Hôm nay,  

Rau Quê Nhà, Cá Nước Mỹ

15/11/200200:00:00(Xem: 198065)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG

Bài tham dự số: 340-688-vb51114

Tác giả Bùi Xuân Đáng đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một cựu quân nhân VNCH, từng hai lần du học tại Hoa Kỳ. Năm 1975, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ, hiện đã về hưu và cư trú tại Placentia, CA. Sau đây, thêm bài viết mới của ông.

Ra đi ta nhớ quê nhà

Nhớ ao rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ canh rau sắng chùa Hương

Nhớ con ngõ hẹp, con đường sống trâu

Câu ca dao tân thời này chỉ thích hợp cho những năm đầu tiên của cuộc di cư tỵ nạn, hoặc những người đang định cư ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đèo heo hút gió. Còn đối với những vị quen với những thứ cao lương mỹ vị hoặc dễ ăn dễ uống hay ở những nơi tập trung người Việt như quận Cam, Houston, Seattle thì xá gì ba cái thứ quê mùa, lẩm cẩm này.

Người ta thường nói ra đi mang theo cả quê hương. Nhưng quê hương bao gồm nhiều thứ, từ mảnh ruộng, thửa vườn, non sông bát ngát làm sao mang đi cho được. Những người bỏ nước ra đi, chỉ đành mang theo những gì có hình bóng quê hương trong đó, từ phong tợc tập quán, lời ăn tiếng nói cho đến con cá, lá rau.

Gia đình chúng tôi đến quận Cam vào đãàu tháng 7-75, ở đây một tháng chúng tôi đãÊ biết thế nào là kinh đô chiếu bóng và vườn Disney vĩ đạïi. Dọn đi Texas cho gần gia đình người em, tạm cư tại vùng tam biên nơi toàn những đàn bò và cánh đồng cỏ chạy thẳng đến chân trời.

Sau khi đãõ tạm ổn định đời sống và đãõ hết choáng váng vì hào quang văn minh vật chất, bỗng trạnh lòng nghĩ tới quê hương nghèo nàn khốn khổ khi xưa.

Thực vậy trưÕớc mâm cơm đãày ắp những thịt là thịt chúng tôi bỗng thèm con cá, con tép, lá rau quê nhà. Không phải chúng tôi chỉ nghĩ đến chuyện ẩn uống tầm thường, nhưng bởi vì mỗi ngày 3 bữa lại là nguyên do chính yếu nhắc nhở chúng tôi đến hương vị đãõ từng gắn bó gần cả cuộc đời. Quê hƯơng là chùm khế ngọt, là chuối ba hương, là nhãn Hưng Yên, là gạo nàng hương, là hồng Bạch hạc, là cá Anh vũ, là mận Mỹ tho, là bưởÕi Biên hòa, là soài Thanh ca và là nhiều thứ kể ra không hết.

Mùi vị quê hương đãàu tiên chúng tôi thưởÕng thức ở nơi đãát khách là dưÕa hấu. Cũng vận là thứ dưÕa thường thấy bán ởÕ siêu thị, nhưng hương vị và cảm quan khác hẳn. Một người chủ nông trại tại Detroit, xin nhớ không phầi là Detroit - Michigan mà là Detroit, Texas, mời gia đình chúng tôi tới ăn dưa do ông ta trồng.

Khi chúng tôi tới nơi, một đống dưa chừng 50 trái đãõ chờ sẵn. Ông chủ nhà, bảo tôi lấy một trái và trao cho tôi một thanh kiếm Nhựt. Sau ba đường kiếm, ông ta đòi lại thanh gươm, lần lưÕợt đưa cho các con tôi và nói rằng mỗi người phầi ăn hết phần của mình. Chúng tôi, không ai có thể ăn nổi 1/4 trái dưa dài chừng nửa thước, nặng khoảng 50 lbs. Dưa vừa chín tới nước nhiều và ngon ngọt làm tôi trạnh nhớ thứ dưa của làng Đình Cao, Hưng Yên đãõ từng dành để tiến vua.

Nhân nói chuyện về rau cá quê hương, ông ta dẫn tôi ra cạnh hàng rào chỉ một thứ hành dại ( wild onion ) và than phiền rằng đàøn bò sữa của ông ta ăn phải thứ này đã làm cho sữa có mùi hành. Ông ta đãõ tốn công, tốn của khá nhiều mà không sao diệt nổi. Tôi cúi xuống xem và nói đùa rằng ông chỉ cần bảo lãnh cho khoảng vài chụïc gia đình còn đang ở trong trại tỵ nạn đến đãây, thì đáùm cây kiệu này sẽ tuyệt tích giang hồ một thời gian rất ngắn. Từ đó chúng tôi có thêm món kiệu muối chua trong bữa ăn hàng ngày.

Detroit là một làng nhỏ chỉ có độc nhất một tiệm bán thực phẩm toàn là thịt, bơ sữa và đồ dùng cần thiết trong nhà, không bán rau cỏ, tôm cá. Tới thị trấn Paris cách xa chừng 20 miles các siêu thị nhỏ Kroger, Safeway cũng chỉ bán toàn tôm cá đông lạnh và rau cỏ chỉ có cải bắp là còn quen thuộc. Mẹ tôi muốn có con cá nấu riêu. Con, cháu tôi muốn có con tôm rang muối còn nguyên vỏ mà không sao tìm được. Chúng tôi đàønh nghĩ đến chuyện đi câu.

Đến tiệm bán mồi câu, tôi tìm được những hộp tôm còn nguyên vỏ và câu được vài con bull head giống hệt cá trê vàng nhưng đầu lớn hơn nhiều. Bữa ăn đầy hương vị quê nhà đãàu tiên ở nơi đãát khách gồm bắp cải luộc chấm trứng, cá trê nấu riêu và tôm nguyên vỏ kho mặn. Nhìn mẹ tôi với bát cơm chan riêu cá và lũ trẻ tranh nhau gắp con tôm rang vàng cháy mà lòng tôi bùi ngùi cảm súc. Câu ca dao xưa có cần phầi đổi lại cho thích hợp với hoàn cảnh mới “Già được bát canh, Trẻ được con tôm rang muối.” Món ăn quê mùa này, lúc đó đối với chúng tôi thực là còn hơn yến.

Ngày cuối tuần cha con, bác cháu chúng tôi 9 người chất đãày trên chiếc xe Buick Skyhawk trực chỉ hồ Pat Mays, nơi chúng tôi đãõ bỏ ngày giờ nghiên cứu trên bản đồ. Bên con lạch nhỏû gần bãi đậu xe, bốn nàng thiếu nữ địa phương đăm đăm nhìn đáùm người xa lạ chúng tôi. Họ đang câu cá nhưng lạ lùng thay, chỗ này nước cạn xịt. Mặt nước đóng váng xanh lè, thứ nước còn đọng lại sau mùa đông dài đãèng đẵng. Cần câu là những cành tre cứng ngắc, dây câu là sợi giây chỉ to như chiếc que tre nướng thịt, chiếc phao to gần bằng quả trứng gà. Tôi nghĩ thầm ngữ này làm sao câu được cá.

Hình như để trả lời cho sự thắc mắc của tôi, một cô gái giựt cần và lôi lên khỏi mặt nước con cá to hơn bàn tay. Con cá này trông giống con cá mè ở miền Nam, hay cá diếc ởÕ miền Bắc, tuy vẩy cứng trắng lại có những đốm đen ở lưÕng. Riêng cái miệng lại vêu ra trưÕớc giống nhưÕ cá chẽm hay cá thiều, một loại cá ở miền Bắc chỉ ăn mồi vào mùa thu, khi người câu dùng đãàu cần câu thọc xuống nước thành tiếng gọi đàøn cá đến. Rồi hai, ba cô gái khác cũng được cá và mừng reo ầm ỹ. Lại gần, chúng tôi thấy họ câu đãõ được lưng thùng. Họ cho biết đãây là cá Crappie, một thứ Game fishes, chỉ dành cho những người đi câu chơi và cấm bán ngoài chợ. Đãàu mùa xuân, cá này vào chỗ nước cạn, giao tình và sinh sản. Mùa hè cá xuống chỗ nước sâu, khó lòng câu được. Muốn câu cá Crappie phải dùng mồi cá con (Minnow) mới hấp dẫn, còn như mồi trùng hay mồi giả, cá không thèm bắt mồi. Những thiếu nữ tốt bụng này đãõ cho chúng tôi vài con cá và ít mồi sau khi chúc chúng tôi may mắn.

Chiều hôm đó gia đình tôi muời mấy người được thưởng thức món cá có thể gọi là ngon nhất trên đời. Cá chiên hoặc nấu đều ngon vô tả. Không một chút mùi tanh tưởi, thịt dầy lại thơm và ngon ngọt lại không có xương dẩm. Chúng tôi ăn thả giàn mỗi người mấy con, chứ không còn bị giới hạn như những ngày còn ở quê nhà, chỉ có vài ba con cá nhỏ cho cả gia đình.

Hai tháng sau, vì sinh kế chúng tôi rời Detroit khô cằn vắng vẻ, giã từ hồ Pat Mays đãày cá thơm ngon. Khi ra đi chúng tôi không quên mang theo những thùng cá đông lạnh và những ngọn rau cải vừa mới trổ ngồng. Đến Peoria, Illinois lập nghiệp, đãây là miền đãát trù phú với những cánh đồng trồng đậu nành và bắp chạy ngút ngàn đến chân trời xa tít, làm cho những cánh đồng lúa của vùng Đồng Tháp hay cánh đồng Tam thiên mẫu của cô Tán Thuật ở Hưng Yên chỉ còn là mảnh vườn nhỏ bé.

Nơi đãây sông hồ chằng chịt, cho nên sau khi tạm gọi là ổn định được đời sống, chúng tôi lại vội vàng đi theo tiếng gọi của sông Illinois, Mississipi và các nhánh phụ như Vermillion, Kankakee, Mackinaw, Sangamon, các đập nước ở Moline giáp ranh Iowa và Illinois, Starved Rock, Buffalo Rock. Peoria Dam cũng như tất cả những hồ lớn nhỏû trong vòng 200 miles đường kính như Ever Green, Rice, Chautauqua, Clinton, Spring, Shellbyville, Carlyle v.v. . chỗ nào cũng có dấu chân cha con, bác cháu chúng tôi.

Khi mới tới, con trai tôi câu được ba con cá chép khá lớn, đem về thả vào bồn tắm ngắm nghía cho chán rồi mới bàn tính làm món gì ăn. Vợ tôi vẫn còn nặng ấn tượng khi xưa sai cậu con rể mang một con cá biếu người bảo trợ. Cậu này miễn cưỡng phải nghe lời, nhưng khi nhìn vẻ mặt tần ngần mất vui của người nhận, đoán chắc rằng khi vừa đi khởi, con cá còn tươi ngoe nguẩy cái đuôi sẽ chui tọt vào thùng rác.

Các thứ cá chắm chép, mè chôi có tiếng là ngon ở miền Bắc nghèo nàn của tôi, dân địa phương không ai thèm ăn. Họ chê là lắm xương, là mud fishes vì loại này sống ở đầùy sông hồ. Cá chép ở đây sống từng đàøn hàng ngàn con, sau cơn mưa lội lên chỗ cạn bò lúc nhúc như đàn dòi. Có người buôn cá này mang lên New York bán cho dân gốc Âu châu và gọi đùa là Illinois bass. Còn cá chắm, Buffalo có con nặng gần 50 kí nhưng xương đãày mình lại có mùi bùn, mùi cỏ. Cá lóc hay cá quả, bowfin có những con đến 30lbs, mồm miệng xanh lè mà dân địa phương gọi là Dog fish thịt mủn như đã chết 5-7 mưÕời ngày.

Cá ở đãây quá nhiều và nhiều thứ quá ngon. Chúng tôi câu theo mùa. Tuyết vừa tan, vội vã lên Starved Rock, nơi khi xưa đoàn người thám hiểm từ Canada đi theo giòng Illinois đi xuống bị đáùm dân da đỏ bao vây cho đến khi chết đói. Khúc sông này vào cuối tháng 2 đãàu tháng 3 đãëc nghẹt những người tứ xứ, thuyền câu đặc kín khúc sông nhưÕ lá tre. Họ đến đãy để câu cá Walleyes, một thứ cá bống thông thường vào khoảng 2-3 lbs nhưng có con lớn tới 14-15 lbs, chỉ có xương sống, thịt trắng tươi,đem chiên hay hấp đều thơm ngon hơn cá bống mú rất nhiều. Cá này nằm ở đáy sông nước chẩy cuồn cuộn cho nên kỹ thuật câu khác hẳn. Chì phải đủ nặng để nước không cuốn mồi đi, người câu luôn luôn phải nhấp cành nhử cá.

Thời tiết vào độ này thật khắc nghiệt, hàn thử biểu thường là 25-35 độ F, nhưng làn gió đông tai ác có khi lên đến 40 dặm một giờ. Cá ăn nhiều vào lúc sáng sớm, khi mặt trời lên cao là lúc ngừng ăn và luật câu ấn định 6 con cho một ngày, bất kể lớn nhỏ.

Cuối tháng 3, khi Walleyes đã không còn ăn mồi, là bắt đầu mùa cá Crappies và khi cái nóng muà hè đổ xuống vào khoảng 4-July là mùa câu cá White bass hay Striper bass.

Khúc sông tại Bartonville, gần đập nước Peoria nơi tập họp của đủ mọi loại cá và cũng là tụ điểm của những người Việt tỵ nạn. Lọai cá da trơn như Channel cat, thứ cá bông lau tên gọi của miền Nam, hay cá lăng của miền Bắc, Flat head cá trê đầu dẹt, Blue cat mầu xanh thậm chen lận với Large mouth bass, Smallmouth bass chen chúc đầy sông. Những thứ cá khác tuy kém ngon hơn như Drum hay Sheep head dân ta gọi là cá sửu, Sun fishes hay Blue gill gần giống như cá rô, Herring hoặc Shad giống nhưÕ cá mòi lắm xương và tanh nhưng vị không đến nỗi dở. Chúng tôi thời đó không hề đụng đũa đến các lọai cá hồi nhưÕ Salmon hay Trout lắm xương mà có mùi nồng nồng, ngai ngái.

Những miếng lườn cá còn tưÕơi nguyên chiên dòn tại chỗ, cuốn với bánh tráng mắm nêm làm cho kẻ tha hương cả m thấy quê nhà lẩn quẩn đó đây. Nuốt miếng cá ngon ngọt vừa qua thực quản, tôi cảm thấy ông Trời thực là quá bất công đối với những dân tộc nghèo khó, đãõ không cho họ đủÊ ăn, thịt thà thực là hiếm quý, mà cá lại toàn xương và tanh nhiều khi muốn lộn mửa nhưng vẫn phải nuốt vào. Nước Mỹ đãát đã rộng, người đãõ thưÕa, thịt thà, cá mú đầy ắp mà lại ngon lành thực là một sự biệt đãi quá đáng.

Ca tụïng cá mà không nói đến rau cỏ quê nhà cũng là điều đáng trách. Thực vậy, thuở ban đãàu, còn lạ nước lạ cái đành chịu ngốn hết bắp cải rồi lại broccoli muôn thuở. Nhân buổi đi câu tại Spring Lake, chúng tôi tìm thấy cả rừng rau húng lủi người Mỹ gọi là mint mọc bạt ngàn san dã. Rồi những giòng suối nước chẩy trong veo đãày rau cải soong hay water cress. Cắt đãày vài ba bao rác đem về tặng bà con trộn dầu dấm hay nấu canh thịt ăn lấy thảo cho đỡ nhớ quê nhà. Nhưng tin gần đồn xa, tin mừng đồn nhanh, chỉ trong vòng một tuần ngắn ngủi, cả một giòng suối xanh tưÕơi dài hàng cây số bỗng trở nên trụi lủi.

Xuân qua, hè tới, lận lộn trong đám cỏ dại những ngọn dền cơm hay là Pig weed dân bản xứ chỉ cho heo ăn, lại là món ăn trân quý, cho tới khi tìm thấy suốt dọc hai bên bờ sông Illinois mọc đầy thứ cây này. Ngắt những đọt còn non đem về luộc chín, vớt rau ra và bỏû vài ba trái cà chua vào. Chấm rau với nước cá kho tương, vừa nhai vừa húp tưởÕng chừng như ngốn ngấu cả quê hương vào trong bụïng.

Mấy năm sau, chúng tôi chẳng còn thiếu thốn như trước. Vuờn cở xanh mượt sau nhà được mời đi chỗ khác, nhường chỗ cho những thứ thiết thực hơn. Bầu bí, cải trắng cải xanh, thì là, tía tô, kinh giới, lá lốt, húng quế và rau muống mọc xanh um tuơi tốt, nhờ hàng ngàn chiếc đãàu cá và xương cá khỏi cần tốn tiền phân bón.

Đến thẩm người bạn ở gần Chicago, gần 20 năm tỵ nạn, chị bạn chỉ ao ước được ăn rau lang luộc chấm mắm tép hay đọt bí xào tởi với mắm tôm. Chúng tôi mời chị quá bộ xuống thưởng thức những món ăn thôn dã. Sở tôi làm, ngay cạnh bờ sông, giòng giã mấy tháng liền, mỗi ngày tôi xúc về 6 -7 thùng cát, vườn khoai lang và bí ngô sau nhà đãõ có đủ để đãõi những người khách quý còn nhớ đến hương vi quê nhà.

Ngày nay về California cho gần con cháu và vui hưởng tuổi già chúng tôi không còn những nhu cầu của chuỗi ngày mới đến. Chợ Việt nam đãày rẫy những rau cỏ quê hương, nhưng không biết quý vị có nhận ra hay không" Rau cỏ ở đãây không còn đậm đàø hương vị hay thơm ngát tình quê hương cũ. Rau ngò không còn thơm như ở bên nhà, trái bầu thay vì mềm ngọt sang đãây trở nên cứng ngắc, rau muống không còn mùi vị đặc biệt bùi bùi, đắng đãéng, lắm khi còn dai nhưÕ rẻ rách.

Có lẽ tuổi đãõ già đãâm ra lẩm cẩm hay là tấm lòng hoài vọng cố hương làm cho tôi có cảm giác vậy chăng"

Placentia 6-02

BÙI XUÂN ĐÁNG

Ý kiến bạn đọc
29/06/201819:29:20
Khách
whoah this weblog is magnificent i really like studying your posts. Keep up the good work! You recognize, a lot of people are hunting around for this information, you can help them greatly.
Fitflops Sale Clearance http://www.fitflopssaleclearanceuk.com
05/06/201805:02:04
Khách
I have been reading out many of your articles and i must say nice stuff. I will make sure to bookmark your blog.
[url=http://www.fitflopssaleclearanceuk.com]Fitflops Sale Clearance UK[/url]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.