Hôm nay,  

Quyên Trang Và Tôi

23/02/200300:00:00(Xem: 159658)
Người viết: THẢO NGUYÊN PHƯƠNG
Bài tham dự số 3130-737-vb70222

Tác giả Thảo Nguyên Phương tên thật là Nguyễn Thị Thao, 49 tuổi, vợ một cựu sĩ quan QLVNCH, cùng con trai lớn vượt biên qua Mỹ năm 1992, sau đó bảo lãnh chồng và hai con còn bị kẹt lại Việt Nam. Bà cho biết hiện định cư tại Garden Grove, Orange County, đang kinh doanh về lương thực và thực phẩm. Tác giả giới thiệu bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà: "Đây là câu chuyện thật. Dù đã được thay đổi vài chi tiết có liên quan đến thời gian, địa điểm, danh tánh v.v. . . , nhưng e không tránh được ít nhiều trùng hợp. Tác giả rất mong người đọc thông cảm, nhất là đối với một phụ nữ mới viết văn lần đầu tiên ở xứ Mỹ." Câu chuyện thật được kể bằng lối viết tinh tế mà linh hoạt, hấp dẫn. Mong tác giả sẽ còn tiếp tục kể nhiều "câu chuyện thật" khác.
*
Các ông đều biết nhưng lắm khi quên, rằng phụ nữ chúng tôi quan tâm đến vẻ đẹp của nữ giới hơn là của nam giới. Nếu thấy chúng tôi hướng mắt đăm đăm về một cặp nào đó, thì có nghĩa là chúng tôi đã nhìn bà, chứ không phải nhìn ông đâu nhé, đừng có hiểu lầm! Chúng tôi thường nhìn như thế để liệu xem mình có nên hay không nên giống bà đó, có nên hay không nên bắt chước bà ta về cách ăn vận, cách trang điểm v.v. Ngoài ra, chúng tôi còn nhìn cái bề ngoài ấy để đánh giá bên trong.
Tôi rất ngại nói về mình, nhưng nếu không nói thì câu chuyện tôi sắp kể mất đi ít nhiều ý nghĩa. Tôi năm nay đã 49 tuổi. Theo nhận xét của những người quen biết thì tôi thuộc loại phụ nữ trẻ hơn tuổi. Tôi cùng đứa con trai lớn vượt biên qua Mỹ năm 1992, sau đó bảo lãnh chồng và hai đứa con còn bị kẹt lại. Chỉ một năm sau tôi đã dành dụm tiền mở được một tiệm móng tay, hai năm sau mở thêm một tiệm bán bánh donut và một tiệm ăn. Tôi nghĩ mình cũng thuộc loại phụ nữ tháo vát và tương đối thành công trên xứ Mỹ. Tuy thế tôi từng nhiều lần ước mơ mình giống một người nào đó mà mình thấy trên truyền hình, thấy trong báo chí hay gặp ngoài phố. Một trong những lần đó là lần tôi gặp một phụ nữ trong tiệm Lee Sandwich ở góc đường Brookhurst và Westminster.
Nghe nói Lee Sandwich rất phát đạt, tôi cùng bà chị dâu đến đây để xem cách làm ăn của họ, hy vọng có thể học hỏi được điều gì chăng, đồng thời để mua một ít thực phẩm chuẩn bị cho chuyến đi chơi ngoài trời của mấy đứa con. Sau khi mua ba ổ bánh mì, ba đòn chả lụa và một số bánh mứt, tôi cùng bà chị dâu ngồi đợi ông xã tôi đang quanh quẩn đâu đó. Trước mặt chúng tôi có một bà cụ đang cầm xấp báo, một ông đang ngồi ngáp và vài đứa bé đang gặm bánh mì. Không đáng chú ý chút nào cả! Xa hơn nữa có mấy cặp trai gái đang cười đùa với nhau. Họ trẻ quá đối với tôi, không có gì đáng để tôi lưu tâm.
"Thao có thấy con nhỏ đứng gần cửa ra vào không""
Bỗng nhiên bà chị dâu lấy cùi chỏ hích vào người tôi và nói. Tôi hỏi:
"Đâu""
"Đó! Nó vừa cầm hộp bánh mứt vừa nhìn tụi mình đó. Đừng có nhìn nó liền, đợi chút đã!"
"Yên trí, em có cách nhìn lén mà, đừng lo em bất lịch sự. Thấy rồi. Đẹp quá!"
Đó là một phụ nữ trên 30 tuổi, dáng người cao với cái eo nhỏ và bộ ngực nẩy nở, với vẻ mặt tuyệt đẹp được trang điểm sơ sài, với làn da trắng nuột, với mớ tóc óng mượt. Cô ta vận bộ đồ vét đen xanh, trên cổ quàng một cái khăn mỏng nhỏ màu ngà lấm tấm màu da cam. Tôi nói:
"Ăn vận và trang điểm được, nhưng quàng khăn nơi cổ thì hơi xưa."
"Người đẹp thì ăn vận thế nào cũng đẹp. Nếu cái mông không lép thì ăn đứt hoa hậu Phương Mai."
"Phaỉ. Nhưng sao nó cứ nhìn dáo dác khắp nơi vậy" Kìa nó đang đi ra."
"Thấy cái mông rồi. Hết chê. Theo Thao thì cô ta thuộc loại người nào""
"Chỉ biết là thuộc loại có học, thành công, nếu có chồng thì chồng có địa vị. Nhưng kìa. Nó lại quay vào và đang nhìn chúng mình cười. Phải chi mình là đàn ông."
"Hay nó đồng tính""
Bà chị dâu nói và chúng tôi cùng cười.
"Ước gì em được như nó, dù có giảm thọ 10 năm em cũng chịu."
Bà chị dâu cười:
"Giống như nó đương nhiên được trẻ hơn 10 năm."
"Trẻ và thọ là hai cái khác nhau. Bảy phi hành gia của phi thuyền con thoi vừa rồi vẫn còn trẻ mà."
"Im! Nó đang tiến về phía mình"
Tôi giả vờ quay mặt qua nhìn cái quầy hàng. Có tiếng nói, giọng Bắc Kỳ 75:
"Chào hai chị ạ!"
Tôi quay lại:
"Chào cô."
Cô ta không đợi mời, kéo chiếc ghế bên cạnh tôi ngồi xuống. Bà chị dâu hỏi:
"Mời cô ngồi chung cho vui. Chắc đợi ông xã hả""
Cô ta buồn rầu lắc đầu.
"Người yêu""
Cô ta lại lắc đầu:
"Có ông xã nhưng mà. . ."
Chị dâu tôi cười nói:
"Chắc ông xã ghen quá, giận, gây lộn""
"Sao chị biết""
"Đẹp như vậy, ai mà không ghen."
"Nhưng mà ghen quá, ai chịu nổi."
Tôi cười nói:
"Sao" Kể cho nghe được không""
Cô ta ngập ngừng một lát rồi nói:
"Chị không bảo kể, em cũng kể. Em định nhờ hai chị giúp em."
"Cứ nói đi!"
"Xin lỗi. Cho biết tên được không" Em là Quyên Trang."
Tôi nói:
"Đây là Vi, chị dâu tôi. Tôi là Thao."
" Rất hân hạnh. Ông ấy chỉ mới bảo lãnh em qua Mỹ được chừng hai tháng."
"Ai""
". . .Chồng em"
"Ông ta gặp em tại Việt Nam, bảo lãnh em theo diện fiancée."
"Rồi sao""
Cô ta lại ngập ngừng, lần này khá lâu, rồi khóc nói:
"Ông ta gần như nhốt em trong nhà gần cả tháng nay, không cho liên lạc với bên ngoài. Khi em muốn đi đâu, ông ta chở đi. Ông ta nói em chưa có giấy tờ chính thức, không nên ra ngoài một mình. Ông ta còn nói Việt Kiều ở đây phần nhiều là người xấu, không nên quan hệ."
Tôi hỏi:
"Vậy cô muốn chúng tôi giúp cô thế nào""
"Hai chị có biết anh John Lê làm ở Công ty Sáng Electronics không""
"Tôi không biết John Lê, nhưng Sáng Electronics thì biết."
"John là anh họ của em. Hai chị làm ơn giúp em nói cho John biết em hẹn gặp John lúc 5 giờ chiều mai tại đây."
"Cũng dễ thôi. Nhưng sao cô không đến chỗ John hay gọi điện thoại""
"Không biết địa chỉ chính xác, không biết lái xe, quên số điện thoại anh ấy cho, mọi cái đều lạ lùng, làm sao mà tìm; vả lại em trốn khỏi nhà được hơn nửa giờ rồi, phải trở về ngay. Ông ấy ra ngân hàng, sắp về nhà. Không thấùy em, ông ấy có thể báo cảnh sát. . ."
Cô ta nói dến đây thì ông xã tôi đi vào, trên tay khệ nệ một xấp báo Xuân:
"Việt Báo Xuân năm nay in hình con dê đẹp quá. Phải chi có vải áo dài như hình bìa này, tôi mua tặng bà may áo Tết. . ."
Ông xã tôi bỗng im bặt khi nhìn thấy Quyên Trang.
"Chào cô."
"Chào anh"
Tôi nói:


"Đây là ông xã tôi; đây là Trang. Tôi kể chuỵện Trang cho ông xã tôi nghe được không""
Quyên Trang gật đầu.
Nghe xong câu chuyện, ông xã tôi đập bàn nói lớn:
"Không thể được! Xứ Mỹ này sao lại có người chồng như vậy được. Cô cần phải liên lạc với John ngay. Nếu anh ấy không giúp đã có. . . tôi."
Tôi đưa mắt nhìn chồng tôi như ngầm bảo: " Tại sao hồi thằng em tôi bị vợ nó phang một chiếc guốc vào đầu anh không giúp gì cả mà nay lại nổi máu anh hùng Lương Sơn Bạc như thế"" Hình như hiểu ý tôi, anh ấy ngồi im, nhìn lơ đi nơi khác. Chị Vi nói:
"Trang ở gần đây không" Tụi này tới nhà Trang được không""
"Chỉ chừng 5 phút đi bộ. Nhưng. . ."
Ông xã tôi nói:
"Tôi biết cô muốn nói gì rồi. Ta làm như thế này. Chúng tôi làm bộ tìm nhà quen, gõ cửa nhà ông ấy. Cô đứng sẵn trong nhà, nghe tiếng bấm chuông hay gõ cửa là mở cửa ngay. Chúng tôi sẽ. . . xông vào cứu cô, à quên, chúng tôi sẽ nói chuyện thiệt hơn với ông ấy.
Chị Vi nói:
"Dượng nói giỡn chi hả, mình có quyền gì làm vậy""
Tôi suy nghĩ một lát rồi nói:
"Như thế này. Khi chúng tôi đến nhà, cô làm bộ tình cờ nhìn ra chúng tôi là người quen hay bà con gì đó, mời chúng tôi vào nhà, sau đó chúng ta tương kế tựu kế."
Mọi người đồng ý đề nghị của tôi và hẹn gặp nhau đúng một giờ sau tại địa chỉ mà Quyên Trang vừa ghi và đưa cho tôi.
Sau khi Trang về nhà chừng bốn mươi lăm phút, chúng tôi đi xe đến ngã tư Westminster và Dawson, đậu xe gần tiệm Bò Bảy Món Anh Hồng, rồi đi bộ đến chỗ Trang ở.
"Đây là số 119. Gần đến rồi"
Ông xã tôi vừa nói đến đó thì tôi nghe có tiếng kêu rú nhỏ ở ngôi nhà mang số 123 ngay bên cạnh. Tiếng kêu rú giọng đàn bà khá nhỏ nhưng cũng đủ làm cho cả ba chúng tôi chú ý. Ông xã tôi nhanh nhẩu chạy đến cửa trước, không bấm chuông mà gõ cửa rất gấp. Chị Vi nói:
" Dượng làm cái gì vậy" Từ từ."
Trong nhà có tiếng mở cửa lách tách rồi Trang thò đầu ra:
"Xin lỗi hỏi ai""
Tôi nói:
"Đây có phải là nhà. . . anh chị Thanh không"
"Không phải. Nhưng sao...
"Nhưng sao. . .gì""
"Trông chị giống một người em quen. Có phải chị Thao không""
"Phải."
"Trời! Chị Thao thật sao" Sao chị lại đến đây. Tìm anh chị Thanh nào đó hả""
Trang nói và ôm chầm lấy tôi. Kể ra cô ta đóng kịch cũng hay thật.
Chúng tôi cùng nhau vào nhà. Một người đàn ông cao lớn đang ngồi trên sô-pha khẻ gật đầu chào chúng tôi. Ông ta độ 70 tuổi, không đẹp trai, nhưng tráng kiện và gân guốc. Trang giới thiệu:
"Đây là . . . đây là. . ."
"Tôi là chồng cô ấy."
Ông ta nói và cười khẩy. Mấy giây im lặng nặng nề trôi qua.
Tôi nói:
"Xin lỗi đã làm phiền"
"Không có gì!"
Cô ta đổi giọng:
"Anh kéo tóc tôi suýt đứt như thế này mà nói không có gì."
"Tôi nói với khách, không phải nói chuỵện lúc nảy. Cô định lấy dao đâm tôi mà".
"Tôi chỉ doạ thôi."
"Tại xứ Mỹ này cô không thể doạ như thế được. Tù rục xưng, bị tống về Việt Nam. Sao tôi nói gì cô cũng không nghe vậy""
Ông ta đứng dậy đi tới đi lui một lát rồi nói:
"Cùng là người đồng hương cả. Thôi, hãy kể thật câu chuyện. Đây cũng là một kinh nghiệm."
"Ông im đi! Đừng có láo khoét."
"Được! Cô an tâm, tôi chỉ tóm tắt câu chuyện thôi, nhưng mọi người cũng đủ hiểu. Tôi goá vợ nên về Việt Nam tìm một người vợ và gặp một cô 35 tuổi tên Quyên Trang. Cô ta nói rất thích một người chồng lớn tuổi, vì tâm trí cô luôn luôn in hình ảnh của người cha đã khuất mà cô rất kính trọng và thương yêu. Khi gặp Trang tôi thích ngay nhưng rất ngại ngùng về tuổi tác chênh lệch. Tôi đã kể thật cho Trang nghe hết về đời sống Mỹ, nhất là về hoàn cảnh của tôi, loại người tương đối nghèo, làm chủ một căn nhà nhỏ, không có gia sản, chỉ sống nhờ vào tiền hưu khiêm nhường. Tôi nói với Trang khi về Việt Nam thì tôi trông cũng... oai thật đấy, Việt Kiều mà, nhưng ở Mỹ tôi chẳng là cái gì cả. Tôi nói Trang hãy cố hiểu những điều tôi diễn đạt để không vỡ mộng. Tôi cho Trang một tuần lễ để suy nghĩ. Sau một tuần cô ta trả lời đã hiểu tất cả và thề thốt đủ điều. Thế là tôi bảo lãnh Trang qua đây. Nhưng chỉ có mới non một tuần lễ, cô ta đã làm những cái không giống ai. Tôi không ngờ cô ta hầp tấp rời bỏ tôi như vậy, trong khi giấy tờ chưa xong. Cô ta ngờ nghệch quá, lại nghe lời những người muốn lợi dụng cô ta hoặc rất dốt về luật di trú."
"Ông im đi!"
Nghe Trang nói, ông ta lại cười khẩy rồi tiếp tục:
"Cứ y như là ngựa. Chạy lung tung hết chỗ này đến chỗ nọ. Gặp ai cũng cười cuời nói nói, hỏi thăm có biết anh này, có biết anh kia không, lại cho luôn cả địa chỉ và số điện thoại nơi mình ở, chẳng ra thể thống gì cả. Tôi bực quá mới đóng cửa nhốt cả tôi và cô ta nguyên ba ngày, lại doạ đủ điều, hy vọng cô ta chừa bớt tánh. . . cà chớn. Thế mà mới đây cô ta cũng gặp được anh chàng tên John xưng là kỹ sư, làm tại Sáng Electronics. Tôi đến đó hỏi, chẳng có tên John nào cả. Chiều hôm qua cô ta... nổi chứng ra đường đứng dựa vào cột đèn nhìn mọi người đi qua cười toe toét, cứ y như là..."
"Ông im đi!"
"Trưa hôm nay lại đi biệt. Tôi tức quá mắng cho một trận. Nếu một người không có tánh như cô ta thì tôi cần gì phải đối xử như vậy và cũng không phải nói xấu. . . vợ như thế này. Tôi chỉ sợ người ta cười."
Tôi đứng dậy nói:
"Chuyện nhà của ông bà. Chúng tôi không dám có ý kiến. Xin cáo từ. Chúc mừng năm mới."
"Bye, nhưng năm mới chẳng có gì đáng mừng cả."
Ông ta nói rồi cười, một cái cười như mếu, vô cùng đau khổ.
Trên đường đi đến chỗ xe đậu tôi ngẫm nghĩ:
"Không biết ông ta nói có trung thực không" Nhưng dầu sao, giống cô ta mà thọ thêm 20 năm nữa mình cũng không muốn."
Tôi về nhà quên bẵng câu chuyện kể trên cho đến một hôm tình cờ nghe được những lời thì thầm của cánh đàn ông trong bữa tiệc do tôi tổ chức mừng khánh thành một cơ sở kinh doanh.
"Chắc anh có nghe chị kể về cô Quyên Trang." Ông xã tôi nói nhỏ với ông anh tôi "Con nhỏ đẹp tuyệt! Nó đang làm chiêu đãi viên trong cà phê Quá Khứ."
"Cà phê Quá Khứ ở đâu""
"Cà phê Quá Khứ mà không biết ở đâu."
"Làm sao tôi biết được."
"Thì chỗ có mấy cô tuyệt đẹp, "thiếu thốn" áo quần làm chiêu đãi viên đó".
"Àø, biết rồi. Nhưng làm ở đó thì có sao đâu."
"Đâu chỉ có làm nơi đó. Nó còn làm một chỗ rất độc. Anh muốn không""
Đáng lẽ tôi gọi ông xã tôi vào phòng "dần" cho một trận bằng. . . mồm, nhưng rồi tôi nghĩ:
"Nó đâu có đáng để mình bận tâm."
Thảo Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông.
Như mọi năm, báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018 đã bán hết, ngay trước tết, đã phải dành dụm kỹ mới giữ lại được một số lượng nhỏ cho hai hội chợ Tết. Sau đây, thêm một bài Viết Về Nước Mỹ được trích từ báo xuân. Tác giả là cư dân Paris, bà tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, năm 2011, và nhận giải chung kết Vinh Danh Tác Giả VVNM. Với cách viết duyên dáng, Đoàn Thị là một trong những cây bút được nhiều độc giả yêu mến.
Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, nguyên là một chuyên viên quốc tế của USAID về hưu, đang cư trú tại Orange County. TG gia nhập chương trình VVNM từ năm 2015, được chấm giải Danh Dự 2016 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2017.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Bài sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuiất 2018.
Lá thư nầy em viết từ năm mươi năm trước, khi anh đang đóng quân ở Bình Dương, mà rồi chuyện nầy chuyện nọ khiến thư chưa gởi
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và UC Riverside (SEATRIP) xuấn bản trong năm 2017.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả có nhiều bài viết đạt số lượng người đọc, trên dưới một triệu.
Nhạc sĩ Cung Tiến