Hôm nay,  

Đất Nước Này Đâu Phải Của Riêng Ai

28/01/200300:00:00(Xem: 193315)
Người viết: Duy Nhân
Bài tham dự số 3107-714-vb20127


Duy Nhân là tác giả đã được trao tặng Giải thưởng đặc biệt
Viết Về Nước Mỹ 2002. Ông sinh năm 1947, cựu chuyên viên Ngân Hàng Quốc Gia, cựu thiếu uý QLVNCH. Nghề nghiệp tại Mỹ: assembler, hiện cư trú tại Chicago. Tựa đề bài viết mới nhất của Duy Nhân lần này rất gần với bài “Nước Mỹ Đâu Phải Của Riêng Ai” do tác giả Song Trang viết đã được phổ biến từ lâu, nhưng xin yên tâm, mỗi tác giả có sự thể hiện đề tài theo cách riêng.

*

-Mỹ thật là một đất nước lạ lùng, lâu lâu lại xảy ra những sự kiện không sao hiểu nôỉ.
Một ngườI bạn vừa mớI gọI điện thoại cho tôi, than phiền như vậy. Tôi hỏi chuyện gì thì anh nói đó là sự kỳ thị chủng tộc. Tôi nói:
-Ngày 9 tháng 4 năm 1865 khi quân đội phương Nam đầu hàng Phương Bắc đã chấm dứt cuộc nộI chiến, đồng thờI kết thúc luôn chế độ nô lệ da đen, thực hiện đúng tuyên ngôn “Emancipation, Proclamation,” giải phóng nô lệ của Tổng thống Abraham Lincol rồi mà.
Tôi chưa nói hết ý, bên kia đầu dây, bạn tôi lại lên tiếng, sôi nổI:
-Mấy hôm rày anh xem TV có thấy không" Ngày 5 tháng 12 năm 2002 vừa rồi, trong tiệc mừng sinh nhật lần thứ 100 của Thượng nghị sĩ Strom Thurmond, Thượng nghị sĩ Trent Lott lảnh tụ khối đa số thượng viện của đảng Cộng Hòa đã tuyên bố những lờI sặc muì kỳ thị , khó hiểu. Ông nói:Ể NgườI dân Mississipì như ông rất hảnh diện vì đã dồn phiếu cho ông Thurmond khi ông này ứng cử Tổng Thống vào năm 1948. Nếu các Tiểu bang khác cũng làm theo tiểu bang của ông thì chúng ta đã không gặp phải nhiều vấn đề như vậy trong bao năm quaỂ.
Lần đó, ông Thurmond ứng cử vớI lập trường kỳ thị chủng tộc(Segregationist), được sự ủng hộ của những ngườI da trắng có tinh thần bảo thủ, hoàì vọng qúa khứ, thờI của những lảnh chúa, qúi tộc giàu có nhờ vào mồ hôi, nước mắt và máu của những nô lệ da đen ở các tiểu bang niềm Nam như South Carolina, Alabama, Mississipi, Louìsana.. Vậy mà lần đó ông Thurmond chỉ được 39 phiếu cử tri đòan so vớI 303 phiếu bầu cho Tổng Thống Harry Truman.
Tôi nói vớI bạn là đọc lịch sử nước Mỹ tôi có biết điều đó và hậu qủa của lờI phát biểu thiếu cân nhắc, thiếu chánh trị cuả Thuợng nghị sĩ Trent Lott là ông đã bị các bạn đồng viện truất khỏi chức vụ lảnh đạo khối đa số đảng Cộng hòa, được thay bởI thượng nghị sĩ Bill Frist, biểu hiện cho thế hệ trẻ, tiến bộ, có đầu óc khoan dung, hòa hợp màu da cũng như tôn giáo. Tôi khuyên bạn hãy an tâm và tin tưởng ở Tổng Thống George W Bush. Tuyên bố trước một cử tọa đa sắc dân tại Philadelphia, Tổng Thống nói:Ể bất cứ một lờI nói nào cho rằng cái qúa khứ kỳ thị ấy là đúng, đều có tính cách xúc phạm và sai trái. MỗI ngày quốc gia chúng ta chia rẽ chủng tộc là một ngày Hoa Kỳ không trung thành vớI các lý tưởng lập quốcỂ. Tôi nói tiếp, chính Tổng Thống Bush đã bổ nhiệm 2 ngườì đa đen vào các chức vụ quan trọng đầu tiên trong nộI của ông là ngoại trưởng Colin L Powell và cố vấn an ninh Condoleezaa
Nghe tôi đến đây, bạn có vẻ dịu giọng:
-Mình tức là vì cuộc nộì chiến chống chế độ nô lệ, chống kỳ thị chủng tộc đã hoàn thành từ 138 năm qua. Vậy mà có ngườI làm chánh trị, lảnh đạo đảng cầm quyền trong quốc hộI lại còn luyến tiếc cái thờI chia rẻ chủng tộc, có tư tưởng chống lại trào lưu tiến hoá của lịch sử như vậy. Nó không chỉ gợI lại nổI đau thương của đất nước, đáng lẻ phải được quên đi mà còn có thể gây hiểu lầm làm kích động các sắc tộc da đen, da nâu, da vàng, chiếm một tỉ lệ ngày càng lớn trong Hợp chủng quốc chúng ta. Chia rẽ chủng tộc kéo theo chia rẽ tôn giáo, là nguy cơ gây rối loạn đất nước, trong lúc phải đương đầu vớI bao khó khăn để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái và đối đầu vớI cuộc chiến tranh khủng bố ngay trên nước Mỹ và khắp mọI nơi trên thế giới..
Lập trường của bạn đã đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bạn tôi vốn là ngườI ít nói. Chưa bao giờ thấy bạn bày tỏ ý kiến về một vấn đề chánh trị hay tôn giáo nào , vậy mà lần này bạn chủ động bày tỏ lập trường thật rõ ràng và sâu sắc, dầu chỉ là những lờI tâm sự nhưng đầy nhiệt tình, bức xúc. Tôi cảm thấy thú vị , muốn nghe bạn nói tiếp, nên phát biêủ như thể gợI ý, khiêu khích :
-Chánh trị là việc của nhà nước, cụ thể là của đảng Dân chủ và Cộng hòa, tộI gì mình phải tức cho mau tổn thọ.
-Biết rằng tức là mau tổn thộ đấy. Nhưng trước những ý tưởng bệnh họan, quan điểm lổI thờI, lập trường ngu ngốc, mình không thể dửng dưng được. Dù chưa phải là công dân Mỹ, nhưng trong thâm tâm đã nhận nơi này làm quê hương, mình phải có trách nhiệm gì chứ, nhất là trước thái độ kỳ thị chia rẽ làm suy yếu nước này. NgườI da trắng kỳ thị nguờI da đen, da đỏ thì họ cũng coi rẻ ngườI da vàng.. Đất nước này đâu phải của riêng ai, đâu phải cuả riêng ai.
Mặc dầu âm vang những lờI nói cuối có nhỏ đi bên kia đầu dây, Tôi vẫn nghe rõ bạn lập lại 2 lần câu Ềđất nước này đâu phải của riêng aiỂ Không hiểu lúc nói câu đó, mặt bạn đỏ bừng hay tái xanh. Tôi tưởng tượng là gương mặt bạn phải khác đi theo sự xúc cảm, tận đáy lòng mình. Riêng tôi, cũng thấy lòng mình chùng xuống. Tôi thực sự xúc động trước câu nói chân tình, mộc mạc của bạn. Rồi tôi lại thấy trong lòng rạo rực, lâng lâng như vừa mớI uống cạn ly rượu nồng. Lương tâm như bị lay động, trách nhiệm như được đánh thức. Ngoài trờI, tuyết vẫn đang rơi mà trong lòng, thấy ấm cúng lạ. Bạn nói rất đúng. Đất nước này đâu phải của riêng ai! Càng nghĩ, tôi càng giận ông Trent Lott. Hiện giờ các tiêủ bang miền Đông đang bị bảo tuyết hoành hành dữ dộI, cơn bảo đang tiến về miền Tây, tàn phá cả Califorina, ngườI chết rất nhiều. Thiên tai này toàn dân đang cùng nhau ra sức khắc phục. Vậy mà, Thượng nghị sĩ Trent Lott còn mang thêm giông bão đến cho mọI người. Cơn bảo trong lòng còn tệ hại hơn cơn bão do thiên nhiên gây ra. Các giới chánh trị, truyền thông, báo chí đều phản ứng. Tổng Thống phải bận tậm. Một ngườI rất hiền như bạn tôi cũng phải lên tiếng. Illinois cũng bị ảnh hưởng của bão. Gió giật từng hồi. Tuyết đổ trắng xóa. Tuyết vươn trên cành cây, mái nhà , tuyết phủ kín bải cỏ,, lối đi, tuyết rơi lộp độp ngoài khung cửa.
Tôi và bạn cùng im lặng vô tuyến khá lâu. Không ai nói vớI ai lờI nào. Không biết bạn còn bên kia đầu dây không. Tôi lại thèm uống một ly rượu nữa của bạn, nên lên tiếng:
-A lô! Bạn còn đó không"
-TôI đây anh
-Sao bạn biết nguờI da trắng cũng kỳ thị ngườI da vàng"
-Thì chính tôi có kinh nghiệm trực tiếp về việc này.
-Sao lúc đó bạn không nói"
-Tôi nghĩ, đó là chuyện cá nhân, không đáng nói vả lại, ở Mỹ này, chuyện kỳ thị cứ xảy ra hàng ngày như Ềchuyện dài nhân dân tự vệỂ ở Việt Nam ngày trước.
-Chuyện nhỏ nhưng nhiều khi lại có ý nghĩa lớn.
-Dầu sao, tôi cũng đã khắc phục hậu qủa, tôi đã dạy cho họ một hài học, đúng là một bài học lấy từ tài liệu giáo khoa đó. Câu chuyện hơi dài, khi nào rảnh tôi kể anh nghe.
Khi bạn cúp máy, còn tôi một mình, suy nghĩ vẫn vơ. Tôi nhớ đến chuyện bị kỳ thị trong một tai nạn giao thông cách nay 5 năm khi tôi mới qua Mỹ đưộc vài tháng. Lần đó, tôi đang lái xe về hướng Bắc. Khi đến giao lộ, tôi bị một xe MINI VAN di chuyển từ hướng Đông quẹo phải đụng vào phía cửa sau bên phải xe tôi. Police không nghe tôi trình bày, lại bênh vực tụi da trắng, biên cho tôi 2 ticket. Một cái, tội lái xe không có bảo hiểm (thực ra tôi có), một cái, tội vượt đèn đo û(nghe lờI bọn da trắng). Khi ra tòa, tôi trình bày tất cả sự thật, được tòa nghe và xử trắng án vì tôi không có lỗi. Tôi đọc báo, biết nhiều trường hợp kỳ thị được tòa án xét xử công minh, hợp tình hợp lý, không phân biệt trắng, đen, vàng, đỏ gì cả. Nam, nữ đều như nhau, đúng vớI tinh thần “all men are created equal” Mọi ngườI sinh ra đều bình đẳng, được ghi trong tuyên ngôn Độc Lập Hoa Kỳ ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tôi thật sự tin tưởng nơi chính quyền (hành pháp) cơ quan quốc hội (lập pháp) và Ngành Tư pháp, nơi kiểm soát việc thi hành pháp luật, mang lại công lý cho mọI ngườI.
Dầu sao, tôi cũng nóng lòng muốn biết trường hợp của bạn tôi, nhất là bài học bạn đã dạy cho ai đó. Hy vọng đây là bài học lý thú.
Những ngày bảo tuyết rồi thì cũng chấm dứt. Vào một ngày có nắng ấm, các chú sóc lại xuất hiện chuyền từ cành cây này sang cành cây khác, nhiều lúc vào tận cửa nhà để “xin ăn”. Bầy chim sẻ cũng kéo về ca hát líu lo. Bạn tôi đến thăm, kể lại chuyện kỳ thị mà bạn đã hứa:
Cách nay mấy năm, tôi được HộI NgườI Việt giớI thiệu đến nhận việc tại một công ty trên đường Touhy, gần phi truờng Ohare. Đây là một công ty lớn, có nhiều chi nhánh, kể cả ở Mexico, chuyên sửa chửa, tân trang các loại máy móc từ tivi, tủ lạnh, máy tính, máy đếm tiền, microway, máy ảnh, máy photo copy...
Các máy hư, cũ sau khi sửa chửa, tân trang, trông như mớI, nếu nhìn sơ qua khó nhận biết. Các máy này được xuất sang các nước Á, Phi vớI giá không rẻ mấy so vớI máy mới. Trong khi đó, phụ tùng thay thế và tiền công thì rẽ như bèo. Căn bản chỉ là việc lấy chi tiết của máy này gắn qua máy kia là xong. ThờI gian sửa chửa một máy bình quân là một giờ. Cũng có máy chỉ sửa năm mườI phút là xong. Do đó, trong lúc nền kinh tế cả nước đang suy thoái, nhiều công ty kỹ thuật cao bị lao đao lận đận, phải sa thải nhân viên hoặc giải thể thì công ty này vẫn đứng vững và phát triển mạnh. Tôi được bố trí vào department sửa chửa máy Photo Copy. Đó là dây chuyền khép kín, gồm nhiều tram (station). Đầu tiên là phân loại máy. Máy nào hư nhiều không sửa chửa được thì đưa tớI bộ phận tháo gở lấy các chi tiết rờI còn sử dụng được làm phụ tùng thay thế. Máy có thể sửa chửa được thì chuyển sang trạm sửa chửa. Xong, chuyển qua trạm clean máy, làm sạch và mớI các bộ phận trong và ngoài máy. Kế đó, chuyển sang trạm kiểm tra. Cuối cùng, đưa tớI trạm đóng gói, bao bì. Máy nào không qua khỏi trạm kiểm tra chất luợng, bị reject thì được trả lại về trạm sửa chửa xem lại. Công nhân nào có máy bị reject nhiều thì chậm lên lương và là lý do để bị sa thải, khi cần.
Sau một tháng được training, vừa học hỏi, quan sát thực tế, vừa nghiên cứu sách, đọc các hướng dẫn, nắm đuợc các chức năng và nguyên tắc vận hành của các bộ phận, tôi sửa được hầu hết các lọaI máy. Cũng giống như bác sĩ, khi đã chuẩn đóan đúng bệnh thì việc ra toa chẳng có gì khó khăn. Chỉ quanh đi, quẩn lại: mất điện, in không rỏ nét, kẹt giấy, máy ồn v ...v Cũng giống như con ngườI bị cảm cúm, nhức đầu, sổ mủi vậy thôi. Rắc rối nhứt là tiếng ồn. Phải sửa cho máy chạy êm. Phải biết lắng nghe và phân biệt được tiếng ồn để biết nó xuất phát từ đâu. Từ bộ phận gear hay fitting, hay do cục roller bị mòn không đều hay tiếng ồn xuất phát tù một bộ phận nào khác.
Khi chính thức đuợc giao nhiệm vụ và tính chỉ tiêu thì tôi sửa rất nhanh. MỗI ngày hơn 10 máy. Nhưng hầu hết các máy tôi sửa đều bị reject, trả lại. Vấn đề gì đây" Tôi tự hỏi. Tôi check lại thì thấy máy nào cũng tốt, đuợc các bạn cùng line công nhận. Nhiều lúc tôi còn bị complain là máy còn dơ. Thực ra, việc clean máy đâu phải là nhiệm vụ của tôi. Tôi chỉ clean sơ qua rồi sửa thôi. Vì mới vào làm, nên tôi dè dặt, không muốn có nhiều ý kiến phiền phức. Phương châm của tôi là quan sát, lắng nghe và rút kinh nghiệm. Đối với những máy bị rejet thì tôi vẫn để đó, vì không thể nào sửa hơn được nữa. Vài ngày sau, tôi cho qua line kiểm tra lại như máy mớI sửa. Lần này thì không bị reject. Từ nhận xét đó, tôi kết luận là ông John, department leader, trưởng inspector chỉ muốn tôi làm chậm, giống như những người khác. Sự thật, nhận định nầy không hoàn toàn đúng. Một chiều nọ, tôi vô tình nghe John nói vớI các nhân viên ở trạm kiểm tra là hắn không thích dân nhập cư, tỵ nạn. Lúc đó, tôi mới biết là mình bị kỳ thị.


Có hơi thất vọng, tôi tự hạ năng suất mình xuống, không sửa nhanh như trước nữa, nhưng vẫn duy trì mức độ hơn những người làm cũ.
Dầu sao, mình cũng phải giữ danh dự, phẩm giá của ngườI Việt nam. Người ta có thể ghét mình nhưng đừng để người ta khinh mình. Đó là quan điểm của tôi.
ThờI gian vẩn cứ trôi đi. Một tháng. Hai tháng. Rồi ba tháng. Tôi vẫn giử thái độ bỉnh thản như không nghe thấy điều gì xảy ra. Máy tôi sửa cũng ít bị refect hơn. Tưởng thế là ổn. Không ngờ một chiều nọ, lạì một chiều nọ, John chủ động đến nơi tôi làm việc và hỏi tôi từ đâu tới. Tôi nói, từ Việt Nam. John hỏi tiếp:
-Có phải là ngườI Việt Miền Nam thua trận năm 1975 không"
Lúc này, tôi không giữ được bình tỉnh nữa, sẳn giọng,hỏi lại:
-Nếu thế thì sao"
Anh chàng người Mỹ không trả lời mà đưa ngược ngón tay cái, chỉ xuống đất nhiều lần và nói:
-Number ten.
Hắn ta bỏ đi, Tôi thất vọng thật sự. Tôi cảm thấy đổ vở trong lòng trước một ông boss có đầu óc kỳ thị, không hiểu gì về dân tị nạn Việt Nam.
Tôi thấy không thể làm việc được với một ngườì như vậy nên quyết định lên văn phòng báo là tôi muốn nghỉ việc. Ý kiến của văn phòng là sẽ giải quyết trường hợp của tôi trong một phiên họp ngày mai. Khi báo cáo văn phòng tôi có quyền nghỉ ngay. Tuy nhiên, tôi muốn nhân cuộc họp, sẽ dạy cho người Mỹ một bài học rồi đi tìm job khác cũng hả lòng hả dạ. Tự hài lòng với quyết định của mình, chiều hôm đó về nhà, tôi đọc lại lịch sử nước Mỹ, những điều tôi tâm đắc nhất để ngày mai trình bày trong buổi họp, giống như thầy giáo chuẩn bị bài giảng cho học trò vậy. Tánh tôi là vậy, làm việc gì cũng cân nhắc và chuẩn bị cẩn thận.
Khi tôi đến thì mọi người đã sẳn sàng . Hình như tôi trễ 5 phút. Nhìn trên bàn phủ khăn trắng tôi thấy có lọ hoa hồng nhỏ. Tôi cho đây là điềm hên. Ông Giám đốc ngườI Mỹ ngồi giửa. Một bên là ông phụ tá kỹ thuật ngườI Nhật. Một bên là ông phụ tá nhân sự, tên là Samedi, tôi không rõ quốc tịch. Nghe nói ông là nguời Tiều lai Miên, có lúc ông sống ở Việt Nam. Ông Samedi biết nhiếu thứ tiếng: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Kampuchia, Tàu , Việt Nam. Ông là ngườI khéo léo, tế nhị. Tôi nghĩ trong công ty không ai có đủ điều khiện và tư cách để làm công tác quản lý nhân sự như ông. Khi tiếp xúc với người đến xin việc, gốc nước nào thì ông dùng ngôn ngữ nước đó. Trừ ngôn ngữ nào ông không biết, như tiếng Ấn độ thì ông mới dùng tiếng Anh. Anh chàng John ngồi phiá đối điện. Ông Giám đốc chỉ tay cho tôi ngồi cùng phía vớI John,rồi đi thẳng vào vấn đề, ông nói:
-Phiên họp này được tổ chức để giải quyết vấn đề của ông Nguyễn. Chúng tôi muốn nghe ông trình bày việc làm ở xửơng, và lý do tại sao ông xin nghỉ việc.
Tiếp lờI ông, tôi nói:
-Cám ơn ông Giám đốc cho tổ chức buổI họp hôm nay cho tôi có dịp trình bày vấn đề của tôi. Công việc ở xưởng có lẽ để cho ông John, department leader phát biểu thì tốt hơn. Còn tôi, chỉ muốn nói lên lý do vỉ sao tôi không thể làm việc được vớI ông John: Đó là sự kỳ thị!
Câu này tiếng Việt phải dùng đến 5 từ, nhưng tiếng Anh chỉ có 3 từ: This is Discrimination! Đơn giản, lạnh lùng, dứt khoát. Đây là câu kết luận, thông thường phải được đặt ở lờI nói cuối cùng. Vậy mà tôi nói ngay ở phần mở đầu. Ý tôi muốn gây một sự giao động trong tâm tư, một ấn tượng mạnh, đầu tiên cho mọI người. Điều này có tác dụng: John thì mặt mày xanh lè xanh lét, ba nguời trong Ban giám đốc thì nhìn nhau vớI những cặp mắt tròn xoe. Trong phòng, im lặng tuyệt đối, chỉ còn nghe thấy tiếng máy lạnh chạy xè xè. Để cho từ ỀdiscriminationỂ thấm vào ý thức từng ngườI, khoảng một phút sau, tôi mớI ôn tồn kể laị những lờI nói của John mà tôi nghe được và những lời nói và cử chỉ mà hắn thực hiện vớI tôi. Tôi nói với ông giám đốc:

-Nếu cá nhân tôi có khuyết điểm trong việc làm, tôi sẳn sàng nghe những lời phê bình, xây dựng, Ngoài ra, tôi không chấp nhận những lờI nói và thái độ rẽ khinh, nhục mạ dân tộc tôi. Óc kỳ thị của John rất nặng nề, xin phép ông giám đốc cho tôi được nói với John ít lời.
Nhìn thẳng vào mặt John, tôi nói:
-Ông là người da trắng, chắc gốc Châu âu. Nếu như tổ tiên ông là một trong 102 người trên con tàu May Flower rời bỏ nước Anh vào năm 1620 đến định cư ở phần đất này thì ông cũng có nguồn gốc là ngườI tị nạn, để tìm Tự do, tự do tín ngưởng. Vậy tại sao ông lại kỳ thị những ngươì tỵ nạn đi tìm Tự do như ngươì VIệt Nam chúng tôi"
Ông có đọc quyển “A Nation of Immigrants” của cố tổng thống Jonh F. Kennedy không"
Ông Kennedy nói, mọi ngườI dân Mỹ ở đây, đều là ngườI nhập cư hoặc là con cháu của những ngưòi nhập cư. Do đó mà nước này mới có tên gọi The United States of America. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, gồm nhiều chủng tộc từ Âu Châu, Phi Châu, Á Châu, Châu Mỹ Latinh..vv.. Nếu có đọc lịch sử lập quốc Hoa Kỳ thì ông hẳn đã biết ngườI Native Americans, tức là những ngườI Mỹ đầu tiên, là tổ tiên của chúng ta xuất hiện ở đất nước này từ hơn 20 ngàn năm trước không phải là ngườI Âu Châu mà là ngườI Á Châu mà ngày nay ta quen gọI là ngườI Indians. Xin nhắc lại một chút lịch sử để ông nhớ. Điều tôi muốn ông hiểu là đất nước này không phải của riêng ai. Tôi muốn lập lại một lần nữa, đất nước này không phải của riêng ai. Nước Mỹ sở dĩ văn minh, giàu mạnh, có nền văn hóa phong phú, đa dạng như ngày nay là do sự dung bồi, đóng góp của nhiều sắc dân, chủng tộc trên toàn thế giớI qua nhiều thế hệ. Sao ta lại có ý tưởng phân biệt, kỳ thị họ"

NgườI Đức, ngườI Ba lan, nhất là ngườI Phi Châu đã biến hàng triệu mẫu đất hoang thành màu mở. NgườI Thụy Điển làm những cái lều bằng gỗ đầu tiên. NgườI Thụy Sĩ đã mang đến kỹ năng làm bánh phó mát và chế tạo đồng hồ. NgườI Bồ đào Nha và Tây Ban nha trồng cây nho và cây ăn quả. NgườI Ý khởI xướng ngành công nghiệp rượu. Chính ngườI Trung Quốc đã xây dựng những tuyến đường xe lửa đầu tiên nối liền những miền đất khác nhau trên khắp nước Mỹ. NgườI Đức đã mang đến cây Noel mà ta thấy trong những ngày lễ Giáng Sinh hôm nay. NgườI Hòa Lan mang đến nghệ thuật trồng hoa tulip, trượt băng, bowling và goft. NgườI Ý đã mang lại cho đất nước này tài năng hộì họa, kinh nghiệm điêu khắc và kiến trúc. NgườI Mỹ gốc Phi Châu đã sáng tác các điệu nhạc jazz, nhạc blue, nhạc rap vui tươi, sống động. Cũng chính họ đã làm rạng rở đất nước này trong lĩnh vực thể thao.. Chính ngườI Pháp đã dạy chúng ta cách khiêu vũ. Bánh pizza ta ăn và khen ngon là của ngườI Ý, bánh quế và bánh donut của ngườI Hòa Lan, thịt nướng, Yout của ngườI Trung đông, tacos của Mexico, cary và gia vị là từ ngườI Ấn độ.
Khi tôi nói đến đây, Ông giám đốc ngắt lờI và hỏi kiến thức trên tôi có là do đâu. Tôi nói, do đọc quyển Celebrations của sử gia Robert J Myers và do trường đại học UIC dạy tôi. Tôi chắc ông biết trường này, một trường đại học lớn của tiểu bang Illinois. Ông giám đốc gật đầu. Tôi nói tiếp:
-Điều cuối cùng tôi muốn ông John ghi nhớ là mặc dầu ngườI Việt Nam chúng tôi đến đất nước này sau những ngườI khác nhưng chúng tôi đóng góp đáng kể cho quê hương thứ hai này của chúng tôi. Trong cơ quan NASA đã có ngườI Việt, trong cơ quan y tế đã có bác sĩ Việt Nam, ở các trường đại học đã có giáo sư Việt Nam. NgườI Việt đã làm chánh án, luật sư , kỹ sư, ngườI Việt cũng có mặt trong các cơ quan dân cử, các hộI đồng thành phố. Trong thành phần nộI các của Tổng Thống Bush hiện nay cũng có hai ngườI Mỹ gốc Việt. Thật là một sai lầm lớn nếu như ông hoặc ai đó có ý tưởng xem thường những ngườI Việt Nam công nhân cổ xanh như tôi vì hầu hết họ đều đã tốt nghiệp đại học ở nước tôi hoặc là đang theo học đại học tại đây như tôi.
Điều này tôi nói có hơi qúa một chút nhưng tôi rất vui khi nhìn thấy ba ngườI trong Ban giám đốc đều gật đầu tỏ vẻ đồng tình. Quay sang ông Giám đốc, tôi nói lờI cuối cùng:
-Theo ý tôi thì da chúng ta màu gì, ta theo tín ngưởng nào, chúng ta từ đâu tới, điều đó không quan trọng vì tất cả chúng ta đều là công dân của đất nước này. Muốn cho đất nước được tồn tại và phát triển, chúng ta phải yêu thương và đoàn kết nhau bởI vì united, we stand.
Khi tôi dứt lờI, Ông giám đốc quay sang ông Samedi hỏi tôi làm việc được bao lâu. Ông Samedi nói tôi làm việc được 3 tháng 28 ngày, chưa hết thời gian thử việc 6 tháng.
Quay sang ông phụ tá kỹ thuật, ông giám đốc nói muốn biết năng suất làm việc của tôi trong thờì gian qua. Ông phụ tá ngườI Nhật lấy từ hồ sơ để sẳn trước mặt một tờ giấy có ghi sẳn kết qủa từng ngày làm việc của tôi. Ông cho biết, không tính những máy bị reject, những máy photocopy tôi sửa được bình quân một ngày gần gấp đôi so với người làm lâu năm nhất.
Tới lúc này, ông giám đốc mới đặt câu hỏi cho John:
-Là department leader, ông quản lý thế nào mà người làm việc 8 năm có năng suất không bằng người chưa qua hết giai đoạn thử việc"
Tôi thấy John cuối đầu im lặng, thật tộI nghiệp, vì làm sao hắn có thể trả lờI được câu hỏi đó. Ông giám đốc không nói gì thêm mà đứng lên nói những lời sau cùng, kết thúc buổI họp:
-Ủy ban bỉnh đẳng lao động tại Mỹ vừa cho biết nạn kỳ thị chủng tộc tăng nhiều trong vòng mấy năm trở lại đây do số ngườI nhập cư tăng trong lực lượng lao động và thành phần dân chúng thay đổi. Những ngườI Sikh, Ả rạp, và Á châu cảm thấy bị kỳ thị nhiều nhất. Điều này gây ảnh hưởng trầm trọng trong sở làm, trong các công ty, xí nghiệp. Mấy năm nay, công ty chúng ta phát triển mạnh là nhờ sự cố gắng làm việc và đoàn kết của từng cá nhân không kể họ là người Mỹ trắng, da màu, người Phi, ngườI Nhật, Đại hàn, Ấn độ, Mexico hay Việt Nam. Tôi muốn công ty giữ vững truyền thống tốt đẹp này. Tôi rất tiếc đã xãy ra trường hợp của ông Nguyễn . Công ty sẽ ra huấn thị điều hành và hướng dẫn những ngườI có trách nhiệm làm tốt hơn đối vớI công nhân.
Khi mọI ngườI lần lược rờI khỏi phòng họp, ông Samedi ra dấu cho tôi theo vào phòng ông. Ông nói bằng tiếng Việt là ông giám đốc đã chỉ thị cho ông làm thủ tục cho tôi vào chánh thức trước thời hạn. Chính ông cũng hướng dẫn tôi làm các thủ tục cần thiết để được nhận phụ cấp của công ty trong suốt thờI gian theo học đại học. Ông nói, đó là chính sách của công ty nhằm khuyết khích công nhân học tập nâng cao trình độ để làm việc tốt hơn.
Khi tôi từ phòng ông Samedi về tớI chổ làm việc, đã thấy John ở đó. Hắn nói rất tiếc về những việc đã xảy ra. Hắn cám ơn tôi đã cho hắn một bài học giá trị. Tôi nói, tốt nhất hãy quên hết mọi chuyện và câu chuyện đến đây là hết.
Khi thấy bạn không nói gì thêm nữa, tôi mớI hỏi:
-Sau phiên họp chắc bạn thay đổi ý kiến"
-Công ty cư xử vớI mình qúa tốt, bỏ đi sao đành.
-Còn anh chàng John"
-Hơn tháng sau thì hắn tự ý bỏ việc và tôi được cử thế chổ hắn từ ngày đó.
-Cho tới bây giờ"
-Đúng vậy. Ý kiến anh thế nào"
Bây giờ đến lược bạn hỏi . Tôi đáp:
-Chuyện của bạn xảy ra giữa 2 ngườI, nhưng nếu nghĩ kỹ thì nó không có tính cách cá nhân tí nào. Vì giữa bạn và anh chàng John không hề quen biết nhau, không hề có vấn đề gì vớI nhau từ trước . Vậy mà John có hành động kỳ thị bạn . Điều này có nghĩa là một ngườI da trắng kỳ thị ngườI da vàng một ngườI tị nạn Việt Nam thế thôi. Đây là vấn đề lớn của nước Mỹ, làm nhức nhối lương tâm những ngườI hiểu biết, những ngườI có trách nhiệm. Về mặt pháp lý, Mỹ đã ra những điều luật cấm kỳ thị dướI mọI hình thức . Vậy mà điều này vẫn còn xảy ra rất nặng nề ở các công ty xí nghiệp. Bạn nói rất đúng. Mất job này ta tìm job khác. Đây là chuyện bình thường. Ở đây, bạn đã tranh đãu thành công để bảo vệ danh dự cho cộng đồng ngườI Việt mình, thật đáng biểu dương. Tôi thích nhất là câu nói của bạn “đất nước này đâu phải của riêng ai”.
-Dầu sao thì sự kỳ thị mà tôi trải qua cũng không có tầm mức quan trọng và ảnh hưởng lớn bằng lờI nói kỳ thị của ông Thượng nghị sĩ Trent Lott.

DUY NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến