng kính nói út, nhưng cũng đủ làm đồng nghiệp của tôi và hai ba em học sinh nữ trong lớp lăn dài nước mắt. Lòng tôi cũng mềm đi, nhưng đàn ông, con trai thì không được khóc, nhất là khóc trước công chúng, bố tôi đã dạy tôi như vậy. Chúng tôi đã minh họa thêm bằng những video về QLVNCH về cuộc di tản năm 1975, về những trang sử thuyền nhân. Tôi tin rằng với trình độ high school ở Mỹ, các em đã hiểu rất nhiều. Chúng tôi chỉ ước mong sau này thế hệ thứ hai trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mình, tại sao mình phải lưu vong"
Buổi học hôm đó được mở đầu bằng bài hát "Có bao giờ em hỏi" (thơ Duyên Anh, nhạc Phạm Duy) những đôi mắt ngây thơ đã chìm trong suy tư và tôi tin các em đã hiểu, nếu không bằng những lời giảng từ trái tim của chúng tôi từ "xương máu và nhục nhằn" của "guest speaker" thì cũng bằng những lời ca cảm động "Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu""
Chiến tranh đã qua từ hơn một phần tư thế kỷ, nhưng sự thật vẫn còn đó và phải được truyền lại thế hệ thứ hai một cách trung thực. Người ta có thể quên nhiều thứ, nhưng không ai có thể quên nguồn gốc, và lịch sử của dân tộc mình! Chính bản thân tôi, dù bận rộn cũng đã mượn tài liệu từ thư viện của Mỹ đọc những quyển sách về chiến tranh Việt Nam. Và đi nghe những buổi nói chuyện về "những trận đánh không tên" từ những nhân chứng sống, những người lính tóc "muối nhiều hơn tiêu". Khi những nhân chứng sống nằm xuống, tôi muốn họ an lòng nhắm mắt với nụ cười trên môi. Vì thế hệ chúng tôi, những người chưa bước khỏi tuổi thơ khi đất nước bị nhuộm đỏ, sẽ biết giải thích với những người bản xứ và với thế hệ lưu vong thứ hai tại sao chúng tôi phải lưu lạc, tại sao đồng bào tôi rất thông minh, rất chịu khó nhưng đất nước Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nàn, lạc hậu nhất vào đầu thế kỷ hai mươi mốt"
Một lần, trong một bài giảng được trích từ "Món ngon Hà Nội" của Vũ Bằng, chúng tôi đưa các em đến khu Việt nam ăn những món ăn Nam, Trung, Bắc và về nhà viết bài phân tích như là "homework". Thầy trò chất lên sáu cái xe nhỏ, loại compact nhưng chở đến sáu người. May là, có rất nhiều em trong lớp đã tự lái xe đi học, nên chúng tôi không hề bị trở ngại trong việc chở gần ba mươi học sinh "đi thực tế". Các em rất Mỹ, móc tiền ra tự trả, nhưng tôi đã trả cho cả lớp, từ phần một tiền thưởng cuối năm khi nhóm chúng tôi hoàn thành được một design mới trước thời hạn. Trên đường về, Tân một học sinh nhỏ nhất lớp ngồi ở băng sau, đã hỏi tôi:
- Khi nào thì mình học đến bài "Món ngon Saigon" thưa thầy"
Tôi bật cười, nghĩ thầm là con nít bao giờ cũng dễ bị "dụ" hơn người lớn. Các em càng không thích học Việt ngữ, chúng tôi lại càng phải nghĩ ra cách "học mà chơi, chơi mà học" gắn các em với những trung tâm Việt ngữ.
Những buổi đi dạy, với tấm lòng của đồng nghiệp, với niềm vui từ tuổi mới lớn của học trò, những căng thẳng của đời sống, những mũi tên đỏ không vui của thị trường chứng khoán không còn là một băn khoăn lớn của tôi. Sáng thứ hai, khi vào sở tôi không thấy bực mình với bộ mặt của vài "tên cơ hội" trong nhóm, với những project dang dở, chưa có đáp số.

PHỤ HUYNH HỌC SINH

Một hôm đi làm về, tôi nghe văng vẳng tiếng hát Trần Thái Hòa trong một bài hát rất hay "Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu" ngỡ là nhà tôi đã về. Nhưng không phải, con bé Kim, con gái lớn của chúng tôi đang vừa đánh keyboard của PC, vừa nghe nhạc. Chờ bài hát dứt, tôi hỏi:
-Con có hiểu hết lời ca của bài hát không"
Nó cười, một cái cười rất người lớn, mặc dù đôi mắt vẫn ngây thơ:
-Not realty, daddy, nhưng con thích bài hát bài hát này nên mượn của thầy, cô ở trường tiếng Việt đem về nghe. Tuần trước, thầy "play" bài hát này trong lớp, cô giáo khóc, some students' fallen down too. Nên con mượn về, relisten so I can known why the cried.
Tôi cười.
- Chờ đó, chờ mẹ nghe bài hát này, con sẽ thấy thêm một người chảy nước mắt.
Đó là một bài hát cả hai vợ chồng tôi đều thích, bởi vì chúng tôi cùng "chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau".
Ngày tháng trôi qua thật nhanh, đã đến lúc thế hệ thứ hai của người Việt lưu vong tìm hiểu cội nguồn. Dạo này, cả hai đứa nhất là con bé Kim đã nói tiếng Việt đỡ "cứng" hơn và nhiều hơn trước. Chúng vẫn còn chêm tiếng Mỹ rất nhiều trong giao tiếp với chúng tôi, nhưng tỷ lệ tiếng Việt đã tăng cao, và chúng không còn nói những câu rất ngộ nghĩnh như:
- Mommy, cái áo của con bị "bể" rồi!
- Cái ly bị "rách" rồi ba ơi!
Lúc chúng bắt đầu tập nói, chúng tôi ở bên St. Louis, Missouri gởi cả hai đứa ở một "day care" của Mỹ. Hai vợ chồng đi làm hơn 40 tiếng mỗi tuần. Lúc về nhà, mệt nhoài, mắt ríu lại chỉ còn đủ thời gian và sức lực để nấu ăn, dọn dẹp đâu có giờ dạy cho con tập nói. Hai đứa nhỏ chỉ nói tiếng Mỹ và hiểu chúng tôi rất khó khăn nếu chúng tôi chỉ nói tiếng Việt. Đó là lý do chính để vợ chồng, con cái chúng tôi bồng bế nhau về San Jose, California, một trong ba nơi quần tụ người Mỹ gốc Việt đông nhất. Ở đây, hai đứa nhỏ có dịp gần với nguồn gốc của mình hơn, nhưng nếu không học thì cũng không thể nào biết đọc, biết viết tiếng Việt được.
Tôi vẫn thấy có điều gì bất ổn khi một thanh thiếu niên Việt Nam vào một tiệm ăn của người Việt, biết cách thưởng thức món ngon của quê nhà, mà không thể gọi món ăn bằng tiếng Việt, phải lấy tay chỉ vào hình vẽ trên quầy hàng! Vì vậy, cả hai vợ chồng đã gần như thay phiên nhau thuyết phục, năn nỉ hai đứa nhỏ đi học tiếng Việt.
Học được chừng một năm, tụi nhỏ nói tiếng Việt "mềm" hơn, giống người"Việt" hơn. Tuy chưa gặp các thầy cô giáo dạy thiện nguyện ở trường Việt ngữ, nhưng từ thâm tâm, chúng tôi vẫn mang ơn những người có tấm lòng đã hy sinh thời gian rất là quý hiếm ở Mỹ cho thế hệ thứ hai.
Có lần đang lái xe giữa xa lộ, tiếng con bé Kim thảng thốt từ phía sau:
-Stop! Stop Please, Daddy!
Tưởng chuyện gì lớn, không ngờ con bé muốn tôi ngừng lại ở một exit để nó xuống hái một cây lau dại ở bờ tường ngăn xa lộ với một con đường nhỏ bên trong. Cây lau đó sẽ được mang vào lớp học Việt ngữ vào chủ nhật cho bài học "Cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh". Nhà tôi hỏi nó:
- Con có biết về sau khi lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh có tên là gì không"
Con bé đáp ngay:
- Vua Đinh Tiên Hoàng.
Từ đó, chúng tôi có ý nghĩ là sẽ phải biếu thầy cô giáo ở trường Việt ngữ một món quà nào đó vì kết quả từ tụi nhỏ lớn hơn điều chúng tôi mong đợi rất nhiều. Ở Mỹ, quà cáp không phải là một niềm vui vật chất, nhưng đôi khi đó cũng là một niềm vui tinh thần không nhỏ, nhất là khi người ta thấy sự hy sinh của mình được đền bù xứng đáng.
Lần khác, từ cửa sổ phòng ngủ, nhìn ra sân sau, tôi thấy thằng Đôn tẩn mẩn nhặt từng trái cam trên sân cỏ sau nhà, bóp nát và cúi đầu suy nghĩ, giống như hình ảnh nhà bác học Newton đang quan sát trái táo rơi từ trên cây. Tôi không dám hy vọng thằng con trai bình thường của chúng tôi sẽ thành một nhà bác học, nhưng lòng tôi vẫn lâng lâng, vì tôi đoán thằng bé đã được học về bài "Phá cường địch, báo hoàng ân" của anh hùng Trần Quốc Toản. Sau đó, chúng tôi cùng lặng lẽ quan sát, và cùng rất vui khi thấy mỗi lần cãi nhau với chị, hay có điều gì bực tức thằng bé lại chạy ra sau nhà nhặt một trái cam rồi bóp nát. Giống như chúng tôi vẫn bóp những trái banh cao xu nhỏ trong sở để giải tỏa những bực tức, nhất là khi không may có một ông/ bà boss "Ỷ lớn" ăn hiếp nhân viên dưới quyền một cách rất là bất công, phi lý.
Dù chưa bao giờ có dịp gặp các thầy cô giáo Việt ngữ của tụi nhỏ, nhưng tôi tin là các anh chị đó đều có cùng mong ước với chúng tôi. Mong ước thế hệ Việt Nam thứ hai ở Mỹ sẽ vững vàng, thành công ở quê hương nơi chúng được sinh ra (nơi ba mẹ chúng được bảo bọc dưới trời tự do và gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng) nhưng không bao giờ quên nguồn gốc, quên quê cha đất tổ của mình.
Cũng như người Mỹ gốc Do Thái vẫn nhớ đến tổ tiên với ngày lễ Hanukkah mỗi tháng mười hai, hay người Mỹ gốc Ái Nhĩ Lan vẫn nhớ đến cội nguồn với ngày St. Patrick mỗi tháng ba. Một ngày nào đó, hy vọng cộng đồng Việt nam sẽ có được những trường tiểu học công lập của Mỹ, nơi mà mỗi học sinh tốt nghiệp phải đọc thông, viết thạo cả tiếng Mỹ lẫn tiếng Việt, như cộng đồng người Trung Hoa đã làm được điều đó ở "China Town" San Francisco. Nếu điều đó thực hiện được cùng với tự do, dân chủ cho quê nhà thì chúng tôi "dù ở xa có chết cũng vui mừng" như nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết.
Nguyễn Trần Diệu Hương
Santa Clara, tháng 2/03

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến