Hôm nay,  

Hiệp Chủng Quốc, Sự Hòa Hợp Kỳ Diệu

14/09/200200:00:00(Xem: 190747)
Người viết: HÀ KIM

Bài tham dự số: 2-640-vb30910

Tác giả Hà Kim sinh năm 1950, theo chồng định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1995, hiện cư ngụ tại thành phố San Jose (Bắc Calif). Nghề nghiệp theo bà ghi: Ở quê nhà, giáo viên. Hiện làm công việc khiêm tốn tại một siêu thị. Hà Kim đã góp ba bài Viết Về Nước Mỹ. Hôm nay nhân kỷ niệm một năm ngày 11-9, Việt Báo trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của Hà Kim, đề cập tới sự hoà hợp kỳ diệu của nhiều sắc dân trong đời sống thường ngày. Chỉ là chuyện thường ngày thôi nhưng cách nhìn, cách nghĩ, cách viết cho thấy tấm lòng của người viết đối với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

*

Hồi còn ởÛ quê nhà, lúc nào Kim cũng lo âu không hiểu làm sao mình có thể cùng làm việc với người Mỹ trắng hay Mỹ đen khi đến định cư ở Mỹ.

Thật ngây ngô khi Kim không hiểu hết được ý nghĩa cái tên của nước Mỹ. United States -Hiệp Chủng Quốc- có nghĩa là đất nước chung, quốc gia chung của mọi chủng tộc. Khắp 50 tiểu bang không chỉ là nơi cư ngụ của người Mỹ chính gốc mà đây còn là 'Vùng đất lành chim đậu', tập hợp nhiều sắc dân đến từ mọi vùng đất thế giới, kể cả mảnh đất hình chữ S đầy tai hoạ của Kim.

Còn nhớ khi ấy, Kim đã thấy hình ảnh người Mexico qua bộ film truyện truyền hình nhiều tập 'Đơn giản tôi là Maria' và 'Người Giàu Cũng Khóc'. Đó là những người đàn ông giàu có, sang trọng, những phụ nữ xinh đẹp có thân hình thon thả sinh sống ở phương Tây xa xôi.

Đặt chân lên vùng đất San Jose, Bắc California, đâu đâu Kim cũng gặp người Mexico. Trên 30 triệu di dân Mễ, họ quần cư nhiều nhất ở Calif. Có phải vì tiểu bang này gần nhất với biên giới hai nước, họ có thể vượt biên hợp pháp hay bất hợp pháp một cách dễ dàng"

Kim không làm việc chung với Mỹ trắng, Mỹ đen nào, thật không ngờ Kim lại cùng làm, cùng sinh hoạt hằng ngày với người Việt, Chinese, Philipino, và đông đảo là Mexican. Họ là những người lao động rất đời thường như Kim.

Bao quanh riêng phần việc Kim phụ trách có đến 10 người Mễ. Ngoài Pedro, ông bạn trung niên hơn Kim vài tuổI, khá giỏi tiếng Anh, làm thông dịch chính; còn lại là Maria- cô gái 20 tuổi có đôi tay vàng; làm việc thoăn thoắt rất nhanh với đôi mắt tròn to thông minh nhưng lại có thân hình gồ ghề vì thích ăn quà vặt. Quanh Maria là 8 chàng trai trẻ tuổi từ 20 đến 30, mỗi đứa mỗi vẽ, mỗI tánh nết khác nhau. Bọn trẻ có đứa nói được ít tiếng Anh, có đứa chỉ sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ mẹ đe û-tiếng Spanish. Nhìn Kim như một phụ nữ lớn tuổi, có lẽ bằng tuổi Mẹ chúng ở quê nhà Mexico nên cả bọn đều gọi Kim là Mommy.

Những ngày đầu tiên đến làm việc, Kim thật sự rất buồn bã. Nơi ngồi nghỉ giải lao là phần sau của khu vực làm việc, Kim thường tư lự một mình, phóng tầm mắt ra đường cao tốc 101 với xe cộ dập dìu vút nhanh về Nam Cali. Kim thầm nghĩ vớI đường xe nầy, chỉ có thể về Sài Gòn nhỏ, chứ làm sao trở về với Sài Gòn lớn, với đại gia đình của mình. Như để tìm hiểu, chia xẻ tâm tư của Kim, Angel đến ngồi gần bên. Chàng trai trẻ có cái tên 'Thiên thần' nầy không xinh xắn mà tướng tá gồ ghề, to lớn với lưng gù nhưng có một giọng nói dịu dàng mộc mạc hỏi Kim:

-Má nè, sao lúc nào trông má cũng không vui vẻ, má suy nghỉ gì vậy" Hãy nói cho con biết đi!

Kim cảm động đáp:

- Má luôn nhớ về quê hương Việt Nam, má không muốn ở đây. Mà Angel này, con có thích nước Mỹ không" Con có nhớ nhà không"

Angel đã cười và an ủi Kim:

-Thời gian dài má sẽ quen, xứ con nghèo lắm, con phải đến đây làm việc để có tiền gởi về giúp đỡ gia đình. Xứ Việt Nam có nghèo lắm không" Ở đây, má có thể đi làm kiếm tiền, không sợ đói phải không" Vậy má đừng buồn nữa.

Lần khác, vì không quen với khí hậu lạnh lẽo mùa đông, Kim cảm cúm, ho húng hắng hoài mà vẫn cặm cụi đi làm đều đặn. Thằng bé Macario nhỏ tuổI nhất đám mà đã có 3 con, có lẽ nhờ có cặp mắt lá răm đa tình mà nó có vợ sớm, cứ theo năn nỉ Kim về nhà nghỉ ngơi đi, đừng đi làm nữa. Kim nói đùa:

-Má không đi làm, không bấm thẻ thì làm sao có tiền"

Nó mau mắn rút bóp lấy tiền giúi vào tay Kim:

-Con bù cho má nè. Má con ở bển cở tuổi má là ở không đi chơi rồi. Mấy anh em con gởi tiền về cho bả xài.

Hóa ra, dân tộc nào, ở khắp nơi trên thế giới, đều có 1 hệ số chung: luôn hướng về gia đình với một tình yêu thương đậm đà. Kim cảm thấy ấm lòng, gần gủi với bọn trẻ hơn. Càng ngày càng thêm thân thiết hơn khi những đứa con nuôi bất đắc dĩ này luôn lịch sự và giúp đỡ Kim. Những công việc nặng nhọc chúng đều dành làm, ăn món gì cũng đem đến, nài ép Kim dùng chung.

Thằng bụng bự Alfedro lo phục vụ buổi điểm tâm, mỗi sáng đều không quên bưng tô mì ăn liền còn ngút khói đến mờI. Kim thật không quen vớI mùi vị mì có chất nêm hắc hơn mùi cari, được nặn thêm vào 1 trái chanh, lại thêm một muỗng Tapatio tương ớt cà. Thức ăn nào cũng có 1 mùi dân tộc Mexico và Kim buồn cười khi so sánh với tô bún mắm cũa mình.

Dù không thích, không ngon nhưng vì lịch sự xã giao Kim cùng dùng với bọn trẻ. Cái mùi Mexican quen đi lúc nào Kim cũng không hay. Kim thầm nghĩ 'quái lạ, cái xứ Mexico nhiệt đới nóng bức mà sao ăn cay quá, lại còn quá chua nữa, thảo nào mà tụi nhỏ làm biếng không chịu học hành, cứ tiếng Spanish mà múa tới với mình.'

Kim thuờng nghe nói 'không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải Việt Nam', nên nhìn món ăn nào Kim cũng thấy toàn là đậu và thịt. Cứ vậy mà đứa nào cũng như hột mít. Kim đôi lúc nhắc nhở:

- Các con phải kiêng ăn mới có sức khoẻ tốt.

Bọn trẻ luôn tỏ vẻ khó chịu trả lời:

-Con phải ăn nhiều mới có đủ power làm việc.

Một hôm, Kim cần giải thích công việc, Maria đứa con gái nuôi dễ thương, nhìn Kim ngập ngừng và buồn bã trả lờI:

-Mommy, Maria no English, sao má không học nói tiếng Spanish"

Kim ái ngại đáp và nhờ Pedro thông dịch giùm:

-Bởi vì lúc chuẩn bị đi Mỹ, má không nghĩ là làm việc chung với con, nên má chỉ lo học English thôi.

Pedro phản đốùi liền:

-Bà không biết đất Calif là đất xưa kia của người Mễ sao" Tên San Jose là tên Mễ đó nghen bà! Đất cũa tụi tui nên tụi nó không cần học English đấy!

Cả bọn đắc thắng cười ngặt nghẽo và Kim phải 1 phen chào thua chúng. Thôi đành, Kim cũng đành phải học tiếng Spanish, học thêm 1 ngoại ngữ đời sống của mình sẽ thêm phần phong phú hơn chứ có sao đâu. Kim cũng không quên giao hẹn vớI bọn trẻ phải học thêm Enghlish. Có đứa lịch sự đáp lễ nhờ Kim dạy cho tiếng Việt. Khi ngườI ngoại quốc nghe mình nói tiếng của họ dù có phát âm sai, họ đều không cười mà còn nghiêm chỉnh sửa giọng cho. Thế nhưng khuyết điểm lớn nhất của người Việt là khi nghe ngườI ngoại quốc nói tiếng Việt lơ lớ là không nhịn được cười. Biết vậy là điều không tốt nhưng mỗi sáng Kim vẫn cười giòn giả khi vài đứa chào Kim bằng câu tiếng Việt không bỏ dấu:

-Chao buoi sang, Mommy khoe không"

Niềm vui của Kim còn trải dài trong suốt ngày làm việc khi nhiều lần lầm lẫn trong nghĩa của từ ngữ. Chương trình 'talk show' trên radio nghe mãi từ 'Mama sitta', Kim hỏi ý nghĩa, thằng con Rumaldo rắn mắt nhất bọn hỏi lại:

-Má có muốn là Mama sitta không"

Kim tự suy nghĩ diển nghe âm phát 'mama' chắc là nói tới người mẹ nên Kim cứ thản nhiên gật đầu 'Muốn'. Cả bọn cười nghiêng ngữa. Kim tròn mắt ngạc nhiên, Pedro kéo dài giọng chọc quê Kim:

-Chắc bà là Mamasitta cách đây mấy chục năm đó (hoá ra đó là từ chỉ người đẹp trẻ trung)

Thỉnh thoảng Kim còn bị hố to nữa, khi không hiểu rõ nên sử dụng từ sai vị trí. Chẳng là đi đâu, Kim cũng được ngườI Mễ vẩy tay chào thân thiện 'Omiga', 1 ngày thật xui xẻo, Kim cũng chào thằng Gabino 'Omiga', thằng nhỏ nhảy tưng tưng phản đối liền:

-Má đừng 'đổi giống' con nghen!

Kim chẳng hiểu mô tê gì, nhờ Pedro giải thích, Kim càng đỏ mặt ngượng ngùng. Tiếng Spanish dùng để chỉ giống cái đều phát âm cuối là 'a', chỉ giống đực là 'ô'. Biết đuợc qui luật này, Kim cũng dễ học hơn, nghe gọi mình là 'sera'(má vợ), gặp ông xã Kim, tụi nhỏ chào 'sero' là Kim biết được nó gọi cha vợ.

Những buổi vừa làm việc vừa học sinh ngữ lẫn nhau, diễn ra khá trôi chãy và dễ dàng. Đôi lúc chỉ cần thông minh một chút, không cần thông dịch cả hai bên có thể hiểu nhau.

Có lần chuẩn bị ra về, Kim cần cây chổi để quét dọn. Không tìm thấy, Kim quay sang hỏi Maria:

-Where is cây chổI" (Kim không nhớ tiếng Anh cây chổI là từ gì mà có dùng chắc con bé cũng không biết)

Maria tinh ý biết liền và chỉ tay về hướng cuối phòng:

-Aya (ở đàng kia)

Vậy là hai mẹ con đã học đuợc hai từ Việt Mễ mới. Cứ thế, với chút chút English, Spanish, Việt pha lẫn trong câu, Kim và tụi nhỏ đã có thể hiểu, thông cảm, nói cười vui vẻ suốt ngày với nhau. Đặïc biệt, những đứa con Mễ cũng thích thú y hệt như trẻ con Việt Nam -hân hoan chờ đợI sáng mùng Một Tết, đuợc Kim cho phong bì lì xì. Từng đứa đến ôm hôn, bắt tay Kim với lời chúc mừng năm mới 'dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc.' Không những chỉ có vui mà đôi lúc còn có cãi vả với nhau nữa. Một lần để tránh trách nhiệm, Carlos đã đổ lỗi lầm cho Kim. Kim vô cùng tức giận quát mắng:

-Carlos, con là chàng trai không tốt, nói dối để hại má.

Chừng đó, thằng nhỏ mới biết nhận lổI và không biết nó học cung cách phương Đông ở đâu mà biết chắp tay xá xá:

-Xin lỗi má, má đừng giận con, vì con sợ mất job.

Hay những lần mẹ con dành nhau chuyển sang làn sóng phát thanh từ một chiếc radio duy nhất trong phòng làm việc. Rolando, thằng thích nhảy nhót, cằn nhằn đến nhức đầu Kim:

-Sao má không nghe nhạc cứ thích nghe tin tức" Lúc nào cũng nghe Afganistan. Bộ má định truy tìm nơi ở của Binladen để lãnh thưởng 25 triệu dollars" Hãy quên nó đi!

-Ừ, thì nghe nhạc đây!

Kim tập cho bọn trẻ nghe nhạc Việt. Ôi chao, tiếng ca của Hương Lan với 'Còn thương rau đắng sau hè' ngọt ngào là thế mà chúng đều nín lặng, làm bộ lim dim ngủ hết. Vô tình nghe được vọng cổ 'Hạng Võ biệt Ngu Cơ' với tiếng ca Phượng Mai nức nở cảm động xiết bao mà bọn trẻ rên rỉ:

-Má ơi, nhạc gì vậy, sao mà nhạc Việt nam buồn quá vậy" Tụi con xỉu hết rồi!

Kim cường điệu, giải thích:

-Nhạc dân tộc hay nhất Việt Nam đó, vì chiến tranh liên miên, chết chóc, chia lìa nên nhạc buồn lắm.

Ra vẻ thông cảm nhưng lũ trẻ vẫn năn nỉ Kim chuyển tần số. Nhạc Mễ nổi lên xập xình, Rolando ngưng làm chạy lại nắm tay Kim xoay vòng một điệu nhảy vui tươi. Nghe riết rồi dường như Kim cũng cảm đuợc những điệu nhạc mạnh mẽ đó. Kim tự hỏi hoài 'không biết làm sao mình có thể học đuợc lịch sử nước Mexico để biết tại sao mà họ chỉ biết vui chơi, ăn nhậu, sex nhiều mà không cần bận tâm đến tương lai".' Họ kết hôn ở độ tuổi 15,16, đông con, làm bao nhiêu xài hết bấy nhiêu. Suy nghĩ của họ đơn giản, không gò bó như ngườI phương Đông. Sex đối với họ như chuyện tự nhiên, như ăn, như ngủ vậy thôi.

Kim có tật lớn, khi làm mệt thì hay ngáp dài, có đứa nhìn thấy trêu chọc:

-Má work overnight nên giờ buồn ngủ hở"

Hay chào tạm biệt về, ngày mai đuợc nghỉ, có đứa còn làm bộ dặn dò:

-Nhớ về nhà chỉ ngủ dưỡng sức thôi nghen, Má!

Lần đầu Kim còn ngượng đỏ mặt, sau thì quen đi nhưng Kim cũng la mắng:

-Tụi bây tầm bậy tầm bạ mãi. Đầøu óc không trong sáng. Má già rồi nên 'nothing'.

Ở Việt Nam, má con né tránh chứ đâu vô thẳng 'vấn đề' như vậy.

Hơn 7 năm làm việc chẳng những Kim có thể nói, nghe, hiểu đuợc kha khá tiếng Anh, tiếng Spanish, Kim còn phải học tiếng Hoa nữa. 'Chào buổi sáng. Bạn có khoẻ không.. Bạn đi ăn cơm hả" Mấy giờ bạn tan ca" và vân vân... bằng các ngôn ngữ khác nhau rôm rả suốt cả ngày. Ôi! Kim vào chung sống cùng các sắc dân, hòa nhập vào dòng sống Mỹ lúc nào không hay.

Ngày xưa, nhìn lãnh tụ các quốc gia, học cung cách, phong tục, ngoại ngữ để thăm viếng nhau, nhìn bà cựu tổng thống Clinton và cô con gái, đầu đội nón lá, tay vẩy chào với lời thăm hỏi bằng tiếng Việt 'có khoẻ không' khi đến thăm Việt Nam. Kim cho rằng họ làm chính trị nên phải hành xử ngoại giao như vậy. Bây giờ, vượt xa hơn, Kim nhận thức đuợc trong tình Người, ta cần học hỏi lẩn nhau không những ngôn ngữ mà còn về phong tục tập quán Åđể thông cảm, thương yêu và sống chung hoà bình.

Xin cám ơn nước My õ-Hiệp chủng quốc- nơi tạo một sự hoà hợp kỳ diệu cho tất cả các sắc dân.

San Jose, 08-2002

Hà Kim

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,146,619
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”