Hôm nay,  

Lầm Lỡ

05/10/200200:00:00(Xem: 203085)
Người viết: LÊ NHƯ ĐỨC

Bài tham dự số: 3002-655-vb41002

Tác giả Lê Như Đức, sinh năm 1962 tại Saìgòn, Việt Nam. Nghề Nghiệp : Kỹ sư cơ khí cho Boeing, thành phố Houston. Gia Đình: Vợ và hai con gái, Học vấn : Cao học cơ khí.

Ngay ngày đám cưới Thủy mới nhận thấy là mình đã sai lầm lớn. Bố mẹ nói Thủy cũng không nghe. Anh Sang, chị Hương cản cũng chẳng được. Cả gia đình cô Thọ khuyên Thủy cũng không màng. Bác Duy mắng Thủy cũng lơ. Chú Hải chửi, Thủy cũng không thay đổi chương trình của mình. Thủy nhất định về Việt Nam làm đám cưới với Sơn.

“Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.”

Câu ca dao đượm tình quê hương. Nó nhẹ nhàng. Nó đằm thắm. Nó mộc mạc. Nó đơn sơ. Nhưng sao nó lại quá...romantic. Ai như thằng Tony Trần, thằng John Ngô cùng lớp. Nghe tên là cũng đã thấy lai căng rồi. Tối ngày chỉ rủ đi date rồi coi movie. Coi Basketball chán rồi lại Baseball. Chán phèo. Bàn chuyện tương lai thì chúng chỉ ao ước mua được xe thật sport hay là dàn máy stereo thật chiến. Nhạt nhách. Nói chuyện yêu đương thì chỉ vòng vòng ca đúng ba chữ “I love you”. Lâu lâu có lẽ cảm thấy nhàm tai nên thêm được hai chữ “very much”Ï sau cùng. Tiếng Anh của chúng nói năng lưu loát nhưng sao lại diễn đạt tình yêu qúa nghèo nàn. Hình như English là ngôn ngữ của khoa học chứ không phải của tình yêu.

Anh Sơn hơn chúng gấp trăm lần. Mỗi lần gọi về Việt Nam là anh tặng Thủy một câu thơ trữ tình mở đầu câu chuyện. Đôi lúc anh còn hát cả bản nhạc tự mình mới sáng tác trước khi cúp phôn.

“Yêu em anh biết để đâu. Để trong nón cối lâu lâu lại nhòm”.

Chao ơi, anh để em trong nón anh thì còn gì kín và tình bằng. Cái này em xin anh cho em được gọi là “Tình kín” của chúng mình ngày ấy.

“Tà áo trắng quyến rũ đời trai trẻ.

Chiếc răng khểnh đâm lệch cả hồn anh”.

Chu choa, phải chi quen anh sớm thì có lẽ em sẽ không tốn tiền đi niềng răng đâu. Em sẽ để không những một mà cả hai cái răng khểnh hai bên mép để đâm toạc cả hồn anh cho bõ ghét...xí...

Thủy biết Sơn qua trung gian của Di, em bạn của Sơn vẫn còn kẹt lại bên Việt Nam. Di qua Mỹ cũng cùng thời gian với Thủy nên học cùng trường và cùng ghét những gì hai cô cho là lai căng. Cả hai thường mơ sống về lại những khung trời Việt Nam, những buổi chiều mưa, những ngày rủ nhau đi ăn quà vặt, mua ô mai mơ. Thấy Thủy thường chê đàn ông bên này khen đàn ông bên kia, Di giới thiệu Thủy cho Sơn qua E-mail.

Sơn chính là đồng bào miền Bắc vào Nam năm 75. Gia đình Sơn có gốc đảng viên kỳ cựu. Sơn lớn lên trong bổng lộc của đảng Cộng sản Việt Nam nên hàng ngày vẫn chửi Mỹ ỏm tỏi và vẫn mê đi Mỹ hơn ai hết. Có lẽ Sơn muốn tới tận Mỹ quốc để chửi thì đế quốc Mỹ mới nghe được. Chửi ở Việt Nam duy chỉ có xác Bác và Đảng được nghe thôi. Bác lại ngủm từ lâu, Đảng thì đang dẫy chết. Chụp được E-mail của Thủy, Sơn vội tung những vần thơ con cóc, những bài nhạc xến nhưng đầy chất Việt do những bạn của Sơn sáng tác trong quán cà phê. Sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa, Sơn và bạn bè chả biết làm gì nên thường tụ tập la cà suốt ngày ở quán cà phê để đấu láo và làm văn học.

Mấy năm sau này, Đảng và nhà nước lại tung ra chiêu bài mới: Định hướng xã hội chủ nghĩa, nên Sơn và các bạn lại càng phải ngồi quán lâu hơn để định lại hướng đi. Đảng thật là sỏ lá, chuyên môn chơi chữ. Bắt dân theo chủ nghĩa xã hội mấy chục năm rồi, giờ lại tuyên bố đi chưa đúng hướng phải ngồi định lại hướng cho chắc ăn. Hướng này không được thì chục năm sau lại định hướng khác. Trước thì “xã hội chủ nghĩa”, giờ đổi qua “định hướng xã hội chủ nghĩa”, buồn buồn sửa thành “nghiên về định hướng xã hội chủ nghĩa” rồi “xét lại nghiêng về định hướng xã hội chủ nghĩa”Ï tới “truy lùng xét lại nghiêng về định hướng xã hội chủ nghĩa”Ï..vân vân và vân vân..

Dân Việt Nam cứ ngày ngày vừa nhai bo bo, vừa cuốc đất lại vừa ráng vểnh tai lên nghe Đảng dậy.

Sơn quen được anh của Di cũng từ quán này, khi cả hai đều cảm thấy đã cùng nhắm đúng một hướng đi mới giống Đảng, đó là đi Mỹ.

Thủy qua Mỹ theo diện ODP năm 1991 do anh Sang bảo lãnh. Nhờ anh Sang chịu khó kèm học đêm ngày nên chỉ năm năm sau Thủy đã tốt nghiệp đại học ngành Điện toán. Anh Sang lại đưa Thủy vào làm trong cùng hãng nên chỉ hai năm sau tiền bạc Thủy rủng rỉnh đầy túi. Nhà thì Thủy khỏi phải trả đến một đồng vì ở nhà anh Sang. Xe thì lại có chị Hương bao thầu. Ăn uống có Food Stamp của bố mẹ. Làm con út như Thủy thật là sướng. Do đó mà tuy Thủy ra trường đi làm đã lâu nhưng vẫn như chưa ra...đời.

Bao nhiêu bạn học của anh Sang theo, Thủy thấy Mỹ hóa nhiều quá nên nói chuyện không vô. Họ qua Mỹ qúa lâu nên chỉ thích nói chuyện stock thôi. Đi ăn thì bún riêu thì chê hôi, bún ốc thấy sợ, bún cá nói tanh. Ăn mắm mẹ Thủy làm, họ cũng ngại vì sợ chứa đầy vi khuẩn viêm gan A,B,C,D,E và cả Ê nữa.

Chỉ có anh Sơn mới chịu được những món Thủy thích thôi. Chỉ có anh Sơn mới hiểu được lòng của Thủy thôi. Thủy chưa gặp anh nhưng qua E-mail gửi từ Việt Nam, nghe anh tả đi ăn nước đá đậu đỏ bánh lọt ở đường Huỳnh Thị Ngà cũng thấy sướng mê tơi rồi. Lại còn bún bò Huế Nguyễn-Thông, bánh cuốn Tây-Hồ, bún chả Kỳ-Đồng nữa. Những địa danh sao mà nghe thôi cũng thấy chảy nước miếng. Đừng nói chi những địa danh ăn uống lừng lẫy đó, ngay như anh tả ăn thịt chó ở khu bình dân chợ ông Tạ, Thủy cũng thấy đã nữa là. Mới nghe hơi rợn người, nhưng nghe anh kể những cái quạt lớn thổi khắp đường mùi thịt nướng, Thủy cũng ước được cầm cả cái đùi chó thui vừa gặm vừa ngâm: Nhất Mực, nhì Vàng, tam Lang, tứ Đốm.

Hình như ai đó có nói: sướng quá hoá rồ. Thủy đang sống trong thiên đường, đang hưởng hạnh phúc, chỉ tà tà ngồi chọn một anh bác sĩ hay luật sư nào đó gật đầu làm đám cưới rồi hưởng phước tiếp. Nhưng Thủy lại hóa rồ, nhất định về Việt Nam nâng bi sửa súng cho con cháu Việt Cộng.

Những ngày đầu tiên qủa thật là tươi đẹp. Tất cả mọi người đều nhìn Thủy với một ánh mắt thật kính ngưỡng. Thủy như nàng tiên giáng trần, gồng mình sống chung quanh những người dân Việt nghèo đói và đám người lông lá mới từ hang Pác Pó chui ra. Ai ai cũng đều phải chiêm ngưỡng Thủy, từ dung nhan đến quần áo. Họ bu quanh trầm trồ khen ngợi Thủy từ đỉnh đầu tới gót chân.

Mỗi lần Thủy bước chân ra khỏi cửa là một đám con nít bám chặt theo sau. Chúng chen lấn rồi có lúc đánh lộn nhau để giành chỗ đứng gần nàng tiên giáng thế của chúng. Cả mấy tên công an phường cũng phải úy kỵ, e dè cái mác Việt kiều của Thủy. Chúng xếp hàng ngồi chồm hổm ngay trước cửa trụ sở công an phường, nhìn Thủy đi ngang thèm nhỏ dãi. Việt cộng mê Việt kiều hơn cả... Việt Minh. Lâu lâu có tên xổ nho chùm ra thả dê:

- Ối giời ơi. Nàng nước ơi. Thủy tiên, nàng ơi. Nàng đi đâu và vội mà vàng, mà vấp phải Bác mà quàng phải anh.

Những ngày vui qua thật mau. Ngày đám cưới, nghe những người bạn quán cà-phê của Sơn ngâm những vần thơ mà Thủy thường được nghe mỗi khi gọi về Việt nam nói chuyện, Thủy mới hiểu ra không phải một mình Sơn cua mình mà cả một quán cà-phê Nước Đắng của đường Yên-Đổ bỏ công tốn sức làm nên những vần thơ con cóc tán tỉnh mình. Thủy cảm thấy như bị một quả đấm thôi sơn của võ sĩ quyền anh hạng nặng Mike Tyson giáng vào chính giữa mặt. Chưa hết, hình như hai lỗ tai cũng bị hắn cắn rách bương.

Ức quá, ngay cái đêm hợp cẩn, cái đêm hôm ấy, Thủy chả cho Sơn rờ đến váy mình. Thức trắng đêm đến gần sáng, Thủy mới thấy Sơn vẫn còn say túy lúy, có cho rờ cũng chả rờ nổi. Khi Sơn tỉnh rượu thì Thủy mệt lả nằm ngủ say như chết, Sơn tràn người qua xung phong, tính vác đại bác thụt lăng cụ Hồ. Thủy giật mình thức tỉnh, đạp Sơn té xuống giường. Sơn tức mình nổi hung bạt tai Thủy mấy cái rồi lấy thịt đè người, vừa đấm vừa đá vừa bẻ nhụy hoa.

Việt Nam chưa có 911 để Thủy cầu cứu nên đành nằm im gạt lệ trao thân cho tướng Cộng. Hơn nữa, nếu có gọi cũng chả ai màng. Xã hội Việt Nam vẫn chưa có luật xử những chuyện đấm đá trong phòng the nên Thủy cứ phải nín thở...động phòng. Kiện tụng láng cháng còn bị mắng vốn không chừng. Hàng xóm lại có chuyện tán tỉnh, bêu xấu.

Ngày hôm sau, Thủy khôn ra đôi chút nên đòi xin trở về Mỹ gấp. Nhưng Sơn là con cáo gìa đã được cáo Hồ huấn luyện đã trưởng thành trong gian ác nên tỉnh bơ tịch thu hết giấy tờ của Thủy. Sơn tính rất kỹ. Chỉ khi nào chắc chắn Thủy có bầu to mới chịu đi Mỹ. Có bầu thì có thánh Thủy mới bỏ được y. Không những thế, gia đình Thủy khi nghĩ tới con thì cũng phải nhớ tới cháu. Sơn còn nghe kể trong xã hội Mỹ, người đàn bà được coi trọng nhất. Đàn ông như y được xếp hạng sau cả...gay nữa. Ở Việt Nam từ từ huấn luyện Thủy cho vào khuôn phép tuyệt đối nghe lời chồng rồi hãy về Mỹ. Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Đó là lời dặn của Di em bạn Sơn thường nhắn nhủ anh mình qua e-mail. Chính Sơn đã được đọc rõ ràng.

Sau hai tháng, bụng Thủy đã thấy to tướng và Thủy cũng học được cách còng lưng bưng nước rửa chân cho chồng, vợ chồng Sơn khăn gói trở về Mỹ, thăm quê ngoại. Trước ngày về, Sơn cũng theo sách vở của tổ Mao Trạch Đông dậy, phạng Thủy một trận dập mình cảnh cáo. Không có đánh cho có, có đánh cho chừa. Thà giết lầm còn hơn thả lộn.

Vừa thấy em gái bước ra khỏi cổng phi đạo là Sang đã ứa gan muốn đánh vỡ mặt tên Việt cộng con rồi. Chỉ liếc sơ qua Thủy, Sang cũng thấy cả một cực hình mà em gái mình đã phải trải qua hơn hai tháng nay. Sang đã phải báo cáo láo với hãng mình về căn bịnh nan y mà Thủy mắc phải khi về Việt Nam chơi. Cũng may gặp ông xếp dễ dãi, lại từng là quân nhân tham gia cuộc chiến chống cộng tại Việt Nam năm xưa nên thông cảm hoàn cảnh khó khăn, ầm ừ bỏ qua. Bao lần gọi thúc Thủy phải trở về Mỹ đi làm, Sang thấy em gái mình chỉ nức nở, ầm ừ thôi. Mấy lần Sang tính lấy vacation bay về Việt Nam để cứu em nhưng đều bị người trong gia đình cản. Bố Sang có nói:

- Cứ để cho nó ăn no đòn mới sáng mắt ra. Người ta mong lấy Việt kiều để được đi Mỹ. Nó lại về lấy Việt cộng để được đi đày.

Đứng ở một góc nhỏ của phòng đợi ở phi trường nhìn vợ đang mủi lòng khóc với gia đình sau bao tuần trăng mật xa cách, Sơn móc thuốc lá ra châm hút như chờ đợi thách thức. Mặt Sơn xám sệt và đanh lại như người mới về từ vùng băng gía. Mọi người dân Việt đều biết cứ theo chủ nghĩa cộng sản thì con người không những đổi tướng lẫn đổi tính. Tên Việt cộng nào cũng đều gian ác, xam xám và lạnh lùng như nhau. Hút chưa đã, Sơn thấy mọi người đều chú ý nhìn mình như ghê tởm làm Sơn hơi rụt rè ái ngại. Bỗng Sơn nghe một giọng nói lạnh lùng vang từ sau:

- Nơi này cấm hút thuốc. Làm ơn vất nó dùm. Tôi có chuyện muốn nói với anh về em gái của tôi.

Sơn quay lại thấy Sang đứng sau nhìn mình từ bao giờ. Sang nhập đề nhanh chóng:

- Em tôi dại nên mắc vào tròng của anh. Dù sao nó cũng đã có con với anh rồi. Tôi không khuyên nó mà cũng không muốn nó bỏ anh. Tuy nhiên, có hai vấn đề tôi muốn anh nhớ kỹ cho để sau này đừng trách tôi không nói trước. Việc thứ nhất, ở xứ Mỹ này anh không có quyền đánh vợ. Anh đánh vợ tôi sẽ thưa cảnh sát đưa anh vô tù. Thứ hai, gia đình chúng tôi là gia đình chống cộng tuyệt đối. Chúng tôi phải bỏ nước ra đi vì Cộng sản, anh cũng biết qúa rõ. Nếu anh từ bỏ cái chủ nghĩa vô thần đó để trở về với chính nghĩa, với dân tộc, chúng tôi sẽ chào đón anh với tất cả tấm lòng thương yêu. Ngược lại nếu anh có liên lạc với những tên nằm vùng âm mưu tuyên truyền phá rối cộng đồng tỵ nạn, không những tôi mà biết bao người sẽ tìm tới làm thịt anh. Lời tôi ngắn mong anh hiểu nhiều.

Nói xong, Sang dơ tay ra để bắt tay Sơn như là một lời mời đến từ gia đình mình, cho dù bàn tay Sang lạnh như thép nguội và cứng như gỗ lim.

Làm người đàng hoàng chỉ được đúng ba tháng là Sơn lại tìm về cội nguồn, lấy lại nguyên bản chất chuyên chính của những tên vô sản đệ tam quốc tế: vô tình, vô liêm sỉ và vô lương tâm. Sơn chỉ đàng hoàng là vì muốn học lái xe và học cách ăn chơi trên đất Mỹ. Thủy cứ tưởng bở là chồng mình thay đổi lo học lái xe, tìm việc làm hay đi học lại để cùng mình xây dựng tương lai.

Khi rành rẽ đường xá của thành phố Santa Ana, Thủy vẫn thấy Sơn cứ tà tà ngày ngày rút tiền mình trong Saving rong chơi. Hết tụ tập quán cà phê, Sơn lại mò vào vũ trường nhót vài bản rồi tạt qua Club thục bi da. Bụng Thủy càng lớn thì Sơn lại vắng nhà càng nhiều, xài tiền càng bạo. Mấy lần tính mở miệng khuyên nhủ, Thủy lại nhớ tới những trận đòn xưa nên đành lặng câm.

Một hôm thấy cộng đồng Việt Nam tỵ nạn Cộng sản đổ xô về đường Bô-sa phản đối tên Trần Trường treo hình Bác nên Sơn cũng mò tới...thăm quang. Đứng ở một góc tối của con đường đầy ngập người, Sơn thấy ai ai cũng rực lửa căm thù nên cứ thắc mắc hoài. Bác...được qúa xá mà không hiểu tại sao có nhiều người cứ chửi rủa không cho treo hình. Thậm chí Sơn còn thấy có người xếp Bác vào cùng hạng với tên đồ tể Hitler nữa. Những gì Sơn được nhồi sọ từ thưở bé là luôn luôn tôn thờ Bác hơn cả bố mẹ. Bố mẹ phải được xếp sau Bác xa lắc xa lơ kia mà. Ngay cả các đồng chí Lê Duẩn, Trường Trinh, Phạm văn Đồng còn phải đặt lên trên cả bố mẹ mình, nói chi đến Bác. Hình bố mẹ có thể bỏ nhưng ảnh Bác và các đồng chí ấy là tuyệt đối không thể quăng bậy quăng bạ đi được.

Khi cộng đồng vò hình Bác vất vào thùng rác, Sơn ở lại tới khuya, lén lút bươi đống rác tìm lại tấm hình. Có đứa nào chơi sỏ dí thuốc lá cháy vào con mắt trái của Bác. Miệng nó lại vẽ đương ngậm cái gì trông kỳ kỳ. Riêng cặp vành tai lộn ngược phản phúc của Bác nó lại để yên không sửa đổi gì cả. Sơn để hình Bác lên mui xe, vuốt thẳng lại lẩm bẩm:

- Thật tội cho Bác. Sống ở đế quốc Mỹ có khác, bị chúng chà đạp áp bức như thế này đây. Hỏi sao Bác không ưa làm cách mạng" Bác ở Việt Nam đâu có khổ như thế này đâu. Đứa nào coi thường, không treo hình Bác là cải tạo mút mùa.

Hôm sau Sơn gọi điện thoại về Việt Nam gấp để báo cáo chuyện... phản động của đồng bào tỵ nạn và xin ba mình gửi một lố hình Bác chụp đủ kiểu qua thờ cúng. Sơn lộng kiếng kiểu Bác đang gò thế “tam túc hướng thượng”Ï tức ba chân chổng lên trời, lập bàn thờ trưng giữa nhà ngắm.

Cả tuần nay Sang như ngồi trên đống lửa vì vụ tên Trần Trường treo hình lão Hồ thách thức cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Ngồi làm trong sở nhưng hồn Sang lúc nào cũng bay trên đường Bô-sa. Vừa tan sở là Sang lên xe phóng vội tới chỗ biểu tình. Vậy mà có ngờ đâu ngay trong nhà em gái mình cũng lại có một tên Trần Trường khác. Khi nghe em gái mình kể trong nhà cũng có bàn thờ Bác, Sang muốn té sỉu. Sang cứ thắc mắc hoài. Không hiểu tại sao chúng trốn Việt cộng qua đây tỵ nạn mà lại cứ thích treo hình Hồ chí Minh"

Hết đường binh, Sang đành tâm sự với hai người bạn thân làm cùng sở để vấn kế. Một người bàn:

- Thằng em rể Việt cộng con của mày bị nhồi sọ từ thưở bé nên không có cách nào gội rửa được đâu. Nhất là khi gia đình nó lại được hưởng nhiều ân sủng của Bác và đảng. Tao thấy nhiều cha nội xưa theo chúng rồi bị chúng đá đít cho đi cải tạo nên qua đây viết truyện chửa rủa um xùm. Vậy mà khi nói tới Bác vẫn bênh lia chia, chỉ dám chê nhè nhẹ thôi, đổ tất cả tội cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lấn quyền làm bậy chứ...rắm Bác vẫn thơm lừng kia mà. Mày đừng hòng mà cải tạo được thằng em rể qúy của mày. Bà dì tao hơn bẩy chục tuổi từ Hải phòng qua thăm con cháu. Mới chê hơi hơi tới Hồ chí Minh là bả nhẩy lên đong đỏng, cự tao lia chia. Chê chồng, chê con bả thì bả còn chấp nhận được, chứ chê Bác, chê Đảng là bả thí mạng với mình ngay. Không có cách nào tẩy não được họ đâu. Đối với Việt cộng chỉ có một con đường thôi à.

Sang hỏi ngay:

- Đường nào"

- Việt cộng thường hay chơi luật rừng, do đó muốn thắng Việt cộng mình phải chơi luật rừng lại. Chiều nay khi nào nó bỏ đi uống cà phê, mày nói em gái mày lấy hình thằng tặc Hồ xuống xé rồi gọi cho tao. Tao qua nhà sẽ “khện” nó mấy cái vào người nó rồi gọi 911. Nói nó khai với cảnh sát là nó không muốn treo hình Bác trong nhà nên vợ chồng gây lộn. Thằng kia có máu du đãng đánh em mày, đập đồ trong nhà rồi đi chơi. Mình làm chừng hai lần cho có cớ xin ly dị. Gì chứ sở di trú thấy nó vẫn mê cộng sản lại thích đục vợ thì sẽ tống cổ về Việt Nam sớm.

Sang thấy có lý, nhưng còn có một điểm không thông nên hỏi nhỏ:

- Tao “khện” nó cũng được chứ cần đếch gì mày"

Người bạn trả lời :

- Mày “khện” không được đâu. Mày thương nó nên nhiều khi “khện” không đến nơi. Cảnh sát nhìn, nghi sẽ tra hỏi lung tung. Tao có nghề, bảo đảm khện sẽ đến nơi đến chốn. Khện cho chừa luôn cái tội mê Việt cộng con. Nếu em mày sợ thì nhớ nhắc nhỏ nó thà bị tao đánh đau sáu ngày còn hơn sống khổ với con cháu Bác sáu mươi năm.

Hai tháng sau vợ chồng Thủy làm thủ tục ly dị. Sơn được sở di trú của thành phố Los Angeles gửi trả về lại Việt Nam vì chưa đủ hai năm chung sống, lại mang tính vũ phu thích đánh vợ, theo hồ sơ báo cáo của sở cảnh sát.

Bên bỡ đại dương kia, Sơn vẫn chửi Mỹ và vẫn xin chiếu khán nhập cảnh vào Mỹ thăm con.

Bên bờ đại dương này, Thủy ngậm ngùi ngâm bài “Lầm lỡ”, pha kiểu...đế quốc Mỹ, để ru con ngủ hằng đêm :

“Ầu ơi, mong cho con lớn lấy chồng,

Việt kiều thì lấy, Việt Minh chớ...ớ đừ...ừng

Ầu ơi, còn thằng Việt cộng coi chừng.

Lấy ai thì lấy,

lấy thằng cộng sản, Bác mừng only.”

Houston, thu năm 2002

Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến