Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn - Thankgiving

30/11/200200:00:00(Xem: 132194)
Người viết: NHƯỜNG TRẦN
Bài tham dự số: 364-673-vb71130

Tác giả, bà Trần Nhường, 36 tuổi, định cư tại Mỹ từ 1982, hiện cư ngụ tại Raleigh, NC. Công việc: "CAE/CAD Engineering Support cho IBM. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên được bà mô tả là “như một nhật ký để lại cho các con.” Sau đây là bài viết mới nhất của bà, về sinh hoạt đầm ấm của gia đình trong ngày lễ tạ ơn năm nay

Vừa bước vào nhà thì hai đứa bé đã nhao lên:
-Mom, mợ Alice mời gia đình mình dự tiệc Thanhsgiving đó Mom, November 28th lúc 12:00 giờ trưa.
Thoại Phương ôm chầm lấy tôi với vẻ mặt hóm hỉnh, nó đảo cặp mắt ra vẻ như đang nuốt nước miếng:
-Mommy ơi, con thích cornbread của Mợ làm lắm, I can't wait...
Tôi giả bộ giận :
-Thanksgiving năm nào Mommy cũng làm cornbread cho con hết, sao Mommy không nghe con nhắc đến, con không thích cornbread của Mommy làm phải hông"
Nó hôn vội lên má tôi và nhanh nhảu đáp:
-Con thích "pumpkin pie" của Mommy mà. It's the best, Mom.
Đan Phương cũng ráng phụ họa thêm cho tôi vui:
-And your mashed pototoes and gravy Mom.
Cởi áo khoát bên ngoài, tôi hỏi :
-Mẹ nhớ là ngày Thanksgiving đầu tiên trên nước Mỹ của người Pilgrims đâu có món khoai tây, phải không con"
Đúng rồi đó Mommy, người Pilgrims lúc bấy giờ tưởng pototoes là poisonous (bị độc) nên họ chỉ có làm pumpkin và cornbread thôi.
-Poisonous" Tôi ngây ngô.
Nó giải thích:
-Sự hiểu lầm về khoai tây bắt đầu từ thời Queen Elizabeth I. Lúc đó người Anh chưa biết gì về củ khoai tây cả, các đầu bếp bỏ củ mà chỉ dùng cọng và lá khoai, không ngờ gia đình vương giả bị ngộ độc và từ đó khoai tây bị cấm sử dụng đến hơn một thế kỷ đó Mom.
-Chắc chỉ là coincidence (trùng hợp ) thôi.
-Con cũng đoán vậy.
-Thế con có biết người Mỹ chánh thức công nhận ngày Thanksgiving như một ngày holiday của nước Mỹ vào năm nào hông" Và do ai"
-Con chỉ nhớ là do President Lincoln proclaimed (công nhận), nhưng vào năm nào thì con không nhớ.
Tôi giải thích:
-Lúc đầu là do President Washington công nhận năm 1789, nhưng lúc bấy giờ cũng còn nhiều tranh luận lắm mãi đến khi President Lincoln lên nhậâm chức thì ngày National Thanksgiving mới chánh thức tuyên bố. Ông chọn ngày thứ Năm của cuối tháng 11 làm ngày Thanksgiving của nước Mỹ. Nhưng đến thời President Roosevelt, ông cho rằng ngày này và Christmas quá kề nhau và vì vấn đề tâm lý kinh tế mà ông và Congress đã quyết định chọn ngày thứ Năm vào tuần thứ 4 của tháng 11.
Nãy giờ Thoại Phương im lặng rất lâu, nghe đến đây, cô nàng vừa cười vừa nhún vai:
-I don't see any difference, most Thanksgiving days practically fall on the 4th week of November. (Con có thấy khác gì đâu, trên thực tế hầu như ngày Thanksgivng nằm trong tuần thứ 4 của tháng 11 mà)
Đan Phương dịu dàng hơn:
-Không phải lúc nào cũng vậy đâu. Em đem lịch của vài năm trước ra xem thì sẽ thấy.
Thoại Phương cao giọng:
-I said "most", duh.. (Em nói hầu như thôi mà)
Đan Phương không chịu thua:
-You said "practically". (Em nói trên thực tế mà )
Tôi đứng lên để sửa soạn cho bữa cơm tối. Hai đứa bé cũng đi theo tôi xuống bếp mang theo đề tài Thanksgiving, có lúc lên đến sôi nổi và lôi cuốn mà tôi phải khổ sở làm trọng tài. Đan Phương thì đã bước vào lứa tuổi dậy thì (pre-teen), nó thay đổi, ít nói hơn trước, riêng biệt và có nhiều bạn bè hơn xưa. Nó không đùa giỡn nhiều như trước với đứa em kém nó những 3 tuổi.. Thoại Phương vì lẽ hụt hẫng như vậy nên càng bám tôi như sam.. .nó thích nịnh Ba Mẹ để lấy được sự chú ý nhiều hơn.
Tôi cắt ngang câu chuyện mà chúng nó đang tranh luận:
-Năm nay Mợ làm Thanksgiving vào buổi trưa, vậy tối hôm đó Mẹ sẽ tổ chức mời gia đình lại chung vui, nhưng chẳng lẽ Mẹ lại nướng Turkey và Ham nữa" Chắc Mommy phải nấu phở quá.
Thoại Phương nhanh nhảu:
-Mommy, how about Phở Turkey"
Tôi cười xòa và nhăn nhó :
-Chúa ơi, ai mà lại nấu phở Turkey bao giờ.
Nó bĩu môi nũng nịu trách:


-You told me to think out of the box, Mom (Mẹ nói con phải có đầu óc tưởng tượng mà).
-Phở là món ăn quốc hồn của Mẹ, it's unique, Mẹ không thể lấy Tây hòa lẫn với Đông trong món phở được. Uhmm.., anyway, I like that box when it comes to my national dish, understand"
Nó cười quay sang nịnh:
-Yeap, it's yummy and I love it too.
Nó hỏi tiếp:
- Việt Nam mình có ngày Thanksgiving không Mommy và bà Ngoại nấu gì"
-Lễ Tạ Ơn có trong tất cả tôn giáo nhưng họ tổ chức khác ngày và kiểu cách cũng khác. LễTạ Ơn trong Christianity (Thiên Chúa Giáo) là ngày lễ chung cho tất cả mọi tín hữu trên toàn thế giới và được đặt ra do Hội Thánh. ỞØ đây thì con được thừa kế những gì mà người Pilgrims đem đến cho sau những thắng lợi thu hoạch về mùa màng đầu tiên khi họ đặt chân đến vùng đất này trên con tàu Mayflower vì lý tưởng tự do tôn giáo. Nhưng riêng Việt Nam, vì chiến tranh và đói nghèo, chẳng có được mấy ai tổ chức cả con à. Có cơm ăn và không phải nghe tiếng súng là mừng lắm rồi. Mẹ chỉ đi nhà thờ cầu nguyện và cảm tạ Chúa thôi.
-Oh!!! But what were you thankful for Mom" ( Nhưng Mẹ đã cảm tạ những gì")
-Mẹ cảm tạ Chúa cho Mẹ gia đình của Mẹ và cầu xin cho ông bà Ngoại được sống lâu.
-I am thankful for my wonderful parents.
Đan Phương vừa bày chén bát ra bàn vừa nói:
-I am thankful for my family and friends...
Có tiếng chuông reng, Thoại Phương chạy nhào ra cửa, tôi nói với theo:
-Chắc Ba về đó con nhưng phải hỏi xem ai trước rồi mới mở cửa nha.
Tiếng Thoại Phương reo vui:
-Daddy home! ( Ba về! )
Con bé liếng thoắng kể cho Ba nghe đủ thứ chuyện. Ngồi vào bàn cơm mà nó như người làm M.C.. lúc kể lúc hỏi làm tôi quên mất nồi canh đang sôi bùng trên bếp mãi đến khi nghe tiếng nước trào ra bếp.

Nhớ đến bà chị dâu tôi mà mấy đứa bé vẫn luôn miệng gọi Mợ. Chị qua Mỹ từ lúc 9-10 tuổi nên đã được hấp thụ khá sâu đậm về những ngày lễ truyền thống ở Mỹ từ Thanksgiving, Christmas, Easter đến Halloween... với những món quà bé nhỏ chị luôn gói sẵn cho mấy đứa bé, có lúc là các món đồ chơi hoặc kẹo bánh, có khi chị đặt ra những trò chơi giải trí khác, có lúc là những câu hỏi có tính cách lịch sử để có giải thưởng cho người trúng.
Có lẽ vì là một người có tinh thần gia đình mà các đứa cháu luôn có tình cảm rất đặc biệt và thương mến chị. Hầu như năm nào cũng vậy, chị phải tự tay nấu các món ăn truyền thống, homemade và cũng rất gourmet, ngoài những món chính như Turkey, Ham thì những món khác cũng không kém phần sang trọng như Cranberry Sauce, Yams (khoai lang), Cornbread (bánh mì làm bằng bột bắp), Green Beans (đậu), Greens (rau cải), Salads, Stuffings, Gravy, bánh trái...vv... Nhờ sừ phồn thịnh của một cường quốc mà các món ăn này đã có mặt rất khéo léo trong mọi bữa lễ Thanksgiving của nước Mỹ tạo nên một sự hòa hợp khá độc đáo từ màu sắc cho đến mùi vị thơm ngon riêng biệt tùy thuộc vào sự pha chế ở từng địa phương.
ỞØ Mỹ đã hơn 20 năm, không biết tôi đã ghiền những món này từ lúc nào. Tôi chỉ còn nhớ những năm đầu đến đây tôi đã rất khó khăn tập làm quen với các món ăn Mỹ mà tâm hồn thì ở tận mãi Việt Nam, tôi nhớ da diết các món ăn đơn sơ thuần túy của Mẹ tôi... Thế rồi mãi đến bây giờ, mỗi năm khi mùa Thanksgiving đến, với khí trời se lạnh, cây cỏ ngả sang một màu đỏ vàng thật đẹp, tinh thần của mọi người như nở rộ và nhộn nhịp, nhất là trong sở làm... mọi người đều có kế hoạch riêng cho ngày lễ Tạ Ơn, có người thì có con cháu về đoàn tụ và cũng có người phải đi máy bay tử bờ Đại Tây Dương đến bờ Thái Bình Dương (from coast to coast) chỉ để đoàn tụ với gia đình trong trong những dịp lễ như Thanksgiving... Ôi, thời gian, không gian và trong tinh thần ấy, tôi biết mình sẽ không bao giờ tìm được cái cảm giác an bình đến rạo rực trong tâm hồn cảm giác " Tạ Ơn ", có khi đến chảy nước mắt, như vậy ở một nơi khác ngoài nước Mỹ, nơi đã cưu mang tôi từ những ngày cơ cực...

NHƯỜNG TRẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến