Hôm nay,  

Người Việt Nam Có Chức Phận Tại Mỹ

22/12/200200:00:00(Xem: 133292)
Người viết: NGUYỄN THU MỸ
Bài tham dự số: 381-690-vb61220

Tác giả cho biết ông qua Mỹ năm 1992, hiện định cư ở San Jose, làm nghề tự do. Mong ông sẽ còn viết thêm, kể thêm nhiều chuyện khác.
*

Ở trại tỵ nạn qua Mỹ vừa bước xuống phi trường thấy cảnh người người, xe cộ nhộn nhịp tôi không chút gì phấn khởi, mà thấy lo cho mình.
Đó, nước Mỹ, mức sống của người dân cao, hưởng thụ đầy đủ tiện nghi, xe hơi mỗi người một chiếc chạy ngoài đường đông như kiến bò, chớ không xơ xác như ở Việt Nam chỉ thấy đồng loạt xe máy, xe xích lô đạp hoặc xe ba-gác mà thôi.
Đấùt nuớc nầy gọi tên là Hiệp Chủng Quốc vì chung quanh tôi kẻ tới người lui Mỹ, Tàu, Pháp, Nhật, Aán Độ, Mể Tây Cơ, Thái Lan, Đại Hàn... còn nhiều sắc dân khác tôi không đoán được họ là người ở quốc gia nào di dân tới đây.
Người ở đây mặc quần áo sang trọïng thường là họ mặc áo vét-ton thắt cà-vạt trông rất bảnh bao chớ không như bà con mình ở thành phố quê mùa rách rưới, quần xà lỏn đi chân không ra ngoài đường phố.
Sở dĩ tôi so sánh chuyện ăn mặc, xe cộ khác biệt từ phố cụ Hồ và xứ của ông Hoa-Sinh-Tông để thấy rõ đời sống ở Mỹ rất khó khăn, phải làm việc nhiều, học hành giỏi, và chắc chắn phải chịu khó học hỏi mới theo kịp nếp sống văn minh ở xứ người.
Được cái nước Mỹ không để dân chết đói. Tại Mỹ, có nhiều hội từ thiện giúp đỡ người nghèo và già cả như nhà thờ, cơ quan thiện nguyện, nhà dưỡng lão... Tạm thời người chưa có công ăn việc làm thì họ có chương trình cho mượn tiền G. A. (general assistance).
Người Việt mình mới qua Mỹ đa số không tìm được việc làm bởi nhiều lý do cản trở như vấn đề sinh ngữ yếu kém, không tay nghề chuyên môn, không có xe hơi để đi lại. Bản thân tôi cũng vậy, nên tôi tìm tới sở mượn tiền G. A.
Tới sở này, tôi nộp đơn từ 8 giờ sáng. Vì rất nhiều người nộp đơn nên hồ sơ của tôi chờ tới hết cả một buổi sáng cũng chưa được gọi tên phỏng vấn cứu xét.
Chờ mãi, may sao tôi nhìn thấy một bà Việt Nam ở bên trong mở cửa phòng đi ra ngoài. Bà ta khoảng tuổi ngoài 40, phấn son đẹp đẽ như một cô đào cải lương. Thấy có người Việt làm việc văn phòng tôi mừng quá vội vàng tới hỏi thăm:
-Thưa bà! Tôi nộp đơn từ sáng để mượn tiền GA sao lâu quá không thấy họ kêu tới. Tôi phải chờ tới khi nào, thưa bà.
Bà Việt Nam làm việc cho nhà nước Mỹ sửa lưng tôi liền:
- Ông gọi tôi là cô. Tôi chưa có gia đình. Xin ông đừng lầm lẫn danh từ cô và bà nhé!
Tôi ráng gượng nín cười để tránh cử chỉ vô phép, nhưng bà ta vẫn không tha:
- Ông nầy vô duyên chưa" Ông cười gì thế" Tránh ra cho tôi đi làm việc.
Tôi chạy theo để nhắc lại câu hỏi:
-Thưa cô cái đơn của...của tôi...
Bà ta đi nhanh hơn để tôi không theo kịp. Giày đế cứng cao gót của bà nệän xuống nền nhà gạch lóc cóc.
- Ngồi đó chờ! Chờ được thì chờ, OK!
Đó là câu tôi được bà chỉ dẫn.
Tôi trở lại chỗ ngồi chờ thời. Người đàn ông ngồi cạnh tôi có lẽ tới sớm ngồi chờ lâu mỏi mệt nên ngủ gà ngủ gật. Có lúc thấy ông ta nhảy dựng đầu chắc là lúc tỉnh ngủ bị giựt mình. Để giết thì giờ chờ đợi, tôi ra ngoài hút điếu thuốc cho ấm. Trời mùa đông rất lạnh. Chưa quen khí trời ở California nên tôi bị cảm ho, càng khiến tôi lo sợ nhiều hơn. Nghe tin đồn ở Mỹ tiền bác sĩ, nhà thương rất mắc. Đi làm việc 5, 10 năm mà không có bảùo hiềm bị bịnh nằm nhà thương thì nghèo mạt luôn, tiền để dành không đủ trả bịnh viện còn thiếu nợ 50, 100 ngàn suốt đời không trả nỗi.
Bỗng từ bên trong vang ra tiếng người la ó càng lúc càng dõng dạc, tôi bước vào thì thấy một ông già người Việt ốm nhom, đang rân cổ phân bua:
-Nói thiệt với cô. Tôi đi tù Công sản 8 năm nhưng tôi không sợ cộng sản hành hạ thể xác bằng sợ cô dày dò tinh thần. Tôi người quốc gia bị tù công sản được chánh phủ Mỹ có chượng trình nhân đạọ cho chúng tôi qua đây, và giúp đỡ chúng tôi cho làm đơn mượn tiền. Ban đầu chúng tôi gặp khó khăn mượn tiền để trả tiền nhà cửa và ăn uống chớ chúng tôi đâu có cướp giựt gì mà cô đối với chúng tôi tàn nhẫn làm khó làm dễ... Mượn tiền mình trả, có gì mà cô cho là nhục nhã. Cô là người Việt thấy tình cảnh của chúng tôi đang gặp khó khăn cô không thông cảm gíup đỡ thì thôi, sao cô lại sỉ vả nặng lời vậy. Cô chỉ đáng tuổi con tôi thôi mà cô ăn nói trịch thượng không coi người già cả ra gì. Đây, tôi trả đơn nầy lại cho cô. Tôi về nhà có chết cũng được.


Nhiều người đứng vây quanh một cô gái người Việt Nam cầm một xấp hồ sơ có lẽ là xấp đơn mượn tiền GA. Họ xì xào:
-Phải rồi. Trả đơn lại cho nó đi. Đồ thứ con nít vô phép vô tắc.
-Ỷ làm việc nhà nước rồi phách lối.
-Mình mượn tiền chánh phủ Mỹ chớ mượn tiền của ba má nó đâu mà nó hống hách.
Mặt cô cán sự xã hội tái xanh. Thấy có to tiếng, một người đàn bà Mỹ, có lẽ là bà xếp đến, đưa cô ta vào phòng trong.
-Please, come in! I have some talk with you!
Bà Mỹ nhặt tờ đơn rớt xuống đất rồi quay qua chúng tôi tiếp tân lịch sự:
-I'm sorry everybody! I think I will see you later. Please, stay here and wait a minute.
Tôi có dịp nhìn theo cô gái đồng hương từ chân đến đầu son phấn và phục sức giống như người đàn bà Việt Nam nói chuyện với tôi khi nãy. Bây giờ tôi mới thắm thía câu "Ma cũ ăn hiếp ma mới", hoàn cảnh của chúng tôi hiện tại nghèo mượn tiền bị kẻ đáng tuổi con cháu khinh khi.
Thêm một chuyện khác: Tôi vượt biên qua Mỹ một mình với hai đứa con nhỏ nên được giới thiệu xin chương trình AFDC. Họ chấp đơn xin nhưng theo luật định tôi phải dự một khóa hướng nghiệp gọi là vocational training. Nhân viên hướng dẫn là một social worker đàn ông Việt nam. Ông vào lớp chào các học viên với nét mặt nghiêm nghị của người ở lứa tuổi ngoài 40. Ông ta nói tiếng Mỹ rất sành sõi, khi nói tiếng Việt ông hay chêm vào vài chữ Mỹ để thành câu.
Giảng viên mở đầu bài học:
-Quý vị học lớp nầy là để find a job, phải đi tìm việc làm ngay. Không phải qua Mỹ rồi lazy, ở nhà lảnh welfare. Tôi qua Mỹ year 75, mới tới Mỹ là work rồi.
Trong lớp học mọi người nín thinh chờ nghe thầy truyền dạy các giáo điều để học hỏi thêm "túi khôn của loài người".
-Ở Việt Nam nghèo khô cạp đất ăn, được tới một xứ văn minh như nước Mỹ ta phải siệng năng chớ không phải ngồi không chờ xoè tay xin tiền welfare. Quý vị biết rằng tiền mà quý vị lãnh trợ cấp xã hội là tiền người Mỹ work hard và đóng tax. Aên đồng tiền đó phải biết nhục chớ không phải lè phè tọa thị mà hưởng.
Ở bàn dưới học trò già nhôn nhao:
- Gì mà nhục dữ vậy" Chẳng qua là mượn trước trả sau, mới qua khó khăn sau đó đời sống ổn định có công ăn việc làm thì con cháu mình cũng đóng thuế như người Mỹ ở đây vậy.
-Ông nầy có vẻ cao thượng quá!
-Cao kỳ thì có. Tôi đã gặp người Mỹ rồi lúc phỏng vấn tôi họ rất cởi mở, ăn nói dịu dàng chớ đâu giọng hằn hộc miệt thị như ông thầy người Việt nầy.
Nói chung, bài học “ông thầy” giảng chỉ nhồi sọ quanh quẩn đề tài "học rồi phải xin việc mà làm". Dễ hiểu vậy thôi mà thầy nói suốt buổi gần tới giờ về mới nói câu thòng:
-Bài học có ai thắc mắc gì không"
Một người đàn ông trẻ giơ tay xin giải đáp:
-Thưa thầy! Tôi đi học buổi sáng, tối ghi tên đi học trường đại học cộng đồng được không"
Ông thầy nhăn mặt:
-Vậy là từ sáng tới giờ tôi dạy gì, nói gì ông để lổ tay nầy qua lổ tai kia. Tôi nhắc lại ông lãnh hội program nầy rồi xin đi làm liền OK" You ask yourself tối ông đi học rồi các company gọi ông đi làm ông đâu đó mà trả lời" Dứt khoát! Dứt khoát! Câu trả lời của tôi là không được đi học đại học.
Rồi thầy chỉ tôi chờ câu hỏi:
-Thưa thầy! Tôi đã đi học còn một semester nữa ra trường vậy tôi có được tiếp tục đi học cho xong không"
Trên bục gổ, ông thầy đi qua đi lại ra chiều bực bội:
-It's you! Ai cho ông trốn thời gian đi học đại học" Ai cho" Who" Who" Ông nghĩ ông qua đây, gia đình thân nhân của ông qua đây để Mỹ nuôi ông học đại học à"
Ra về, tới mấy ngày sau tôi vẫn còn bị nhức tai nhớ tới lời trách móc gần như sỉ vả của ông thầy giảng viên người Việt giảng đạo lý cho những người Việt mới qua phải lãnh tiền welfare.
Đó là chuyện tôi và các bạn tôi đã gặp phải cảnh "người Việt xem thường người Việt".
Từ đó có việc gì liên hệ đến các công sở như housing, welfare, SSI, INS, IRS tôi xin gặp người ngoại quốc vì trong lúc phỏng vấn tôi đươc thoải mái không bị bươi móc hạch sách cho nên được dễ thở hơn.
Mong rằng chuyện tôi kể chỉ là trường hợp đặc biệt ít ỏi, để chúng tavẫn có thểõ hãnh diện khi thấy có người Việt mình giỏi nghề, giỏi chữ nghĩa đươc tuyển vào làm việc và có chút chức phận tại các công tư sở.

Nguyễn Thu Mỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,405,432
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến