Hôm nay,  

Nước Mỹ Lạ Lùng

11/11/200200:00:00(Xem: 144130)
Người viết: TRẦN LÊ ĐÌNH

Bài tham dự số: 336-684-vb61108

Tác giả Trần Lê Đình, sinh năm 73, hiện cư trú tại Rosemead, Nam California. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông được ghi chú “Theo lời kể của ba tôi.” Mong điều ghi chú này sẽ gợi ý cho nhiều bài viết khác. Trong cộng đồng non trẻ của chúng ta, các bậc ông bà cha mẹ chính là những vị gia trưởng đầu tiên mở đường đưa gia đình sang Mỹ. Câu chuyện lớp người mở đường ấy không chỉ là những trang gia phả quí giá của từng gia tộc, dòng ho mà góp lại, còn là trang sử chung của cả một cộng đồng. Ước mong sẽ có thêm nhiều bài viết về nước Mỹ theo tinh thần kể trên.

+

Tôi là một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 7 năm đi tù cải tạo được thả về, có thể nói gia đình bị bế tắc, con chúng tôi đang học những ngày tháng cuối cùng của bậc trung học thì bị gọi đi trình diện nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi làm đủ nghề, nhưng vẫn không đủ để sống, may thay, nhờ chương trình H.O (có người nói chữ O chỉ là thứ tự danh sách) chúng tôi đã được đến nước Mỹ, và những điều lạ lùng về nước Mỹ được hiểu biết là chỉ so sánh với Việt Nam mà thôi.

Ngay từ trạm trung chuyển ở Thái Lan 6 ngày, chúng tôi đã được học cách sống ở Mỹ như cách gọi điện thoại, đi xe bus, điền đơn xin việc làm, cách phỏng vấn…thậm chí còn dạy cả cách tiết kiệm như đọc báo tìm hàng sale…cảm ơn chính phủ và nhân dân Mỹ rất chu đáo một cách lạ lùng.

Khi còn ở VN, tôi được các bạn cùng khóa ở Mỹ cho biết, khi đến Mỹ mọi người được hưởng các quyền lợi như sau: Trợ cấp y tế, trợ cấp tiền mặt, thực phẩm (Food stamp) trợ cấp điện, gas, điện thoại, trợ cấp học hành…

Nếu quả đúng như vậy thật là một điều khó tin. Nhưng việc đã đến. Gia đình tôi được bốn người được hội IRC bảo lãnh đến Texas. Từ lúc lên máy bay tại Thái Lan đến lúc xuống phi trường ở Seattle, chúng tôi được các nhân viên sở di trú lo hết mọi việc, chỉ nghe theo lời họ, không cần hiểu biết gì cả, nhưng từ phi trường đầu tiên Seattle đến các địa phương, chúng tôi tự lo lấy.

Vốn liếng tiếng Anh học 3 năm ở Trung học đệ nhị cấp, tôi cũng đến được Memphis và Fort Worth, lúc ấy 10pm, mọi hành khách đi hết chỉ còn trơ lại một mình gia đình tôi đi Dallas và hai vợ chồng kia về Fort Worth (nhưng họ không biết chút nào tiếng Anh cả). Tôi bạo dạn hỏi một người Mỹ duy nhất còn lại về chỗ đợi xe đến đón. Ông ta baỏ chúng tôi bỏ một dollar vào khóa, lấy 1 xe đẩy chất hành lý, vào thang máy xuống tầng dưới chờ, chúng tôi ngơ ngác lo sợ, 11pm một nhân viên đến đón vợ chồng anh bạn kia, và anh ta đã cố gắng gọi điện thoại cho hội IRC giúp tôi. Nhân viên IRC bảo phải lên lại tầng trên cho anh ta đến đón. Khi anh ta đến chúng tôi mừng như trẻ con thấy mẹ đi chợ về. Vì xe nhỏ, tất cả những thùng lớn hành lý phải bỏ lại phi trường, trong đó có nhiều kỷ vật tôi hơi lo, nghĩ rằng dân Mỹ giàu đẹp chẳng ai thèm của "nhà quê". Giả thử tôi biết rõ nước Mỹ như bây giờ chắc tôi không an tâm vì Mỹ cũng bị mất đồ, thậm chí hai thùng rác mới mua tôi có vẽ số nhà, cũng bị mất toi. Dù sao 12 giờ đêm tôi cũng được về một căn apartment 1 phòng ngủ, 2 nệm, 2 mền mấy bao gạo sấy, một thùng mì gói, một bàn 4 ghế và nồi chảo, tủ lạnh máy điều hòa đang chạy lạnh người. Chúng tôi ngạc nhiên lẫn sung sướng. Những ngày sau đó lại được nhân viên IRC chở trên xe hơi êm ái, thoải mái, rộng rãi (quá sướng) đi làm thủ tục giấy tờ, bảo cho chúng tôi biết, được cấp 2 tháng tiền nhà điện, nước và 60 đô 1 tuần cho 4 người. Ngày phát check nhân viên chở đi chợ VN luôn. Sau 2 tháng chúng tôi tự túc. Tôi hơi ngạc nhiên, nào đâu tiền mặt, Food Stamp, y tế gas… chẳng lẽ bạn tôi nói láo. Gần hết 2 tháng mà chẳng ai giúp tôi được gì cả, không biết tiếng Anh, không biết đường xá, không biết xe bus, và dĩ nhiên không biết làm gì cả. Hai tháng ngồi không, ru rú trong nhà, may thay có anh cảnh sát gốc Việt tên là Đàm Trung Thao, thỉnh thoảng đến phòng tôi nói chuyện và chỉ dẫn cách đề phòng trộm cướp, đề phòng gió xoáy (tornado) chiều thứ 7 anh dẫn các con tôi đi tập Thái cực đạo và phát mỗi đứa một hamburger (lần đầu tiên tôi ăn thấy cũng ngon lắm). Anh còn tổ chức thuyết trình về các đề tài bệnh AID, cách ăn uống dinh dưỡng, dĩ nhiên là có đề tài an ninh, băng đảng, ma túy (không biết cơ quan nào tổ chức nhưng lúc nào cũng thấy mặt anh). Gia đình tôi xin cảm ơn anh Đàm Trung Thao.

Nghe nói ở Cali, may vá kiếm ăn dễ dàng, tôi đã đến LA sau 2 ngày một đêm đi xe bus Grey Hound. Nghe người ta kể chuyện về Mỹ bạn cứ tin đi, vì chuyện ấy không thể xảy ra cho bạn, nhưng có thể xảy ra cho người khác, không ở tiểu bang này, cũng xảy ra ở tiểu bang khác. Ví dụ, ở Texas chẳng có trợ cấp gì cả như bạn tôi cho biết như trên. Nhưng khi sang Cali, thì những trợ cấp kia có đủ hết, nhưng chỉ có trong 8 tháng thôi.

Đến LA trúng vào Tết Trung Thu, chúng tôi được anh chị Thái Tú Hạp mời tham dự một buổi văn nghệ có tặng quà. Lần đầu tiên tôi được gặp mặt các tên tuổi nổi danh như MC Trần Quốc Bảo, Việt Dzũng, Thanh Thúy, Lê Uyên-Phương, Mai Thảo, Nguyễn Chí Thiệp, anh Hạp chị Ái Cầm. Tôi vốn dân miền Trung, phục vụ sư đoàn 22, và trường võ bị (cũng ở miền Trung) nên chỉ nhờ ở Mỹ mới gặp được các nghệ sĩ tài dành kia.

Chuyện kể nước Mỹ có thể kể hàng năm, nhưng theo chủ quan tôi ghi vài điều đáng nói là Đất nước Mỹ quá rộng lớn quá giàu đẹp, hệ thống xa lộ, bến xe, phi trường nơi nào đi đâu cũng gây sự lạ lùng thích thú. Từ Dallas đến Los bằng xe bus, mất hơn 2 ngày một đêm có thể so sánh từ Saigon đến Hà Nội. Ngay trên các đường phố vắng nhỏ cũng sạch sẽ ngay ngắn, cây cỏ hoa lá tươi xanh mát trời. Hệ thống bus liên bang, các tài xế chỉ lái từng chặn đường rồi thay tài khác, không như ở VN, chỉ một tài từ Nam ra Bắc, nếu buồn ngủ thì giao sinh mạng hành khách cho tài phụ, vì thế gây nhiều tai nạn, vì tài phụ thiếu khả năng, hơn nữa xe bus mà có restroom còn hành lý cồng kềnh bỏ vào dưới bụng xe, y như máy bay vậy.

Chính phủ và nhân dân Mỹ là đại ân nhân cho các dân tộc bị áp bức. Họ mở rộng vòng tay nhân ái đón tất cả mọi sắc dân dù chưa có chữ viết như đồng bào Thượng của ta, đến những cụ già chỉ gây tốn kém chứ không còn sức để đóng góp gì. Trên khắp thế giới nơi nào có áp bức, độc tài, bất công là Mỹ trợ giúp ngay cả tài chánh lẫn xương máu.

Chương trình Marshal đã giúp cho Nhật Bản giàu mạnh đến ngày nay. Bây giờ họ lại quay sang giúp Trung Quốc, Nga và Việt Nam nhưng có điều lạ là phần đông nước Mỹ ít được cảm tình của thế giới, nếu không muốn nói là họ bị một số nước coi là kẻ thù.

Đi đến bất cứ cơ quan nào, văn phòng nào, chúng tôi cũng đươc người Mỹ ân cần chỉ bảo và nghiêm chỉnh giúp đỡ dù cho trở ngại ngôn ngữ họ cũng cố giúp mà không tốn 1 xu. Điều buồn cười là họ cho hưởng trợ cấp mà còn ghi câu, nếu họ không đồng ý với số trợ cấp này, bạn có thể khiếu nại, một câu mà chưa từng thấy ở Việt Nam. Ở VN chỉ cần ký một giấy chứng nhận cũng phải tốn thuốc, hay tốn tiền, nếu không tin bạn cứ về VN, bắt đầu tại sân bay sẽ thấy ngay (dù rằng chỉ về thăm nhà không cần xin việc gì cả)

Việc trợ cấp an sinh xã hội như Welfare, SSI thật là một mơ ước quá sức tưởng tượng của chúng ta.

Việc lấy bằng lái xe, cũng là một điều mơ ước của tôi. Nhiều người đi du lịch khắp nơi hay ở các nước Âu Á khác, đều cho rằng chưa nơi nào mà thi bằng lái, mua xe chỗ đậu xe dễ dãi và thoải mái như ở Mỹ.

Nhưng điều quan trọng và đáng nói nhất vẫn là quyền tự do và giá trị con người được bảo vệ tối đa. Dẫu sao Mỹ cũng là một nước ở hạ giới, cho nên cũng có những điều tiêu cực.

Tiền nhà, dù thuê hay mua chỉ 1 tháng cho 1 nhà 3 phòng ngủ là đủ cho 1 người VN ăn xài 1 năm. Tiền học cũng khá cao so với người có lợi tức thấp hay trung bình. Tiền nhà thương, y tế cũng quá khủng khiếp, mới đây có tin ông Richard Pham trôi dạt trên biển 4 tháng trong chiếc ghe vừa là nhà, cũng vì ông đã bị khánh tận tài sản vì tiền chữa bệnh sau 1 tai nạn xe hơi. Nạn nhân súng đạn ngày càng nhiều, nhiều đến nổi thấy vô lý và thương tâm.

Giả thử có phép màu nào kềm chế giá nhà thấp hơn so với lợi tức trung bình, nền giáo dục và y tế miễn phí, cũng như biến súng đạn thành bánh mì thì nước Mỹ là một thiên đường hạ giới. Đến đây chúng tôi cũng xin mời đồng bào VN ta hãy cố gắng hội nhập và xã hội để vừa cảm ơn họ vừa cải tiến cuộc sống cho tươi đẹp nơi xứ người. Muốn vậy ta phải:

Cố gắng học hành nhất là Anh ngữ, nhưng không quên tiếng Việt

Cố gắng thân thiện, giao thiệp và giữ đạo đức trong cuộc sống

Tham gia các cuộc bầu cử để đi vào giòng chính

Cuối cùng gia đình chúng tôi xin cảm ơn chính phủ và nhân dân Mỹ cũng như biết ơn đồng bào VN đi trước đã dẫn dắt, giúp đỡ, thương yêu và đùm bọc kẻ đến sau. Một mơ ước cuối cùng là được trở về VN thân yêu, dù nước Mỹ có vĩ đại.

Trần Lê Đinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,601,534
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến