Hôm nay,  

Đi Bộ, Một Liều Thuốc Bổ

24/02/200300:00:00(Xem: 164117)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài tham dự số 3132-739-vb20224

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Mỗi bài viết của ông, từ chuyện câu cá, rau trái trồng lan... đều thể hiện những kinh nghiệm và hiểu biết chu đáo. Lần này, ông chia xẻ với chúng ta thêm những kinh nghiệm và hiểu biết quí giá về việc tập đi bộ.

Thực vậy, đi bộ là một liều thuốc bổ không tốn tiền mua. Không có gì khoan khoái cho bằng vào một buổi sáng có nắng ấm, dạo chơi vài vòng trong công viên đầy hoa cỏ còn ướt đẫm sương đêm. Không khí trong lành mát mẻ hít vào đầy phổi, chân bước nhịp nhàng, tay đưa vung vẩy, gân cốt dãn nở, mạch máu chạy đều làm cho ta thấy cơ thể bừng lên sức sống, tưởng chừng như trẻ lại mươi mười lăm tuổi.
Nhưng chúng ta cũng đừng lầm lẫn giữa thể dục và thể thao. Hai danh từ này thường đi đôi với nhau nhưng song ý nghĩa và mục đích khác biệt. Thể thao là những môn chơi có tính cách tranh đua hơn kém, vì vậy nhiều khi cố gắng quá sức có hại cho sức khỏe. Còn thể dục là những phương pháp tập luyện có chừng mực làm cho thân thể trở nên cường tráng, bền bỉ dẻo dai. Thể thao không thể thay thế cho thể dục được, mà trái lại phải cần đến thể dục để tăng thêm thể lực như bóng tròn cần những bài tập giúp chạy cho nhanh hơn, chân đá cho mạnh hơn, môn quần vợt tập sao cho nhanh nhẹn và cánh tay mạnh mẽ hơn.
Tùy theo mục đích của người tập, mỗi môn thể dục có những tác dụng khác nhau. Từ lâu người ta đã biết đến ích lợi của thể dục và đã không ngừng tìm tòi những phương pháp và dụng cụ tập luyên khác nhau. Phương pháp của Hébert là hướng về thiên nhiên do đó bài tập gồm có đi, đứng, chay, nhẩy, leo trèo,mang vác và đánh đỡ. Phuơng pháp của Thuy điển là những cử động cho từng phần cơ thể. Về phương Đông chúng ta, từ xưa cũng có những phương pháp vận động lồng trong các bộ môn võ thuật như côn quyền, đao kiếm và luyện tập khí công.
Hiện nay phong trào vận động cơ thể làn tràn sâu rộng. Các phòng tập mở ra như nấm với rất nhiều dụng cụ tối tân, phương pháp mới lạ. Gần đây các chuyên gia về thể dục đã nghiên cứu sâu rộng và đưa ra nhận xét như sau: Nói chung môn tập nào cũng tốt và dù tập nhiều hay it cũng còn hơn là không tập, nhưng cơ thể chúng ta mỗi người một khác, tuổi tác cũng khác, do đó cần phải tìm môn tập nào thích hợp mục đích và thể chất của mình.
Đi bộ được công nhận là môn tập có thể gọi là hoàn hảo nhất vì phù hợp với động tác hàng ngày, với mọi lứa tuổi, với mọi tình trạng sức khoẻ lại không tốn tiền mua dụng cụ hay phải vào phòng tập. Bởi vì đi bộ sẽ vận dụng mọi cơ phận trong cơ thể con người ta:
Đôi chân cần phải cứng cáp, chịu dựng sức nặng của con người và là bộ phận cần thiết cho mọi hoạt dộng .
Xương sống là cột trụ giữ cân bằng các cơ phận và là điểm tựa của cánh tay và đầu.
Tim bơm máu nuôi các phần trong cơ thể.
Phổi đem dưỡng khí cho máu hoạt động điều hòa.
Muốn cho việc đi bộ có kết quả tốt đẹp chúng ta cần lưu ý đến những điều căn bản sau đây:
THỜI GIAN
Để gìn giữ sức khỏe , ta chỉ cần đi bộ mỗi lần 30 phút và 5 lần trong một tuần lễ là đủ. Bắt đầu đi từ 10-15 phút rồi tăng lên dần dần, cũng như mới đầu đi chậm sau đó sẽ đi nhanh lên.
ĐI NHƯ THẾ NÀO
Nên nhớ bất cứ buổi tập nào cũng gồm 3 phần (thí dụ trong bài tập 30 phút): Khởi động với những động tác như vươn vai, vung tay,vặn mình bước đi chậm rãi, nhe nhàng như dạo bước xem hoa, cho nóng cơ thể, cho các khớp xương quen với hoạt động từ 3-5 phút. Sau đó đến phần trọng động tức là phần chính của bài tập với những cử động mạnh mẽ và bước chân mau lẹ hơn khoảng từ 4 đến 6 cây số một giờ. Đi nhanh chừng 1 hay 2 phút rồi bước chậm lại, rồi lại đi nhanh, tất cả khoảng 20 - 25 phút, nhưng vài phút cuối cùng cố đi cho thật nhanh. Để tránh bi đau đầu gối xin nhớ đừng dằn mạnh gót chân xuống. Để tập thăng bằng và bị tránh bị trẹo chân, khi hạ bước xuống lúc bằng gót chân, khi bằng đầu ngón chân, khi bằng cạnh bàn chân. Trong phần hồi tĩnh, từ 3-5 phút trước khi chấm dứt hãy đi chậm lại để cho nhịp tim dần đần trở lại trạng thái bình thường.


HÔ HẤP
Nếu không hít thở đúng cách, cơ thể chóng mệt nhoc, buổi tập không có kết quả và làm cho ta chán nản. Do đó cần chú trọng đến việc hô hấp trong khi đi bộ. Hãy hít vào và thở ra theo nhịp chân bước. Đi nhanh thở nhanh, đi chậm thở chậm. Cách tốt nhất là hít vào hai hơi ngắn bằng mũi và thở ra hai hơi liền bằng miệng: hít hít, thở thở. Nếu cần hít vào 2 lần và thở ra 4 lần hay 6 lần. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu không tống xuất hết thán khí ra ngoài, buồng phổi sẽ không thể nào tiếp nhận được dưỡng khí mới, cũng như chúng ta không thể đổ thêm nước vào khi chai đã đầy.
CƯỜNG ĐỘ
Nếu tập quá độ sẽ làm cho ta mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ hoặc là nguy hại đến sức khỏe và tính mạng, nhưng nếu tập quá nhẹ sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Làm sao để có thể biết cường độ của bài tập vừa đủ hay quá nhẹ"
Theo y học hãy lấy con số 220 trừ cho số tuổi của người tập để tìm nhịp tim cao nhất có thể bị kích ngất. Thí du nhịp tim cao nhất của một người 60 tuổi là 220- 60 =160 nhịp trong một phút. Nhưng người tập nên giữ cho nhịp tim ở vào khỏang 60-75% của chỉ số này. Nghĩa là khi đi bộ, người này cần phải đạt được mức tối thiểu 65% hay 104 nhip hay tối đa là 75% hay là 120 nhịp trong một phút mà thôi.
Muốn tìm hiểu nhịp tim, người ta đếm nhịp đập ở mạch máu cổ, phía gần yết hầu trong 10 giây rồi nhân với 6 hay giản tiện hơn cả là ra tiệm bán đồ thể thao mua chiếc đồng hồ đo nhịp tim giá khoảng vài chục đồng. Thông thường nếu đang đi bộ mà vẫn nói chuyện được dễ dàng hay không thấy đổ mồ hôi là còn nhẹ, nhưng nếu nói không nổi hay tức ngực, khó thở là quá nặng. Nếu sức khoẻ không khả quan, nên hỏi ý kiến bác sĩ gia đình trước khi tập luyên.
Ngoài những phần kể trên, muốn cho có kết quả mỹ mãn ta cần chú ý đến yếu tố Liên tục, Luân phiên và Tăng tiến nghĩa là trong 30 phút hãy đi, không ngưng nghỉ, khi đi chậm lúc đi nhanh, khi vung tay, khi vặn mình, hơi thở điều hòa và bắt đầu đi chậm từ 10-15- phút cho đến đi nhanh hơn trong 30 phút. Thí dụ: Tuần lễ đẫu đi 15 phút với tốc độ 3 - 4km/ giờ, tuần thứ nhì , thứ ba 20 phút với tốc độ 4 - 5 km, tuần thứ tư , thứ năm tăng lên 25 phút và 5 - 6 km. Nên nhớ đi nhanh hơn không tốt bằng đi lâu hơn.
Nếu ngại mưa nắng, gió lạnh và thiếu anh ninh nên mua một máy đi bộ. Không cần những loại quá đắt, khoảng $400 là đầy đủ đồng hồ tính thời gian, tốc độ, khoảng cách, nhịp tim, nhiệt lượng. Máy có thể gấp lại không tốn chỗ và có thể tăng thêm độ dốc được. Nhưng chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ trước khi mua vì máy đi bộ có khuyết điểm là nhàm chán: cảnh vật không thay đổi, không khí không thoáng đãng như ngoài trờI cho máy đi bộ thường dễ trở thành chỗ cho bụi bám hoặc giá treo quần áo. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục bằng nghe nhạc hoặc tập thiền trong khi đi bộ trên máy.
Người viết 75 tuổi, mỗi ngày đi 30 phút, 5 ngày một tuần. Bắt đầu phần khởi động 3 phút với tốc độ 3 mile (4.km 8) một giờ. Sau đó tăng lên 3. 8 (6.km 1) trong 20 phút và cuối cùng 4 .2 (6 km7) trong vòng 4 phút rồi hạ dần xuống trong 3 phút cuối cùng. Nhịp tim trung bình 120-140, mỗi lần tập tiêu được 300-330 nhiệt lượng,100-110 chất mỡ (fat calories) trên máy đi bộ với độ dốc 5%. Nếu bỏ tập khoảng một tuần lễ tôi cảm thấy cơ thể trở nên mệt nhọc, uể oải, nặng nề hơn và không muốn cất nhắc một việc gì cả. Tập trở lại thấy khoẻ hẳn ra và cảm thấy yêu đời như cũ.
Chúng tôi hy vọng bài này sẽ giúp chúng ta một thang thuốc bổ không tốn tiền mua và sẽ có một sức khỏe tốt đẹp hơn.
BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến