Hôm nay,  

Đằng Sau "lời Ru Buồn" Quê Tôi Và Những Băn Khoăn Ở Mỹ

12/03/200300:00:00(Xem: 162741)
Người viết: KIM TRẦN
Bài tham dự số 3146-753-vb50313

Kim Trần, sinh năm 1983, chỉ mới 20 tuổi, định cư tại Santa Ana, đã góp bốn bài viết về nước Mỹ. Cách viết và chữ nghĩa cho thấy cô rời Việt Nam chưa lâu. Bài mới của cô lần này lcóø những ghi nhận xúc động về một vùng quê ven sông Hồng... Mong Kim Trần sẽ viết tới câu chuyện của chính cô trong gia đình, nhà trường, từ Việt Nam tới Mỹ.
*
Quê tôi là một làng nhỏ nằm ven sông Hồng phía ngoài đê, cứ đến mùa lũ cả làng lại bồng bế nhau chạy nước vào trong vòng đê để lại đằng sau ruộng vườn, nhà cửa. Hết mùa lũ, nước rút đi để trở ra những khu vườn vàng úa, thấm úng do ngâm nước lâu ngày. Nhìn lớp đất phù sa nâu đẩm ánh lên màu mở màng của sự sống ấm no lưu lại sau khi nước rút, mà buồn lòng cho sự nghèo nàn của quê tôi.
Do cứ nhấp nhỏm với nước lũ mà người dân quê tôi không yên tâm làm ruộng, họ trồng các loại rau ngắn ngày và buôn bán. Các chợ to, chợ bé suốt dài từ đầu làng tới cuối làng… họ đều có mặt, thậm chí vượt sông Hồng thò rau sang những chợ khác bán.
Mùa nước họ xoay ra làm long nhãn, cả làng nhao nhao đi bóc nhãn thuê kiếm mỗi ngày dăm ba ngàn. Cuộc sống vất vả là thế nên cái sự học hành tuy nhiều người đã ý thức được là cần, là quan trọng đối với tương lai con em họ, song lực bất tòng tâm. Rất ít nhà có điều kiện cho con học hết phổ thông trung học, số đi học đại học đếm được trên đầu ngón tay, còn lại thế hệ trẻ của làng trình độ học vấn chỉ ở điểm biết đọc, biết viết đủ để tính toán tiền nong chính xác. Ở lứa tuổi 15, 16 họ đã phải trở thành người lớn với bao lo toan đời thường: con trai thì buôn bán, làm thuê làm mướn ít năm kiếm một món tiền để cưới vợ, khá ra thì chất thêm nếp nhà nhỏ. Con gái thì sớm hơn, nghỉ học ở nhà chợ búa, ruộng vườn 1, 2 năm nhiều nhất là 3 năm (nếu lâu hơn sẽ bị liệt vào hàng "ế" hoặc "có vấn đề") là họ vội vã lên xe hoa với tốc độ tìm hiểu, yêu đương nhanh đến chóng mặt. Rồi theo chân các bà mẹ của mình ca bài "Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng dinh..." Sau lũy tre làng, những lời ru buồn cứ bình thản cất lên.
Nhưng cuộc sống đâu chỉ dừng đây, những thiếu phụ qua thời thiếu phụ ngắn ngủi mới 17, 18 tuổi đã sắp sửa làm mẹ. Khi dự đám cưới người chị họ, tôi mới đầu rất đổi ngạc nhiên vì những cô gái (gọi là cô bé thì đúng hơn) vóc người nhỏ bé, khuôn mặt còn mang nhiều nét trẻ con mà đã khệ nệ mang thai. Tôi quen nhìn những cô bé ở tuổi đó như tôi tung tăng tới trường cho nên thấy hơi luyến tiếc cho thời mới lớn bị đánh mất. Sau, nghe cái lý rất thực tế của họ và đành phải gật gù "Chị tính ở nhà quê 16, 17 mà không ai dòm ngó, 18 mà không ai đánh tiếng là cha mẹ đã đổ lo rồi, thôi thì cứ kiếm một tấm chồng cho chắc, đâu mà chả kiếm ăn, chả phải sống" Chỉ khác là nhà mình với nhà chồng thôi. Mà đầu năm cưới thì thế nào cuối năm cũng có một tí nhau để chào đời "giống ngắn ngày" giờ cũng nhiều. Mẹ trẻ con, nuôi trẻ nhiều khi lóng ngóng, vụng về lại phải nhờ bà nội, bà ngoại trông giúp. Con dâu cháu sớm, nhiều bà ngoại trông còn trẻ măng.
Các bà mẹ trẻ "tích cực" rút ngắn khoảng cách thời gian từ thế hệ này sang thế hệ sau một cách vô tình. Trong khi Mỹ phụ nữ 40 tuổi gọi là "chị" là "cô" thì ở quê tôi phụ nữ chừng tuổi ấy gọi là "bà" theo đúng nghĩa của nó. Khoảng cách giữa các thế hệ ngắn lại nghĩa là tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn và có "vòng quay" nhanh hơn. Tưởng tượng một phụ nữ ở quê tôi có 2 đứa con và hai đứa nhỏ đó đã kịp thời cho ra đời một vài đứa cháu thì ta lại càng thấy rõ hơn mặt tiêu cực của việc lấy chồng sớm ở nông thôn Việt Nam, một trong những nổi băn khoăn chưa được giải quyết. Hơn nữa, đa số các bà mẹ trẻ còn chưa kịp tích lũy gì đã sinh con. Nếu đức ông chồng làm ăn được cũng đã cảm thấy chật vật bởi "vợ chồng son với đứa con là bốn" huống chi là khi ông chồng thất nghiệp rau cỏ không có, mùa màng chưa lo cho mình và con, với cơ sở vật chất thật nghèo nàn. Cho nên dễ hiểu, đẻ xong mẹ chúng suy kiệt, cha không tìm đủ miếng ăn cho gia đình thì lấy đâu mà chăm sóc, nuôi nấng chúng"


Sẽ không ngoa nếu nói rằng đồng tiền bây giờ, trong thực tế thị trường mang màu xanh của tờ giấy bạc "ông già" (tức tờ dola). Ăn chơi một phùa cũng khoe với nhau bằng đồng đô. Nặng lắm đến nổi một số không nhỏ gia đình ở quê tôi và các làng quê tỉnh khác có con em đem gả bán cho những ông lão Đài Loan gần đất xa trời. Dẫu không thủ cựu đến nổi chống lại các cuộc hôn nhân dị chủng, nhất là nếu đó là những cuộc hôn nhân vì tình, thế nhưng không thể không se lòng khi biết rằng rất nhiều các cuộc hôn nhân với các công dân nước tôi đều tan trong vòng không đầy một năm sau khi đôi uyên ương sang bên kia sinh sống. Đồng tiền nói chung, đồng đô nói riêng, nặng lắm. Nặng đến nổi một số người có chức quyền vì nó mà vong thân hoặc thụ động nhũng nhiểu. So với dịch lấy chồng kiều, nạn dịch này có phần nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Tại sao nhân cách lại trượt dài như thế" Phải chăng tất cả từ cô gái bán mình đến viên quan tham đều muốn làm giàu tất"
Vậy đấy, sau những lời ru buồn…. của các bà mẹ trẻ còn nhiều chuyện đáng buồn hiển hiện ở quê tôi và bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam. Nhiều người biết, nhiều người phản ánh song thực tế này vẫn cứ tồn tại. Ai sẽ bảo đảm là sẽ hạn chế hoặc tiến tới chấm dứt nạn tảo hôn, đẻ sớm, thất học… lời ru còn buồn không chỉ vì giã từ tuổi trẻ, tuổi vô tư bay nhảy, tiếc nuối quãng đời hồn nhiên đã qua mà còn buồn vì tương lai ảm đạm trước mắt.
*
Cách đây vài tháng, tôi đi ăn trưa với một người bạn lớn tuổi đang sống ở Mỹ. Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh chủ đề nước Mỹ qua cách nhìn của người ngoại quốc.
Bạn tôi cho rằng thế giới vẫn còn xem Mỹ là một cường quốc đứng đầu về kinh tế và quân sự, nhưng người ta không nhìn Mỹ với sự nể trọng về đạo đức từng có nữa. Thay vào đó, người ta nhìn Mỹ là một xã hội đang suy yếu. Bạn tôi nói với tôi rằng sau khi nhận được bằng cấp (vì anh đang đi học) anh sẽ trở về cố hương. Lý do ư" Anh ta không thích sống trong một đất nước thiếu sự kính trên nhường dưới, anh không muốn con mình lớn lên trong một thế giới mà đứa con gái có thể trở thành mục tiêu dã chiến của bọn thanh niên và cả con trai cũng có thể trở thành mục tiêu của bạo lực.
Có lẽ vì bạn tôi đã từng chứng kiến cảnh đánh giết nhau giữa bọn côn đồ băng đảng ở Mỹ.
Bàn về lối sống Mỹ của những sinh viên du học, khi mới qua tôi rất ngạc nhiên về cách dùng thì giờ của thanh niên ở đây. Ở Việt Nam, sau khi tan trường là chúng tôi về nhà ăn tối với ba mẹ và sau đó làm bài tập. Còn sinh viên ở đây đi ăn "Pizza Hut" xem tivi và đi chơi thì nhiều còn học hành thì ít hơn. Thích nghi với nếp sống như vậy đối với tôi thật sự chẳng hay ho gì. Theo bản năng, tôi vẫn có ác cảm với những người ở Mỹ phán xét đất nước này một cách thô bạo, nhưng buộc phải thừa nhận rằng những điều họ nêu ra đều là sự thật. Nước Mỹ đã có những chuyện bất thường. Đành rằng vẫn còn có những gia đình, trường học, giáo hội cũng như những láng giềng tốt, nhưng những sự việc kém đạo đức lại xảy ra nhiều hơn mức bình thường. Mỹ dẫn đầu các nước công nghiệp về tệ nạn giết người, hiếp dâm và nạn bạo lực.
Có một sự thật đau lòng là chẳng phải những điều nêu trên do người khác gây ra, mà chính chúng ta đã tự tạo lấy. Những người hay suy nghĩ thì quy trách nhiệm cho một xã hội chấp nhận quá nhiều thứ. Nhưng theo tôi, cuộc khủng hoảng thật sự của chúng ta là khủng hoảng tinh thần, băn khoăn của tệ nạn và khó khăn xã hội là sự thoái hóa của con tim….

Kim Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến