Hôm nay,  

Trại Hè Tĩnh Tâm Metoche

02/10/200200:00:00(Xem: 304477)
Người viết: QUỐC THÔNG

Bài tham dự số: 2-650-vb30924

Quốc Thông tên thật là Phan Vinh Thanh, cư trú tại Whittier, CA. Ông là tác giả hai bài Viết Về Nước Mỹ “Nhớ về trai Pendleton” và “Tháng Tư 75, những ngày cuối.” Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Chúng tôi đến trại Metoche vào lúc 9.30 tối. Dù rằng đường đi vào gần đến trại chỉ còn một line rất là quanh co, quằn quèo, khúc khuỷu, và hôm nay là Friday 13, là một ngày không may mắn theo tập quán ở đây, nhưng trong lòng chúng tôi không lo lắng sợ hãi gì cả bởi Phật đang độ trì chúng tôi trên đường đi tĩnh tâm.

Trại METOCHE mà sau nầy chúng tôi gọi đùa là trại MÊ TÔ CHÈ, được tọa lạc gần núi Big Bear thuộc quận hạt San Bernadino tiểu bang California. Trại hè tĩnh tâm nầy đã được tổ chức từ ngày 11 tháng 9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2002, do hai thầy HT và HĐ thuyết giảng. Và đề tài tu học là Kinh Hoa-Nghiêm và Pháp môn Tịnh-Độ. Có gần 200 người từ khắp nơi về tham dự. Có người từ các tiểu bang xa về tham dự như Florida, Chicago, Seattle, Philadelphia. Có người từ Pháp, từ Canada cũng về tham dự trại hè. Có hai chiếc xe buýt lớn, một phát xuất từ phố Bolsa và một từ city San Gabriel đưa hội viên vào trại. Và dĩ nhiên có một số người tự động lái xe đi thẳng vào trại như chúng tôi. Hầu hết hội viên tham dự trại ngay từ ngày đầu tiên, nhưng có một rất ít số người vì công việc không xin nghỉ làm được, chỉ tham gia vào những ngày weeked như chúng tôi. Về số hội viên thì hội viên Nữ nhiều hơn hội viên Nam, nhưng đặc biệt số hội viên Trẻ không kém nhiều số hội viên Già. Có những hội viên là bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, chuyên viên điện toán, sĩ quan cải tạo. Có hội viên đã gần 80 tuổi cũng ráng về tham dự.

Tuy trại Metoche được nằm trên cao khoảng 5000 feet, nhưng nhờ vào trong trại có những cây thông cao còn xanh mát và những dòng suối nhỏ, khiến khí hậu ở trong trại không nóng lắm vào ban sáng và cũng không lạnh lắm vào ban khuya. Trong trại có nhiều cabin, được đặt cách xa nhau, mỗi cabin có 6 giường tầng, nên có thể chứa được 12 người trong một cabin. Hội viên Nam và Nữ được ở riêng biệt với nhau. Có hai cabin được dùng làm phòng vệ sinh và phòng tắm rất sạch sẽ và ngăn nắp. Ngoài ra trong trại còn có sân chơi thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, ping pong. Còn có hồ bơi, có cầu tuột xích đu, khiến những hội viên có mang con em theo cũng an tâm tu tập đạo pháp ở bên trong, thì bên ngoài con em mình cũng có nơi giải trí. Nhưng thiết nghỉ ban tổ chức trại hè nên đặt người trông sóc dạy dỗ giáo lý và bày ra các trò chơi hữu ích cho con em luôn, thì tốt hơn là để chúng tự do không có người hướng dẫn trông coi. Có một vài hội viên đã có kinh nghiệm đi dự nhiều lần ở trại tĩnh tâm, nên họ có mang theo xe đạp để di chuyển chung quanh trại, khỏi phải mỏi chân đi bộ. Vì trại rộng lớn, lối đi không được trải nhựa nên các con trẻ được khuyến khích giúp đỡ những người già yếu như mang hành lý giùm cho họ, dìu dắt họ đi, làm những gì họ yêu cầu.

Sau khi vừa đến trại chúng tôi đi vào giảng đường ngay để nghe thầy HT đang thuyết pháp. Giảng đường đầy kín người đang ngồi xếp bằng chăm chú lắng nghe một cách nhiệt tình lời thầy nói. Ngồi trước cái laptop thầy dùng phương pháp MS PowerPoint chiếu lên màn ảnh, cùng với cung cách ăn nói khéo léo, vui vẻ, cỡ mở, đã khiến tất cả hội viên phấn chấn học đạo, quên đi thời gian và không gian hiện tại, không biết mệt mỏi và buồn ngủ mà chỉ biết đạo pháp thầy đang thuyết giảng. Đã hơn 11 giờ khuya sương đêm hơi lạnh đã xuống, mà chúng tôi vẫn còn thấy những cánh tay đưa lên của hội viên từ bên dưới giảng đường, để đặt những thắc mắc những câu hỏi mong thầy HT giải đáp. Với một tinh thần hài hòa, dân chủ thầy đã trả lời thông suốt, khiến tất cả hội viên cảm phục thầy nhiều hơn, kính mến thầy nhiều hơn và gần gũi thầy nhiều hơn. Buổi thuyết giảng vào đêm thứ sáu chấm dứt lúc nửa khuya, chúng tôi được cho biết thời khóa biểu hằng ngày như thế nào. Từ 5 giờ sáng đến 5.30 giờ sáng thì thức giấc và vệ sinh cá nhân. Sau đó mọi người tập thể dục nửa tiếng đến 6 giờ sáng. Kế tiếp mọi người được hướng dẫn ngồi thiền cho đến 7 giờ sáng. Rồi hội viên có 1 giờ để dùng bữa điểm tâm. Dĩ nhiên tất cả ba bữa ăn đều là vegetable và điểm đặc biệt là do người Mỹ phụ trách ẩm thực. Nhưng chúng tôi nghe nói có sự chỉ dẫn của hội viên trong việc nấu các món ăn chay. Khoảng từ hơn 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa tất cả hội viên được hai thầy HT và HĐ thay phiên thuyết giảng đạo lý của phật pháp. Trong khoảng thời gian nầy sau khi nghe pháp xong, thầy HT muốn tất cả học viên phân chia thành nhiều nhóm để thảo luận, mổ xẻ, bàn bạc và đúc kết những điều vừa học. Gần đến 12 giờ trưa chúng tôi đã thấy những người Mỹ đang sửa soạn cho buổi ăn trưa. Chúng tôi nhận thấy trong tất cả ba bữa ăn đều có một số trại viên tình nguyện giúp đỡ người Mỹ phân phối thức ăn đến cho từng người. Tại những buổi ăn tất cả trại viên chưa quen biết nhau thì có cơ hội làm quen nhau, vui vẻ trò chuyện với nhau trong tinh thần phẩm hạnh từ bi. Hầu hết trại viên đều có mang bảng tên trên áo, nên tạo dễ dàng cho các trại viên xưng hô với nhau. Đến 2 giờ trưa tiếng chuông vang lên, tất cả trại viên lần lượt trở lại giảng đường nghe thầy HT tiếp tục thuyết giảng giáo pháp. Tài liệu học tập đã được in sẵn phát cho mỗi trại viên thật sáng sủa rõ ràng, ngoài ra kinh sách cũng được kính biếu cho mọi người. Nhân đây chúng tôi thành thật xin có lời ca ngợi những người trong ban tổ chức đã vì đạo pháp và lòng mến phục thầy HT, mà bỏ tất cả thì giờ và công sức tổ chức trại hè tĩnh tâm Metoche. Từ việc in tài liệu, in sách, in kinh, cho đến tìm kiếm địa điểm, thương lượng việc thuê mướn rồi phổ biến cho từng người biết ngày giờ và nơi chốn tĩnh tâm học đạo. Từ việc lo liệu hội viên nào ra phi trường đón tiếp những hội viên từ phương xa đến, cho đến việc lo tìm nơi trú ngụ cho họ. Từ việc chạy lo kiếm tìm phương tiện chuyên chở như hai chiếc xe buýt lớn đưa hội viên vào trại, cho đến việc sắp xếp phương tiện để hội viên có thể đi carpool với nhau. Từ việc install màn ảnh, speaker, mirco, cho đến việc in áo T shirt để phát không cho các hội viên làm quà lưu niệm. Trăm công ngàn việc cần phải hoạch định, bàn thảo, sắp xếp mà các anh chị em trong ban tổ chức với tinh thần phục vụ đạo pháp vô vị lợi đã chu toàn một cách mỹ mãn và tốt đẹp. Nếu không có tấm lòng bồ tát của những người trong ban tổ chức, chắc chắn sẽ không có trại hè MÊ TÔ CHÈ năm 2002. Cơm trưa xong và nghỉ ngơi đến 2 giờ trưa thì tất cả hội viên trở lại giảng đường. Vào giờ nầy với sự đồng ý của thầy HT, một số hội viên thay phiên nhau lên trình bày các đề tài liên quan đến đạo pháp, và thầy HT ngồi ở dưới giảng đường lắng nghe sự trình bày đó. Sau đó thầy cho một số lời khuyên bảo, rồi thầy tiếp tục thuyết giảng đề tài tu học. Một số hội viên thu băng, một số thì lấy note lời thầy giảng dạy. Một số hội viên thì quay phim, một số thì chụp hình quang cảnh buổi thuyết giảng của thầy. Bầu không khí trong giảng đường thật trang nghiêm, thật tĩnh lặng, nhưng đôi khi có nhiều tiếng cười và tiếng vỗ tay của hội viên khi nghe thầy giảng giãi hấp dẫn quá.

Đến chiều thứ bảy ngày 14 tháng 9 chúng tôi vẫn còn thấy một số hội viên mới nhập trại, trong số nầy chúng tôi không thể không để ý đến một cặp vợ chồng người Hoa với đứa con tật nguyền được nằm trên xe đẩy. Theo lời kể lại cháu bé bị tê liệt từ ngày lọt lòng mẹ, phải nằm một chỗ, đến nay đã gần 27 năm mà cháu trông như đứa trẻ lên 10. Cặp vợ chồng nầy không thể nghe và hiểu tiếng Việt, thế mà vẫn không quản ngại khó khăn và vất vả, thường xuyên mang đứa con tật nguyền đi nghe thầy thuyết pháp. Quả là cặp vợ chồng nầy có một tinh thần bồ tát vậy!

Rồi ngày Chủ nhật 15 tháng 9 là ngày cuối cùng của trại, và là ngày có nhiều nước mắt đông đầy trên má của nhiều trại viên. Sau phần thuyết giảng đề tài tu học là Kinh Hoa- Nghiêm và Pháp Môn Tịnh-Độ của thầy HT chấm dứt, tất cả trại viên được thầy phát cho miếng giấy nhỏ và một chậu hoa bé nhỏ bằng nylon. Rồi thầy yêu cầu mọi người ghi ra lời phát nguyện của riêng mình trên giấy. Mọi người được ngồi quanh thầy theo ba hàng hình chữ U, lắng nghe từng trại viên tự nguyện đứng lên hay quỳ thẳng lên, hai bàn tay dâng chậu hoa nhỏ bé trên đầu, đọc ra lời phát nguyện chí thành của mình. Thật quí quá thay, các trại viên đang ứng dụng bài học của thầy HT vừa giảng, đang phát tâm bồ đề nhủ lòng làm những điều thiện cho chúng sinh vì chúng sinh và bởi chúng sinh. Làm nhiều trại viên khác rơi lệ trên má trên mi!!

Sau khi dùng buổi trưa sau cùng ở trong trại, tất cả trại viên được chụp ảnh lưu niệm với thầy HT và các thầy khác. Chúng tôi được biết sau khóa tu học nầy thầy HT sẽ tiếp tục thuyết giảng khóa tu học đạo tại San Jose cũng thuộc tiểu bang California. Khắp nơi mời thầy đến thuyết giảng đạo pháp, như hồi tháng 8 vừa qua thầy đã qua nước Pháp hai tuần và tháng 6 rồi thì đã thầy đến Canada. Có cơ duyên gặp gỡ thầy HT và nghe thầy giảng đạo, ai cũng quý mến và kính phục thầy cả. Cá nhân tôi đây là lần thứ hai tôi có cơ duyên được gặp thầy HT và nghe những lời đạo pháp của thầy, lòng tôi thực sự thương kính thầy nhiều lắm. Tôi còn nhớ lần đầu tiên được gặp thầy HT ở nhà chị tôi, thầy đến giảng đạo và làm lễ cầu an cho chị tôi đang bị bệnh. Lúc ấy đã gần 12 giờ khuya có một phật tử đứng lên kể cho thầy nghe hoàn cảnh thương tâm của chị. Chồng của vi phật tử nầy lâm bệnh ung thư đã gần 4 năm qua, quằn quại đau đớn khốn khổ với vết thương dai dẳng. Vừa nghe xong thầy HT quyết định đi đến nhà thăm vị phật tử không may đó ngay tức thì, bất kể giờ giấc và sự mệt nhọc. Thái độ của thầy HT quả là bồ tát, vị tha!

Năm ngày học đạo trôi qua thật nhanh. Các hội viên vui vẻ chào từ biệt nhau và hẹn gặp nhau vào kỳ tu đạo kế tiếp. Ai ai cũng đồng ý nhận thấy rằng khóa tu học như thế nầy thật sự hữu ích cho con người, cả về đời sống tâm linh lẩn vật chất. Ước mong rằng các anh chị em trong ban tổ chức tiếp tục con đường đạo hạnh, cố gắng tổ chức thường xuyên các lớp tu học đạo pháp. Việc làm vô vị lợi nầy đã được nhận thấy và biết ơn sâu xa của mọi người. Và sau cùng toàn thể phật tử ở mọi nơi thành kính ghi ơn công đức của thầy HT và các thầy khác đã khai mở đạo pháp cho chúng sinh.

QUỐC THÔNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,951,191
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.