Hôm nay,  

Ba Tôi Sang Mỹ Thăm Con Cháu

22/01/200300:00:00(Xem: 201478)
Người viết: VŨ THỊ THIÊN THƯ
Bài tham dự số: 3102-710-vb72018

Tác giả tên thật Võ Thị Xuân Đào, cư trú tại Dyer, In. Nghề nghiệp: Cosmetologist. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là bài “Chuyện Bên Lề” kể lại những cuộc đàm luận sâu sắc giữa khách và thơ trong một tiện thẩm mỹ, về cách sống, sự chăm sóc cha mẹ già, hạnh phúc gia đình. Bài viết thứ hai của bà là một du ký nhiều thắng cảnh, địa danh ở Bắc Mỹ, được nhìn bằng mắt của người cha già vừa từ VN sang Mỹ thăm con cháu.
*
Ba tôi tuổi đã hơn bảy mươi, bạn bè đã có nhiều người từng sang thăm con cái ở Hoa Kỳ, mỗi người trở về có những câu chuyện khác nhau, người thì than sang Mỹ buồn quá, chỉ có bốn bức tường, quanh quẩn vài chợ Á Đông. Người thì nói nước Mỹ vược bực, nhà cửa như hộp,mấy chục tầng lầu, vào thang máy chóng mặt…tình cảnh mỗi người khác nhau, câu chuyện như người mù sờ voi.
Đến lượt Ba tôi băng qua Thái Bình Dương, nủa vòng trái đất, sang thăm con cháu. Sau đây là câu chuyện kể lại của người:

Có ông bạn hỏi tôi:
- Xứ Hoa kỳ có gì lạ không Bác "
- Chuyện lạ của xứ Hoa Kỳ thì không thể kể hết, cái gì cũng lạ vì lần đầu tiên tôi đặt chân tới đây
- Hay là Bác kể lại cuộc hành trình từ lúc bắt đầu đi.
Việt Nam
Tôi vào toà Lãnh sự ở Sài gòn ,ngồi chờ đến phiên vào phỏng vấn,đã có một số người ngồi đợi,họ bảo tôi
- Cái bàn số năm đó hắc ám lắm,ai cũng bị xù hết,bác coi chừng
- Oái hơi đâu mà lo, lần nầy không cho thì lần sau,nộp hoài họ chán gặp mặt tôi vào phỏng vấn thì cho đi chứ lo gì, mấy đứa con cứ thúc giục mãi, nên tôi cũng muốn đi thăm chúng nó một lần cho biết vậy mà.
Có một cô gái trẻ,ăn mặc thật hở hang,bước vào hăm hở,một chốc lại trở ra ,mặt mày tiu nghĩu.Tôi nghe loáng thoáng :
- Cô nghèo quá,quần áo còn không đủ vải che thân mà đi Mỹ làm gì.
Mấy người thấy tôi được gọi vào cùng bàn thì nhìn tôi thương hại
- Thôi,bác công toi rồi.
Tôi bước vào, chào anh nhân viên, anh hỏi tôi rất lịch sự
- Ông cụ xin đi Mỹ làm gì"
- Tôi có mấy đứa con định cư bên đó, chúng nó đi đã lâu,con cái lớn hết rồi mà tôi chưa có cơ hội đi thăm, thằng cháu ngoại năm nay ra trường đại học, tôi cũng muốn sang dự lễ cho nó mừng.
- Thế các con của cụ đi bao lâu rồi "
- Chúng nó đi từ năm 1977.
- Vậy là đi vượt biên phải không "
- Thì mấy năm đó chưa có ai được đi chính thức hết.Chỉ có cách đi trốn thôi.
- Thôi được rồi, Oâng cụ cầm giấy nầy sang bên kia đóng tiền, nếu có trở ngại gì thì trở lại đây gặp tôi ,chúc cụ đi thăm con cháu vui vẽ.
- Cám ơn ông, chào ông.
Nhật bản
Tôi vào phi trường Tân Sơn Nhứt ,đã có đầy đủ giấy tờ, hộ chiếu, visa mà còn bị hải quan tra hỏi, các cháu đưa đi dặn dò đủ chuyện,các con bên kia thì gọi về căn dặn, Ba không cần mang theo hành lý gì hết, chỉ cần nhớ giấy tờ là quan trọng thôi, các thứ khác có thể mua sắm bên nầy ,càng gọn gàng càng tốt.
Sang phi trường Tokyo, anh bạn trẻ mới quen trên phi cơ rũ tôi ra phố chơi,tôi chưa đi Đông Kinh nên cũng tháp tùng theo anh đi cho biết xứ người,nghe những người đi Nhật Bản về kể lại,nào là thành phố tân tiến, xe lửa ngầm trong lòng đất, thành phố nhà chọc trời….Thì cũng đúng,chỉ có điều mọi thứ đều đắt đỏ, hỏi một chai nước uống, gíá tiền gấp mấy lần lương công nhân bên nhà,chịu thôi.
Anh bạn kể lại những bước gian nan,lúc mới sang định cư ở Uùc Đại Lợi, không có nghề nghiệp chuyên môn ,tìm mãi không có việc làm ,nên xin đại vào một hảng nhỏ chuyên xẻ thịt bò phân phối cho các cửa hàng,công việc khó nhọc nhưng lương thiện. Bước đầu,bị bọn ma cũ hiếp đáp, anh vẩn kiên nhẩn, chăm chỉ cần cù học hỏi cách làm, mỗi ngày đều đặn. Nhiều lần anh được chú ý cân nhắc, muốn đề cử anh vào chức vụ trưởng toán ,nhưng công việc đó đã có người làm lâu năm hơn anh đang trông coi, người chủ hảng không muốn có sự bất hoà nên khuyên anh cố chờø. Trong dịp hảng trúng mối thầu lớn ,công nhân lại không muốn làm thên giờ ,người chủ lo lắng vì hàng không giao kịp đúng hạn kỳ,anh vào nói với chủ hảng ,nếu cho anh mang thêm người vào làm, anh bảo đảm sẽ hoàn tất trong hạn định, người chủ cũng chưa biết anh có làm được không ,nhưng cứ cho anh thử xem sao. Thế là anh về gọi bạn bè, ai cần việc và không chê công việc tay chân,kiếm tiền dễ dàng thì theo anh. Nhờ đó,anh tìm được việc làm cho bạn bè thân thuộc ,và hoàn thành công việc của hảng,chủ tin cậy nên lại giao thêm hàng ,anh đi chuyến nầy sang Gia Nã Đại trước là thăm gia đình và cũng để giúp cơ hội làm ăn cho thân nhân.
Cựu Kim Sơn
Chúng tôi chia tay nhau ở phi trường Cựu Kim Sơn ,anh bạn trẻ tiếp tục cuộc hành trình ,tôi vào cổng hải quan trình giấy tờ nhập cảnh. Có hai người nhân viên, một anh người Mỹ da đen hỏi tôi rất lịch sự
- ông cụ có mang theo trái cây và thịt không "
- Thịt, chỉ có thịt người là tôi ,còn trong hành lý nầy không có thịt.
Anh ta cười ngất rồi chỉ lối cho tôi ra ngoài,các con đang lóng ngóng chờ. Con bé con gái út cũa chú em thấy tôi tóc bạc phơ chạy lại nắm tay hỏi:
- Sao Bác Năm già quá vậy"
Mẹ nó xin lỗi rối rít.tôi cười xoà
- Thiếm không lo, thất thập cổ lai hi, Bác già là đúng rồi ,Bác lớn hơn Ba con gần hai chục tuổi lận.
Tôi theo các con về nhà, dọc đường sợ tôi đói, chúng nó lại ghé vào hiệu cơm chay, trong lúc chờ đợi thì chúng nó tranh thủ gọi diện thoại cho mấy anh chị cũng đang mong tin tức ở Chicago. Hàng quán thật sạch sẽ lịch sự ,khung cảnh ấm cúng, thức ăn chay làm cũng khéo léo không thua gì bên nhà. Nào hủ tiếu chay, thịt kho nước dừa, tôm ram, bún riêu… Thật ra thì ăn cho các con vui,trong phi cơ cũng có thức ăn,chuyến đi ít người nên có nhiều chổ trống ,nhờ dó nên tôi xếp ghế lại ngũ một giấc dài, mấy cô tiếp viên mang trà và thức ăn liên tục, trức khi xuống còn dược cho ăn một bữa no nê.
Chiều lại tôi theo các con đi siêu thị cho biết chợ búa xứ người, bước vào gian hàng trái cây, họ chưng bày thật là đẹp mắt, từ rau quả cho đến các thứ thịt cá, mọi thứ gói trong giấy bóng sạch sẽ, ước gì có nhà tôi cùng đi, chắc là bà sẽ thích lắm. Bây giờ thì tôi thông cảm cho bọn cháu ngoại,lúc chúng về thăm,thích đi chợ lắm,nhưng lần nào đi về bà nó hỏi cũng bảo là chợ hôi và dơ quá, trẻ con không biết nói dối.Tôi nhớ lại và buồn cười, đi ngang quày tỏi và củ hành tây ,chắc phải mang mấy củ hành củ tỏi to tướng về cho bà, tội nghiệp cho mấy tép tỏi bên nhà bé tí ti mỗi lần dập dẹp dính vào thớt tìm mãi không ra ,bên nầy cái thứ gì cũng to hết, đúng là xứ Mỹ vĩ đại.
Sáng ngày,các con lục đục đi làm,tôi dắt con chó Tiny đi dạo, cả khu phố thật yên tỉnh, chỉ thấy lác đác dăm ba người tay bưng ly cà phê vẫy tay chào rồi đóng cửa xe lái đi.Có những người đi trước kể lại là ở Mỹ ồn ào xe cộ chạy như mắc cửi, thì cũng đúng nhưng chỉ có ngoài xa lộ siêu tốc thôi ,tôi nhớ lại cả thành phố Saigon cũng đầy khói xe gắn máy hàng ngày,thâu đêm,chưa kể khói dầu chiên xào của những hàng quán ven đường. Không khí ở đây thật trong lành, dân cư ở biệt lập, khu thương mãi chợ búa nằm trong các khu qui định riêng, vậy mà báo chí còn kêu gào ô nhiểm môi sinh, xe lưu hành phải mang đi khám nghiệm rồi mới mua được bảng số, thử gởi quí vị đó về Saigon một lần thôi, sẽ gào đến mức nào.
Cuối tuần, mấy người bà con được tin tôi đã đến,khách tới thăm viếng tấp nập,chú em họ nhất định chở anh đi thăm cầu Kim Môn,anh nghe nói nhiều rồi ,nhưng không thể diển tả được cái cảm giác đong đưa khi xe chaỵ trên cầu,đây là kỳ quan nhân tạo cuả thế giới, đi bộ chỉ ra được một phần cầu gió lồng lộng, từ trên nhìn xuống eo biển tàu bè nhỏø như đồ chơi của trẻ con.Mặc dù sau nầy đã có cầu hai tầng băng ngang qua vịnh nối vói thành phố Oakland nằm bên kia bờ nhưng không thể so sánh với thời đại kỷ thuật thô sơ khi Kim Môn khởi công.Chỉ có chuyện sơn cầu thôi ,hàng năm bốn mùa không ngừng,vì khi khởi sự cho đến khi hoàn tất thì khởi điểm đã tới hạn kỳ phải sơn lại nữa rồi.
Chiều về chú chở tôi vào chợ Mảnh sư của San José,đi thăm một vòng khu thương mãi của đồng bào ta,các gian hàng buôn bán sầm uất,báo chí Việt ngữ đầy dẫy,tôi hỏi mua thì chú cười ngất
- Báo biếu đó anh,anh thích thì nhặt mấy tờ khác nhau về tha hồ đọc
Thật là xứ giàu có,báo in ra cũng tốn tiền giấy mực,lại mang biếu không ,sau khi các con giải thích rằng báo sống nhờ quảng cáo,tiền rao vặt đã đủ chi phí nên không cần lấy tiền độc giã.Tin tức cộng đồng và tin quốc nội, quốc tế cũng đăng tải trong các nhật báo, ngay cả tin tức trong nước Việt nam cũng phổ biến ra ngoài,những tin thực sự không bị chính quyền kiểm duyệt hay thanh lọc, đúng là tự do báo chí. Cái bệnh ghiền báo của cả nước thật là đáng thương, mấy ông bạn già ngồi cà phê buổi sáng, bình luận các tin tức từ báo chí trong nước, thường bảo nhau đọc ngược lại điều Đảng thông báo thì sẽ có sự thật. Các ông sang đây thì không cần đọc tới đọc lui mất công, sự thật ê hề.
Santa Barbara
Các con nao nức đưa tôi đi thăm hội hoa Lan ở Santa Barbara, tháng ba, mùa hoa nở, bao nhiêu là giống lạ, có những giống trước đây chỉ thấy trong hình ảnh thôi, cũng như giống Lan hài, thường thì chỉ thấy một vài hoa, nhưng ở đây thì hoa nở từng chùm,chưa kể đến hoa trắng trong như mắt mèo, những tơ rũ nhẹ như sương… tiếc quá mấy ông bạn trong hội hoa Lan không nhìn thấy, tôi mê mãi gọi các con chụp cho bao nhiêu là hình ảnh, phen nầy mà mang ảnh về cho các ông xem mê mệt. Đúng là xứ Mỹ vĩ đại, Phong Lan là giống hoa của xứ ấm mà ở đây cũng không thiếu loại nào,bao nhiêu là giống kỳ hoa dị thảo, chưa kể ngoài đường phố, Ca li là miền viễn tây, khí hậu ấm áp, cây cỏ lúc nào cũng xanh tươi, hoa trồng hai ven đường cắt tỉa thẳng hàng ngay lối. Tôi đi dạo hàng ngày,nhìn hoa nở khắp nơi, chẳng thấy ai cắt trộm hay phá phách như bên nhà.Rời Santa Barbara ,dừng lại thăm nơi làm rượu nho, chỉ uống thử vài thứ đã đủ ngất ngây. Nhớ lại ông bạn già, lâu ngày thèm chút hương men, chắt chiu mua được một chai,tất tả đến rỉ tai
- Bác, chiều nay ghé nhà,tôi mới có tìm được một chai rượu chát ,mình nhâm nhi.
- Để tôi mang hộp phô mai sang góp phần.
Chiều tôi mang hộp Camembert sang,ông bạn già trịnh trọng mở nút chai rượu, chúng tôi nhấp vào rồi nhìn nhau
- Tổ cha nó, chua như dấm.
Thế là hai ông bạn già ngậm ngùi nhấm nháp hộp phô mai. Con rễ nghe tôi kể chuyện, bèn mua cho mấy chai để Ba mang về biếu bác uống thử rượu chát của California.
Đi hành hương
Cuối tuần, có phái đoàn đi hành hương, tôi và con trai tháp tùng, trong đoàn có rất nhiều người lớn tuổi, những ông bà ở đây đã lâu, có vài người sang được vài tháng, chỉ có tôi là người mới đến. Đường xa nhưng xe chạy rất êm ái,chả bù lại mỗi lần về Cần thơ, gần hai trăm cây số đường đầy ổ voi,về tới nơi bộ xương già muốn long ra từng mảnh. Trong xe còn có nước uống, thỉnh thoảng lại ngừng xuống để các cụ bước xuống đi lại đôi chút cho đở chồn chân.
Trong chuyến đi nầy tôi thăm được tất cả mười hai chùa và thiền viện, gặp lại nhiều người quen khi xưa, sư Giác Minh của phái Khất sĩ, một lão đạo hữu của Phật Giáo Hoà Hảo, cô Huỳnh Mai của báo Đuốc Từ Bi…
Kinh sách không thiếu, có rất nhiều vị hảo tâm cúng dường, kinh kệ phát không để khuyến khích mọi người tu hành, tôi được tặng mấy quyển kinh Pháp Cú, mấy bộ băng cassette bao nhiêu là máy niệm Phật… Chỉ sợ không đủ chổ để mang về thôi, và nhất là không sợ Hải quan Việt Nam làm khó dễ thì tôi đã mang một mớ kinh sách về tặng cho bà con bên nhà, thật là quí lắm.
Tu Viện Kim Sơn
Tôi đi thăm tu viện Kim Sơn nằm trên núi cao,Phong cảnh thật đẹp , tôi đọc sách thấy mô tả cảnh tiên, chưa biết thật sự ra sao chứ đây đúng là tiên cảnh đối với tôi. Bên kia đồi núi mờ sương, thông xanh bát ngát, trên đỉnh núi xa xa tuyết trắng mênh mang. Không khí trên cao thật nhẹ nhàng, cái lá phôỉ ô nhiểm bệnh hoạn cuả tôi bao nhiêu năm nay được đãi một bữa tiệc huy hoàng.Mãi mê nhìn ngắm phong cảnh đẹp như tranh thủy mặc chung quanh, đôi chân già cũng quên đi mệt mõi …
Las Vegas
Khi các con bảo Ba đi thăm thành phố ăn chơi cờ bạc, tôi bảo chúng nó
- Ba đã bảy chục tuôỉ rồi, đi chổ đó làm gì"
- Oâng Ngoại ơi, bà không có ở đây, ông không sợ bị rầy đâu
Con bé láu lỉnh trêu ông, Nhà tôi cả đời chưa bước chân vào phòng trà ca nhạc, mấy đứa con mỗi lần về thăm, năn nỉ đưa mẹ đi chơi cho biết, cuối cùng chỉ có đứa con gái nuôi yêu quí về hát trong một không khí thân mật ngày kỷ niệm thành hôn năm mươi năm của chúng tôi, bà mới đặt chân đến để nghe con gái hát tặng bài " Nổi lòng ".Giờ nghe kể lại các con đưa tôi đi thăm Las Vegas chắc chắn sẽ cằn nhằn:
- Tuổi đã cao lão , không lo tu hành cho thanh tịnh, đi Mỹ thăm con cháu ai lạị đi mấy chổ ăn chơi…
Nhưng đến nơi rồi mới biết không như mình tưởng tượng, cái danh hiệu ăn chơi cuả Monaco không biết có bằng những thứ tôi nhìn thấy ở đây không. Chỉ mói có một con dường chính thôi, nơi tôi dạo qua, bao nhiêu là khách sạn, thật lộng lẫy nối tiếp nhau, mỗi nơi có những hình thức quảng cáo chiêu dụ khách hàng.Trước cửa Mirage có cảnh núi lửa phun, hiện lên trước mặt như cảnh thật, sang Tresure Island thì nguyên một tàu hải tặc với đầy đủ các diển viên đóng trò y như trong phim ảnh.Đi trong vòm trời đầy trăng sao cuả thành La Mã nằm trong Ceasar palace …Nhưng tôi không thể diển tả hết nhửng kỷ thuật tân kỳ diển ra trước mắt khi được xem đoàn xiếc nổi tiếng Circus de soleil , từ sân khấu chìm dưới nước cho đến những màn đu dây, nhào lộn, nhớ lại cái thuở tôi hảy còn niên thiếu được Oâng cụ nhà tôi dẩn đi xem màn biểu diển huy hoàng cuả Bạch Yến cởi motor bay trong đoàn xiếc lưu diễn mấy chục năm xưa mà bồi hồi…
Tôi chỉ kể sơ lược thôi, vì đã có nhiều vị cao niên cảnh cáo mọi người về sự quyến rũ cuả thành phố cờ bạc nầy, nơi đóng góp vào những tình cảnh trớ trêu, tán gia bại sản, chồng vợ ly tán…
Kỳ quan thế giới Niagara Fall


Tôi đứng trước thác Niaraga, dòng thác có lưu lượng lớn nhất thế giới.từ phía Hoa kỳ nhìn sang thác chính gọi là Horse Shoe hình móng ngựa, đứng trên bờ nhìn xuống thác nước, hàng ngày ánh mặt trời phản chiếu thành một cầu vòng bảy màu thật rực rỡ. Thác nước nối liền hai hồ lớn trong vùng Ngũ Đại hồ, từ hồ Superior sang hồ Ontario. Cho đến bây giờ vẩn không xác định được tuổi chính xác của thác nước, chỉ dự đoán đã có từ hơn 150 ngàn năm nay , với giã thuyết rằng một cuộc điạ chấn sảy ra từ lâu lắm đã làm mặt đất sụp xuống tạo nên vùng Ngũ Đại Hồ và nguồn thác kỳ diệu nầy. Thác đứng giữa biên giới của hai quốc gia Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.
Bên phía Hoa kỳ là một thác nhỏ hơn Horse Shoe goị là Bridal veil, nhìn như vuông khăn voan che mặt cô dâu. Mặc dù mùa đông ở Bắc Mỹ , Gia Nã Đại rất lạnh, nước đóng thành băng từ tháng mười một, nhưng dòng thác vẩn đổ quanh năm.Xuôi xuống phía hạ lưu cách thác nước chính một khoảng ngắn là hồ nước xoáy [ Whirpool ] dòng nước luôn chảy ngược chiều kim đồng hồ, lúc nào cũng xoay tròn theo thành hồ, bọt tung trắng xóa , cho đến hiện nay , đã có nhiều cuộc thăm dò, thử nghiệm, nhưng vẩn chưa tìm được chiều sâu thật sự của đáy hồ.
Tôi không sang được phía Gia Nã Đại vì không có chiếu khán, chờ toà lảnh sự cấp giấy thì mất nhiều thời gian quá nên thôi.Nhưng thật ra thì chỉ cần ở về phía Hoa Kỳ nhìn vào khung cảnh hùng vĩ cuả thác nước cũng đã thấy hết sự kỳ diệu của thiên nhiên.Cái hạnh phúc được nhìn tấy tận mắt kỳ quan thiên nhiên của thế giới.Nhớ lại xót xa cho Thạch động Hà Tiên, hòn Phụ Tử, chân núi Ba Vì , Sơn cốc …bao nhiêu là phong cảng tươi đẹp của quê hươngViệt Nam yêu dấu nơi tôi sinh ra và hy vọng sẽ gởi lại nắm tro tàn.Những kiệt tác của thiên nhiên còn đầy dẫy, chỉ sợ lòng tham vô đáy của con người huỷ hoại , con cháu đời sau sẽ không còn để thưởng thức nữa thì thật là buồn lắm thay.
Hoa Thịnh Đốn
Điểm chính yếu trong cuộc hành trình đông du của tôi, đến Hoa Thịnh Đốn, thăm thủ đô nước Mỹ, cường quốc số một mà thế giới đầy thương ghét.Trời vừa sụp tối, cái nóng của ngày hè chưa tắt hẳn, các con bàn nhau là nên đi tìm chổ ăn tối và nghĩ chân.Nghe nói vùng Fallchurch và Arlington có rất nhiều người đồng hương, và có cả một trung tân thương mãi rộng lớn tên Eden, lúc tìm tới đường Wilson nhìn thấy lá cờ thân quen phơ phất là biết mình đã dến đúng nơi.Sau khi nhặt một ít số báo Việt ngữ, mua một tí thức ăn sáng cho ngày mai, vì không muốn mất nhiều thời gian trở lại ăn , tôi theo các con về khách sạn nghĩ đêm.
Trong khi chờ đợi con rễ làm thủ tục nhận phòng, tôi và con gái ra quày tiếp tân nhặt một loạt chương trình, quảng cáo và bản đồ chỉ dẩn cho du khác mang về phòng nghiên cứu. Chuyến đi nầy cho tôi một chứng minh hùng hồn, đáng giá về sự giàu mạnh, cuả một quốc gia tự do tân tiến, không cần phải hô hào, không cần phải kẻ những khẩu hiệu làm đẹp đường phố, nhìn chung quanh sự sung túc thấy rõ, từng chặng đường qua đi, vì các con sợ tôi ngồi trong xe lâu quá mệt mõi nên dừng lại ở các trạm dọc theo xa lộ xuyên bang, mỗi nơi đều có những nhà vệ sinh, quán hàng thật sạch sẽ, mọi người vào nghỉ ngơi ăn uống đi lại cử động cho dãn tay chân , xong lại tự dọn dẹp chổ ngồi mang rác đến bỏ vào các thùng chứa để dọc hai bên. Bước qua biên giới mỗi tiểu bang laiï có những trạm tiếp tân, trong đó có đầy đủ sách chỉ dẩn thật rõ ràng những thắng cảnh hay di tích lịch sử, những khách sạn để nghĩ đêm, hàng quán ăn uống…tất cả đều tặng không cho khách đi đường.Tôi say mê mấy cuốn sách in màu lộng lẫy, đẹp hơn cả sách giáo khoa cuả trẻ con, những bản đồ cuả thành phố in rõ hơn cả tài liệu dạy sử điạ của thằng cháu đang dạy học bên nhà, tôi muốn mang một ít tài liệu về cho mấy ông bạn già , nhưng chỉ mang dược có hai rương lên máy bay, tần ngần bỏ lại , thật tiếc quá.
Sáng ngày, ăn uống qua loa, tất cả theo nhau ra trạm xe điện.Hệ thống Metro [xe điện ngầm dưới lòng đất ] thật là hoàn hảo. Tối qua, lái xe đi một vòng qua các con đường chính, không nhìn thấy đường sắt, nghĩ rằng chỉ có xe hơi lưu hành trong phạm vi thủ đô thôi, đến khi ra ngoại ô thì thấy mấy chiếc xe điện từ những đường sắt trong lòng đất trồi lên.thì ra tất cả hệ thống xe điện công cộng đều xây ngầm dưới thành phố. Nghe nói rằng mấy vị nghị sĩ dân biểu của quốc hội đều dùng đường hầm riêng để di chuyển, như vậy quốc hội họp khẩn cấp sẽ không sợ trể nãi vì giao thông chưa kể đến việc bảo vệ an toàn cho các yếu nhân.và nhất là không ngại sự ám sát thanh toán lẫn nhau vẩn sảy ra như ở Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết..
Sau khi mua một thẻ dùng suốt ngày khởi hành sau 9:30 sáng cho đến 12:00 đêm trong tuần, cuối tuần đến 2:00 khuya, chỉ trả tiền một lần thôi không cần biết đổi bao nhiêu tuyến đường, thật là tiện lợi và rẽ tiền. Chúng tôi vào nhà ga chờ chừng năm phút là đã có xe đến.trong xe thật sạch sẽ thoáng khí, có bản đồ chỉ dẩn các trạm ghé, từ đó chỉ mất có một thời gian ngắn , chưa kịp quan sát các tuyến đường là đã xuống tới trạm trung ương, còn gọi là Union station, thật to lớn rộng rãi, phần dưới chứa năm tầng đường sắt , mỗi tầng sơn một màu, rất dễ phân biệt, có bản đồ chỉ dẫn hành khách về các tuyến đường di chuyển trong thủ đô, hay ra bốn hướng ngoại ô, chưa kể các hệ thống Amtrax là loại xe đi xuyên qua các tiểu bang. Phần trên, nằm cao hơn mặt đường của tòa nhà Union station, có kiến trúc thật đẹp mắt, được xây theo kiểu của nhà tắm La Mã khi xưa, gần trên trần nhà dựng các tượng dũng sĩ khoả thân đứng chung quanh cầm giáo , vì giữa nơi công cộng, e ngaị chạm thuần phong mỹ tục nên phải đắp thêm cái khiên để che lại.Tôi nhìn quanh mà thương cho thành phố Sài gòn, nhớ lại hệ thống xe bus cũ kỷ ngày xưa, chưa kể thời kỳ vàng son của hệ thống xe Lam rồi đến đợt hửu sản hóa xe Daihatsu sau nầy, thành phố luôn tấp nập dủ loại xe cộ và cho đến nạn xe gắn máy hiện nay thì chuyện xe cộ đùn đống như cuộn tơ vò là chuyện cơm bửa mỗi ngày , ước gì dược một hệ thống di chuyển công cộng hoàn hảo như vầy thì sẽ giải quyết nhanh chóng nạn kẹt xe trong thành phố, cứ tính theo tổng số dân cư, bao nhiêu xe gắn máy , bao nhiêu xe vận tải di chuyển hàng ngày, với sức chứa đựng của đường xá… và nhất là bộ máy hành chánh rùa bò của giao thông vận tải , Tôi chỉ sợ trong cuộc đời còn lại sẻ không kịp thấy ngày Sài gòn thay đổi, buồn thay.
Từ trạm trung ương chúng tôi lại mua vé xe Strolley đi thăm các điạ điểm khác.Xe nầy hình dáng tương tự như Xe điện ở Cựu Kim Sơn, chỉ có mái che trên đầu, chung quanh cửa sổ để trống, chạy rất chậm, người tài xế vừa là hướng dẩn viên, vừa đi vừa giải thích những thắng cảnh dọc theo hai bên đường.
Khách có thể dừng lại bất cứ địa điểm nào muốn thăm viếng, sau đó đón chuyến khác trở lên tiếp tục hành trình. Trạm đầu tiên chúng tôi dừng lại ở Botanic garden, chụp một ít hình làm tài liệu cho mấy ông bạn, khi ra đi ai cũng dặn dò. Đọc trong tờ giới thiệu tối qua thấy trồng tới 10.000 giống thảo mộc, trong đó có 3.000 giống Lan, thật ra thì không thể đi và đếm từng giống, nhưng nhìn cách thiết kế và chăm sóc cũng đủ làm đề tài cho bao nhiêu buổi trà dư.
Sau khi rời Botanic garden, chúng tôi dừng lại ở Smithsonian , hệ thống bảo tàng viện quốc gia thật là vĩ đại.Vào nhìn những bảo vật , nhớ lại những thất thoát cuả Việt Nam mà ngậm ngùi.Chỉ tiếc là không đủ thời gian để thăm hết các nơi.Chỉ có một toà nhà thôi mà đã mất nửa ngày trời, chỉ thăm được một gian đá quí , bảo thạch thôi , chính mắt thấy viên kim cương Hope , cả mấy viên khác nặng hàng trăm carat, chưa kể khối ngọc tím to hơn cái nón lá của nhà tôi để bên cạnh khung cửa, mọi người tha hồ sờ mó, cùng bao nhiêu là bảo vật bày ngay trước mắt.Tiếc là tôi không thể kể hết hệ thống bảo tàng viện và những gì tôi trông thấy ở thủ đô, mỗi toà nhà chiều dài bằng một con đường, có hàng chục bảo tàng viện, đi ngang qua một toà nhà , nhìn vào bảng ghi VOA [ Voice of America] nơi phát thanh hàng trăm thứ tiếng trên thế giới.hai mươi bốn giờ mỗi ngày …

Pennsylvania cũng giống như đại lộ thống nhất của Sài gòn ngày xưa, từ Toà Bạch Cung đi thẳng về Capitol Hill nơi các vị tổng thống Mỹ dẩn đầu trong các cuộc diển hành ngày nhậm chức.Trong số các tòa đại sứ của những quốc gia bang giao với Hoa Kỳ, chỉ có Gia Nã Đại thân thiết là toạ lạc trên con đường lịch sữ nầy, những tòa đại sứ khác thì nằm khiêm nhượng trên một con dường nhỏ, trong đó tìm mãi mới thấy màu cờ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam núp ló trong ngõ như cái miễu thổ thần. Đứng trước chính diện của Tòa Bạch Cung , thấy có nút bấm chuông gọi cổng , tôi để tay vào thử, nhìn qua khu vườn hoa thẳng tắp , cắt tỉa gọn gàng, đứng trên nóc nhà một người lính phòng thủ bên cạnh khẩu súng to, luôn nhìn qua ống nhòm , theo dõi hành động cuả các du khách. Theo lời kể thì toà nhà có tên Bạch cung nầy thật ra trước đây xây bằng đá sông màu xám, sau khi bị quân đội Anh quốc trong cuộc chiến tranh giành độc lập đốt phá, tổng thống Washington cho sơn lại trong một thời gia kỷ lục để chứùng tỏ sự quyết tâm gìn giữ và xây dựng Độc lập của đất nước Chúng tôi đến phòng chỉ dẩn hỏi thăm thì được biết sau ngày khủng bố tấn công toà nhà thương mãi New York, các chuyến thăm viếng trong Toà Bạch cung bị huỹ bỏ, chỉ có những chuyến dành cho trẻ em học sinh thôi, tiếc là tôi đến thăm không đúng thời điểm, không thể vào tận nơi xem tổng thống ở và làm việc , thôi thì còn địa điểm khác chưa được đi xem. Trước mặt toà Bạch Cung, qua ngang một khoảng sân rộng và công viên xanh mát nhìn thấy ngọn tháp Washington Monument vừa được trùng tu, từ dưới chân cho đến đỉnh tháp đều do các khối đá chồng lên nhau cao ngất, Vì không dự trù lên trên đỉnh tháp để nhìn xuống thủ đô, chúng tôi lại tiếp tục hành trình..
Trở lại Union station chúng tôi tháp tùng một toán du khách khác dùng xe lội nước đã được tân trang lại để tiếp tục đi thăm các nơi, qua một công viên xanh ngắt , cuối cùng lên đênh trên dòng Potomac, nơi nổi tiếng với mùa hoa Đào đầu xuân , và thưởng thức cái cảm giác của âm thanh phản lực cơ bay ngang đầu khi hạ cánh ở phi trường Regan nằm bên cạnh dòng sông, chỉ tiếc là không đúng thời điểm nên không nhìn được chiếc trực thăng của tổng thống cất cánh hay hạ cánh bên kia bờ sông.
Cuối ngày, vẫn chưa hết những nơi muốn đi thăm, các con lại sợ tôi mệt mõi nên đưa nhau về nghĩ đêm, ghé ngang khu thương mãi của người Việt, mua một ít thức ăn, nhân tiện tìm báo Việt ngữ mang về khách sạn đọc.Vừa về đến nơi, nghe tiếng Việt xôn xao, nhìn lại thì thấy một người tóc bạc trông rất quen và một số người đồng hương đang bàn tán, dùng dằn sợ người bảo tôi nghe lén nên đi thẳng về phòng, tối lại, đọc tin tức trên báo Việt ngữ mới biết là ban tri sự Phật giaó Hòa hảo, cựu nghị sĩ Lê Phước Sang, đang chuẩn bị tổ chức buổi lể kỷ niệm 18 tháng 5 , ngày Đức thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo Phật giáo Hoà hảo
Buồi chiều, mang báo ra hiên ngồi, chợt thấy một chiếc xe ngừng lại phía sau mấy dẫy phòng, người đàn bà bước xuống, mang theo một giỏ lớn, bà ta đi về cuối sân cỏ, từ đâu chạy tới một bầy mèo đủ các sắc lông , lớn nhỏ.
- Xin lổi, xin lồi, tôi bị kẹt xe, chờ lâu quá.
Bà lấy ra một một loạt tô xếp hàng ngay trước mặt, trút thức ăn vào, thì ra bà mang thức ăn đến cho bầy mèo hoang.Trong mấy ngày tôi còn lưu lại ở khách sạn, bất kể mưa nắng đều thấy bà đến, lủ mèo hoang giống như đồng hồ báo thức, vừa sụp tối là chúng nó lai vãng chờ đợi, vừa thấy bà là bao quanh meo meo mừng rỡ.Nhớ lại lời mấy ông bạn Cao niên ở Cali hay bảo trên đất Mỹ thân phận đàn ông xếp hạng sau đàn bà trẻ con cây cỏ và cả xúc vật, thử vào supermaket mà xem hàng bán thức ăn cho chó mèo , bổ dưỡng và ngon lành còn hơn thức ăn cho người, bây giờ lại thấy bầy mèo hoang có người đến chăm lo bữa ăn hàng ngày , thật là diễm phúc.
Ngày kế tiếp lại bắt đầu từ trạm xe điện, lấy xe đi thăm Ngân khố, nơi in đồng đô la có sức mạnh khuynh đảo kinh tế thế giới, sang bảo tàng viện không gian, nơi chưng bày các mẫu đá lấy từ mặt trăng, các phi thuyền Gemini.chương trình thăm dò không gian nổi tiếng trong thập niên sáu mươi, chưa kể thống kê, giải thích cấu kết của Thái dương hệ, các hành tinh, có quá nhiều dữ kiện, nếu đi và đọc hết chắc phải mất một đôi ngày.
Từ ngọn đồi thủ đô, nơi tòa nhà Quốc hội với đỉnh nóc tròn sáng rực bốn mùa, vì làm bằng kim loại, cho nên phải ước lượng sự co dãn theo ảnh hưởng của thời tiết, nóc nhà được đặt lên mà không xây dính vào, nhưng với cái sức nặng hàng triệu cân đó thì biết lấy gì lay chuyển nổi.
Thư viện quốc gia, nếu chỉ đi bộ dọc theo các kệ sách trong thư viện cũng bằng làm một cuộc hành trình dài ít nhất năm dặm Anh.Không đủ thời gian tra cứu, chúng tôi lại tiếp tục hành trình. Đến thăm nghĩa trang quân đội quốc gia, nơi an nghĩ của hơn hai trăm ngàn quân nhân Hoa kỳ trong đó có bao nhiêu người đã chết trên quê hương Việt nam chúng ta. Bức tường đá đen lịch sử, tên tuổi hy sinh trong cuộc chiến anh em tương tàn mà hậu quả còn để lại cho đến bây giờ.Ngoài ra còn thấy ngọn đèn chong ngày đêm không tắt trên mộ phần của tồng thống John F.Kenedy. Tôi chưa được thấy cuộc diển hành đổi phiên gác của lính canh ở Điện Buckingham Hoàng gia Anh Quốc nhưng chỉ nhìn thấy khí thế, uy vũ cuộc diển hành của đội canh gác nghĩa trang quân đội quốc gia ở Arlington cũng rất nghiêm trang đẹp mắt.
Cái tấm thân tuổi hạc của tôi , cuộc đời thăng trầm theo vận nước , cái mơ ước thời thanh niên làm cuộc hành trình bằng xe đạp qua toàn cõi Đông dương, cuộc đảo chánh 1945 làm đứt đoạn, giấc mơ giang hồ, chỉ tới được Nam Vang là thân phụ bắt quay trở về. Bao nhiêu lần mơ thấy trời cao đất rộng, cho đến bây giờ được đi qua nửa vòng trái đất, đã đến tận nơi nhìn cuộc sống của con cháu , lại được nhìn thấy những tiến bộ kỷ thuật phi thường, những kỳ quan thế giới, hẳn trời đất hãy còn thương. Chỉ hy vọng sẽ tiếp tục hành trình về vùng Ngũ Đại Hồ, nơi các con định cư đã hon hai chục năm qua.
Oâng bạn già ơi! Cho tôi tiếp tục một ngày nào đó nhé.
Vũ thị Thiên Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến